K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2020

1.Chọn quan hệ từ trong ngoặc thích hợp để điền vào chỗ trống:

(tại,vì,nhờ)

a) Nhờ thời tiết thuận lợi nên lúa tốt.

b)Vì .thời tiết ko thuận lợi nên lúa xấu.

c)Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được

2.Chọn cặp QHT thích hợp để điền vào chỗ chấm:

a) Vì con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ phải nhốt nó. (cặp quan hệ từ vì ... nên)

b)Do mỏ chim bói cá rất dài nên chúng bắt cá rất dễ dàng.(cặp quan hệ từ do... nên)

Chúc bạn học tốt !

20 tháng 4 2020

1.

a.nhờ 

b.vì

c.vì

2.

a.vì....nên

b.do...nên

9 tháng 4 2020

Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong 36 tỉnh, thành phố của Việt Nam, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng ngàn năm, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập với nhiều nền văn hóa.

Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Xét về khía cạnh kinh tế, biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch... Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có mười điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm.

Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Theo các điều tra về nguồn lợi thủy hải sản, tính đa dạng sinh học, trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loại thực vật phù du, 225 loài tôm biển... Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng 3,1 - 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4 - 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ ba cả nước.

Dầu khí là nguồn tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa Việt Nam có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, người ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn... được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3.

Biển Việt Nam đã cho thấy nhiều điều kiện để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát biển đã tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước..., các di tích lịch sử và văn hóa như cố đô Huế, phố cổ Hội An, tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm... đều được phân bố ở vùng ven biển.

Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái; nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, đáy biển; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền...; có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh năm; dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, vùng ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, sa khoáng titan, sa khoáng ilmenit, sa khoáng cát đen.

Xét về mặt an ninh quốc phòng, biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có ý nghĩa phòng thủ chiến lược rất quan trọng.

Viết văn thì phải cs mở,thân,kết chứ

9 tháng 4 2020

bạn lên google xem tham khảo nha

hok tốt

11 tháng 4 2020

MÌNH KHÔNG BIẾT TẢ NHƯNG BẠN CÓ THỂ DỰA VÔ BÀI HÁT NGỦ MỘT CHÚT ĐI ANH DÀNH TĂNG PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ ĐỨC ĐAM 

CHÚC BẠN HỌC TỐT

14 tháng 4 2020

ko bt thì lên cha gg nhé bạn

Đi theo vĩ tuyến 22° Bắc từ biên giới việt lào đến biên giới việt trung thì phải đi qua các vùng núi nào con sông nào ?

- Vượt qua các dãy núi: Pu Đen Đinh, Hoàng Liên Sơn, Con Voi, cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn.

- Vượt qua các dòng sông lớn: sông Đà, sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm, sông cầu, sông Kì Cùng.

Tham khảo nha

Từ ngày có bé Ngọc, cả nhà em vui hẳn lên. Bé Ngọc là con chị hai em. Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.

   Bé có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng như trứng gà bóc. Hai má căng mịn, ai thấy cũng muốn hôn. Đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn. Khi bé Ngọc tập bước đi từng bước nghiêng ngả, thấy cả nhà em reo lên thì thích lắm, miệng cười toe toét để lộ mấy cái răng sữa vừa nhú. Nghe tiếng cười và lời động viên của mẹ “giỏi... giỏi”, bé bước nhanh hơn làm cho thân hình lắc lư như con lật đật. Bé Ngọc thường mặc chiếc áo đầm màu hồng, mang tất màu hồng. Tóc của bé được cột bằng chiếc nơ màu hồng nên mọi người thường gọi bé là bé “hồng”. Mỗi lần thấy mẹ đi đâu về là bé gọi “mẹ... mẹ...” nghe không rõ. Nhiều lúc bé nói ngọng làm cả nhà ai cũng cười, bé thích xem phim hoạt hình và ca nhạc. Mỗi lần thấy chương trình ca nhạc của thiếu nhi trên ti vi, bé cùng xoè tay múa theo. Có người nói: “Tuổi thơ là tuổi thần tiên”. Đúng vậy, từ việc nói, đi, ăn, chơi của bé đều thể hiện nét ngây thơ . Bé Ngọc thích chơi búp bê, có lúc ôm cả búp bê lên giường ngủ. Bé lười ăn và còn bú mẹ, nhưng bé ngủ rất nhanh. Mỗi lần bé ngủ, khuôn mặt hiền như vầng trăng của bé trông thật đáng yêu. Mỗi buổi trưa hay tối, mẹ em nằm ôm vào lòng hát ru bé ngủ, bé ngủ nhanh lắm. Giấc ngủ thật ngon lành.

   Bé Ngọc là niềm vui của gia đình em, ai cũng cưng bé. Riêng em, em mong bé chóng lớn để cùng em đi học, cùng em xem phim hoạt hình.

-Tk cho mk nha-

  -Mk cảm ơn-

15 tháng 4 2020

Bé Na là con của dì Năm em, bé vừa tròn mười hai tháng. Khi em đến chơi, bé đang đứng trên chiếc nôi gỗ, giậm chân, nũng nịu giơ tay ra đòi bế. Em dang tay đón bé vào lòng.

