Giúp mình câu này với mọi người
They wwe just as good as we had expected
They certainly lived______________________
Ai làm nhanh mình tick
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
hey were just as good as we had expected.
-> They certainly lived
My decision to get up and dance coincided with the band's decision to stop playing.
=> The moment i decided to get up & dance, the band decided to stop playing.
ok
Hanh cute
nhân dịp 20-11 mik chúc bn lun lun khỏe mạnh, xinh gái (hoặc đẹp trai)
sống lâu 100000000 tuổi
đc chưa?
Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có những kỷ niệm đáng nhớ không thể nào quên. Quãng đời học sinh của bạn và tôi cũng vậy, một khi đã trải qua thì không khỏi ghi lại trong lòng những dấu ấn sâu sắc. Nhưng đấy không nhất thiết phải là kỷ niệm ngập tràn niềm vui và tiếng cười. Đôi khi đó lại là một câu chuyện buồn cứ khiến lòng ta phải ray rứt mãi như câu chuyện tôi sắp kể cho các bạn sau đây.
Giờ ra chơi hôm ấy, tôi được phân công trực nhật cùng Liên. Tôi bảo Liên cứ xuống căn tin ăn sáng, để một mình tôi trực được rồi. Hình như Liên chỉ chờ có thế, cô bạn gật đầu rối rít rồi phóng như bay xuống sân. Trong lớp giờ chỉ còn lại mình tôi. Tôi câm giẻ định lau bảng nhưng tâm trạng lo âu, thấp thỏm đã kéo tôi ngồi xuống ghế giáo viên. Chuyện là tiết đầu tiên hôm nay tôi đã nghịch ngợm trong lớp, không chịu nghe cô Toán giảng bài. Điều đó khiến cô Toán khó chịu lắm, bèn phạt tôi đứng suốt cả hai tiết và ghi hẳn tên tôi vào sổ đầu bài, đề nghị mời phụ huynh.
Tôi run run giở cuốn sổ đầu bài đặt ngay trên bàn giáo viên. Đây, giấy trắng mực đen đây, bằng chứng tội lỗi của tôi đây! Thế nào cô chủ nhiệm cũng mời gặp mẹ tôi cho xem. Có lần đạt điểm kém, tôi phải đối diện với khuôn mặt buồn rười rượi của mẹ. Mẹ tôi luôn phải làm việc vất vả để kiếm từng đồng lương ít ỏi nuôi tôi ăn học. Nếu mẹ biết tin này sẽ thất vọng về tôi biết nhường nào. Ôi, tôi thật là một đứa con bất hiếu.
Chợt, trong đầu tôi lóe lên một ý nghĩ. Tôi đã tìm ra cách giải quyết vấn đề rồi. Chỉ cần cô chủ nhiệm không đọc được lời phê này thì sẽ không có chuyện gì xảy ra nữa. Nghĩ được là làm ngay, tôi liền dùng bút xóa xóa đi dòng chữ của cô Toán trong sổ đầu bài. Thận trọng, tôi đặt sổ đầu bài vào vị trí cũ rồi thở phào nhẹ nhõm vì đã trút được nỗi muộn phiền trong lòng. Reeng… reeng… Tiếng chuông báo hiệu hết giờ ra chơi. Tôi xóa vội bảng, quơ vài nhát chổi rồi vào học như bình thường.
Mọi việc vẫn diễn ra bình thường cho đến cuối tuần ấy. Giờ sinh hoạt, cô chủ nhiệm xem xét sổ đầu bài. Cô đưa mắt nhìn thật kỹ vào trang giấy, đôi mày cô nhíu lại, rồi bất chợt cô ngước lên, nhìn quanh lớp. Tôi hoảng hốt, bối rối, không dám đối diện với ánh mắt của cô. Hai bàn tay tôi xiết chặt vào nhau, tim tôi đập thình thịch. Hình như cô đã quan sát được thái độ của tôi. Thôi rồi, tôi biết mình sắp bị cô mắng vì tội tày đình này. Thật xấu hổ quá! Trong đầu tôi lúc ấy có biết bao nhiêu nỗi lo sợ, sợ bị hạ hạnh kiểm, sợ mẹ buồn, sợ bạn bè chê cười, … Nhưng sao đến cuối giờ cô chẳng hề đả động gì đến chuyện sổ đầu bài. Lạ thật! Trong tôi đặt ra hàng trăm câu hỏi tại sao và tại sao. Dù vẫn cảm thấy bất an nhưng lòng tôi đã nhẹ nhõm hơn. Và tôi mong rằng sai lầm ấy của mình sẽ được chôn giấu mãi mãi dưới lớp bụi thời gian.
