K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3

Địa hình: phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau. Trong đó:

(1) Địa hình đồi, núi: chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên. Các núi ở Kon Tum do cấu tạo bởi đá biến chất cổ nên có dạng khối như khối Ngọc Linh (có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m) – nơi bắt nguồn của nhiều con sông chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng như sông Thu Bồn và sông Vu Gia; chảy về Quảng Ngãi như sông Trà Khúc. Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía bắc – tây bắc chạy sang phía đông tỉnh Kon Tum. Ngoài ra, Kon Tum còn có một số ngọn núi như: ngọn Bon San (1.939 m); ngọn Ngọc Kring (2.066 m). Mặt địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các thung lũng hẹp, khe, suối. Địa hình đồi tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có dạng nghiêng về phía tây và thấp dần về phía tây nam, xen giữa vùng đồi là dãy núi Chưmomray.

(2) Địa hình thung lũng: nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía nam của tỉnh, có dạng lòng máng thấp dần về phía nam, theo thung lũng có những đồi lượn sóng như Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như vùng thành phố Kon Tum. Thung lũng Sa Thầy được hình thành giữa các dãy núi kéo dài về phía đông chạy dọc biên giới Việt Nam – Campuchia.

(3) Địa hình cao nguyên: tỉnh Kon Tum có cao nguyên Kon Plông nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 – 1.300 m, đây là cao nguyên nhỏ, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

- Chúc học tốt, thi tốt đc điểm 10 nhe!!!!

Kon Tum là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc của vùng Tây Nguyên. Địa hình của tỉnh chủ yếu là núi. Ngoài ra còn có cao nguyên bazan, thung lũng địa hào, đồi bóc mòn và đồng bằng bóc mòn chân núi. Kết quả thành lập bản đồ địa mạo đã chia được 21 kiểu địa hình thuộc 5 nhóm nguồn gốc khác nhau. Kết hợp giữa bản đồ địa mạo với các bản đồ trắc lượng hình thái khác (bản đồ độ dốc, bản đồ chia cắt sâu và bản đồ chia cắt ngang); lãnh thổ tỉnh Kon Tum được chia thành 2 vùng địa mạo, 6 phụ vùng và đề xuất sử dụng lãnh thổ theo các đơn vị phụ vùng địa mạo.

$+$ Vùng Đông Nam Bộ:
$-$ Hiện trạng phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ đang có những bước tiến rõ rệt. 
$-$ Vùng này đóng góp 38% GDP của cả nước, 48% kim ngạch xuất khẩu, gần 41% ngân sách nhà nước và chiếm khoảng 47% số dự án đầu tư, hơn 43% nguồn vốn đầu tư nước ngoài của cả nước. 
$-$ Tuy nhiên, sự phát triển của vùng còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, tăng trưởng kinh tế đang "có dấu hiệu chững lại".
$+$ Đồng bằng sông Cửu Long:
$-$ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế quan trọng, vùng tập trung sản xuất lúa gạo và có điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp, đóng góp lượng lớn hàng nông sản xuất khẩu của quốc gia. 
$-$ Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, Đồng bằng sông Cửu Long có mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn bình quân cả nước, với mức tăng trưởng GRDP vùng giảm sâu, âm 0,43% trong năm 2021, thấp nhất trong lịch sử phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long.

$\Rightarrow$ Chấm dứt chế độ Apartheid:
$\rightarrow$ 1990: Nelson Mandela được trả tự do sau 27 năm tù vì đấu tranh chống chế độ Apartheid.
$\rightarrow$ 1993: Hiến pháp mới được ban hành, xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
$\rightarrow$ 1994: Nelson Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi.

26 tháng 3

DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ''ĐẠI HỘI DÂN TỘC PHI'' [ANC], NGƯỜI DA ĐEN ĐẪ BỀN BỈ TIẾN HÀNH CÁC CUỘC ĐẤU TRANH ĐÒI THỦ TIÊU CHẾ ĐỘ PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC , VÀ SỰ LÊN TIẾNG GAY GẮT CỦA LIÊN HỢP QUỐC , CHẾ ĐỘ PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC A-PÁC- THAI ĐC XÓA BỎ 

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
26 tháng 3

$+$ Hệ quả tích cực:
$-$ Khẳng định Trái Đất có hình cầu, mở ra con đường giao thương mới giữa châu Âu với châu Á và châu Mỹ.
$-$ Kỹ thuật, khoa học, văn hóa, nghệ thuật, sản vật,... được trao đổi giữa các châu lục.
$-$ Mở ra thị trường mới, thúc đẩy thương mại quốc tế, phát triển công nghiệp đóng tàu, khai thác thuộc địa.
$+$ Hệ quả tiêu cực:
$-$ Châu Âu xâm lược, chiếm đóng châu Mỹ, bóc lột người bản địa, gây ra nhiều cuộc chiến tranh, tàn sát, dịch bệnh.
$-$ Người châu Phi bị bắt làm nô lệ, đưa sang châu Mỹ làm việc trong các đồn điền.
$-$ Gây ô nhiễm môi trường, phá hoại rừng, làm mất cân bằng sinh thái.

25 tháng 3

Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên ở Hà Nội có xu hướng giảm đáng kể, đặc biệt là độ che phủ. Các khu vực xanh như công viên, hồ và vườn hoa đang bị thu hẹp do sự mở rộng của đô thị, xây dựng các công trình mới và ô nhiễm môi trường. Điều này đang gây ra nhiều vấn đề liên quan đến mất mát sinh thái, tác động xấu đến chất lượng không khí và sức kháng của hệ thống sinh thái địa phương.

