K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2019

- Lao động nước ta đang có sự chuyển dịch phân theo khu vực kinh tế:
+Lao động trong ngành nông lâm thủy sản từ năm 1995-2007 giảm 17,3% còn 53,9%. Tuy nhiên lao động trong ngành này vẫn chiếm tỉ trọng lớn.
+Lao động trong ngành công nghiệp xây dựng và dich vụ tăng tỉ trọng ( dẫn chứng trong Alat)
- Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch từ thành phần nhà nước sang thành phần ngoài nhà nước (dẫn chứng)
- Lao động giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị (dẫn chứng Alat)

Cơ cấu ngành KT chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH:
+ Tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng – dịch vụ. Giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư
+ Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm
– Trong nội bộ các ngành cũng chuyển dịch
+ Nông – lâm – ngư: giảm nông nghiệp, tăng ngư nghiệp. Trong nông nghiệp: giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi.
+ Công nghiệp: CN chế biến tăng, CN khai thác giảm. Tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, giảm các sản phẩm chất lượng không cao, không phù hợp với nhu cầu thị trường
+ Dịch vụ: nhiều loại dịch vụ mới ra đời: viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ…
– Sự chuyển dịch như trên để đáp ứng với nền kinh tế thị trường và để hòa nhập với thế giới

30 tháng 10 2019

Kết quả nối

1 - g

2 - e

3 - d

4 - h

5 - c

6 - a

Chúc em học tốt!

-Dịch vụ các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người .

- Bao gồm 3 nhóm ngành :

+ DV tiêu dùng : thương nghiệp , dv sửa chữa , khách sạn ,nhà hàng , dv cá nhân và cộng đồng .

+DV sản xuất : giao thông vận tải , bưu chính viễn thông , tài chính , tín dụng , kinh doanh tài sản tư vấn .

+DV công cộng : khoa học công nghệ , giáo dục , y tế , văn hóa , thể thao , quản lí nhà nước , đoàn thể và bảo hiểm xã hội .

- Khi kinh tế phát triển thì dịch vụ trở lên đa dạng.

6 tháng 11 2019

* Dịch vụ bao gồm một tập hợp các hoạt động kinh tế rất đa dạng và phức tạp.Đó là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người, chia thành: dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng.

-Dịch vụ tiêu dùng gồm:

+Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa.

+Khách sạn, nhà hàng,

-Dịch vụ sản xuất gồm:

+Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.

+Tài chính, tín dụng.

+Kinh doanh tài sản, tư vấn.

-Dịch vụ công cộng gồm:

+Khoa học công nghệ, văn hóa , giáo dục, y tế, thể thao.

+Quản lí Nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc

*Đặc điểm phát triển của ngành dịch vụ nước ta hiện nay:

-Khu vực dịch vụ ở nước ta chỉ chiếm 25% lao động nhưng lại chiếm 38,5% trong cơ cấu GDP năm 2002.

-Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ ở nước ta đang phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và thế giới.

-Tỉ trọng của nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của các ngành dịch vụ(53,1%); dịch vụ sản xuất chiếm 26,8%; dịch vụ công cộng chiếm 22,2%.

-Dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng là hai loại hình dịch vụ quan trọng, nhưng còn chiếm tỉ lệ thấp cho thấy ngành dịch vụ nước ta chưa thật sự phát triển.

-Việt Nam đang trở thành thị trường thu hút nhiều công ti nước ngoài mở các hoạt động dịch vụ, nhất là trong các lĩnh vựa: tài chính, ngân hàng, du lịch, bảo hiểm, giáo dục đại học,...Điều này càng cho thấy rõ khả năng thu lợi nhuận của các ngành dịch vụ .

-Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phải dựa trên trình độ công nghệ cao,lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật tốt.Đây là một thách thức trong phát triển các hoạt động dịch vụ ở nước ta.

Số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta:

* Số dân: năm 2002 số dân nước ta là 79,7 triệu người, đứng thứ 14 thế giới.

* Tình hình gia tăng dân số của nước ta:

- Dân số nước ta tăng nhanh và liên tục trong giai đoạn 1954 – 2003: từ 23,8 triệu người lên 80,9 triệu người (tăng gấp 3,5 lần).

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: có xu hướng giảm nhưng còn nhiều biến động

+ Giai đoạn 1954 – 1960: gia tăng tự nhiên tăng đột biến và cao nhất (từ 1,1% lên 3,9%).

Đây là thời kì “bùng nổ dân số” ở nước ta.

+ Giai đoạn 1960 – 2003: gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần nhờ kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình (từ 3,9% xuống 1,4%).

sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế_xã hội trong đó các nhân tố tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp tuy nhiên sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố kinh tế-xã hội bằng kiến thức đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận định này học 24hsự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta phụ thuộc vào...
Đọc tiếp

sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế_xã hội trong đó các nhân tố tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp tuy nhiên sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố kinh tế-xã hội bằng kiến thức đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận định này học 24hsự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế_xã hội trong đó các nhân tố tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp tuy nhiên sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố kinh tế-xã hội bằng kiến thức đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận định này

trả lời giúp mình nhanh nhé

1

Nhân tố kinh tế xã hội:

- Dân cư và lao động: Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn, 64% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Người dân giàu kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, gắn bó với đất đai, chăm chỉ, cần cù, sáng tạo.

