K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 4:     Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:Buổi sớm nắng vàng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.          Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lạnh, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.          Rồi một...
Đọc tiếp

Bài 4:

     Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:

Buổi sớm nắng vàng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

          Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lạnh, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.

          Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,… Có quãng nắng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt.

         Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ thấy một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời.

                                                                               (Trích Biển đẹp Vũ Tú Nam)

a) Xác định phương thức biểu đạt chính của phần trích. Phần trích khiến em liên tưởng đến tác phẩm nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 6-HKII?

b) Nêu nội dung của đoạn trích.

c) Từ đó, em thấy mình cần phải làm gì để góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường biển của Thành phố Vũng Tàu  luôn xanh sạch đẹp?

d) Xác định biện pháp tu từ trong phần trích sau:

Buổi sớm nắng vàng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

 

 

0
BÀI 1:VĂN BẢN: ĐỌC “VỀ THĂM MẸ” CỦA ĐINH NAM KHƯƠNG(Nguyễn Hữu Quý)(1) Viết về mẹ yêu dấu, nhà thơ Đinh Nam Khương chọn thể thơ lục bát truyền thống với những hình ảnh rất quen thuộc. Lối diễn đạt giản dị, chân thật và sâu lắng rất hợp với đối tượng cần miêu tả là người mẹ nông dân. Những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi, thân...
Đọc tiếp

BÀI 1:

VĂN BẢN: ĐỌC “VỀ THĂM MẸ” CỦA ĐINH NAM KHƯƠNG

(Nguyễn Hữu Quý)

(1) Viết về mẹ yêu dấu, nhà thơ Đinh Nam Khương chọn thể thơ lục bát truyền thống với những hình ảnh rất quen thuộc. Lối diễn đạt giản dị, chân thật và sâu lắng rất hợp với đối tượng cần miêu tả là người mẹ nông dân. Những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi, thân thương.

Con về thăm mẹ chiều đông

Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà.

(2) Khởi đầu từ đây, mối liên hệ thân thuộc giữa mẹ và những vật dụng thường dùng trong gia đình đã được thiết lập. Mẹ đồng nghĩa với sự ấm áp thơm thảo trong ngôi nhà mình. Bếp chưa lên khói báo hiệu mẹ đang vắng nhà. Nhớ ngọn khói lam la đà tỏa ấm chiều hôm cũng chính là lòng con nhớ mẹ yêu dấu đấy thôi. Trong cảnh chiều đông buốt lạnh thì nỗi nhớ thương mẹ càng nhân lên gấp bội.

(3) Mẹ không có nhà. Tuy buồn, nhưng đó cũng là cơ hội để tác giả tĩnh tâm quan sát kỹ hơn những vật dụng gắn với cuộc đời tần tảo, lam lũ, thảo thơm của mẹ. Những đồ vật mẹ thường dùng rất đơn sơ và cũng như mẹ vậy đã cống hiến cho cuộc sống đến tận cùng. Đó chính là đức hi sinh của mẹ mà ta có nói đến bao nhiêu cũng không vơi cạn. Ví như: chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ thì nay khi cũ rách rồi (thành nón mê) vẫn ngồi dầm mưa trên chiếc chum tương (một món ăn thường ngày do mẹ làm ra). Cũng như chiếc áo tơi từng qua bao buổi cày bừa trên đồng cạn, đồng sâu với mẹ nay tuy đã cùn mòn rồi vẫn còn lủn củn khoác hờ người rơm ( bù nhìn dùng để xua đuổi chim chóc phá hoại mùa màng). Cái nơm hỏng vành cũng thành “ngôi nhà” ấm cúng của mẹ con gà. Hình ảnh: Đàn gà mới nở vàng ươm (lông có màu như tơ vậy) vào ra quanh một cái nơm hỏng vành thật đáng yêu. Với mẹ, hình như đồ vật nào cũng đều có sự gắn bó gần gũi, mang tình nghĩa thắm thiết, thủy chung sau trước. Đó cũng là phẩm chất của người mẹ Việt Nam.

