"Bài văn" kể trải nghiệm với thầy cô hoặc bạn bè ở trường trung học cơ sở
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
Chúc bạn học tốt!
no máy mình lag lắm nên gửi một lần ra cả đống tin nhắn sợ máy bạn ko load được
Thật khó để có thể nói hết được ý nghĩa của mái ấm gia đình, khó có thể dùng từ ngữ nào diễn tả được sự hạnh phúc của một tổ ấm đầy yêu thương.
Em luôn cảm thấy may mắn vì gia đình của em là một gia đình hạnh phúc, dù ban ngày mỗi người một công việc ở những nơi khác nhau nhưng đến tối là tất cả đều tụ họp đông đủ sum vầy bên nhau.
Gia đình em gồm bốn thành viên, bố mẹ em và chị gái của em, sau khi tan làm và tan học mọi người trở về nhà cùng nhau dọn dẹp. Bố thì tưới cây, chị thì quét sân, còn em phụ mẹ nấu cơm, bữa cơm tối luôn thịnh soạn nhất, mẹ nấu nhiều món ngon ai cũng thích ăn. Nhà em thường ăn cơm lúc 7 giờ tối, cả nhà quây quần bên chiếc bàn tròn nhỏ ở giữa nhà bếp, mọi người ăn rất ngon miệng và vui vẻ. Sau khi ăn và dọn dẹp bát đĩa xong cả nhà lại cùng nhau quây quần trong phòng khách, em cùng chị gọt hoa quả mời bố mẹ và cả nhà cùng ăn, chuyện trò rất vui vẻ. Bố hỏi em và chị ngày hôm nay đi học như thế nào, dù có điểm thưởng hay không bố vẫn khen và tặng em một cái thơm. Công việc của bố mẹ tuy rất mệt và căng thẳng nhưng khi về nhà bố mẹ lại là những người tươi vui nhất, không hề than vãn dù nửa lời, chỉ lắng nghe lời kêu của con cái rồi mỉm cười động viên.
Em nhận ra dù chỉ là khoảnh khắc gia đình sinh hoạt ngắn ngủi buổi tối nhưng đó chính là thứ keo tốt nhất gắn kết tình cảm gia đình
Đã bao giờ bạn nhớ về mái trường xưa, mái trường trung học cơ sở nơi mà bạn từng đi qua và dừng chân tại đó trên bước đường trưởng thành. Với tôi, mái trường trung học cơ sở đưa tôi rời khỏi những ngây thơ, rời khỏi những gì mà người lớn hay cho là trẻ con. Chính nơi đây tôi học được cách kết bạn, chính nơi đây tôi hiểu được sự cố gắng và học tập quan trọng đến nhường nào, cũng chính nơi đây là nơi đầu tiên cho tôi đặt nền tảng cho ước mơ và tương lai của bản thân.
Ngôi trường trung học cơ sở mà tôi học nằm trong một tỉnh nhỏ, không khí nơi đó rất trong lành, nắng thì nhẹ chẳng gây gắt, gió thì chỉ là những cơn gió thoảng đến mùa có lạnh lắm thì cũng chỉ làm ta thấy hơi lạnh đôi chút cũng chẳng rét buốt. Ngôi trường đó là nơi tôi bắt đầu học mọi thứ để làm nền tảng cho tôi bước vào đời, nơi có những người bạn do tôi làm quen, do tôi dùng sự chân thành để trở nên thân thiết là nơi mà thầy cô yêu thương học sinh nhưng lại chẳng thể hiện mà chỉ để lại cho chúng tôi những la mắng khi không học bài, để lại những lời nhắc nhở tuy nhỏ nhẹ nhưng đối với chúng tôi là răn đe. Tuy là nói vậy nhưng thật ra thầy cô luôn quan tâm đến chúng tôi, có gì không hiểu thầy cô luôn sẳn sàng giải đáp. Nơi đó là nơi để lại cho tôi nhiều kí ức và kỉ niệm, nơi mà mỗi giờ ra chơi chúng tôi phải tập trung ngoài sân tập bài thể dục nhịp điệu, nơi mà những trò chơi dân gian luôn được ưa thích nhất là những trò như đá cầu, nhảy dây hay thậm trí là banh đũa, ngoài những giờ ra chơi thoải mái thì chúng tôi còn cùng nhau họp nhóm, cùng làm bài tập chỉ cho nhau những lỗi sai và cũng gây ra nhiều tranh cãi khi mỗi người một đáp án khác nhau. Là những lần cả lớp cùng cố gắng để xếp hạng trường có thể đứng đầu về tác phong nề nếp cũng như năng lực học tập, là những ngày cuối tuần khi họp lớp luôn bị nêu tên trên bảng và bị phạt có lẽ đó là những giây phút căng thẳng nhất của thời học sinh cấp hai . Tuổi học trò đi qua mau để lại cho chúng tôi những giờ học thêm dai dẳng chẳng dứt, ngoài học chính chúng tôi còn cố gắng để bổ sung kiến thức để ôn tập lại những gì đã học một cách tốt nhất chuẩn bị cho kì thi bước vào cấp ba, bước vào ngôi trường mới, ngôi trường với chuyên ngành chúng tôi muốn học sau này. Những ngày tháng đó bận rộn và vất vả, ai cũng muốn bước vào ngôi trường mới để thực hiện những ước mơ, thực hiện những gì mà bản thân mong muốn bao lâu nay nhưng khi đi rồi cũng là lúc chia tay thầy cô, chia tay bạn bè, mỗi đứa một phương mỗi đứa một ước mơ khác nhau chẳng thể đi cùng nhau mãi. Chỉ bấy nhiêu thôi mà thấy buồn, mái trường mà tôi gắn bó suốt 4 năm rồi tôi cũng phải xa, con đường quen thuộc từ xa lại cảm thấy gần, những hàng quán trên đường tự lúc nào đã nhớ như in trong đầu, tất cả những điều ấy đều là những kỉ niệm, kỉ niệm đẹp nhưng chẳng thể níu giữ.
Ai cũng có nơi mà mình mãi nhớ, tôi cũng vậy mái trường trung học cơ sở nơi tôi sẽ mãi nhớ chẳng quên, nơi mà những người bạn khi gặp lại nhau vẫn có thể mỉm cười, nơi mà thầy cô và học sinh bao năm không gặp vẫn có thể nhớ nhau, hỏi thăm nhau. Nơi đó là nơi con người đối với nhau bằng tình cảm bằng sự yêu thương và chân thành.