nêu cảm nhận vè bài thơ NHớ Rừng
ko chép mạng , làm 1 đoạn ngắn thoy cx dc
làm dc cho 10tkkk
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ngày xửa ngày xưa có 1 bác thợ xây săn bắn rất giỏi con thú nào gạp bác ta thì tới số. Một hôm chuẩn bị đi săn bác mang mấy que tăm và bác chèo thuyền lên núi thì thấy con khỉ đực cho con bú.Bác liền phi que tăm xuyên đầu khỉ. Con khỉ trợn mắt lên biến thành super saiyan s4 plus và đạp bác bay 15 trượng
ÔNG:chào ông.
BÀ:chào bà.
ÔNG:bà mặc váy đẹp đấy.
BÀ:(nghe ông nói xong thì nhớ ra).
BÀ:Cuộc đời thật lắm bất công.Hôm nay em mặc váy nhưng quyên mặc quần.
Câu chuyện cười nha :
Mk sẽ kể cho bạn nghe nếu bạn ko cười
bạn sẽ chết đấy hãy cười đi ko bạn sẽ chết
: )
1.Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
2.Nếu có người hỏi bạn rằng “Mục đích học tập của bạn là gì?” thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Thực ra mục đích học tập của mỗi người tuy không giống nhau ở cái đích đến nhưng giống nhau ở quá trình. Mỗi người trong quá trình học tập và rèn luyện của mình đều có một mục đích chung và chia nhỏ thành nhiều mục đích riêng. Vậy mục đích học tập là gì?
Lê nin từng nói “Học, học nữa, học mãi” có ý nghĩa quan trọng đối với việc học, ông muốn nhấn mạnh đến sự học, rằng học không bao giờ là đủ, là thừa, học đến suốt cuộc đời chúng ta vẫn thấy có quá nhiều điều mà bản thân mình không biết.
Mục đích học tập chính là kết quả cuối cùng của quá trình học tập, khi bạn học thì bạn mong muốn nhận lại được gì từ việc học này. Đó chính là mục đích học tập
Học để biết cũng chính là một mục đích và là mục đích đầu tiên của mỗi người khi tiếp xúc với việc học. Những kiến thức về văn hóa, xã hội, kinh tế cơ bản, khái quát nhất là những điều mà mỗi người có thể nắm được sau khi học. Khi biết được kiến thức thì bạn sẽ tự tin khi mọi người hỏi về vấn đề đó.
Học để làm là mục đích sau khi đã biết được kiến thức. Học để làm người, làm việc, làm giàu cho và xã hội đều là những mục đích của quá trình học tập. Bạn sẽ nhận ra rằng mình có thể làm được gì, theo đuổi được gì từ khi thu nhận được những kiến thức trên ghế nhà trường và trong cuộc sống này.
Học để chung sống, để hòa đồng, để bắt nhịp được với cuộc sống đang xoay vần chuyển nhịp từng ngày. Bạn sẽ nhận ra nếu như không chịu khó học tập, tìm hiểu thì bạn sẽ trở thành người luôn đi phía sau, tụt hậu, bị lãng quên. Như vậy mục đích này sẽ khiến cho bạn có thêm động lực để học, để rèn luyện từng ngày.
Mục đích của học tập rất rộng, nếu bạn không biết được mục đích của sự học là gì thì bạn sẽ không thể tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp nhất. Khi nhận ra đâu là mục đích chính thì bạn sẽ không phải loay hoay và tìm ra được định hướng cho tương lai.
Việc xác định mục đích học tập vô cùng quan trọng, nó giúp cho bạn không những có định hướng mà còn rút ngắn thời gian đi tìm câu trả lời học để làm gì. Thông thường những người biết xác định mục đích học tập là những người sẽ sớm hơn.
Việc bạn học đại học, chọn một ngành học phù hợp với khả năng và với đam mê của mình chính là việc bạn đã biết xác định được mục đích sau này bạn sẽ làm được gì.
Bên cạnh đó, có không ích người không biết mình học làm gì, bởi họ đang “học cho người khác”, vì gia đình, vì khuôn khổ mà học theo ý người khác để rồi đánh mất đi nhiều điều quan trọng nhất.
Bởi vậy mục đích học tập rất quan trọng, bạn cần phải tìm cho mình một riêng của việc học để theo đuổi giác mơ của mình.
Cụ tổ bên ngoại của Trừng, người họ Phạm, húy là Bân, có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương.
Người thường đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp kẻ tật bệnh cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị. Dẫu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không né tránh. Bệnh nhân đến chữa tới khi khỏe rồi đi. Cứ như vậy, trên giường không lúc nào vắng người.
Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được người đương thời trọng vọng.
Một lần, có người đến gõ cửa, mời gấp:
- Nhà có người đàn bà, bỗng nhiên nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét.