(4) Tấm lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ đối với con được kết đặc lại, tô đậm thêm trong hình ảnh: bất ngờ rụng ở trên cành / trái na cuối vụ mẹ dành phần con. Một trái na cuối vụ đã chín muỗm ở trên cành mà mẹ vẫn dành để phần cho con đi xa. Mẹ mong lắm ngày con trở về để được nếm hương vị trái cây do tự tay mình trồng chăm. Không nhiều lời, chỉ cần một hình ảnh tiêu biểu như thế cũng đã cho ta cảm nhận sâu sắc tình yêu của mẹ đối với con.

(5) Dùng lối ẩn dụ khéo léo, chọn hình ảnh thân thuộc, phù hợp với đối tượng miêu tả và giọng thơ nhẹ nhàng tình cảm là điểm mạnh của bài thơ. Hình tượng người mẹ nông thôn Việt Nam cần cù siêng năng, hiền lành thơm thảo hiện lên rõ nét trong tác phẩm Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương. Chẳng riêng tác giả mà chúng ta cũng chung tình cảm:

Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.

Câu 1: Văn bản trên được xếp vào nhóm nào?

A. Văn bản nghị luận về một tác giả văn học

B. Văn bản nghị luận về một thể loại văn học

C. Văn bản nghị luận về tác phẩm văn học

D. Văn bản nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí

Câu 2: Yếu tố nào không có trong văn nghị luận

A. Ý kiến, quan điểm

B. Cốt truyện

C. Lí lẽ

D. Bằng chứng

Câu 3: Nối nội dung ở cột B với đoạn thích hợp ở cột A để thấy được nội dung chính của mỗi đoạn trong văn bản trên:

A

B

1. Đoạn 1

a. Nêu vai trò và nội dung của hai câu thơ đầu trong bài thơ “Về thăm mẹ”

2. Đoạn 2

b. Tổng kết, đánh giá nghệ thuật và nội dung trong bài thơ

3. Đoạn 3

c. Nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ

4. Đoạn 4

d. Cảm nhận tình yêu thương của mẹ đối với con qua hai câu thơ hay trong bài thơ

5. Đoạn 5

e. Cảm nhận về mẹ và ngôi nhà của mẹ qua lời thơ của Đinh Nam Khương

Câu 4: Ở đoạn (1), tác giả không nhắc đến yếu tố nào trong bài thơ “Về thăm mẹ”

A. Thể thơ

B. Lối diễn đạt

C. Hình ảnh

D. Vần và nhịp

Câu 5: Ở đoạn (2) người viết đã:

A. Khái quát chung về nhân vật người mẹ được nhắc đến trong hai câu thơ và được trích dẫn và trong bài thơ.

B. Cắt nghĩa những từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu ở hai câu thơ được trích dẫn

C. Nêu cảm xúc của người con trong hai câu thơ được trích dẫn

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Người viết đưa ra dẫn chứng cho đoạn (3) bằng cách

A. Chép nguyên văn những câu thơ cần bàn luận

B. Lấy lại một số hình ảnh, từ ngữ để bàn luận

C. Chuyển lời thơ của tác giả thành lời văn của mình

D. Không lấy lại các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ

Câu 7: Chỉ ra thành ngữ có trong câu sau: “Ví như chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ thì nay khi cũ rách rồi (thành “nón mê”) vẫn “ngồi dầm mưa” trên chiếc “chum tương” (một món ăn thường ngày do mẹ làm ra)”.

A. Nón mê

B. Ngồi dầm mua

C. Chum tương

D. Dãi nắng dầm sương

Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là cách người viết cảm nhận hai câu thơ được trích dẫn ở đoạn (4)

A. Đặt mình vào hoàn cảnh, cảm xúc của người mẹ để lí giải nội dung của hai câu thơ

B. Đặt mình vào tâm trạng, tình cảm của người con để lí giải nội dung của hai câu thơ

C. Đặt mình vào địa vị của một người chứng kiến, tham gia vào sự việc người con về thăm mẹ

Câu 9: Câu đầu tiên của đoạn (5) được dùng để:

A. Khái quát những thành công về nghệ thuật của bài thơ

B. Chỉ ra những điểm mới mẻ trong cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả

C. Liệt kê những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ

D. Nêu những đóng góp của tác giả đối với nền văn học

Câu 10: Trong các ý dưới đây, những ý nào là nét đặc sắc của văn bản trên?

