K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một hôm, người trồng nho bắt gặp trong vườn mình con sáo nhỏ đang rỉa những quả nho chín mọng trên cành. Ông bèn lớn tiếng nhiếc móc con chim kia là đồ trộm cắp đáng khinh. Chim bèn hỏi lại: - Thế nếu không có tôi bắt sâu giữ bọ suốt mùa qua thì liệu đã có vườn quả hôm nay không? - Mi ăn sâu bọ như người ta ăn thịt trứng. Ta không đòi trả tiền thì thôi,lại còn kể công sao? - Một...
Đọc tiếp

Một hôm, người trồng nho bắt gặp trong vườn mình con sáo nhỏ đang rỉa những quả nho chín mọng trên cành. Ông bèn lớn tiếng nhiếc móc con chim kia là đồ trộm cắp đáng khinh. Chim bèn hỏi lại: - Thế nếu không có tôi bắt sâu giữ bọ suốt mùa qua thì liệu đã có vườn quả hôm nay không? - Mi ăn sâu bọ như người ta ăn thịt trứng. Ta không đòi trả tiền thì thôi,lại còn kể công sao? - Một vài quả nho mà đổi được vườn nho, sao ông lại tiếc? - Ta không cần mi, hãy cút đi đồ ăn hại. Người trồng nho giận dữ ném đất đánh đuổi chim đi. Mùa sau, chim đi biệt không trở lại. Sâu bọ phá hết vườn nho không còn một lá. Bây giờ, người trồng nho mới cất tiếng than: "Ôi, ta tiếc vài chùm nho nhỏ để làm mất cả vườn nho!". Câu 1 (1,0 điểm). Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? Câu 2 (1,0 điểm). Hãy đặt nhan đề cho văn bản? Câu 3 (1,0 điểm). Phép tu từ được sử dụng trong văn bản trên là gì? Người trông nho đã gặp tình huống gì? Vì sao đến cuối cùng người trồng nho lại phải cất tiếng than? Câu 5 (1,0 điểm). Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bài học cuộc sống qua văn bản trên?

0
7 tháng 11 2021

Dàn ý 

Tham khảo :

1. Mở bài

- “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi là bài số 43 trong chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” của “Quốc âm thi tập”.

- Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả.

2. Thân bài

- Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên là cuộc sống ngày hè:

  • Cây hòe màu xanh lục có tán lá giương cao che rợp.
  • Cây thạch lựu bên hiên nhà đang tràn trề sắc đỏ.
  • Hoa sen màu hồng đang tỏa ngát hương thơm.

=> Qua những chi tiết trên ta thấy cảnh vật tươi tắn, rực rỡ.

- Với động từ: “rợp, phun, tiễn” ta thấy cảnh vật ngày hè sinh sôi nảy nở.

- Cùng với từ láy: “đùn đùn, lao xao, dắng dỏi” đã tô thêm bức tranh ngày hè sôi động náo nhiệt.

- Tác giả đã sử dụng đảo ngữ: “lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve” cho ta thấy cuộc sống yên bình, hạnh phúc, ấm no.

- Nhà thơ đã cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác nhìn thấy cây hòe màu xanh lục, thạch lựu màu đỏ, hoa sen màu hồng, những chú ve, người dân làng chài.

- Ngoài ra nhà thơ đã nghe thấy âm thanh những người dân làng chài cười nói và tiếng ve râm ran trong chiều ta như tiếng đàn dội lên.

- Nhà thơ còn ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt của hoa sen.

=> Nguyễn Trãi là người yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống.

- Ta thấy được tác giả ung dung dạo chơi ngắm cảnh qua câu “rồi hóng mát thuở ngày trường”.

- Tác giả mong ước có cây đàn của vua ngu thuấn để hát ca ngợi cuộc sống thái bình.

- Lúc nào, Nguyễn Trãi cũng khao khát mang lại cuộc sống hạnh phúc ấm no cho dân.

=> Nguyễn Trãi là người yêu nước thương dân.

3. Kết bài

- Đánh giá về nội dung bài thơ, tấm lòng của Nguyễn Trãi.

 
7 tháng 11 2021

TL:

Tham khảo :

phân tích 

Thiên nhiên là nguồn cảm hứng thơ bất tận, để người nghệ sĩ mài mực viết nên những trang hoa tờ hoa của mình. Đến với Cảnh ngày hè người đọc bắt gặp một bức tranh thiên nhiên mới mẻ, sinh động, giàu sức sống nội lực toát ra từ chính cảnh vật. Điều khiến bài thơ trở nên đặc biệt là ở chỗ, bức tranh cảnh ngày hè được pha trộn giữa những đường nét mới mẻ hiện đại, đậm chất sống nguyên sơ của cuộc sống đời thường - điều vô cùng hạn chế trong văn học trung đại, kết hợp với chất liệu cổ điển của một mùa hè đã đi vào điển tích, từ đó khiến bài thơ mang đậm dấu ấn riêng của hồn thơ Nguyễn Trãi.

