K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hà Nội và TPHCM là hai vùng kinh tế trọng điểm vì:

- Có Hà Nội là thủ đô nên nơi đây là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật của đất nước

- Giao thông vận tải thuận lợi

- Đông dân cư, người dân có kinh nghiệm trong KH-KT

- Có vốn đầu tư nước ngoài

- Có nhiều đô thị, siêu thị, chợ lớn

- Có các trung tâm dịch vụ, dịch vụ tư vấn,...

28 tháng 10 2019

1.

Vì:
​- Dân số đông, nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. Mỗi năm tăng thêm một triệu lao động.
- Kinh tế chưa thực sự phát triển
- Người lao động Việt Nam còn hạn chế về cả thể lực và kinh tế
=> Thiếc việc làm và thất nghiệp phổ biến
- Thành thị: Tỉ lệ thất nghiệp cao: 6% (2003)
- Ở nông thôn do hạn chế thờ vụ trong nông nghiệp 77,7%
=> Hậu quả: Kinh tế kém phát triển
- Xã hội mất ổn định
- Dễ xảy ra các vấn đề xã hội phức tạp

28 tháng 10 2019

2.

- Những hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:

  • Việc tăng nhanh dân số sẽ làm cho kinh tế không theo kịp với mức tăng của dân số.
  • Tăng nhanh dân số sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, cho việc phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, gây tắc nghẽn giao thông, vấn đề nhà ở.
  • Gây bất ổn về xã hội
  • Sẽ làm suy giảm tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường
  • * Câu 3 :
  • Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp sau:

    - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

    - Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

    - Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý tới các hoạt động dịch vụ.

    - Tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

    - Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

    - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.



28 tháng 10 2019

- Những hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:

  • Việc tăng nhanh dân số sẽ làm cho kinh tế không theo kịp với mức tăng của dân số.
  • Tăng nhanh dân số sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, cho việc phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, gây tắc nghẽn giao thông, vấn đề nhà ở.
  • Gây bất ổn về xã hội
  • Sẽ làm suy giảm tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường…Biện pháp
  • Tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp cơ bản và hữu hiệu.Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao độngHai là, phê chuẩn và thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) liên quan đến thị trường lao động nước ta, đặc biệt là nước ta hiện nay đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế.
  • Ba là, phát triển mạnh khu vực dân doanh
    Bốn là, Nhà nước cùng các doanh nghiệp quan tâm đào tạo công nhân có trình độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hóa đối với lao động trẻ, khỏe, nhất là ở khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động đang có nhu cầu thu hút mạnh.
    Năm là, mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước.
    Sáu là, mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Cần mở rộng đào tạo và đào tạo lại số lao động nước ta để có cơ cấu hợp lý ở 3 trình độ như trên.
    Bảy là, đa dạng hóa các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà nước, của tư nhân và quốc tế; áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần hình thành thị trường phù hợp với pháp luật.

28 tháng 10 2019

3.

* Những giải pháp để giải quyết việc làm:

- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.

- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn. 

- Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.

- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm.

4.

Sự phân bố dân cư giữa các vùng ở nước ta là không đồng đều

28 tháng 10 2019

3.

- Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:

+ Về kinh tế: tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và hiệu quả.

+ Xã hội: gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội.

+ Môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí)

- Những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.

+ Giảm sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…cho người dân, đặc biệt ở khu vực đô thị.

+ Vấn đề việc làm cho lao động được giải quyết, giảm tình trạng thất nghiệp.



28 tháng 10 2019

TP.Hồ Chí Minh là địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương ứng 4.363 người/km2.

27 tháng 10 2019

#Hoc24:

2,Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long vì:

- Có nguồn nguyên liệu phong phú từ nông – ngư nghiệp:

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của nước ta nên nguồn nguyên liệu từ ngành sản xuất lương thực rất lớn, đặc biệt là lúa gạo. Diện tích và sản lượng lúa chiếm hơn 51% cả nước.

+ Ngoài ra, đây là vùng có nghề cá phát triển hàng đầu cả nước, sản lượng thủy sản hơn 1/2 cả nước.

+ Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới.

- Đây là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của nước ta (gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả ...).

15 tháng 12 2019

1. Đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta và giải thích ?

- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi: Đồng bằng chiếm 80% dân số, trung du miền núi chiếm 20% dân số trong khi có 3/4 diện tích lãnh thổ

- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa nông thôn và thành thị : Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn, 26% dân số sống ở thành thị (2003)

- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam

- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều trong phạm vi nhỏ (VD: ở đồng bằng sông Hồng dân cư tập trung đông ở Hà Nội, thưa thớt ở rìa phía Bắc)

- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều do nhiều nhân tố

+ Nhân tố tự nhiên như: khí hậu, nước, địa hình, đất đai, khoáng sản, sinh vật

+ Nhân tố kinh tế, xã hội, lịch sử: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, vấn đề chuyển cư

3. Vấn đề sử dụng lao động ở nước ta ?

- Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế xã hội của đất nước số lao động có việc làm ngày càng tăng trong giai đoạn 1991 - 2003 đa số lao động hoạt động trong ngành kinh tế tăng từ 30,1 triệu người lên 41,3 triệu người. Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.

- Việc sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế cũng có những chuyển biến phần lớn lao động nước ta nằm trong khu vực ngoài quốc doanh, lao động làm trong khu vực nhà nước chỉ chiếm 9,6%

-Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng 11,9% diện tích toàn quốc.Ở đây, trên nền nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo của khí hậu thể hiện hết sức rõ rệt
-Đất đai phì nhiêu đã tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm. Điều kiện tự nhiên ưu đãi cùng với sự quy hoạch của nhà nước, biến khu vực này thành vựa lúa lớn của cả nước đã làm cho hoạt động sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng Sông Cửu Long trở thành hoạt động chủ yếu, thường xuyên.Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước
-Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển

27 tháng 10 2019

Các trung tâm công nghiệp lớn. Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

27 tháng 10 2019
Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.