K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2020

Kể từ năm 1978 chính quyền Trung Quốc đã cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình Liên Xô sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường trong khi vẫn duy trì thể chế chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Chế độ này được gọi bằng tên "Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc", là một loại kinh tế hỗn hợp. Các cải cách quyết liệt từ những năm 1978 đã giúp hàng triệu người thoát nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001

27 tháng 12 2020

Để đạt được mục tiêu này, chính quyền đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để tăng ngoại hối và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập, sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất. Chính phủ cũng đã tập trung vào ngoại thương như một đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Trong khi tính chính xác của các số liệu do Trung Quốc công bố vẫn là đề tài gây tranh cãi, các quan chức Trung Quốc tuyên bố thành tựu của chính sách cải tổ là GDP đã tăng 10 lần kể từ năm 1978. Nhiều nhà kinh tế quốc tế tin rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trên thực tế đã bị báo cáo giảm so với số liệu thực trong giai đoạn từ thập niên 1990 đến thập niên 2000, không phản ánh đủ sự đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân vào sự tăng trưởng này. Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia cho rằng phương pháp thống kê tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là lạc hậu và làm cho con số tốc độ tăng trưởng cao hơn thực tế.

27 tháng 12 2020

Hiện nay ngành công nghiệp quan trọng nhất Tây Nam Á là khai thác và chế biến dầu mỏ

27 tháng 12 2020

Hiện nay ngành công nghiệp quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á là: khai thác và chế biến dầu mỏ.

 

27 tháng 12 2020

xung đột tôn giáo

27 tháng 12 2020

Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí chiến lược quan trọng - nơi qua lại gữa 3 châu lục, giữa các vùng biển, đại dương, nên từ thời xa xưa tới nay đây vẫn là nơi đã xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.

=> tình hình chính trị , xã hội của Tây Nam Á không ổn định

Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có chế độ nước sông lớn vào cuối Hạ đầu Thu, cuối Đông đầu Xuân vì: chủ yếu do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

20 tháng 9 2021

lêu lêu ai biết :)))

 

27 tháng 12 2020

Dãy Hi-ma-lay-a rất đồ sộ, kéo dài và cao bậc nhất thế giới được xem như một ranh giới khí hậu giữa Trung Á và Nam Á. Đó là bức tường thành ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào làm mưa trút hết ở sườn nam với lượng mưa trung bình 2.000 – 3.000 mm/năm. Trong khi phía bên kia (sườn Bắc Hi-ma-lay-a) trên cao nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới 100 mm/năm

23 tháng 12 2022

- Về mùa đông, Hi-ma-lay-a chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống làm cho Nam Á có mùa đông ấm hơn những vùng cùng vĩ độ

- Mùa hạ Hi-ma-lay-a chắn gió Tây Nam thổi vào làm Nam Á mưa nhiều trong khi Trung Á khô hạn, ít mưa

Núi Himalaya là hàng rào khí hậu giữa Trung Á và Nam Á, vì:

Nó ngăn cản gió mùa tây nam thổi từ biển vào làm mưa trút hết ở sườn nam 2000-3000 mm/năm, trong khi ở bên sườn bắc khí hậu khô nóng và lượng mưa trung bình khoảng 100 mm/năm.

Chúc bạn học tốt~