Khoảng hai tuần sau đó, vào ngày Giáng sinh, chẳng hiểu vì sao cô chủ nhiệm dành tặng riêng tôi một tấm thiệp vào cuối giờ. Tôi cảm ơn cô rồi vội chạy về nhà, vui mừng mở tấm thiệp ra đọc. Những dòng chữ tròn trịa của tôi khiến cô ngỡ ngàng, sững sờ.
“Giáng sinh năm nay, cô chúc em ngày càng học giỏi và ngoan ngoãn. Cô mong em sẽ là một cô bé can đảm hơn để đối mặt với hiện thực, để tìm được cách giải quyết đúng đắn nhất cho mọi khó khăn trong cuộc sống. Trong đời người ai cũng phải phạm sai lầm. Nhưng điều quan trọng là ta rút ra được kinh nghiệm để sống tốt hơn, chứ không phải là che giấu sai lầm đó đến suốt đời. Hãy dũng cảm lên, em nhé!”
Tôi sững người, chẳng nói được nên lời. Vậy là cô đã biết hết mọi chuyện rồi ư. Da mặt tôi tê rân rân và nóng dần lên vì xấu hổ với cô và với chính bản thân mình. Cảm ơn cô vì đã bao dung, cảm ơn cô vì đã cho tôi những lời khuyên đầy ý nghĩa ấy.
Nếu là cái bóng xuất hiện trên tường thì chỉ có hai lần thôi.
Lần đầu là cái bóng của Vũ Nương in trên tường, nàng chỉ cho con xem và nói là cha của đứa trẻ. Chính cái bóng này đã gây nên thảm cảnh cho nàng khi Trương Sinh về và đứa trẻ không nhận bố mà nó tưởng nhầm là cái bóng mới là bố của nó.
Lần hai là sau khi Vũ Nương chết, Trương Sinh ngồi trước ngọn đèn và bóng của chàng in trên tường. Đứa con của chàng đã chỉ vào đó mà gọi là bố. Lúc này chàng mới hiểu nỗi oan của vợ. Cái bóng lúc này lại giải oan cho Vũ Nương.
Còn cái bóng của Vũ Nương khi trở về trên sông mà ai đó trả lời đâu phải là "cái bóng" in "trên tường" như câu hỏi yêu cầu.
Đọc Tiếng gọi nơi hoang dã của Lân-đơn, ta như được đi theo đoàn người đi đào vàng lên vùng A-la-xca, bắc cực mênh mông tuyết trắng, với những cảnh, những con người với bao ấn tượng mạnh mẽ, dữ dội khôn cùng. Đặc biệt những trang viết về con chó Bấc, viết về mối quan hệ cảm động giữa Giôn Thoóc-tơn với con chó Bấc là hay nhất, cảm động nhất. Nhà văn không miêu tả ngoại hình, sinh hoạt bản năng của con chó Bấc mà đi sâu vào thế giới bên trong - thế giới tâm hồn - của con vật, hình như mang nặng tình người hiếm có, cảm động. Đoạn văn Con chó Bấc là một đoạn văn ngọt ngào chất thơ khi nói về một tình thương giao cảm thắm thiết giữa người với vật nuôi.
Có lẽ vì đã trải qua những tháng ngày kéo xe trượt tuyết nặng nhọc, gặp phải những ông chủ độc ác, con chó Bấc mới hiểu sâu sắc thế nào là tình người. Miếng ăn của nó kiếm được là roi vọt, là sự bố thí của những con người tàn nhẫn và đang khát vàng. Cho nên từ ngày con chó Bấc được Giôn Thoóc-tơn cứu sống, nó mới được sống trong “một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó”. Nó cũng đã một lần ít ỏi được hưởng hương vị của tình thương khi chưa bị bắt cóc lên bắc cực, đó là những ngày sống trong nhà ông Thẩm phán Mi-lơ giữa thung lũng Xan-ta Cla-ra mơn man ánh nắng. Con Bấc chẳng bao giờ quên những ngày tháng êm đẹp và ngắn ngủi ấy. Những lần đi săn, đi lang thang với mấy cậu con trai ông Thẩm phán “ tình cảm của Bấc cũng chỉ là thứ tình cảm làm ăn cùng hội cùng phường”. Với các cháu nhỏ ông Thẩm "đó là một thứ trách nhiệm hộ vệ trong niềm kiêu hãnh tự cao tự đại”. Còn với ông Thẩm phán “là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng".
