K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2020

a) Việt Nam đất nước ta ơi !
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn .

→→ So sánh ko ngang bằng

b) Ta đi tới trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép , vững như đồng
Đội mũ ta chùng chùng điệp điệp
Cao như núi dài như sông
Trí ta lớn như biển đông trước mặt

→→ Rắn như thép + Vững như đồng : so sánh ngang bằng

Đội ngũ ... cao như núi , dài như sông + Trí ta lớn như biển đông trước mặt : so sánh ngang bằng

c) Đất nước
Của những người con gái cong trai
Đẹp như hoa hồng cứng như sắt thép

→→ Đẹp như hoa hồng : ngang bằng

Cứng hơn sắt thép : ko ngang bằng

8 tháng 4 2020

bạn ơi câu b c đâu phải trong bài của mình đâu

Lê Nguyễn Tâm Như nhé!

mình cảm ơn vì bạn đã trả lời giúp mình câu a nhé

a) Bài văn nêu lên luận điểm: “Không sợ sai lầm” được khẳng định trong câu văn cuối: "Không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình".

    Những câu văn mang luận điểm này: 

- Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.

- Nếu bạn không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất; nhưng nó đem đến bài học cho đời.

- Nếu bạn sợ sai lầm thì bạn chẳng dám làm gì.

- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ:

- Sợ thất bại, trốn tránh thực tế: không bao giờ có thể tự lập được. 

- Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi.

- Bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! 

- Một người mà sẽ không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. 

- Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm? 

- Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. 

- Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. 

- Bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. 

- Không nên là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. 

- Có người phạm sai lầm thì chán nản. 

- Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm.

- Sai lầm có hai mặt: tổn thất là bài học kinh nghiệm.

- Tiếp tục tiến vào tương lai và hành động, dù có gặp thất bại vì thất bại mẹ của thành công. 

- Phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm.

=> Những luận cứ trên hiển nhiên có sức thuyết phục vì nó được chọn lọc, chân thực, phù hợp với cuộc sống con người.

8 tháng 4 2020

cần gấp

8 tháng 4 2020

ngày nghỉ dịch đối với em rất nhàm chán nhưng em cx đã giúp cho mọi thứ lây lan chậm hơn . em ở nha hok với những người bn mới nói chuyện với họ rất vui . nhưng nỗi nhớ trường lớp của em không thể nào nguôi ngoai cuối cùng sau đó có một phần mềm khiến cho cô trò được gặp nhau trong máy . em ở nhà cx ko quên dọn dẹp để không gian thêm thoáng đãng sạch sẽ để con virus ko thể lây lan rộng hơn được . em mong các y bác sĩ sẽ tìm ra vác sin phòng bệnh tốt nhất .

12 tháng 4 2020

a, sự thật(chứng cứ xác thực)

b, những lí lẽ, bằng chứng chân thực

c, lựa chọn, thẩm tra, phân tích

10 tháng 4 2020

a, Văn nghị luận                        b, Lí lẽ, bằng chứng                                   c, Thừa nhận

- Chứng minh trong đời sống: là dùng những dẫn chứng, lí lẽ chân thực trong cuộc sống để nêu lên tư tưởng, vấn đề lập luận

- Chứng minh trong văn nghị luận: là dùng những lí lẽ, dẫn chứng trong văn chương để chứng minh cho tư tưởng, quan điểm của mình.

Hok tốt

Virus Vũ Hán 

Covid-19

SARS-CoV-2

-Tk cho mk nha-

   -Mk cảm ơn

8 tháng 4 2020

covid- 19,SARS-CoV-2

Em đã gắn bó với ngôi trường cấp I này được bốn năm rồi. Em yêu nhất là vườn hoa nằm ở góc sân trường.

Vườn hoa trường em rất đa dạng, phong phú. Tuy không lớn lắm nhưng nó là nơi sinh sống của rất nhiều loại cây khác nhau. Ấn tượng nhất là những khóm hoa cúc vàng rực rỡ, hoa cúc trắng khiêm nhường. Những nàng hoa hồng có vẻ kiêu kì hơn, hoa mười giờ giản dị nhưng cũng đầy màu sắc. Bông nào cũng mềm mại, mang vẻ đẹp dịu dàng, dễ thương. Kế bên là những chậu cây cảnh được tỉa thành nhiều hình dáng rất bắt mắt. Có lẽ phải kì công lắm mới tạo ra được những chậu cảnh đẹp đến thế. Khu vườn trường em còn trồng một số cây ăn quả như cây hồng xiêm, cây xoài. Mùa hè, những chùm quả lúc lắc như các cậu bé nô đùa với nhau. Giữa khu vườn là cái hồ nho nhỏ xinh xinh. Nước trong hồ mát lành, sạch sẽ, mấy chú cá vàng tung tăng bơi lội. Cây liễu đứng cạnh bên duyên dáng, thỉnh thoảng xoã mái tóc dài xuống chải chuốt. Trong vườn, nhà trường còn dành một góc nhỏ cho học sinh thực hành môn sinh học, đó là không gian rất lí thú với chúng em. Vườn có một vài chiếc ghế đá, vào giờ ra chơi, học trò lại ra đó ngồi nói chuyện, cười đùa rôm rả...