A. Có bố cục rõ ràng

B. Nêu rõ ý kiến của người viết, lí lẽ và dẫn chứng phù hợp

C. Diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, có những cảm nhận tinh tế

D. Tất cả các ý trên

Câu 11: Qua văn bản, người viết thể hiện thái độ, tình cảm gì với bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương?

A. Ca ngợi sự giản dị của bài thơ

B. Ca ngợi sự độc đáo của bài thơ

C. Ca ngợi cái hay, cái đẹp của bài thơ

D. Ca ngợi sự mới mẻ của bài thơ

Câu 12: Qua cách viết của tác giả ở đoạn trích, em học được điều gì khi viết một bài văn nghị luận?

A. Nêu ý kiến một cách rõ ràng

B. Đưa ra lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, đầy đủ

C. Sử dụng nhiều yếu tố miêu tả, tự sự

D. A, B đúng

 

 

0
4 tháng 1 2022

kết bạn đi

4 tháng 1 2022

Ok mik kb 

4 tháng 1 2022

Chào bạn, mình là Mai Linh

4 tháng 1 2022

– Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

– Khác nhau:

+ Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau (Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.).
 
+ Trong khi đó, các sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ phải có những nét tương đồng với nhau (tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác).

4 tháng 1 2022

hết k đc r mai k lại cho nha :>

4 tháng 1 2022

Trâu vốn là loài vật quen thuộc gắn bó với đời sống Việt Nam. Hình ảnh con trâu hiền lành chăm chỉ gắn bó với công việc. Loài trâu Việt Nam được thuần hóa và được bắt đầu từ trâu đầm lầy có đặc tính hiền lành, dễ bảo không hung dữ và nổi loạn như trâu rừng và trâu không thuần. Trâu được nuôi rộng rãi ở Việt Nam và đặc biệt là những vùng nông thôn. Giống đực thì có thân hình to, béo hơn trâu cái, nó có hai cái sừng to và dài trên đầu, cong vút, trán rộng phẳng còn trâu cái thì có thân hình gầy hơn trâu đực nhưng lại linh hoạt trong việc di chuyển. Chân trâu rất to và chắc có thể chống đỡ cơ thể. Đuôi trâu ta và dài thường phe phẩy để đuổi những con vật như muỗi, ruồi. Chính những đặc điểm này lên trâu mới thích hợp với việc ruộng lúa, dễ nuôi, dễ bảo nên có thể chung sống hòa thuận với người nông dân.

 Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu là người bạn thân thiết của người dân và gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và chúng được xem như biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

     Trâu bắt nguồn từ loài trâu rừng. Lông trâu thường có màu xám đen, thân hình vạm vỡ. Với đôi sừng nhọn, uốn cong như hình một lưỡi liềm. Chúng được con người sử dụng làm đồ trang sức. Trâu là loài động vật thuộc lớp có vú. Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày. Một con trâu đực trung bình cày bừa từ 3 - 4 sào còn trâu cái có thể cày bừa từ 2 - 3 sào.

     Trong những thời đại trước trâu còn dùng để kéo xe, chở hàng và có thể kéo tải trọng từ 400 - 500kg. Con trâu còn có thể kéo gỗ củi và hàng hóa. Trâu cung cấp cho ta rất nhiều sản lượng về lương thực và sữa. Đem bán thịt trâu cũng thu được những khoản tiền đáng kể. Người ta thường trồng cây xen lẫn các cây ăn quả, phân trâu ủ xanh là thuốc bón tốt nhất cho cây. Trâu chính là tài sản nên rất được người dân chăm sóc rất chu đáo.

     Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiêu là trò như đọc sách, thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu.

     Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. Ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ “Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ” để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.

     Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho “nhân khang, vật thịnh”.

     Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những “kháp đấu” giữa các “ông trâu”. Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các “kháp đấu” giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.

     Con trâu đã gắn bó với người những người nông dân Việt Nam. Nó không những mang lại cho những người nhân dân việt nam về mặt vật chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần. Con trâu còn gắn bó với những lễ hội tiêu biểu của người dân Việt Nam. Nó đã là biểu tượng của của làng quê việt nam và Đất nước Việt Nam.

ngắn gọn nhất có thể