K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2019

Bản thân em đã kiết tôn trọng người khác rồi. Em thực hiện nó là : khi bạn góp ý kiến hay phát biểu thì luôn biết tôn trọng lắng nghe, biết tôn trọng,lễ phép với người lớn tuổi, cha mẹ và thầy cô giáo ( bằng cách chào hỏi, nói chuyện lịch sự), không phân biệt đối sử vs ai cả mà tôn trọng tất cả mọi người,mọi lứa tuổi, giới tính, không nói leo trong lúc cô giảng bài,....

25 tháng 9 2019

Tham khảo:

Ngày nay mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn, trong tình yêu, trong gia đình, trong nhà trường, trong kinh doanh, đàm phán - thương lượng, khi có những bất đồng có thể dẫn đến xung đột.

Giao tiếp ứng xử có văn hoá, có đạo đức là cơ sở để có những mối quan hệ thân thiện trong cộng đồng, quan hệ tình nghĩa trong gia đình, quan hệ hợp tác trong kinh doanh là cơ sở để tạo ra môi trường xã hội có lọi cho sức khoẻ của con người. Trong cuộc sống hàng ngày, người Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề giao tiếp. Người Việt Nam do thiên về tình hơn về lý nên khi giao tiếp con người luôn đề cao vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ để đảm bảo cho sự đoàn kết nhất trí, cho cuộc sống vui vẻ hài hoà. Vì vậy ca dao Việt Nam có câu:

“Lời nói chăng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’’

Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau khi giao tiếp, nói năng phải cân nhắc lựa chọn, tránh kiểu hành xử khiếm nhã làm mất lòng người khác. Ông cha ta luôn dạy con cháu: “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”.

Hơn nữa người Việt luôn coi trọng nghĩa tình, những lúc khó khăn, có công có việc người ta đến với nhau vì tình chứ không phải vì vật chất, nên trong văn hoá ứng xử, người Việt rất coi trọng tinh thần, đặt tinh thần lên hàng đầu.

Cái đẹp trong văn hoá ứng xử của con người Việt Nam là cái đẹp mang tính nhân dân, nó phục vụ đại đa số nhân dân. Cái đẹp mang tính dân tộc, nó phản ánh cái đẹp riêng của con người Việt Nam. Cái đẹp đó còn mang tính nhân loại vì nó là tia sáng mà tất cả mọi người trên hành tinh này muốn hướng tới. Cái đẹp đó đậm đà bản sắc dân tộc, bởi bản sắc đó là cái lõi, cái hồn đất, hồn nước, tinh hoa của dân tộc.

Trong những đặc tính mang đậm nhất sắc thái truyền thống của ứng xử xã hội thì thế ứng xử là nét hoa tinh tế nhất trong các nét đặc sắc. Đặc biệt nét văn hóa này được biểu hiện rất rõ, được cô đọng và đúc kết trong hai loại hình nổi bật của văn hoá dân gian Việt Nam đó là ca dao và tục ngữ.

Thế ứng xử trước hết là sự thể hiện triết lý sống của một cộng đồng người và đã mặc nhiên trở thành một quan niệm sống, quan niệm lý giải cuộc sống và mặc nhiên cũng trở thành lối sống, nếp sống, lối hành động của cả một cộng đồng người.

Văn hoá ứng xử cũng như cách ứng xử có văn hoá được hình thành từ rất sớm và ngày càng phong phú. Nó bao gồm hàng loạt hệ thống: Ứng xử trong gia đình, trong họ mạc làng xã, giữa các dòng họ, giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa tình yêu đôi lứa …
Đạo lý của nhân dân ta trong giao tiếp ứng xử là:

  • Quan hệ trên dưới tôn kính.
  • Quan hệ cha con chí hiếu.
  • Quan hệ vợ chồng ân tình.
  • Quan hệ anh em thuận hoà.
  • Quan hệ bạn bè tình nghĩa.

Chúc bạn học tốt!

22 tháng 9 2019
1. Chữ tín - “ Một lần bất tín, vạn lần bất tin”

Trọng chữ tín là một phẩm chất vô cùng đẹp và cao quý, giữ chữ tín là tiêu chuẩn đạo đức mà ai cũng cần tuân thủ, đây là một cách thể hiện sự tôn trọng người khác và chính là hình ảnh đại diện của mỗi người.