Lân-đơn đã có một cách nói rất đặc sắc về mối quan hệ của Bấc với những thành viên trong gia đình Thẩm phán Mi-lơ. Bấc chỉ là một con chó săn, một con chó giữ nhà, và là một con chó cảnh. Thế thôi!
Còn từ ngày nó được sống với Giôn Thoóc-tơn, nó được ông chủ, ông bạn mới "khơi dậy" lên trong lòng Bấc những tình thương yêu, những tình cảm chưa hề được hưởng, chưa hề có: “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt...".
Tình cảm vui, buồn, thương yêu, giận dữ cũng tựa như dòng nước có độ tràn, có hẹp và mênh mông, có sức chảy nhanh, chậm. Mọi dòng nước đều có nguồn cũng như mọi tình cảm đều có nguồn. Cái nguồn tình cảm sâu xa mà Bấc tìm thấy ở Giôn Thoóc-tơn là anh đã “cứu sống nó”, anh là "ông chủ lý tưởng”. Những người khác nuôi Bấc là xuất phát từ nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh để Bấc đi săn, giữ nhà, là vật nuôi làm cảnh... và để kéo xe trượt tuyết đi tìm vàng. Còn Giôn Thoóc-tơn đã coi Bấc là “con cái của anh” vậy. Cái nguồn gốc ấy mới sâu sắc và cao quý, vì nó đã vượt hẳn mối quan hệ con vật với con người, đi tới mối quan hệ của tình thương, tình người. Mối quan hệ tình cảm ấy, con Bấc đã cảm nhận được bằng trực giác, bằng cảm xúc, bằng sự tinh nhạy, khôn ngoan mà chỉ có những con chó như con Bấc mới có.
Giôn Thoóc-tơn “đã chăm sóc”, lúc là một lời chào "hớn hở”, lúc là một cử chỉ "thăn ái”, lúc là anh ngồi xuống rất lâu “nói chuyện” với Bấc mà cả hai đều tương thân, đều đồng cảm, đều “thích thú”. Giôn Thoóc-tơn "có thói quen túm chặt lấy dầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm”. Với con Bấc, đó là những giây phút thần tiên mà chỉ có Giôn Thoóc-tơn mới trao cho nó trong sự vuốt ve, yêu thương. Lúc đó, con Bấc cảm thấy "không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ”, “tiếng rủa rủ rỉ bên tai”. Sự vui sướng của Bấc đến cực độ, có lúc nó cảm thấy “quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực".
Tình yêu thương giữa người và vật nuôi cũng có “cho” có “nhận" trong mối giao cảm, giao hòa, tương tác. Đây là một đoạn văn tuyệt bút nói về mối quan hệ sâu sắc, đẹp đẽ và hiếm có ấy:
“Khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động; những lúc ấy, Giôn Thoóc-tơn lại như muốn kêu lên, trân trọng: “ Tròi đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!".
Bấc như một “đứa trẻ” giàu tình cảm, nó có một kiểu biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó hay cắn vào tay Giôn Thoóc-tơn “ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu’’. Và chỉ có anh mới cảm nhận một cách hạnh phúc rằng “cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve”. Lân-đơn với tình yêu thương loài vật, với cái tài quan sát và diễn tả đặc biệt ông đã phát hiện ra, đã “sống" với những rung động, với những biến thái tâm tình, ông đã “hiểu được” ngôn ngữ riêng của một vật nuôi đã được thuần dưỡng và gắn bó lâu đời với con người, một vật nuôi khôn nhất, trung thành nhất và giàu tình cảm nhất, để nói lên một cách xúc động về mối quan hệ “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến mức cuồng nhiệt” giữa Giôn Thoóc-tơn và con Bấc.
