Câu 4: Tại sao nói sán lá gan lưỡng tính?
Câu 5: Trình bày vòng đời của sán lá gan? Sán lá gan thích nghi với phát tán nòi giống như thế nào?
Câu 6: Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
sự thích nghi của thú với điều kiện sống lại phong phú và đa dạng vì :
+ Thú hô hấp hoàn toàn bằng phổi
+ Hệ thần kinh dạng ống phát triển cho phép hình thành nhiều tập tính học được từ đó dễ dàng thích nghi với điều kiện sống
+ Hệ cơ , xương vận động linh hoạt thuận tiện cho các hoạt động bắt mồi , kiếm ăn , chạy chốn kẻ thù ..
+ Tuần hoàn : 2 vòng tuần hoàn , tim 4 ngăn , máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Sinh trưởng: là sự tăng lên về kích thước, khối lượng và thể tích của tế bào , mô, cơ quan của cơ thể thực vật. Phát triển : là toàn bộ những biến đổi bên trong diễn ra theo chu trình sống dẫn đến những thay đổi về chức năng sinh lý và phát sinh hình thái của cơ thể thực vật.
Ví dụ : Từ hạt hình thành cây mầm.
- Lợi ích:
+ Đối với tự nhiên:
. Tạo nên vẻ đẹp cho thiên nhiên
. Có ý nghĩa sinh thái đối với biển
+ Đối vs đời sống con người:
. Làm đồ trang trí, trang sức
. Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi
. Hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất
. Làm thực phẩm có giá trị
- Tác hại:
+ 1 số loài sứa gây ngứa, gây độc cho con người
+ Đảo đá ngầm san hô gây cản trở đến giao thông đường biển
Cấu tạo và dinh dưỡng:
- Cơ thể đơn bào.
- Dinh dưỡng:dị dưỡng.
- Ko có bộ phận di chuyển.
- Sinh sản vô tính.
Vòng đời:
- Trùng sốt rét do muỗi Anophen truyền vào máu người, chúng chui vào hồng cầu và sinh sản rất nhanh, cho nhiều trùng sốt rét mới. Sử dụng các chất nguyên sinh vòng cầy rồi chui ra, và lại chui vào vòng cầu khác. Tiếp tục vòng đời của mik.
- Con đường truyền dịch bệnh do muỗi Anophen mới.
Biện pháp phòng chống bệnh sốt rét:
- Phòng bệnh: Vệ sinh môi trường sống:phá nơi ẩn nấp của muỗi Anophen.
- Tuyên truyền ngủ phải móc màn.
- Phát thuốc chữa cho người bệnh.
- Uống thuốc phòng bệnh khi có dịch.
k nếu đúng
đặc điểm chung của động vật nguyên sinh là
- cơ thể đảm nhiệm mọi chức năng
- dị dượng tự dưỡng ,di chuyển bằng chân giả lông bơi hoặc bị tiêu giảm , sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi
Trùng roi xanh (Euglena viridis) sống ở nước, chúng tạo nên các mảng váng xanh trên bề mặt ao, hồ. Trùng roi xanh là một cơ thể động vật đơn bào cỡ nhỏ (≈ 0,05mm). Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có một roi dài xoáy vào nước giúp cơ thể vừa tiến vừa xoay. Cấu tạo gồm nhân và chất nguyên sinh chứa các hạt diệp lục như thực vật, các hạt dự trữ, điểm mắt và không bào co bóp. Ở nơi có ánh sáng, nhờ các hạt dự trữ mà trùng roi dinh dưỡng kiểu tự dưỡng như thực vật, còn ở chỗ tối trùng roi vẫn sống nhờ đồng hóa các chất dinh dưỡng có trong nước (dị dưỡng). Hô hấp nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào, bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp. Sinh sản vô tính theo cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể: nhân phía sau cơ thể phân đôi trước, chất nguyên sinh và các bào quan lần lượt phân chia, cuối cùng cá thể phân đôi theo chiều dọc cơ thể tạo thành 2 trùng roi mới. Trùng roi có tính hướng sáng, cảm nhận ánh sáng nhờ điểm mắt và bơi về chỗ sáng nhờ roi bơi.
Tập đoàn trùng roi[sửa | sửa mã nguồn]
Trên mảng xanh ở ao, hồ hoặc ở vài giếng ta thường gặp các hạt hình cầu có đối xứng mặt trời, đường kính khoảng 1mm bơi lơ lửng, xoay tròn. Đó là các tập đoàn trùng roi (hay còn gọi là tập đoàn Vôn-vốc (Vonvox). Mỗi tập đoàn có hàng nghìn cá thể trùng roi hình quả lê có 2 roi xếp thành một lớp bề mặt, roi hướng ra ngoài giúp tập đoàn di chuyển. Tập đoàn trùng roi sinh sản vừa vô tính vừa hữu tính:
Tập đoàn trùng roi dù có nhiều tế bào nhưng chỉ được coi là một nhóm động vật đơn bào vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập. Tập đoàn trùng roi được coi là hình ảnh của mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.