Chữ Tín thường được mọi người nhắc đến rất nhiều và được coi như là chìa khóa của sự thành công của mỗi người, chữ Tín chính là sự tin tưởng lẫn nhau không thất hứa luôn luôn thực hiện đúng cam kết đúng những gì mình đã nói và đề ra, để có thể là một người giữ chữ Tín trước hết phải ở chính bản thân mình và sau đó mới để ý đến chữ Tín của những người khác.

Nếu bạn là một người không có chữ Tín thì bạn chính là người vô dụng không có bản lĩnh, nếu bạn mà người như thế này không bao giờ thành công trong cuộc sống cũng như công việc được

Chính vì vậy mà các bậc phụ huynh hãy chú ý rằng ngay từ khi con còn nhỏ hãy chỉ dạy cho con bạn là một người giữ chữ tín, đừng để con bạn sau này lại được người ta ví câu “ Một lần bất tín, vạn lần bất tin”.

- Ý nghĩa đẹp về lòng tin, chữ Tín

Chữ Tín vô cùng quan trọng, chữ Tín chính là danh dự của chính bản thân mình mà danh dự của mỗi con người luôn được đặt lên hàng đầu giống như trong ngũ thường của dân gian ta bao gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín nếu con người mà thiếu 1 trong 5 thứ trên thì sẽ không bao giờ trở thành những người được người khác tôn trọng.

Chữ Tín như các bạn biết là được dịch phiên âm từ trong tiếng Hán, để có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của chữ Tín thì bạn phải hiểu được cách viết và cách cấu thành chữ Tín trong tiếng Hán có như vậy bạn mới hiểu sau xa hơn về chữ tín và nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.

Từ cách viết có thể hiểu ý rằng, mỗi một con người khi lời nói phát ra phải tạo được lòng tin, sự tin tưởng nói làm sao để mọi người tin tưởng mình chứ đừng để lời nói của mình nói ra mà không một ai quan tâm, không một ai tin tưởng, chính vì vậy người xưa mới có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”.

22 tháng 9 2019

Một lần bất tín ,vạn lần bất tin có nghĩa là một lần nào lừa dối ,không giữ lời hứa ,chữ tín thì hàng trăm lần sau người khác cũng không bao giờ tin tưởng mình nữa .Từ đó ,lấy câu tục ngữ làm phương châm là : Hãy giữ lời hứa ,giữ chữ tín để được mọi người tin tưởng, quý trọng!!

22 tháng 9 2019

Ko đúng. Vì đó là ns dối , là đức tính ko tốt, còn lấy tiền có thể lạc vào các lối ăn chơi sa đọa. Nhưng mk nghĩ bố mẹ nam cx có phần tiếp tay cho con vì ko quản lý cuyện học hánh

29 tháng 9 2019

Hành hung con

Sáng ngày 14/6, tại trụ sở UBND xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, tỉnh
Quảng Ngãi, TAND huyện Nghĩa Hành mở phiên toà lưu động, xét xử sơ thầm vụ án
“hành hạ con Hai bị cáo là Nguyễn Mùi, 59 tuổi và Đoàn Thị Hồng Yen, 50 tuổi ởthôn Hiệp Phổ Tây, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành.
Cháu bé Nguyễn Thị Thục Phi, 10 tuổi đang học lớp 3 tại frưòmg Tiểu học Đức Nghĩa, xã Hành Trung là con nuôi của vợ chồng ông bà Nguyễn Mùi và ĐoànThị Hồng Yen.Trong quá trình song với vợ chồng ông Mùi, mỗi khi cháu Phi làmviệc trái ỷ hay nghi ngờ cháu lấy trộm tiền để mua quà vặt là hai vợ chồng thường
xuyên đánh đập cháu bằng hình thức như: Lột quần áo, nhốt frong chuồng gà hay lộtquần áo dùng dây xích sắt trói cột truởc nhà, đánh đập bằng dây điện, bằng cây, dùng
tay tát vào mặt,...
Sáng ngày 10/2/2012, Đoàn Thị Hồng Yến phát hiện mất tờ tiền 500 nghìn đồng để trong túi áo. Vì nghi ngờ bé Phi lấy trộm nên trưa cùng ngày bé Phi đi học về, vợ chồng Mùi tra hỏi, nhưng bé Phi trả lời không lấy. Vợ chồng này đã dừng nhiều cực hình hành hạ cháu. Nhờ hàng xóm phát hiện ,báo với chỉnh quyền địa phương can thiệp nên cháu được đưa vào bệnh viện huyện Nghĩa Hành cấp cứu kịp thời... Kết thúc phiên toà Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Mùi 24 tháng tù giam và
Đoàn Thị Hồng Yen 12 tháng tù giam vỉ tội hành hạ con.

