K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển ngành trồng trọt ở nước ta

Thuận lợi :

- Thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa

- Đất phù sa màu mỡ

- Hệ thống sông ngòi dày đặc

Khó khăn:

Thiên tai thất thường, hạn hán, mất mùa thường xảy xa

1. Tài nguyên đất
- Thuận lợi:

+ Là tư liệu sản xuất của nông nghiệp, thiếu đến sẽ không có ngành kinh tế này
- Nước ta có tổng diện tích đất canh tác khoảng 20 triệu ha. Gồm các loại đất như:
+ Đất phù sa: ở các đồng bằng và chủ yếu để sản xuất lúa nước và một số cây công nghiệp ngắn ngày. diện tích khoảng 3 triệu ha
+ Đất Feralit có diện tích khoảng 16 triệu ha với nhiều loại khác nhau tập trung phân bố ở các vùng trung du, vùng núi và cao nguyên. Chủ yếu thích hợp với các loại cây công nghiệp
=> Đây là những thuận lợi rất lớn cho nông nghiệp ở nước ta
- Khó khăn:

+ Còn nhiều diện tích đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, hiện tượng sói mòn đất và đốt nương làm rẫy gây thoái hóa đất

2. Tài nguyên khí hậu
- Thuận lợi:

+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng do vị trí và sự đa dạng về địa hình (Bắc-Nam, theo mùa và độ cao) tạo nên các kiểu khí hậu đặc trưng khá phong phú thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau
- Khó khăn:

+ Những biến động của thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng: Bão, sương muối, rét đậm….

3. Tài nguyên nước
- Thuận lợi:

+ Nước tưới rất quan trọng đối với nông nghiệp
+ Nước ta có hệ thống sông ngòi, ao hồ và đầm lầy phong phú, nguồn nước ngầm nhiều rất thuận lợi cho tưới tiêu trong nông nghiệp
+ Lượng mưa trung bình đạt 1500 – 2500 mm/năm
- Khó khăn:

+ Hạn chế: Lũ lụt về mùa mưa và hạn hán về mùa khô

4. Tài nguyên sinh vật
- Thuân lợi:

+ Là điều kiện thuận lợi cho nhân dân thuần chủng và lai tạo giống mới có năng suất cao và chống chịu hạn hán tốt

- Khó khăn:

+ Tình nguyên sinh vật đang dần cạn kiệt

+ Ô nhiễm môi trường

II. Các nhân tố kinh tế – xã hội
1. Dân cư và nguồn lao động
– Sản xuất rất cần có lao động và đây cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm
– Nước ta có hơn 80 triệu dân trong đó có tới 58,4% trong độ tuổi lao động, đây là lực lượng lao động dối dào cho phát triển nông nghiệp
– Lao động Việt Nam giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, cần cù sáng tạo và tiếp thu KHKT nhanh

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Thuận lợi:

+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ trồng trọt, chăn nuôi ngày càng được hoàn thiện và phát triển

+ Công nghiệp chế biến nông sản phát triển và phân bố rộng kháp góp phần làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển các ngành chuyên canh

- Khó khăn:

+ Thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất - kĩ thuật và trình độ khoa học kĩ thuật còn hạn chế

Hình 7.2. Sơ đồ hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp, lop 9

3. Chính sách phát triển nông nghiệp
- Thuận lợi:

+ Phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu

+ Là cơ sở động viên nông dân làm giàu. Khuyến khích sản xuất, khơi dậy và phát huy mặt mạnh của hàng nông nghiệp, tạo nhiều việc làm, ổn định đời sống nông dân

+ Tạo mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp, khai thác mọi tiềm năng có sẵn

"Cái này tớ không biết khó khăn"

4. Thị trường trong và ngoài nước
- Thuận lợi

+ Ngày càng được mở rộng thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

- Khó khăn:

+ Sự biến động của thị trường, giá cả không ổn định cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất một số cây trồng, vật nuôi quan trọng

16 tháng 9 2019

trình bày theo dạng bảng hộ nha

14 tháng 9 2019

* Xác định vĩ độ:

- Gốc nhập xạ giữa trữa tại A vào ngày 21/3 là:

ho= 90o - Vĩ độ A

➩90o- Vđộ A = 72031'

➩Vđộ A = 90o - 72o31' = 17o29'

- Vì A nằm trong vùng nội chí tuyến BBC nên A có vđộ là 17o29'B

* Xác định kinh độ:

- Điểm A có giờ sớm hơn kinh tuyến gốc là 7h12' như vậy A sẽ nằm ở phía đông kinh tuyến gốc và thuộc kinh độ:

7h12' x 15o = 108o Đ

- Vậy tđđl of điểm A là (1080 Đ, 17o29' )

Theo em thì nhân tố kinh tế xã hội là quan trọng trong sự phát triển và phân bố nông nghiệp vì :

- Dân cư và lao động: Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn, 64% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Người dân giàu kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, gắn bó với đất đai, chăm chỉ, cần cù, sáng tạo.