Dinh dưỡng[sửa | sửa mã nguồn]
Ở nơi có ánh sáng trùng roi dinh dưỡng như thực vật (tự dưỡng). Nếu cho chúng vào chỗ tối lâu ngày chúng sẽ mất dần màu xanh và sẽ chuyển sang dị dưỡng. Chúng vẫn sống được nhờ đồng hoá những chất hữu cơ có sẵn hoà tan do các sinh vật khác chết phân huỷ ra (dị dưỡng). Hô hấp của trùng roi nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào. Không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm tiết rồi thải ra ngoài, góp phần điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể.
Sinh sản[sửa | sửa mã nguồn]
Trùng roi sinh sản vào khoảng cuối xuân, đầu mùa hạ, thường là sinh sản vô tính rất nhanh. Khi sinh sản, nhân phía sau cơ thể phân đôi trước, sau đó chất nguyên sinh và các bào quan lần lượt phân chia. Cuối cùng, cá thể phân đôi theo chiếu dọc cơ thể tạo thành 2 trùng roi mới. Gọi tắt là sinh sản vô tính theo cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể.
Trùng roi di chuyển bằng gì?
Trùng roi di chuyển nhờ roi. Khi di chuyển, đầu trùng roi tiến về phía trước. Các roi xoáy vào nước như mũi khoan để tạo lực cho trùng roi di chuyển. Nhờ tác dụng của lực khoan của các roi vào nước nên trùng roi di chuyển rất nhanh trong nước.
Nêu cách dinh dướng của trùng roi
Ở nơi có ánh sáng trùng roi dinh dưỡng như thực vật (tự dưỡng). Nếu cho chúng vào chỗ tối lâu ngày chúng sẽ mất dần màu xanh và sẽ chuyển sang dị dưỡng. Chúng vẫn sống được nhờ đồng hoá những chất hữu cơ có sẵn hoà tan do các sinh vật khác chết phân huỷ ra (dị dưỡng).
Động vật nguyên sinh là một dạng sống đơn giản, mặc dù cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào hoàn chỉnh, chúng có thể thu lấy thức ăn, tiêu hóa, tổng hợp, hô hấp, bài tiết, điều hòa ion và điều hòa áp suất thẩm thấu, di chuyển và sinh sản.
HT~~~
Có hai loại cây ở vùng ôn đới. Một loại rụng hết lá vào mùa đông và một loại không bị rụng lá về mùa đông. Ở nước ta cây cối xanh tươi khắp cả bốn mùa vì mùa đông không có tuyết và không quá lạnh. Những cây không rụng lá ở vùng ôn đới là những cây lá kim.
Tại các nước ôn đới khi mùa đông đến khí hậu trở nên lạnh giá và khô hanh, thời tiết này mưa rất ít nên lượng nước ở trong đất ít đi. Vì thế nên các loài cây đều rụng lá. Điều này là do bên ngoài của lá có rất nhiều lỗ khí, những lỗ này thoát ra rất nhiều nước.
Sau khi lá rụng sẽ có thể giảm bớt được sự tiêu hao của nước. Trong khi đó cây tùng và cây bách không rụng lá là vì lá của chúng rất nhỏ bé, giống như cái kim, vì vậy nên việc tiêu hao nước chẳng đáng là bao. Do đó nó không cần phải rụng lá khi mùa đông tới.
nhanh hộ mình dg cần gấp
Câu 1: Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Đặc điếm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là:
+ Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chu. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột rồi sau đó phân thành nhiều nhánh nhỏ đế’ vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
+ Mặt khác, sán lá gan đẻ rất nhiều trứng và ấu trùng cũng có khả năng sinh sản làm cho số lượng cá thế ở thế hệ sau rất nhiều. Cho nên, dù tỉ lệ tử vong cao, chúng vẫn còn sống sót và phát triển để duy trì nòi giống.
Câu 2: Vì sao trâu, bò nước ta mác bệnh sán lá gan nhiều?
Hướng dẫn trả lời:
- Chúng sống và làm việc ở môi trường đất ngập nước, trong đó có nhiều ốc nhỏ là vật chú trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
- Trâu bò ở nước ta thường uống nước và gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán, sẽ được đưa vào cơ thể bò.
Câu 3: Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan?
Hướng dẫn trả lời
- Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.
Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.
Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ. bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán.
Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.