Nếu như phần đầu, nhà văn đã lấy mối quan hệ giữa con Bấc với gia đình Thẩm phán Mi-lơ để làm nổi bật mối tình yêu thương đặc biệt giữa con Bấc với Giôn Thoóc-tơn, thì ở phần giữa ông lại so sánh cách biểu hiện tình cảm của con Bấc và những con chó khác đối với chủ, mỗi con một vẻ. “Xơ-kit có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thoóc-tơn rồi hích hích mãi cho đến khi được vỗ véề.. Ních thì... tựa cái đầu to lớn của nó lên đầu gối của Thoóc-tơn". Còn Bấc thì diễn đạt tình thương yêu bằng "sự tôn thờ”, sung sướng đến “cuồng lên” khi dược Thoóc-tơn “vuốt ve" hoặc “nói chuyện" với nó... Thế giới loài vật được Lân-đơn nhìn nhận và miêu tả như thế giới con người tràn ngập tình yêu thương và biết sống trong sự giao cảm đầy hạnh phúc! Con Bấc “thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú, xem xét, hết sức quan tâm, theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt”. Có lúc con Bấc ngắm nhìn chủ từ phía sau, và bằng linh cảm, giao cảm giữa người và chó, anh quay đầu nhìn lại, đôi mắt Thoóc-tơn "tỏa rạng tình cảm tự đáy lòng ”, còn “tình cảm của Bấc cũng ngời ánh lên qua đôi mắt nó”.
Cách ngồi, cái ngước nhìn, cái lắng nghe và theo dõi cặp mắt và ánh mắt... của con chó Bấc hiện lên trên trang văn như một linh hồn người, trong biểu cảm có chiều sâu lí trí, trong tâm hồn có cả chiều cao của tư duy. Con chó Bấc không chỉ có tình yêu thương mà còn có cả những suy nghĩ sống bên “ông chủ lí tưởmg”.
Con chó Bấc cũng có nỗi lo. Cuộc đời ba chìm bảy nổi đã qua, luôn luôn ám ảnh nó, “nó không muốn rời Thoóc-tơn một bước”. Nó luôn luôn sợ, Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời của nó như Pê-rôn và Phơ-răng-xoa và anh chàng người lai Ê-cốt đã đi qua rồi biến mất trước đây. Cả trong giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Đêm nào nó cũng tỉnh giấc giữa chừng, rồi trườn qua giá lạnh đến đứng ờ mép lều "lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ”. Chi tiết ấy là một nét vẽ cảm động gợi lên trong lòng ta nhiều cảm thương xót xa. À ra thế đó, không chỉ riêng ở con người, mà cả những vật nuôi như con chó Bấc tinh khôn, tình cảm này cũng sợ ly biệt! Nhà văn Lân-đơn đã nói được điều đó và diễn đạt bằng những hình ảnh giàu giá trị nhân bản.
Tóm lại, Lân-đơn đã lấy tình thương để tả loài vật. Ông đã miêu tả sống động, hấp dẫn hình ảnh con chó mang tình người, sống tình nghĩa thủy chung như con người. Bằng nghệ thuật tinh tế, biểu cảm trong miêu tả loài vật, Giắc Lân-đơn đã cho chúng ta thấy tình cảm yêu thương sâu sắc của ông đối với loài vật.
Nguồn: Cảm nghĩ của em sau khi đọc Con chó Bấc trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của G.Lân-đơn.
Đọc Tiếng gọi nơi hoang dã của Lân-đơn, ta như được đi theo đoàn người đi đào vàng lên vùng A-la-xca, bắc cực mênh mông tuyết trắng, với những cảnh, những con người với bao ấn tượng mạnh mẽ, dữ dội khôn cùng. Đặc biệt những trang viết về con chó Bấc, viết về mối quan hệ cảm động giữa Giôn Thoóc-tơn với con chó Bấc là hay nhất, cảm động nhất. Nhà văn không miêu tả ngoại hình, sinh hoạt bản năng của con chó Bấc mà đi sâu vào thế giới bên trong - thế giới tâm hồn - của con vật, hình như mang nặng tình người hiếm có, cảm động. Đoạn văn Con chó Bấc là một đoạn văn ngọt ngào chất thơ khi nói về một tình thương giao cảm thắm thiết giữa người với vật nuôi.