Nghe vậy, ngài theo người đó đi ngay. Nhưng ra tới cửa thì gặp sứ giả do vương sai tới, bảo rằng:
- Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, vương triệu đến khám.
Ngài nói:
- Bệnh đó không gấp. Nay mệnh sống của người nhà người này chỉ ở trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát nữa sẽ đến vương phủ.
Quan Trung sứ tức giận nói:
- Phận làm tôi, sao được như vậy? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng?
Ngài đáp:
- Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.
Nói rồi, đi cứu người kia. Họ quả được cứu sống. Lát sau, ngài đến yết kiến, vương quở trách. Ngài bỏ mũ ra, tạ tội, bày tỏ rõ lòng thành của mình. Vương mừng nói:
- Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.
Về sau, con cháu của ngài làm quan lương y đến hàm ngũ phẩm, tứ phẩm có tới hai ba vị. Người đời đều khen ngợi họ không để sa sút nghiệp nhà
Năm ấy khi tôi còn là đứa học sinh năm lớp một, vừa chọt choẹt bước vào giản đường tiểu học với tâm hồn còn ngây ngô của một đứa trẻ. Việc học các môn đầu tiên là bắt buộc trước khi chính thức bước vào thế giới học đường, nhiều người hay gọi vui là nơi" Những con người suy nghĩ không bình thường" có đất dụng võ. Thầy đã hỏi một câu mà tôi chắc rằng tất cả chúng ta đều nắm rõ câu trả lời:" Tiên trách kỷ, rồi gì nữa mấy em".
Tôi thầm nghĩ:" Trời ạ! Làm như lớp Mầm không bằng." Đầu nghĩ thế, nhưng miệng vẫn trả lời:" Dạ hậu trách nhân ạ".
Ông cười:" Sai rồi, Tiên trách kỷ - Hậu không trách nhân."
Ông cha ta hay gọi chung dân gian có dạy:" Tiên trách kỷ - Hậu trách nhân". Câu nói quả thực không sai. Khi vấp ngã trên đường đời, chúng ta cần phải xem xét bản thân trước khi đổ lỗi cho mọi người xung quanh. .Chẳng hạn khi ta thất bại trong công việc, ta cần trách là chính bản thân mình chưa chuẩn bị kĩ càng, chưa siêng năng,.. Còn những ai đổ lỗi cho việc không đủ thời gian, không được làm việc trong môi trường tốt, do xui xẻo,... là những người không có trách nhiệm với bản thân, công việc. Tuy nhiên việc làm sau đó là gì nữa? Trách bản thân xong ta lại quay ra ăn vạ, trách làng trách xóm như anh Phèo của nhà văn Nam Cao hay sao.
Bạn tôi ơi, tiên trách kỷ là rất tốt, sau đó phải không trách nhân nữa, thế mới là người trách nhiệm toàn vẹn.
Hậu trách nhân để làm gì khi kết quả không thể thay đổi được. Mọi thứ vẫn nằm y nguyên, trong khi tình cảm thì lại tan vỡ vì những câu "trách" vô ý. Quả thực, chữ trách ở đây chỉ dành riêng cho việc trách bản thân, còn trách người thì lại không phù hợp, Có người bảo tôi rằng," không trách nó lần sau nó lại làm hỏng rồi sao?" Thế bạn định trách làm sao. "Trách" thường đi kèm với chữ "móc", gộp chung lại thành "trách móc". Thế là lâu lâu cứ "móc" ra rồi lại "trách". Vì thế, tôi thành thực khuyên bạn nên trách bản thân trước đã, "tại sao mình lại không hướng dẫn, kiểm tra nó kĩ càng?". Bạn đã làm rồi ư? Tốt, tôi tin là sau khi làm việc này xong bạn không còn muốn trách ai nữa.Thay vào đó một bài hướng dẫn kĩ càng sẽ là sự lựa chọn tốt hơn trong tình huống này.
Một số khác lại than rằng:" Tôi trách bản thân nhiều rồi, giờ phải cho tôi trách người khác với chứ, trách mình hoài cảm thấy ăn năn khó chịu lắm." Tôi cười :" Có những lúc bạn cầu mong đó là lỗi của mình chứ không phải của người khác ấy chứ. Biết mình còn lỗi, nghĩa là còn tiến bộ, còn phát triển. Mình hoàn hảo nhưng công việc vẫn thất bại là xong rồi đấy..."
Nên nhớ rằng:
1. Đừng làm điều mà không mang lại kết quả tốt hơn.