25 tháng 3

Làng gốm Buôn Đôn
Làng gốm Yok Đô
Làng gốm Krông Pắc
Hợp tác xã Gốm sứ Đắk Lắk

Câu 1:

 

- châu Mĩ là một lãnh thổ rộng lớn vì : 

 

  + có diện tích 42 km2km2 

 

  + trải dài trên rất nhiều vĩ độ từ vòng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam 

 

- châu Mĩ tiếp giáp với các biển và đại dương là  :

 

  + Đại Tây Dương

 

  + Bắc Băng Dương

 

  + Thái Bình Dương 

 

Câu 2:

 

- Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến. - Hệ thống Coóc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, kéo dài 9000km, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên. ... - Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc-tây nam.

 

Câu 3:Dân cư ở Bắc Mĩ phân bố không đồng đều. Nếu như ở miền Nam và phía Đông dân cư đông đúc thì ở miền Bắc và phía Tây dân cư lại thưa thớt. Sở dĩ dân cư lại thưa thớt ở hai khu vực đó là do yếu tố điều kiện tự nhiên và thời tiết không thuận lợi. Ở miền Bắc thì có khí hậu lạnh giá, nhiều nơi đóng băng.

 

Câu 4:

 

Để đạt được sự phát triển đến trình độ cao như ngày hôm nay của nền nông nghiệp, cả Hoa Kì và Ca na đa đã có được những điều kiện thuận lợi để làm nền tảng. Đó là:

 

Có nhiều hồ rộng và sông lớn.Có diện tích đất nông nghiệp lớn.Có các trung tâm khoa học, ứng dụng công nghệ… số lượng máy nông nghiệp nhiều, chính sách trợ giá của Nhà nước.Phần lớn có khí hậu ôn đới và một phần cận nhiệt đới.Lao động có trình độ cao, khoa học – kĩ thuật tiên tiến.Dễ dàng cho việc cơ giới hoá, hoá học hoá trong sản xuất nông nghiệp.

 

Câu 5:

 

- Các ngành công nghiệp quan trọng của các nước Bắc Mĩ:

 

+ Hoa Kì: phát triển tất cả các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành kĩ thuật cao.

 

+ Ca-na-đa: hóa chất, luyện kim màu, khai thác lâm sản.

 

+ Mê-hi-cô: cơ khí, luyện kim, hóa chất, đóng tàu, lọc dầu.

 

- Biến đổi của sản xuất công nghiệp Hoa Kì trong những năm gần đây:

 

+ Những ngành công nghiệp gắn với các thành tựu công nghệ mới nhất được phát triển nhanh dẫn đến sự xuất hiện của "Vành đai Mặt Trời" ở phía tây và phía nam Hoa Kì.

 

+ Các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất, chế tạo ô tô,... phát triển ở các thành phố lớn của Ca-na-đa, Mê-hi-cô dưới sự đầu tư của các công ty đa quốc gia Hoa Kì.

 

+ Các ngành sản xuất máy tự động, ngành điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay phản lực, tên lửa vũ trụ,... trở thành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kì.

 

Câu 6:

 

- Đất đai phần lớn nằm trong tay địa chủ và các công ti tư bản nước ngoài. Các đại điền chủ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.

 

- Người nông dân Trung và Nam Mĩ chỉ sở hữu những mảnh đất bé nhỏ, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.

 

Chính sự bất hợp lí này đã làm kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật canh tác, bị lệ thuộc vào các đại điền chủ; trong khi trên diện tích lớn của đại điền chủ canh tác theo lối quảng canh, năng suất thấp. Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ vừa xuất khẩu nông sản nhiệt đới, vừa nhập khẩu lương thực.

 

Câu 7:

 

- A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới; vùng dự trữ sinh học quý giá; nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông. - Nếu không đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn sẽ khiến môi trường ở A-ma-dôn bị hủy hoại dần, ảnh hưởng đến khí hậu khu vực và toàn cầu.

 

Câu 8:

 

Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực:

 

     + Là châu lục lạnh nhất, quanh năm nhiệt độ dưới 0oC.

 

     + Bề mặt lục địa bị băng bao phủ tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.

 

     + Thực vật không thể tồn tại.

 

     + Động vật: Chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và một số loài chim biển.

 

Chúc em học giỏi

 

 

25 tháng 3

*Tham khảo:

Câu 5: Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm trong Đới Khí Hậu Xích Đạo hoặc Đới Khí Hậu Cận Xích Đạo.

Câu 6: Lãnh thổ Châu Mỹ trải dài từ Vĩ độ 84° Bắc  đến Vĩ độ 56° Nam, tức là khoảng 140 độ vĩ độ địa lý.

Câu 7: Hoang mạc Sahara là hoang mạc có diện tích rộng lớn nhất ở Châu Phi.

Câu 8: Châu Mỹ có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, sau Châu Á.

25 tháng 3

Câu 1: Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là đồng bằng, sa mạc và cao nguyên.

Câu 2: Châu Mỹ không tiếp giáp với Ấn Độ Dương.

Câu 3: Châu Mỹ được tạo thành bởi eo đất Trung Mỹ, lục địa Nam Mỹ và Bắc Mỹ.

Câu 4: Kênh đào Xuy - ê nối Biển Đỏ với Biển Địa Trung Hải.

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
26 tháng 3

Em ghi rõ ngành gì nhé, nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ. Trong mỗi ngành lại có nhiều phân ngành nhỏ hơn và phân bố cũng khác nhau.