- Cơ sở vật chất-kỹ thuật: Ngày càng hoàn thiện. Công nghiệp chế biến nông sản phát triển đã làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển vùng chuyên canh.

- Chính sách phát triển nông nghiệp: Động viên nông dân làm giàu, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại.

- Thị trường trong và ngoài nước: Được mở rộng, thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu. vật nuôi, cây trồng. Tuy nhiên do sức mua của thị trường trong nước hạn chế. Thị trường xuất khẩu nhiều biến động ảnh hưởng đến một số cây trồng quan trọng và một số sản phẩm thủy sản.

Dân tộc thiểu số Địa bàn cư trú
Tày, Nùng,Dao,Thái, Mường,... Trung du miền núi Bắc Bộ
Thái, Mường, Tày, Mông, Bru- Vân Kiều,... Bắc Trung Bộ
Gia Rai, Bana, Ê dê, M'nong , Cơ Ho,... Tây Nguyên
Hoa, Chăm, Khơ me,.... Đông Nam Bộ
Kinh,... Đồng bằng sông Hồng
Kinh,... Đồng bằng sông Cửu Long

27 tháng 10 2019

Nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương vì:

  • Có vị trí dịa lí thuận lợi cho việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa, các mối liên hệ có tính truyền thống.
  • Thị hiếu con người tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng nên dễ xâm nhập thị trường.
  • Tiêu chuẩn hàng hóa không cao, phù hợp với trình độ sản xuất còn thấp của Việt Nam.

Nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương vì:

- Thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm các quốc gia như Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây- li-a.

- Đây hầu hết là các quốc gia thuộc khu vực châu Á (đặc biệt khu vực Đông Nam Á), có nhiều nét tương đồng với nước ta trong văn hóa phương Đông như: ăn uống, trang phục, làm đẹp…nên các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đáp ứng được thị hiếu của khu vực này.

- Ngược lại các thị trường châu Âu, Bắc Mỹ là những thị trường khó tính, nét văn hóa khác biệt với Việt Nam.

+ Nhận xét:

- Lúa được trồng trên khắp nước ta.

- Các vùng tròng lúa chủ yếu phân bố ở vùng đồng bằng: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng tròng lúa lớn nhất, kế đó là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh,…

- Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên có các cánh đồng lúa với diện tích nhỏ hơn.

+ Giải thích:

- Đất phù sa màu mỡ và có diện tích lớn, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào thích hợp cho việc canh tác lúa.

- Nguồn nhân lực đông, cơ sở vật chất kĩ thuật của công nghiệp phát triển, nhất là mạng lưới thủy lợi.

27 tháng 10 2019

- Việt Nam là một trong những trung tâm xuất hiện sớm nghề trồng lúa ở Đông Nam Á. Lúa được trồng trên khắp đất nước, nhưng tập trung nhiều nhất ở hai vùng trọng điểm là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài ra, một số đồng bằng lớn ở miền Trung cũng phát triển cây lúa như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Giải thích: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện để phát triển cây lúa nước.

+ Địa hình đồng bằng châu thổ rộng lớn, hình thành các vùng thâm canh với quy mô lớn.

+ Đất phù sa màu mỡ do hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình, sông Tiền – sông Hậu bồi đắp.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, ổn định; nguồn nước sông ngòi ao hồ khá dồi dào cung cấp đủ nguồn nước cho hoạt động canh tác.

+ Được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học trong nông nghiệp: giống mới chịu hạn, chịu mặn, chống sâu bệnh, cho năng suất cao…, phân bón, hệ thống thủy lợi…

+ Dân cư đông, lực lượng lao động dồi dào, người dân có kinh nghiệm trong canh tác, thâm canh lúa nước.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đồng bằng sông Hồng là vùng dân cư đông nhất cả nước, đồng bằng sông Cửu Long có dân đông, tiếp giáp với Đông Nam Bộ là vùng dân cư đông đúc.


27 tháng 10 2019

Nguyên nhân khách quan, nước ta là nước đông dân, xếp thứ 8 ở khu vực châu Á. Mỗi năm, cả nước cung cấp thêm khoảng 1 triệu lao động. Lao động ngày càng tăng, trong khi đó nền kinh tế còn phát triển chậm, không thể đáp ứng và giải quyết hết số lượng lao động. Vì vậy, mỗi năm số lao động thất nghiệp và thiếu việc làm lại tăng lên và trở thành bài toán nan giải cho đất nước. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là nguồn lao động nước ta có trình độ kém, tỉ lệ chưa qua đào tạo cao nên không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.....

Giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt của nước ta vì:

- Kinh tế nước ta chậm phát triển nên:

+ Ở nông thôn: thiếu việc làm (thời gian rỗi 22.3%)

+ Ở thành thị: thất nghiệp 6%

- Nước ta có nguồn lao động dồi dào và phát triển

- Lực lượng lao động hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn