K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2019

Đối với bài này để thể hiện sự tăng trưởng về diện tích, năng suất lúa cả năm, sản lượng lúa cả năm, sản lượng lúa bình quân đầu người chúng ta sẽ vẽ biểu đồ đường nhé

Chúc em học tốt!

*Giải thích:
– Do đặc điểm và tính chất của nền kinh tế của nước ta là nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu, nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, việc cơ giới hoá nông nghiệp còn nhiều hạn chế nên vẫn còn sử dụng một lực lượng lao động đông. Do đó đa số người dân của nước ta vẫn phải sinh sống ở nông thôn – gắn với sản xuất nông nghiệp.
– Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra nhanh , nhưng trình độ đô thị hoá còn thấp, quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá của đô thị vẫn còn đang tiếp diễn. Hơn nữa đa số các đô thị ở nước ta có quy mô vừa và nhỏ… nên số lao động thành thị của nước ta vẫn còn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng số lao động của cả nước.

* Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động nước ta:
– Lực lượng lao động của nước ta còn có nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn và tay nghề, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. Số lao động không qua đào tạo còn chiếm một tỉ lệ cao trong tổng số lao động, năm 2003 chiếm tới 78,8%.
– Lực lượng lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm có 21,2%, thấp hơn nhiều lần tỉ lệ lao động không qua đào tạo.
Giải pháp để nâng cao chất lượng cho lực lượng lao động nước ta.
– Mở các trung tâm đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề ở các địa phương.
– Tư vấn lao động và tìm kiếm việc làm cho người lao động.
– Có kế hoạch đào tạo hợp lí và có chiến lược đầu tư mở rộng đào tạo, dạy nghề

26 tháng 7 2019

1.

a) Tiềm năng dầu khí của vùng
- Dầu khí nước ta có trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn dầu, tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa.
+ Bể trầm tích sông Hồng.
+ Bể trầm tích Trung Bộ.
+ Bể trầm tích cửu Long.
+ Bể trầm tích Nam Côn Sơn.
+ Bể trầm tích Thể Chu - Mã Lai.
- Trong các bể trầm tích trên thì bể trầm tích cửu Long và bể trầm tích Nam Côn Sơn ở Đông Nam Bộ được coi là có trữ lượng lớn nhất và có ưu thế về dầu khí.
- Bồn trũng Cửu Long hiện có một số mỏ dầu khí đang được khai thác:
+ Hồng Ngọc (Ruby).
+ Rạng Đông (Dawn).
+ Bạch Hổ (White Tiger).
+ Rồng (Dragon).
+ Sư Tử Đen - Sư Tử vàng
+ Hàng loạt mỏ dầu khí khác ở các vùng lân cận....
- Bồn trũng Nam Côn Sơn:
+ Mỏ Đại Hùng (Big Bear).
+ Mỏ khí Lan Đỏ.
+ Các mỏ khác như Hải Thạch, Mộc Tinh, Rồng Đôi, Cá Chò đang chuẩn bị khai thác.
b) Sự phát triển công nghiệp khai thác dầu khí
- Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngày càng được mở rộng.
- Sản lượng khai thác dầu thô ngày càng tăng, từ 40 nghìn tấn (năm 1986) lên 18.519 nghìn tấn (năm 2005), tăng gấp gần 463 lần.
c) Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ
Tăng cường cơ sở năng lượng cho vùng, phát triển công nghiệp hóa dầu, tạo điều kiện cho công nghiệp của vùng phát triển bền vững và ngày càng đa dạng.

26 tháng 7 2019

2.

Trong việc phát triển công nghiệp của vùng thì công nghiệp khai thác dầu khí là một trong những ngành trọng điểm .Dầu khí được sử dụng chủ yếu cho ngành lọc dầu và hóa lỏng khí tiêu biểu:

  • Một số nhà máy lọc dầu: Nhà máy lọc dầu số 3 (Bà Rịa – Vũng Tàu); tổ hợp hóa dầu Long Sơn(Bà Rịa – Vũng Tàu) …
  • Khí đốt được dẫn bằng đường ống dài 120km từ mỏ Bạch Hổ vào đất liền phục vụ cho các nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ và hóa lỏng ra nguồn nhiên liệu sạch dùng trong các gia đình.
  • Ngoài ra vùng còn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi).Sự phát triển dầu khí gắn liền với hệ thống đường ống dẫn dầu, khí -Việc khai thác dầu khí cần quan tâm đến vấn đề môi trường (môi trường biển).
24 tháng 7 2019