Có lẽ vì đã trải qua những tháng ngày kéo xe trượt tuyết nặng nhọc, gặp phải những ông chủ độc ác, con chó Bấc mới hiểu sâu sắc thế nào là tình người. Miếng ăn của nó kiếm được là roi vọt, là sự bố thí của những con người tàn nhẫn và đang khát vàng. Cho nên từ ngày con chó Bấc được Giôn Thoóc-tơn cứu sống, nó mới được sống trong “một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó”. Nó cũng đã một lần ít ỏi được hưởng hương vị của tình thương khi chưa bị bắt cóc lên bắc cực, đó là những ngày sống trong nhà ông Thẩm phán Mi-lơ giữa thung lũng Xan-ta Cla-ra mơn man ánh nắng. Con Bấc chẳng bao giờ quên những ngày tháng êm đẹp và ngắn ngủi ấy. Những lần đi săn, đi lang thang với mấy cậu con trai ông Thẩm phán “ tình cảm của Bấc cũng chỉ là thứ tình cảm làm ăn cùng hội cùng phường”. Với các cháu nhỏ ông Thẩm "đó là một thứ trách nhiệm hộ vệ trong niềm kiêu hãnh tự cao tự đại”. Còn với ông Thẩm phán “là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng".
Lân-đơn đã có một cách nói rất đặc sắc về mối quan hệ của Bấc với những thành viên trong gia đình Thẩm phán Mi-lơ. Bấc chỉ là một con chó săn, một con chó giữ nhà, và là một con chó cảnh. Thế thôi!
Còn từ ngày nó được sống với Giôn Thoóc-tơn, nó được ông chủ, ông bạn mới "khơi dậy" lên trong lòng Bấc những tình thương yêu, những tình cảm chưa hề được hưởng, chưa hề có: “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt...".
Tình cảm vui, buồn, thương yêu, giận dữ cũng tựa như dòng nước có độ tràn, có hẹp và mênh mông, có sức chảy nhanh, chậm. Mọi dòng nước đều có nguồn cũng như mọi tình cảm đều có nguồn. Cái nguồn tình cảm sâu xa mà Bấc tìm thấy ở Giôn Thoóc-tơn là anh đã “cứu sống nó”, anh là "ông chủ lý tưởng”. Những người khác nuôi Bấc là xuất phát từ nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh để Bấc đi săn, giữ nhà, là vật nuôi làm cảnh... và để kéo xe trượt tuyết đi tìm vàng. Còn Giôn Thoóc-tơn đã coi Bấc là “con cái của anh” vậy. Cái nguồn gốc ấy mới sâu sắc và cao quý, vì nó đã vượt hẳn mối quan hệ con vật với con người, đi tới mối quan hệ của tình thương, tình người. Mối quan hệ tình cảm ấy, con Bấc đã cảm nhận được bằng trực giác, bằng cảm xúc, bằng sự tinh nhạy, khôn ngoan mà chỉ có những con chó như con Bấc mới có.
Giôn Thoóc-tơn “đã chăm sóc”, lúc là một lời chào "hớn hở”, lúc là một cử chỉ "thăn ái”, lúc là anh ngồi xuống rất lâu “nói chuyện” với Bấc mà cả hai đều tương thân, đều đồng cảm, đều “thích thú”. Giôn Thoóc-tơn "có thói quen túm chặt lấy dầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm”. Với con Bấc, đó là những giây phút thần tiên mà chỉ có Giôn Thoóc-tơn mới trao cho nó trong sự vuốt ve, yêu thương. Lúc đó, con Bấc cảm thấy "không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ”, “tiếng rủa rủ rỉ bên tai”. Sự vui sướng của Bấc đến cực độ, có lúc nó cảm thấy “quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực".
Tình yêu thương giữa người và vật nuôi cũng có “cho” có “nhận" trong mối giao cảm, giao hòa, tương tác. Đây là một đoạn văn tuyệt bút nói về mối quan hệ sâu sắc, đẹp đẽ và hiếm có ấy:
“Khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động; những lúc ấy, Giôn Thoóc-tơn lại như muốn kêu lên, trân trọng: “ Tròi đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!".
