K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2023

- Trạng thái tồn tại: rắn (nước đá, băng, tuyết), lỏng (nước ao, hồ, biển,…), khí (hơi nước trong khí quyển).

- Phân bố trong các đại dương, trên lục địa, trong các lớp đất đá, trong khí quyển và cả trong cơ thể sinh vật.

14 tháng 12 2022

NNgày 1.1 mặt trời không lên thiên đỉnh

1 tháng 9 2023

Đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa của các trạm khí tượng trên thế giới

Trạm khí tượng

Hà Nội (Việt Nam)

U-pha (LB Nga)

Va-len-ti-a (Ai-len)

Yếu tố nhiệt độ (0C)

Tháng cao nhất

29 (VII)

19 (VII)

17 (VIII)

Tháng thấp nhất

18 (XII)

-6 (I)

8 (I)

Biên độ nhiệt

11

25

9

Yếu tố lượng mưa (mm)

Tổng lượng mưa

1894

584

1416

Chế độ mưa

Hai mùa rõ rệt (mùa mưa, mùa khô)

Mưa nhỏ nhưng quanh năm

Mưa nhiều vào thu - đông

Tháng mưa nhiều

365 (VII)

90 (VII)

190 (XII)

Tháng mưa ít

20 (I)

35 (IV)

85 (V)

3 tháng 2 2023

- Yêu cầu số 1 và 2: Phạm vi các đới khí hậu và sự phân hóa các kiểu khí hậu thuộc các đới: nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới.

Đới khí hậu

Vĩ độ

Kiểu khí hậu

Xích đạo

0 - 50

 

Cận xích đạo

5 - 100

 

Nhiệt đới

100 - 23,50

- Nhiệt đới lục địa

- Nhiệt đới gió mùa

Cận nhiệt đới

23,50 - 400

- Cận nhiệt lục địa

- Cận nhiệt gió mùa

- Cận nhiệt Địa Trung Hải

Ôn đới

400 - 66,50

- Ôn đới lục địa

- Ôn đới hải dương

Cận cực

66,50 - 74,50

 

Cực

74,50 - 900

 

Yêu cầu số 3: Việt Nam nằm ở đới khí hậu nhiệt đới, thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa

14 tháng 12 2022

Đây là hiệu ứng fơn do ảnh hưởng của địa hình. Loại gió này có ở vùng Bắc Trung Bộ của nước ta, gọi là gió Lào. Gió từ vịnh Thái Lan thổi vào theo hướng Tây Nam, đem theo nhiều hơi nước, khi gặp dãy Trường Sơn Bắc thì hơi nước ngưng tụ và gây mưa ở sườn Tây dãy Trường Sơn. Theo quy luật đai cao thì càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, còn xuống thấp thì nhiệt độ không khí tăng lên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió đã mất hết hơi ẩm nên trở thành gió nóng và khô, gọi là gió fơn Tây Nam hay gió Lào (Giả sử độ cao địa hình là 1000 m, nếu ở chân núi sườn Tây có nhiệt độ là 25 độ thì lên đỉnh núi sẽ là 19 độ nhưng khi xuống chân núi ở sườn Đông lại là 29 độ). Vì khi sang đến sườn Đông gió đã trở nên rất khô, khả năng hấp thụ nhiệt cao hơn không khí ẩm bên sườn Tây nên nhiệt độ tăng lên 10 độ/1000m khi xuống núi. Như vậy, vào mùa hạ sườn Đông của dãy Trường Sơn rất nóng và khô (Nắng đốt), ngược lại sườn Tây lại là mùa mưa (Mưa quay).

14 tháng 12 2022

- Các đai khí áp cao và các đai khí áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo.

- Gió thổi từ đai khí áp cao về đai khí áp thấp.

=> Một số loại gió chính trên Trái Đất (Mậu dịch, Tây ôn đới và Đông cực) cũng phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo.

14 tháng 12 2022

Đặc điểm phân bố nhiệt độ trên Trái Đất:

- Theo vĩ độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao).

+ Biên độ nhiệt độ năm tăng dần từ Xích đạo đến cực.

=> Nguyên nhân: Trái Đất có dạng hình cầu nên càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng (nhập xạ) của Mặt Trời càng nhỏ, lượng nhiệt nhận được càng giảm.

- Theo lục địa và đại dương:

+ Các địa điểm nằm sâu trong lục địa thường có biên độ nhiệt độ lớn hơn các địa điểm nằm gần đại dương.

=> Càng xa đại dương, biên độ nhiệt độ năm càng lớn.

+ Những địa điểm có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều nằm trên lục địa.

=> Nguyên nhân: Bề mặt đất nhận nhiệt nhanh hơn và tỏa nhiệt cũng nhanh hơn bề mặt nước, thay đổi theo bờ đông và bờ tây lục địa do ảnh hưởng của các dòng biển nóng, lạnh.

- Theo địa hình:

+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6oC.

+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.

14 tháng 12 2022

Phân bố lượng mưa trên Trái Đất không đều, có sự thay đổi theo vĩ độ và khu vực.

- Theo vĩ độ:

+ Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

+ Mưa nhiều ở 2 vùng ôn đới.

+ Mưa tương đối ít ở 2 vùng chí tuyến.

+ Mưa rất ít ở 2 vùng cực.

- Theo khu vực (phân hóa theo chiều đông – tây): do tác động của địa hình, dòng biển, vị trí gần hay xa biển,…

7 tháng 11 2023

Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa là khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình.

- Khí áp: Vùng áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, gây mưa. Vùng áp thấp thường có lượng mưa lớn, như vùng Xích đạo. Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến.

- Frông: Dọc các frông nóng hay lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị lạnh đi, gây ra mưa. Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.

- Gió: Vùng nằm sâu trong lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Vùng có gió Mậu dịch hoạt động sẽ ít mưa, vùng có gió mùa hoạt động sẽ mưa nhiều.

- Dòng biển: Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít.

- Địa hình: Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, nhưng tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa. Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít và khô ráo.