Vườn trường không lộng lẫy, không sang trọng mà gần gũi, thân thương với tất cả chúng em. Học trò chúng em, ai cũng yêu thích khu vườn này.

#B

8 tháng 4 2020

Ở mảnh đất nông thôn, con người lầm lũi, bán mặt cho đất bán lưng cho trời với công việc đồng áng một nắng hai sương, với hững lo toan thời tiết, thời vụ. Nên việc chăm chút một vườn hoa trong nhà là điều rất hiếm hoi. Nhưng ông nội em là người rất yêu hoa và có sở thích chăm cây cảnh, bởi vì thế nhà em là một trong những nhà hiếm hoi có một vườn hoa được chăm chút rất tỷ mỷ đúng nghĩa.

Vườn hoa nhà em có diện tích khoảng năm mươi mét vuông, được đặt ngay góc trái hiên nhà. Ông nội em bắt đầu trồng và chăm bón chũng mới được khaongr ba năm thôi. Ở đấy ông đặt hai cây lộc vừng hai bên góc mảnh vườn, hai cây lộc vừng ấy qua ba năm đã cứng cáp hơn nhiều, cứ mỗi độ  đông qua xuân về là um tùm chồi lộc xanh non mơn mởn. Ở viền xung quanh ông treo những chậu thiết mộc lan nhỏ xinh cao bằng vai ông. Đến mùa nở hoa, cây tỏa hương hơm ngát cho cả ngôi nhà. Ở giữa là những chậu hoa hồng tỷ muội, mỗi chậu là mỗi màu hoa khác nhau. Đẹp nhất có lẽ là màu cam hường tinh khiết nhẹ nhàng.

Ở đấy ông em còn có cả những chậu xương rồng. Xương rồng nhiều loại lắm, có loại thì năm nào cũng nở hoa  sặc sỡ, nhưng cũng có loại suốt mấy năm nay chả có mùa  nào chịu nở một bông. Nhiều lúc tôi thắc mắc hỏi ông rằng tại sao ông chăm chúng đều được ông chăm  giống nhau mà chậu xương rồng  kia thì năm nào cũng nở hoa, còn chậu này thì suốt ba năm nay không thấy nở ạ. Ông khẽ cười hiền hậu giải thích: Cây giống như con người chúng ta vậy, khi chúng ta lớn lên, và có đầy đủ bộ phận cũng như thể chất thì mới sinh con đẻ cái được. Chậu xương rồng này của ông trước kia cũng lớn lắm, nhưng đợt bão năm ngoái không hiểu sao có một viên ngói trên nhà rơi đúng vào thân cây nó, ông phải bỏ đi hai phần ba cây. Lúc đấy nó chỉ còn lại một đoạn bé lắm, ông chỉ sợ nó không sống nổi, nhưng sức sống của cây xương rồng dẻo dai lắm, nó đã bắt đầu tự mọc rễ và lớn lại từ đầu. Chắc nó đang yếu nên chưa nở hoa được cháu ạ. Tôi chăm chú nhìn ông giải thích rồi quay lại nhìn chậu cây, thầm nghĩ sau này mình cũng sẽ thật mạnh mẽ giống loại cây xương rồng  này. Kiên cường trước mọi sóng gió của cuộc đời.

Cũng nhờ từ ngày có vườn hoa nhỏ xinh ấy, mà hàng ngày biết bao con chim và bướm, thỉnh thoảng lại có một vài chú ong đến chơi với cây, với hoa.  Mỗi ngày lại thấy ông nội đưa về một chậu cây mới. Vì có đôi tay ông nội mà mảnh vườn nhỏ xinh ấy càng ngày càng xanh tươi. Ước rằng luôn thấy mãi hình ảnh ông nội mỗi sớm mai bên mảnh vườn nhỏ xinh ấy.

Tham Khảo

   Cháu rất nhớ khu vườn của bà , khu vườn ấy có cây ổi , đào mà cháu rất thích hè này về thăm bà, chắc cháu lại được ăn ổi trái ổi thơm ngon như tấm lòng yêu thương của bà dành cho cháu.

#B

8 tháng 4 2020

Cháu rất nhớ khu vườn của bà.Khu vườn ấy có cây ổi đào mà cháu rất thích.Hè này về thăm bà, chắc cháu lại được ăn ổi. Trái ổi thơm ngon như tấm lòng yêu thương của bà dành cho cháu.