2. Khi trách bản thân đủ, bạn sẽ tìm ra cách tốt hơn thay vì trách người khác.
3. Và cuối cùng, chẳng ai lại muốn bị trách "móc" cả.
Vì thành Đại La nằm ở nơi trung tâm trời đất, có thế đẹp ''rồng cuộn hổ ngồi,đúng ngôi sao nam bắc đông tây'',đất rộng bằng ,cao thoáng,đỡ chịu ngập lụt, trồng trọt thuận lợi ,giao thông thuận tiện
Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, nhu cầu về giao tiếp, kết bạn là một điều thiết yếu đối với mỗi con người. Nhưng số ít trong chúng ta không chú trọng việc chọn bạn để chơi mà chơi với những người vô văn hóa, không được giáo dục thì chẳng bao lâu họ liền sa vào những thứ ăn chơi nơi vũ trường, quán bar… nhưng nguy hiểm nhất vẫn là tệ nạn ma túy – con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV/ AIDS.
Hầu hết mọi người trong chúng ta đều biết ma túy là thứ nguy hiểm nhưng chưa chắc rằng chúng ta thức sự biết được mức độ nguy hiểm của nó. Ma túy được làm từ miền Bắc nước ta và đã bị nhà nước nghiêm cấm. Chúng có nhiều dạng khác nhau như dạng viên, dạng bột… và dạng tiêm là dạng nguy hiểm đến tính mạng con người nhiều nhất. Vì khi tim ma túy, chưa chắc rằng đó là một kim tiêm giữ vệ sinh – không virus. Những người sử dụng ma túy không biết rằng họ đã dẫn đường cho virus vào cơ thể để nó phá hoại chính mình.
Đã sa vào ma túy thì xem như là tự giết chết bản thân mình. Đầu tiên là sức khỏe người nghiện: họ trông xơ xác, gầy gò, không còn sức sống và hầu như mất khả năng lao động. Tiếp theo là gia đình của họ: gia đình có người nghiện ma túy thì bầu không khí luôn ãm đạm, nặng nề, những người thân của họ luôn phải buồn rầu vì họ; rồi dẫn đến sức khỏe yếu đi kéo theo chất lượng lao động – thu nhập gia đình theo đà mà suy sụp. Họ luôn phải nhìn người thân của mình quằng oại trong đau đớn khi lên cơn nghiện vì thiếu thuốc. Họ không thể kèm lòng mình trong cảnh tượng đó và họ đã tiếp tay cho người nghiện để không phải đau đớn vì thấy người thân của mình chẳng khác gì đang đứng bên bờ vực của sự sống và cái chết.
Đó là những gia đình còn quan tâm đến người nghiện, mặc dù việc làm của họ không đúng khi vẫn để người nghiện sử dụng ma túy. Còn những gia đình thì bỏ rơi người nghiện, xa lánh và mặc kệ họ. Họ sẽ sống như thế nào khi đã lỡ sa vào con đường này mà không nhận được sự quan tâm của người thân để đưa họ về sự sống thực sự? Họ sẽ đi lang thang, không nhà không cửa. Khi lên cơn nghiện, họ không thể làm chủ chính mình và có thể có những hành vì cướp đoạt tài sản, giết người… để rồi quãng đời sau này phải ở trong căn phòng đầy bóng tối và bao quanh là bốn bức tường nơi nhà tù.
Có lẽ chúng ta không biết rằng họ - những người nghiện ma túy cũng muốn trở lại cuộc sống ấm êm bên gia đình, bạn bè và người thân; nhưng họ không đủ nghị lực để vượt qua bởi không nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình và người thân. Khi nghĩ lại, chúng ta thực sự quá vô tâm với họ, nhưng chúng ta vẫn còn kịp thời gian để kéo họ trở lại với ánh sáng. Chúng ta hãy cùng mở rộng vòng tay chào đón họ trở về với chúng ta bằng cách xây dựng trại cai nghiện cũng như tổ chức những chương trình mang tính cộng đồng ủng hộ những người trong trại cai nghiện. Nếu không may, những người mắc bệnh AIDS – thời kì cuối của sự nhiễm HIV vì sử dụng ma túy thì chúng ta hãy thấp lên những tia sáng cuối cùng trong cuộc đời họ.
Là học sinh chúng ta, cần phải bảo vệ chính mình khỏi tệ nạn ma túy bằng cách tìm hiểu sự nguy hiểm của ma túy và tuyên truyền cho mọi người về tác hại của chúng. Đừng vì một phút sao lãng bởi những lời rủ rê của bạn bè mà đánh mất chính mình để sa vào con đường hầu như không có đường quay lại nếu không nhận được những tia sáng mở đường cho họ trở về cuộc sống bình yên với gia đình. Những tia sáng đó là gì? Những tia sáng là những sự quan tâm, giúp đỡ của động đồng với họ.
Ngay bây giờ, ngay lúc này, chúng ta hãy đón họ trở về với cuộc sống của chính họ để họ - những người đã một lần sa vào con đường nghiện ngập có cuộc sống hạnh phúc bên người thân và gia đình. Để đất nước chúng ta trở thành nước không có người phải chết hoặc không có niềm vui vì ma túy.
ok bạn
bạn muốn làm khổ nào
mk làm cho
MÀY ĐANG CHÉP MẠNG