3> Hà Nội trở thành trung tâm du lịch lớn nhất cả nước vì những lí do sau:
a. Vị trí địa lí:
- Là thủ đô của nước ta
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
- Là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước
b. Tài nguyên du lịch của Hà Nội và vùng phụ cận rất phong phú, đa dạng:
- Tại Hà Nội:
+ Tài nguyên du lịch nhân văn:( các lễ hội, làng nghề, các di tích lịch sử...)
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: ( kể tên các thắng cảnh..)
- Vùng phụ cận Hà Nội có nhiều điểm du lịch hấp dẫn:
+ Theo quốc lộ 1: Vườn quốc gia Cúc Phương, Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động
+ Theo quốc lộ 2: Hồ Đại Lãnh, Tam Đảo, Đền Hùng
+ Theo quốc lộ 3: Hồ Núi Cốc, Hồ Ba Bể
+ Theo quốc lộ 5 và 18: Hải Phòng, Vịnh Hạ Long
c. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật vào loại tốt nhất cả nước
d. Các nguyên nhân khác ( chính sách cuả thành phố, vốn đầu tư....)

24 tháng 7 2019

1> - Về vị trí địa lí: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội là trung tâm của Đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Băc và nằm trong tam giác tăng trưởng phía Bắc.

- Quy mô: lớn

-Cơ cấu ngành: đa dạng.

23 tháng 7 2019

Hàng không Việt Nam đã và đang phát triển đội máy bay theo hướng hiện đại hoá. Đến năm 2004. hàng không Việt Nam đã sở hữu những máy bay hiện đại nhất như Boeing 777, Boeing 767,... Mạng nội địa có 24 đường bay đến 19 sân bay địa phương với ba đầu mối chính là Hà Nội (Nội Bài), Đà Nằng và Thành phố Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất). Mạng quốc tế ngày càng được mở rộng, trực tiếp nối Việt Nam với nhiều nước ở châu Á, châu Âu. Bắc Mĩ và ô-xtrây-li-a.

21 tháng 7 2019

( Ý kiến riêng )

Phát triển giao thông vận tải do: Vị trí địa lý

- Nằm ở vị trí chung chuyển của nhiều tuyến hàng không quốc tế

- Cầu nối giữa ĐNÁ đất liền và hải đảo

- Nằm gần trung tâm ĐNÁ

1)

* Trong quá trình công nghiệp hóa, công nghiệp năng lượng phải đi trước một bước vì:

- Công nghiệp năng lượng là động lực cho các ngành kinh tế và được coi như cơ sở hạ tầng quan trọng nhất trong toàn bộ cơ cấu hạ tầng sản xuất.

- Thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế, nhất là công nghiệp.

- Công nghiệp năng lượng thu hút hàng loạt ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như luyện kim màu, chế biến kim loại, chế biến thực phẩm, hóa chất, dệt… nên có khả năng tạo vùng rất lớn.

- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, nâng cao trình độ phát triển của xã hội và là một trong những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia.

2)

- Vì số người dân ngày càng tăng lên

=> Nhu cầu sử dụng điện càng tăng

=> Sản lượng điện bình quân đầu người ngày càng tăng.

- Nguyên nhân chính gây ra đó là sự gia tăng dân số quá nhanh.

17 tháng 7 2019

Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ

– Xử lí số liệu:

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2010

(Đơn vị: %)

Năm Nông – lâm – ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ
1990 38,7 22,7 38,6
1995 27,2 28,8 44,0
1997 25,8 32,1 42,1
2000 24,5 36,7 3H,8
2005 19,3 38,1 42,6
2010 18,9 38,2 42,9

-Vẽ:

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2010

tuyen-tap-cau-hoi-boi-duong-hoc-sinh-gioi-dia-ly-9-xung-quanh-van-de-su-phat-trien-cua-nen-kinh-te-viet-nam-phan-2

b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
– Cơ cấu các khu vực kinh tế có sự chuyển biến rõ rệt
– Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm (dẫn chứng). Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng (dẫn chững). Tỉ trọng dịch vụ nhiều biên động (dẫn chứng).
* Giải thích
* Theo xu thế chung cua thế giới.
– Do công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đạt được nhiều thành tựu.
– Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

17 tháng 7 2019

Đối với bài tập này, biểu đồ thích hợp nhất chính là biểu đồ miền tương đối nhé em.