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”.

Với cương vị là một bậc công thần của dân tộc, ngày ngày mang vác trên vai gánh nặng chính sự, quốc sự thì hình ảnh Nguyễn Trãi trong câu thơ đầu này quả thực có chút lạ lẫm. Nhưng “Hóng mát thuở ngày trường”, phần nào cho người đọc thấy một tâm thế khác của Nguyễn Trãi, ông phải chăng đã tạm gác việc triều chính, thế sự nhiễu nhương sang một bên, tạm lánh đục về trong, sống đời sống của một hiền nhân thanh cao không vướng bụi trần. Phần nào có lẽ cũng vì thế, mà tâm hồn thi sĩ, tình yêu thiên nhiên trong thi nhân đã khiến những cảnh sắc thiên nhiên vốn thân thuộc, bình dị trở nên mơn mởn sức sống sức xanh:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Nếu trong thơ Mới ta bắt một thế giới hữu sắc đa hương, mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ thì ngược dòng thời gian trở về trước, văn học trung đại còn kiềm tỏa sự sáng tạo và cái tôi nghệ thuật. Thiên nhiên cũng không được tự do thể hiện bản sắc đa dạng và sức sống nội lực của nó, thiên nhiên trong văn học trung đại vẫn là những ước lệ điển hình mà người sau kẻ trước noi theo. Thế nhưng, đến với Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, ta dường như cảm nhận được một nội lực khác tỏa ra từ bài thơ. Vẫn là những hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên ngày hè, nào hòe, nào lựu, và cả hồng liên trì. Cái mới lạ ở đây là cách Nguyễn Trãi gọi dậy sức sống ở trong từng loại thảo mộc, là ở ngòi bút rất có hồn của thi nhân như đã điểm bút lực vào cho cả những thứ tưởng rất đỗi vô tri. Các động từ mạnh “đùn đùn, phun, tiễn” cho thấy sức sống căng tràn, dồi dào, thấy được nhựa sống đang lên trong lòng vạn vật. Thơ trung đại ưa vẻ đẹp của cái tĩnh, thanh trong vị, đạm trong màu sắc, ít khi nào ta thấy thiên nhiên trong thơ trung đại có những chuyển động mạnh, ấy vậy mà trong thơ Nguyễn Trãi sự sống như đang phun trào từ chính bản thân của cảnh vật. Đó không chỉ là sức sống, mà còn là nội lực sống căng tràn, tưởng như đang chảy tràn trên trang sách. Nghe thấy được những chuyển động tế vi, mạch sống quý giá ấy bên trong cảnh vật thiên nhiên, Nguyễn Trãi qủa nhiên phải là một hồn thơ vô cùng tinh tế với những sợi tơ đàn bén nhạy đến độ. Có được cảm quan đó, hẳn đấy phải là một tâm hồn yêu thiên nhiên, và rạo rực với niềm tin vào cuộc sống, vào dòng lưu chuyển đất trời. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi nhờ những chuyển động mạnh mẽ đầy nội lực ấy mà bớt đi vẻ đài các cao sang ước lệ của văn chương cổ điển, mà mang đậm hơi thở của cuộc sống:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

Ở trên là bức tranh thiên nhiên rạo rực sức sống, thì ở dưới là hình ảnh cuộc sống bình dị, câu trên là dân dã thường ngày câu dưới lại vẫn pha chút ước lệ cổ điển của văn học trung đại. Rõ ràng, trong tâm niệm của người Việt, hình ảnh chợ biểu hiện phần nào chất lượng cuộc sống, ở câu thơ này, chợ cá “lao xao”, phần nào thấy được cuộc sống no đủ, tấp nập, buôn bán huyên náo của người dân chứ không còn “lác đác bên sông chợ mấy nhà nữa”. Chính những gợi ý nho nhỏ từ câu thơ này, mà ở dưới mong ước của bậc trung quân, yêu nước thương dân càng thêm sâu sắc, rõ nét:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương".

Điển tích đàn Ngu cầm của vua Nghiêu Thuấn là hình ảnh về đời sống nhân dân an cư lạc nghiệp, thái bình thịnh trị. Từ đây, có thể hiểu tấm lòng tác giả đó là ông khao khát, mong muốn, mong mỏi nhân dân có cuộc sống an lạc, thái bình, không trải qua cảnh binh đao giày xéo. Chính ước mơ ấy đã phần nào giúp ta hiểu hơn về tấm lòng Nguyễn Trãi, một nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ.

Bằng việc sử dụng sinh động, linh hoạt các động từ mạnh mang đến nội lực từ bên trong sự vật, Nguyễn Trãi dường như không chỉ đang khắc họa bức tranh mùa hè mà còn đang khiến sự vật tự họa mình trên trang viết, tự thể hiện sức sống nội lực, căng tràn của chính nó, có lẽ vì thế mà dẫu sử dụng kết hợp một vài chất liệu cổ điển đã cũ đã quen, bài thơ của Nguyễn Trãi vẫn để lại dấu ấn riêng của hồn thơ ông. Đặc biệt, đằng sau bức tranh thiên nhiên, điều đọng lại làm xúc động trái tim người đọc là tấm lòng lo cho nước, thương dân của nhà thơ.

Bằng chiếc thuyền tâm hồn có mái chèo là ngòi bút, Nguyễn Trãi đã mang cả tâm hồn yêu thiên nhiên và cái đẹp vào trang viết, để khiến sự vật như hồi sinh và thể hiện sức sống nội lực bên trong cảnh vật. Bên cạnh đó, một cách giản dị và sâu sắc bài thơ còn khiến người đọc thêm ngậm ngùi và thấm thía bởi tấm lòng cao cả của Nguyễn Trãi khi luôn một lòng yêu nước, thương dân.

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: “Đêm đọc sách soi mình vào câu chữ Học hỏi thêm được rất nhiều chiều thế sự Học uyên thâm của tri thức loài người Đêm đọc sách gặp lại thầy lại bạn Hiểu rõ ra mình dốt nát vô cùng Còn ngu muội u mê chưa sáng Biết cố lên hướng thượng đến muôn trùng Đêm đọc sách biết mình còn sống Dầu già đi từng sát na buồn Từng trang sách là...
Đọc tiếp
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: “Đêm đọc sách soi mình vào câu chữ Học hỏi thêm được rất nhiều chiều thế sự Học uyên thâm của tri thức loài người Đêm đọc sách gặp lại thầy lại bạn Hiểu rõ ra mình dốt nát vô cùng Còn ngu muội u mê chưa sáng Biết cố lên hướng thượng đến muôn trùng Đêm đọc sách biết mình còn sống Dầu già đi từng sát na buồn Từng trang sách là khổ công lao động Của bao người của tác giả của ngàn phương Đêm đọc sách tâm vô cùng hạnh phúc Đắm mình trong thế giới của ngôn từ Học lắng nghe học những điều nhẫn nhục Biết yêu thương thông cảm hốt nhiên cười” ( Bài thơ “Đêm đọc sách” , Trần Minh Hiền) Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? (0,5điểm) Câu 2: Chỉ ra những cảm xúc của tác giả khi đọc sách đêm ? (0,5điểm) Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về hình ảnh “công lao động” trong hai câu thơ sau? (1.0 điểm) “Từng trang sách là khổ công lao động Của bao người của tác giả của ngàn phương” Câu 4: Nội dung của ý thơ sau gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì? (1,0 điểm) Đắm mình trong thế giới của ngôn từ Học lắng nghe học những điều nhẫn nhục Giúp em gấp với ạ:((((((
0
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: “Đêm đọc sách soi mình vào câu chữ Học hỏi thêm được rất nhiều chiều thế sự Học uyên thâm của tri thức loài người Đêm đọc sách gặp lại thầy lại bạn Hiểu rõ ra mình dốt nát vô cùng Còn ngu muội u mê chưa sáng Biết cố lên hướng thượng đến muôn trùng Đêm đọc sách biết mình còn sống Dầu già đi từng sát na buồn Từng trang sách là...
Đọc tiếp
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: “Đêm đọc sách soi mình vào câu chữ Học hỏi thêm được rất nhiều chiều thế sự Học uyên thâm của tri thức loài người Đêm đọc sách gặp lại thầy lại bạn Hiểu rõ ra mình dốt nát vô cùng Còn ngu muội u mê chưa sáng Biết cố lên hướng thượng đến muôn trùng Đêm đọc sách biết mình còn sống Dầu già đi từng sát na buồn Từng trang sách là khổ công lao động Của bao người của tác giả của ngàn phương Đêm đọc sách tâm vô cùng hạnh phúc Đắm mình trong thế giới của ngôn từ Học lắng nghe học những điều nhẫn nhục Biết yêu thương thông cảm hốt nhiên cười” ( Bài thơ “Đêm đọc sách” , Trần Minh Hiền) Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? (0,5điểm) Câu 2: Chỉ ra những cảm xúc của tác giả khi đọc sách đêm ? (0,5điểm) Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về hình ảnh “công lao động” trong hai câu thơ sau? (1.0 điểm) “Từng trang sách là khổ công lao động Của bao người của tác giả của ngàn phương” Câu 4: Nội dung của ý thơ sau gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì? (1,0 điểm) Đắm mình trong thế giới của ngôn từ Học lắng nghe học những điều nhẫn nhục
0
4 tháng 11 2021