- Cơ sở vật chất-kỹ thuật: Ngày càng hoàn thiện. Công nghiệp chế biến nông sản phát triển đã làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển vùng chuyên canh.

- Chính sách phát triển nông nghiệp: Động viên nông dân làm giàu, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại.

- Thị trường trong và ngoài nước: Được mở rộng, thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu. vật nuôi, cây trồng. Tuy nhiên do sức mua của thị trường trong nước hạn chế. Thị trường xuất khẩu nhiều biến động ảnh hưởng đến một số cây trồng quan trọng và một số sản phẩm thủy sản.

12 tháng 9 2019

- Quần cư nông thôn:

+ Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tùy thuộc theo dân tộc và địa bàn cư trú : làng, ấp (người Kinh); bản (người Tày, Thái, Mường,...); buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); phum, sóc (người Khơ-me).

+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, do phụ thuộc vào đất đai nên các điểm dân cư nông thôn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ.

+ Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.

- Quần cư thành thị:

+ Các đô thị, nhất là các đô thị lớn ở nước ta có mật độ dân số rất cao .Ở nhiều siêu đô thị, kiểu "nhà ống" san sát nhau khá phổ biến. Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn...

+ Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Là trung tâm kinh tế , chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật quan trọng.

Giống :

Đều là những hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu.

Khác :

- Quần cư thành thị: nhà cửa tập trung với mật độ cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.
- Quần cư nông thôn: dân sống tập trung thành làng, bản. Các làng, bản thường phân tán, gắn với đất canh tác. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.

10 tháng 9 2019

Tham khảo bài báo sau:

Dân số, phát triển và chất lượng cuộc sống

Dân số của mỗi quốc gia hoặc mỗi địa phương thật sự có liên quan rất mật thiết đến sự phát triển của quốc gia, địa phương đó cũng như có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Dân số đông đem lại nguồn lao động cho sản xuất, nhất là khi trình độ cơ giới hóa, tự động hóa chưa cao. Tuy nhiên, dân số đông dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, nhất là khi cung không đáp ứng đủ cầu. Về mặt kinh tế, khi mà tài nguyên thiên nhiên, đầu tư cơ sở vật chất không đáp ứng kịp tỷ lệ tăng dân số, nạn thất nghiệp sẽ là một vấn đề nan giải. Từ đó, dẫn đến những vấn đề như người lang thang, ăn xin, thậm chí là những tệ nạn xã hội như trộm cướp, mại dâm... chưa kể đến sự đổ xô của nhiều người từ nông thôn lên thành thị tìm việc làm. Về mặt giáo dục, dân số tăng nhanh có thể vượt mức đáp ứng của hệ thống giáo dục cộng với điều kiện kinh tế gia đình khó khăn làm tăng tình trạng thất học, bỏ học dẫn đến trình độ dân trí trung bình giảm thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội cũng như chất lượng cuộc sống.

Về mặt y tế, dân số tăng nhanh vượt quá mức cung ứng sẽ dẫn đến dịch bệnh, thương tật, tử vong gia tăng, giảm sức lao động. Hậu quả nghiêm trọng nhất của việc tăng dân số là vấn đề môi trường. Việc khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi như phá rừng lấy đất canh tác, khai thác gỗ làm chất đốt, vật dụng, khai thác thú rừng, đào quặng bừa bãi... đã tàn phá trầm trọng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, gián tiếp ảnh hưởng đến các rối loạn về mặt sinh thái, gây ra nạn lụt lội, hạn hán. Dân số tăng đặc biệt ở thành thị, dẫn đến những vùng có mật độ dân cư cao, sống chen chúc, mất vệ sinh làm gia tăng các dịch bệnh, khói thải, nước thải, rác thải làm ô nhiễm môi trường. Ảnh hưởng về các mặt đã tác động mạnh đến đời sống xã hội và tâm lý của người dân. Cuộc sống khó khăn có thể dẫn đến xào xáo, mâu thuẫn trong gia đình càng làm giảm thêm chất lượng cuộc sống

10 tháng 9 2019

Câu hỏi chưa rõ ràng

Trong 2 nhóm nhân tố tự nhiên và nhóm nhân tố kinh tế xã hội. Nhóm nhân tố nào quan trọng (quan trọng ở lĩnh vực gì vậy ? ) và nhóm nhân tố nào quyết định (quyết định cái gì vậy)

23 tháng 11 2019

dia 9 nha

7 tháng 9 2019

Nông nghiệp (trồng lúa,.........)

7 tháng 9 2019

Chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt ruộng nước là chủ đạo

9 tháng 9 2019

Mỗi một vùng miền ở nước ta đều có đặc điểm tự nhiên cũng như đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau vì vậy cần phải chia thành các vùng kinh tế để có thể tập trung phát triển thế mạnh của từng vùng từ đó phát triển kinh tế của cả nước.

Chúc em học tốt!