Chúc em học tốt!

12 tháng 7 2019

2.* Điều kiện tự nhiên:

- Địa hình cao nguyên badan rộng lớn (1,4 triệu ha diện tích đất badan), tập trung thành một vùng rộng, đất tơi xốp giàu dinh dưỡng rất thích hợp với cây cà phê.

- Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển cây cà phê.

+ Có sự phân hóa theo độ cao: trên các cao nguyên cao 400 - 500m, khí hậu khá nóng thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê vối; các cao nguyên trên 1000m khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển cây cà phê chè.

+ Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 thuận lợi cho việc bảo quản, phơi sấy sản phẩm.

- Nguồn nước trên mặt và nước ngầm phong phú, có giá trị lớn cho việc cung cấp nước tưới (đặc biệt trong mùa khô).

* Kinh tế - xã hội:

- Lao động ít do dân cư thưa thớt, tuy nhiên nhờ chính sách di dân, hiện nay vùng đã giải quyết ổn vấn đề nguồn lao động. Người dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cà phê.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật:

+ Đã hình thành một số cơ sở chế biến.

+ Đổi mới công nghệ chế biến cà phê.

- Thị trường cà phê trong nước, đặc biệt là quốc tế rất lớn.

- Chính sách của nhà nước: đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, khuyến khích phát triển cây công nghiệp nói chung.



12 tháng 7 2019

1.Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp

+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có mùa đông lạnh, có thể trồng được nhiều loại cây công nghiệp

+ Có nhiều loại đất: Đất Fe-ra-lit vùng đồi núi thích hợp các cây công nghiệp lâu năm, nhất là loại đất đỏ ba dan rất tốt ở Tây Nguyên. Đất phù sa thích hợp cho trồng các cây công nghiệp hàng năm ở đồng bằng

+ Nguồn nước phong phú đảm bảo tưới tiêu Các điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi

+ Nguồn lao động dồi dào

+ Công nghiệp chế biến đã hình thành và phát triển, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước lớn

11 tháng 7 2019

Câu 2 :

) Tích cực :

- Dân số đông:

+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.

- Dân số trẻ:

+ Năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.

+ Tỉ lệ người phụ thuộc ít hơn, giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống.

- Thành phần dân tộc đa dạng:

+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.

b) Tiêu cực :

Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.

- Về kinh tế :

+ Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.

+ Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.

+ Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả.

- Về xã hội :

+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn thấp.

+ Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng miền núi.

- Về môi trường :

Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường

+ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

+ Ô nhiễm môi trường.



11 tháng 7 2019

Câu 3 :

hân bố dân cư chưa hợp lí dẫn đến những tác động tiêu cực như:

- Về kinh tế : phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên; miền núi chiếm ¾ diện tích và có tài nguyên phong phú nhưng dân cư lại thưa thớt gây thiếu lao động cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội; đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích nhưng lại tập trung 75% dân số, mật độ dân số cao, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm lớn

- Về xã hội : dân cư tập trung đông, mật độ dân số cao ở thành thị gây ra nhiều vấn nạn như ùn tắc giao thông, chênh lệch giàu nghèo, trộm cắp tệ nạn xã hội…

- Môi trường : dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, mật độ dân số cao ở thành thị gây sức ép lên tài nguyên – môi trường, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng



20 tháng 10 2019

Tỉ lệ gia tăng dân số là 1,3% \(\Rightarrow\) Số dân năm sau = 100 + 1,3 = 101,3% số dân năm trước

\(\Rightarrow\) Số dân năm 2006 là : 85170000 \(\div\) 101,3% \(\approx\) 84076999 (người)

\(\Rightarrow\) Số dân năm 2005 là : 84076999 \(\div\) 101,3% \(\approx\) 82998025 (người)

\(\Rightarrow\) Số dân năm 2008 là : 85170000 \(\times\) 101,3% = 86277210 (người)

\(\Rightarrow\) Số dân năm 2009 là : 86277210 \(\times\) 101,3% \(\approx\) 87398814 (người)

\(\Rightarrow\) Số dân năm 2010 là : 87398814 \(\times\) 101,3% \(\approx\) 88534999 (người)