Hôm nay bé được mặc một chiếc váy đầm ngắn màu xanh da trời, trước ngực có kết ren trắng và thêu hoa rất xinh. Da bé trắng hồng, mịn màng. Đôi má bầu bĩnh trông rất dễ thương. Em thích hôn thật nhẹ vào chiếc má phúng phình ấy để bé cười lên như nắc nẻ. Cập mắt bé lúc nào cũng mở to, tròn đen lay láy như hai hạt nhãn. Chiếc miệng với đôi môi hồng tươi tắn luôn nhoẻn cười đế lộ mấy chiếc răng sữa nhỏ xíu, trắng muốt trông dễ yêu làm sao! Nhìn xa, trông bé như con búp bê biết khóc biết cười trong tủ kính của hiệu bán đồ chơi ngoài phố.

Nhiều khi em lại thấy bé giống chú hề lật đật không lúc nào yên một chỗ. Nhất là lúc tập lật, tập ngồi. Đến khi bé được hơn mười tháng, bắt đầu bập bẹ tập nói, bé thường bắt chước các chị làm đủ các động tác, cứ chỉ, kể cả nói từng tiếng rất ngộ nghĩnh dễ yêu. Bé rất hay cười mà cũng lại hay khóc nhè! Chiều chiều em hay bồng bé đi chơi, tập cho bé đi từng bước chập chững. Chưa đi vững mà lại thích đi nhanh nên cứ té hoài. Bây giờ em đã tập cho bé đi được năm bước rồi. Ngày nào đi học về em cũng ghé chơi với bé một chút, khi em đi bé khóc sướt mướt đòi theo, thương làm sao!

Em rất yêu bé, cố gắng dạy bé nói, tập bé đi cho vững, chơi đùa với bé để bé không nhõng nhẽo với dì và mau chóng biết thêm nhiều điều khác nữa.

9 tháng 4 2020

I.Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:
-Lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận.
- Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nếnức lay động, truyền cảm của bài văn nghị luận.
2/ Kĩ năng:
*năng bộ môn: Nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận.
- Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lý, có hiệu quả phù hợp với logic lập luận của bà văn nghị luận.
*năng sống:Trình bày ý tưởng, lắng nghe, phản hồi tích cực về vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
3/ Thái độ: Có ý thức vận dụng nội dung đã học một cách có hiệu quả vào bài làm.
II. Chuẩn bị:
1- GV : Nghiên cứu sgk , sgk, tài liệu tham khảo, soạn giảng, bảng phụ, phương án tổ chức lớp học.
2- HS : Học bài cũ, đọc văn bản SGK và trả lời câu hỏi .
III. Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề , hoạt động nhóm, ………..
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh (3-5 em)
3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng

Hoạt động 1: GV giới thiệu bài: Yếu tố biểu cảm đưa lại nhiều lợi ích trong văn tự sự, miêu tả, vậy trong văn nghị luận yếu tố biểu cảm có vai trò gì, bài học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
- H/s đọc văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
? Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thuộc kiểu văn bản nào ?
GV:Sở dĩ văn bản này có sức động viên kêu gọi ,thúc giục người đọc là do tác giả sử dụng có hiệu quả yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận
? Dựa vào kiến thức đã học về văn bản biểu cảm, cho biết yếu tố biểu cảm thường được thể hiện ở những phương diện nào ?( từ ngữ biểu cảm , câu cảm thán , giọng điệu , lời văn )
? Theo em yếu tố biểu cảm đóng vai trò gì ?->mục 1
? Tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong bài văn?
-HS trả lời-GV định hướng –HS dùng bút chì gạch vào sgk:
+Từ ngữ biểu cảm:hỡi,muốm ,phải,nhân nhượng ,lấn tới,quyết tâm cướp, không, thà,nhất định , không chịu, phải đứng lên, hễ là…thì, ai có…dùng, ai cũng phải
+Câu cảm: Những câu in nghiêng sgk
Gv lưu ý: Trong bài văn có một số câu có tác dụng bộc lộ cảm xúc của người nói nhưng không có dấu hiệu hình thức (từ ngữ cảm thán )-> không phải là câu cảm thán .
? Theo em văn bản “Hịch tướng sĩ “ (TQT) và “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến “(HCM) có điêûm nào giống nhau ?
( Sử dụng từ ngữ , câu có tính chất biểu cảm ).
? Em hãy dẫn ra một số câu văn có yếu tố biểu cảm trong bài “ HTS” cho biết cảm xúc được bộc lộ trong từng câu là cảm xúc gì ?
? Hai văn bản trên có yếu tố biểu cảm nhưng vẫn được coi là văn bản nghị luận chứ không phải là văn biểu cảm . Theo em vì sao vậy ? ( Mục đích của người viết là nghị luận :nêu quan điểm ,ý kiến bàn luận đúng sai,phải trái -> người nghe nên suy nghĩ và hành động ntn–yếu tố BC không thể đóng vai trò chủ đạo chỉ là yếu tố phụ trong quá trình NL )
? Vậy yếu tố biểu cảm đóng vai trò như thế nào trong văn NL ?
-GV treo bảng phụ (bảng đối chiếu sgk/96): HS thảo luận 1 bàn/nhóm (2 -3 phút) :
+ Cho biết hành động thực hiện trong hai câu sau là gì?
- Lúc bấy giờ ...bị bắt. ( Dự đoán )
-Lúc bấy giờ .........chừng nào ! ( Dự đoán + Bộc lộ cảm xúc )
+ Qua việc so sánh em thấy câu văn ở cột nào hay hơn . Vì sao ?
+ Hãy chỉ ra yếu tố BC ở cột 2 ?
-GV gạch chân các từ ngữ sgk in nghiêng trên bảng phụ
-GV chốt ý