Một học sinh lớp 9 phạm tội giết người
Vào khoảng 11 giờ ngày 21-9-2013, sau khi tan học, Nguyễn Đức Quỳnh, học sinh lớp 9, trường Phổ thông cơ sở Chu Văn An, phường Trần Hưng Đạo, TP. Kon Tum - tỉnh Kon Tum cùng với Hoàng và Tuấn Anh (bạn học lớp 9 cùng trường với Quỳnh) đi bộ từ trường về nhà. Khi cả ba đến đoạn đường Hoàng Văn Thái, thì phát hiện bọn thanh niên đi hai xe máy gồm có Kiệt (học sinh lớp 9B truờng THCS Chu Văn An), Nguyễn Văn Trúc (SN 1997) và hai thanh niên khác không biết tên chạy tới chặn đường. Kiệt ngồi sau xe máy nhảy xuống dùng tay, chăn đánh, đá vào người của Hoàng. Đồng thời, Trúc cũng nhảy xuống xe, chạy tới đánh liên tiếp nhiều cái vào mặt Quỳnh.
Bất ngờ bị đánh dữ dội mà không biết lý do, Quỳnh với tay ra sau lung lấy con dao bấm để sẵn frong ba lô học sinh ra, rồi đăm vào hông trái của Trúc. Thấy Quỳnh, phản ứng quyết liệt và tay vẫn cầm dao tấn công, Trúc vội vàng bỏ chạy vào hướng nhà người dân xung quanh. Quỳnh rượt theo và đăm thêm nhiều nhát vào người Trúc. Trúc cùng đường quay lại, dùng hết sức giữ chặt tay của Quỳnh không cho đâm tiếp. Đúng vào lúc hai bên đang giằng co, thì ông Nguyễn Đức Thanh (là bố của Quỳnh, trú tại: tổ 4, phường Trần Hung Đạo, TP. Kon Tum) nhà ở gần đó vội vàng chạy đến can ngăn, tước con dao bấm từ tay của Quỳnh vứt đi. Còn Trúc do thấy vết thương chảy máu ít nghĩ không có vấn đề gì, nên vẫn chạy xe máy đi tiếp. Nhưng chạy được khoảng 2 mét thì các vết thương bị đăm bắt đầu ra nhiều máu gây choáng và Trúc đã té xuống lề đường. Mặc dù được quần chúng đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, nhung do bị đâm thủng tím nên Trúc đã tử vong.
( Báo công an TP HCM ngày 21/09/2013)

Tấm gương nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký. Lên 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Ký bị liệt 2 tay, 7 tuổi tập viết bằng chân. Cả chặng đường tuổi thơ của ông chỉ có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để được như những người bình thường. Ông đã vượt lên sự run rủi của số phận, trở thành một nhà giáo ưu tú viết bằng chân. Cũng đôi chân ấy, ông đã viết sách, làm thơ, dạy học, tư vấn để vẽ lên một huyền thoại, một tấm gương vượt khó như biểu tượng cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam noi theo. Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”.

4 tháng 10 2019

Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn và phù hợp với đạo lý chung của xã hội. Mà "Bảo vệ môi trường" phù hợp với nững điều kiện trên nên được coi là Lẽ phải.

17 tháng 9 2019

Câu trả lời:

Theo mình là có!

Câu trả lời có thể đúng hoặc sai nha!

Chúc bạn học tốt!!!