8 tháng 4 2020

a) Tiếng ve râm ran như tiếng nhạc chiều êm ả.

b) Tiếng sóng ì oạp vỗ vào bờ cát như tiếng ru dịu dàng của mẹ.

c) Tiếng khèn dìu dặt tựa tiếng gió reo vi vút trong rừng bương.

8 tháng 4 2020

a, râm ran

b,ì oạp

c,vi vút

10 tháng 4 2020

        Hãy đóng vai sông Tô Lịch và kể lại về cuộc đời bất hạnh của mình. (Khoảng 7 đến 9 câu)

                                                                         Bài làm

Tôi là Tô Lịch, một dòng sông dài chảy khắp thành phố Hà Nội. Trước đây, trên người tôi có đàn cá bơi lội tung tăng, lá rơi khắp mình, cảm giác thật dễ chịu, vui sướng nhưng chỉ sau một thời gian, khi các khí thải nhà máy sinh ra, lúc đó, cuộc đời tôi đã hoàn toàn thay đổi. Con người vứt rác thải lên người tôi làm người tôi bẩn thỉu, đục ngầu và tôi không còn là con sông xinh đẹp của ngày xưa nữa mà tôi đã biến thành con sông trở đầy rác. Tôi không còn gặp đàn cá nghịch ngợm bơi lội tung tăng nữa vì đàn cá......đàn cá đã chết trôi hết rồi! Từ đó, tôi cô đơn, một mình sống với rác.....con người thật tàn ác! Dường như tôi không còn được ai quan tâm, trò truyện với tôi từ khi tôi bẩn. Tôi không còn chịu nổi cuộc hành hạ này nữa nhưng tôi không biết làm gì nữa. Tôi chỉ ngày đêm khóc lóc rồi ngày đêm nhìn từng con cá chết dần, chết mòn; nhìn từng túi rác thả lần lượt xuống sông;...Tôi luôn mong mỏi sẽ có ngày tôi được xinh đẹp như xưa  nhưng đó  mãi mãi là ước mơ viển vông, không bao giờ thành sứ thật. Thật tệ khi có một đời bất hạnh!

11 tháng 4 2020

Dấu vết của sông Tô Lịch vẫn còn, phố Hàng Lược tên cũ là phố Sông Tô Lịch vì gần như cả con phố nằm trên dòng sông xưa. Nhưng có lẽ dễ nhận thấy nhất là đoạn phố Ngõ Gạch, phố cong cong mềm mại mà chỉ dáng vẻ của một con sông mới có.

Ở cửa sông, phố Chợ Gạo, con phố ngắn nhưng có điểm đặc biệt là có một dãy nhà giữa lòng phố, thoạt đầu cứ nghĩ hai phố nhưng kì thực chỉ một. Phố rộng vì bến sông xưa cần một không gian lớn để làm kho bãi. Thời Pháp, chỗ này được gọi là bãi Chợ Gạo vì gạo được tích trữ, buôn bán ở đây.

Nhưng sông Tô không chỉ có quá khứ u buồn của thời cuộc và thiên nhiên, con sông cũng có những dấu ấn lịch sử đáng tự hào. Năm 1426, đoạn sông chỗ Cầu Mọc, gần Ngã Tư Sở chính là nơi nghĩa quân Lam Sơn đã giáng cho quân Minh những đòn khốn đốn. Và gần hơn, năm 1873 và 1882, ở khu vực Cầu Giấy, quân Pháp đã nhận những đòn chí mạng khi ra đánh chiếm Bắc kỳ. Trận thứ nhất, đại úy Francis Garnier bị giết, trận thứ hai đại tá Henri Rivière tử trận.

Từ khi một phần sông Tô bị lấp và có thể trước đó nữa, khi sông Hồng thay đổi dòng chảy thì sông Tô cạn dần, dân cư đông lên và các nguồn nước thải đổ trực tiếp ra sông, con sông bắt đầu “ khúc buồn” của mình.

Con người đã cố gắng cứu vớt lấy dòng sông. Bờ kè được xây dựng, việc nạo vét thường xuyên hơn và cũng có lúc tưởng rằng sông Tô đã được sống lại. Người ta đã trồng rất nhiều phượng vỹ, bằng lăng bên bờ Tô Lịch để làm dịu bớt sự bức bối của dòng sông. Trận lụt lịch sử năm 2016 ở Hà Nội, mưa nhiều ngày, nước lớn, sông Tô phần nào giảm bớt ô nhiễm và thậm chí người ta đã nhìn thấy những chú cá bơi lượn thanh bình.

Khi nào sông Tô sẽ được hồi sinh? Những người yêu Hà Nội luôn có một nỗi khắc khoải, chờ mong con sông của lịch sử, của truyền thuyết sẽ trở lại thành dải lụa mộng mơ giữa thành phố nghìn năm tuổi.