Bấc như một “đứa trẻ” giàu tình cảm, nó có một kiểu biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó hay cắn vào tay Giôn Thoóc-tơn “ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu’’. Và chỉ có anh mới cảm nhận một cách hạnh phúc rằng “cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve”. Lân-đơn với tình yêu thương loài vật, với cái tài quan sát và diễn tả đặc biệt ông đã phát hiện ra, đã “sống" với những rung động, với những biến thái tâm tình, ông đã “hiểu được” ngôn ngữ riêng của một vật nuôi đã được thuần dưỡng và gắn bó lâu đời với con người, một vật nuôi khôn nhất, trung thành nhất và giàu tình cảm nhất, để nói lên một cách xúc động về mối quan hệ “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến mức cuồng nhiệt” giữa Giôn Thoóc-tơn và con Bấc.
Nếu như phần đầu, nhà văn đã lấy mối quan hệ giữa con Bấc với gia đình Thẩm phán Mi-lơ để làm nổi bật mối tình yêu thương đặc biệt giữa con Bấc với Giôn Thoóc-tơn, thì ở phần giữa ông lại so sánh cách biểu hiện tình cảm của con Bấc và những con chó khác đối với chủ, mỗi con một vẻ. “Xơ-kit có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thoóc-tơn rồi hích hích mãi cho đến khi được vỗ véề.. Ních thì... tựa cái đầu to lớn của nó lên đầu gối của Thoóc-tơn". Còn Bấc thì diễn đạt tình thương yêu bằng "sự tôn thờ”, sung sướng đến “cuồng lên” khi dược Thoóc-tơn “vuốt ve" hoặc “nói chuyện" với nó... Thế giới loài vật được Lân-đơn nhìn nhận và miêu tả như thế giới con người tràn ngập tình yêu thương và biết sống trong sự giao cảm đầy hạnh phúc! Con Bấc “thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú, xem xét, hết sức quan tâm, theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt”. Có lúc con Bấc ngắm nhìn chủ từ phía sau, và bằng linh cảm, giao cảm giữa người và chó, anh quay đầu nhìn lại, đôi mắt Thoóc-tơn "tỏa rạng tình cảm tự đáy lòng ”, còn “tình cảm của Bấc cũng ngời ánh lên qua đôi mắt nó”.
Cách ngồi, cái ngước nhìn, cái lắng nghe và theo dõi cặp mắt và ánh mắt... của con chó Bấc hiện lên trên trang văn như một linh hồn người, trong biểu cảm có chiều sâu lí trí, trong tâm hồn có cả chiều cao của tư duy. Con chó Bấc không chỉ có tình yêu thương mà còn có cả những suy nghĩ sống bên “ông chủ lí tưởmg”.
Con chó Bấc cũng có nỗi lo. Cuộc đời ba chìm bảy nổi đã qua, luôn luôn ám ảnh nó, “nó không muốn rời Thoóc-tơn một bước”. Nó luôn luôn sợ, Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời của nó như Pê-rôn và Phơ-răng-xoa và anh chàng người lai Ê-cốt đã đi qua rồi biến mất trước đây. Cả trong giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Đêm nào nó cũng tỉnh giấc giữa chừng, rồi trườn qua giá lạnh đến đứng ờ mép lều "lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ”. Chi tiết ấy là một nét vẽ cảm động gợi lên trong lòng ta nhiều cảm thương xót xa. À ra thế đó, không chỉ riêng ở con người, mà cả những vật nuôi như con chó Bấc tinh khôn, tình cảm này cũng sợ ly biệt! Nhà văn Lân-đơn đã nói được điều đó và diễn đạt bằng những hình ảnh giàu giá trị nhân bản.
k cho mình nha
1.He insisted on a full apology
⇒ Nothing but a full apology was acceptable to him / could satisfy him
2.He remembered, and so did she.
⇒He didn't forget, and neither did she.
3. Even though I admire him courage, i think he is foolish
Much as I admire his courage , I think he is foolish
em học lớp 6 nhưng em cũng thích tiếng anh và em cũng làm vài dạng của lớp 9 rồi trong đó có câu của chị nên em có thể làm được
Em ơi em giới thiệu bản thân và kết bạn với anh nha anh có nhiều thứ muốn hỏi lắm
They certainly lived as well as we had expected.