Sau khi Cám nghe Tấm kể về việc sắc đẹp có được sau lần hồi sinh của mình. Cám về thuật lại cho mụ dì ghẻ nghe. Nghe xong hai mẹ con Cám cùng bàn cách để cho sắc đẹp của mình được đẹp hơn. Cám cũng học theo leo lên ngọn cây cau mọc ở bờ ao,mụ dì ghẻ chuẩn bị sẵn một con dao sắc đợi cho Cám leo lên gần ngọn cây rồi bắt đầu chặt. Cám hí hửng sau mỗi nhát chặt cây của mụ dì ghẻ, và rồi cây đổ, Cám rơi xuống ao, chết. Nhưng khác với Tấm, lần này Cám chết cùng với lòng tham và cái ác. Còn mụ dì ghẻ thấy con mình chết mà không hồi sinh thì trong lòng sinh uất ức lâm bệnh mà chết.

Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ke-lai-truyen-tam-cam-voi-mot-ket-thuc-khac-h1993

4 tháng 11 2021

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (1,0 điểm): Người mẹ được tác giả miêu tả: đợi con, tóc hóa ngàn lau trắng, lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng.

Câu 3 (1,5 điểm): Ý nghĩa 2 câu thơ: khắc họa nỗi vất vả, cơ cực trong cuộc đời mẹ bao năm trời bôn ba với gió sương để kiếm kế sinh nhai nuôi sống những người con của mình đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương và sự biết ơn, trân trọng trước công lao ấy của những người con.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.

b. Thân bài

* Giải thích

Tự học là khả năng tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động mà không dựa dẫm vào ai.

* Phân tích

- Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai.

- Tự học giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

- Tự học giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì.

- Tự học giúp mỗi chúng ta trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.

* Chứng minh

Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình.

* Phản biện

Có những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Những người này đáng bị phê phán.

c. Kết bài

Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 2 (5,0 điểm):

a. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện bằng lời kể của cá bống.

b. Thân bài

* Hoàn cảnh gặp gỡ Tấm Cám và chứng kiến câu chuyện

- Tôi sống ở một con sông nhỏ, ngày ngày thong thả vui chơi.

- Một hôm tôi vừa tỉnh giấc đã thấy mình nằm trong một thứ gì đó khá chật chội, tối om.

- Lát sau tôi được quay trở về với dòng nước mát nhưng ở một nơi khác có hình tròn và chật chội hơn dòng sông. Tôi sống ở đó nhiều ngày liên tiếp.

- Có cô gái tên là Tấm hằng ngày đến cho tôi ăn, làm bạn với tôi; tôi chứng kiến cuộc sống của cô gái bất hạnh này.

* Diễn biến câu chuyện

- Một hôm, nghe tiếng gọi cho tôi ăn, tôi ngoi mặt nước để ăn. Bỗng một hôm khi nghe thấy tiếng gọi tôi ngoi lên thì lại bị vớt lên.

- Hai người phụ nữ vẻ dữ dằn bắt tôi ăn thịt, xương bị vùi vào đống tro bếp. Tấm cho gà trống nắm thóc rồi nhờ tìm giúp xương tôi, lấy chôn vào bốn chân giường.

- Ít lâu sau, nhà vua mở hội tìm vợ. Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc nhà không cho đi. Cô được Bụt giúp nên có bộ trang phục đẹp đẽ để đi dự hội. Không may làm rơi chiếc giày nhưng chính chiếc giày đó đã giúp nàng trở thành vợ của vua.

- Thế nhưng, trong lần về nhà giỗ cha, Tấm bị dì ghẻ lừa leo lên cây cau rồi bị ngã chết do dì đứng dưới chặt gốc cây. Sau đó bà ta lại đem Cám vào cung thay thế Tấm.

- Tấm không chết mà hóa thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi rồi hóa thành cây thị. Kì lạ là cây chỉ có một quả, được một bà lão qua đường đem về để nơi góc giường.

- Một hôm, nhà vua đi qua quán nước của bà thấy miếng trầu têm cánh phượng, gặng hỏi cuối cùng tìm được Tấm và đưa nàng về cung. Mẹ con Cám về sau cũng bị trừng phạt. Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua.

c. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa câu chuyện.