K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2

- Lời nhân vật: Đàm Thân bảo: đó chỉ là ảo vọng và cho rằng ở chốn linh thiêng con người tu luyện không chỉ bằng tâm thể mà còn bằng hành thể ...
=> Có lời dẫn tên nhân vật trước câu nói.
- Còn các câu không có trích dẫn tên nhân vật là lời của người kể chuyện.

15 tháng 2

Điều đặc biệt của câu chuyện ở chiến trường hơn hai mươi năm trước của nữ quân y Lương Thị Thân: Sau những biến cố đau thương của cuộc chiến, nữ quân y ấy đã quyết không lập gia đình và đi tu, giúp đã mọi người.

15 tháng 2

Sư Đàm Thân kể lại chuyện về "một thời đã qua" ở chiến trường Quảng Trị:
- Từ binh trạm 31 của đoàn 559, Thân chuyển về trung đoàn 8 sau đó được cử ra miền Bắc học tập nhưng Thân đã tình nguyện ở lại hết chiến dịch mới ra.
- Nhận được một tin dữ về người yêu đã mất, cô bàng hoàng vì với cô anh là sự sống, niềm tin cho cô cố gắng từng ngày. Cô tiếp tục theo chiến dịch, gặp nguy hiểm suýt đã hi sinh vì đoàn xe bị trúng bom.
- Được hai chiến sĩ tình nguyện hiến máu cho nên cô mới có thể sống nhưng sau đó hai chiến sĩ đó cũng đã mất do trúng bom.
- Thân được ở trong một gia đình theo Phật giáo từ đó được cảm hóa. Sau khi trở về cô đã bước chân vào đi tu.

15 tháng 2

Thông tin cụ thể về người thật, việc thật: chùa Đông Am, xã Quảng Bình, huyện Kiều Xương. Ngôi chùa có sư Đàm Thân.

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.- Khi đọc truyện kí, các em cần chú ý:+ Tóm tắt được văn bản (viết về ai, sự kiện gì,...)+ Xác định được chi tiết liên quan đến “người thật, việc thật” và chi tiết hư cấu, sáng tạo. Chi tiết nào của văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với người đọc?+ Văn bản thể hiện triết lí nhân sinh gi? Điều ấy có ý...
Đọc tiếp

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc truyện kí, các em cần chú ý:

+ Tóm tắt được văn bản (viết về ai, sự kiện gì,...)

+ Xác định được chi tiết liên quan đến “người thật, việc thật” và chi tiết hư cấu, sáng tạo. Chi tiết nào của văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với người đọc?

+ Văn bản thể hiện triết lí nhân sinh gi? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hôm nay?

+ Liên hệ, kết nối với kiến thức và kinh nghiệm sống của bản thân để hiểu thêm câu chuyện.

- Đọc trước văn bản Vào chùa gặp lại, tìm hiểu thêm những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và thông tin về tác giả Minh Chuyên.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh của văn bản:

Vào chùa gặp lại là những trang viết về người thật, việc thật: Sư thầy Đàm Thân tên là Lương Thị Thân — một cô gái xinh đẹp quê Thái Bình tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trở thành một nữ quân y đường dây 559 Trường Sơn và từng bị thương, bị phơi nhiễm chất độc da cam. Sau chiến tranh, trở về quê hương, cô Thân vào chùa tu hành và làm việc nghĩa vì không muốn để lại gánh nặng và nỗi đau cho gia đình, xã hội. Văn bản dưới đây kể lại cuộc gặp gỡ của tác giả với sư thầy Đàm Thân.

1
15 tháng 2

- Những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mĩ:
+ Chiến tranh cướp đi bao con người và của cải, cướp đi quyền được sống bình yên và để lại nỗi đau thương vô cùng tận.
+ Chiến tranh kéo dài và khốc liệt, bắt buộc già, trẻ, gái, trai đều phải đứng lên chiến đấu và bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.
+ Những di chứng của cuộc chiến vẫn còn đó, người hi sinh mãi nằm lại, người sống tổn hại nặng nề về thể chất và tinh thần.
- Tác giả Minh Chuyên:
+ Tên khai sinh là Nguyễn Minh Chuyên, sinh năm 1948, quê ở Thái Bình.
+ Ông là người chứng kiến và trải qua những giai đoạn khốc liệt nhất của chiến tranh, vì vậy, cả cuộc đời văn ông chỉ biết về đề tài hậu chiến.
+  Tác phẩm chính: Di họa chiến tranh (tập bút ký, 1998); Nỗi kinh hoàng (tập ký, 2004); Hậu chiến Việt Nam (tập ký, 2004, 2005), Cha con người lính (tập kịch bản, 2006);...

15 tháng 2

Thông qua văn bản Thương nhớ mùa xuân, em thấy được giá trị văn hóa dân tộc được thể hiện qua văn hóa con người Hà Nội trong tháng Giêng, khi mùa xuân tới, mùa Tết cổ truyền. Tết ở miền Bắc gắn liền với hoa đào, bánh chưng xanh ăn cùng thịt mỡ, dưa hành. Sau rằm tháng Giêng, khi hoa đào đã tàn là lúc Tết cũng hết, cuộc sống con người trở về quỹ đạo thường ngày.

15 tháng 2

Em đặc biệt ấn tượng với chi tiết miêu tả trăng tháng Giêng trong văn bản Thương nhớ mùa xuân bởi nhà văn đã chắt lọc tinh túy của ngôn từ để miêu tả ánh trăng tháng Giêng thật đặc biệt, vừa tình vừa đẹp đến mơ màng. Đó là ánh trăng thẹn thùng của buổi non tơ mới chớm. Ánh trăng phủ dưới lớp sương đêm mờ càng thêm hư ảo khiến lòng người càng thêm mơ mộng, đắm say. Vũ Bằng đã miêu tả ánh trăng bằng tấm chân tình, thương nhớ, khiến ánh trăng tháng Giêng ấy vừa lạ, vừa quen, đi sâu vào lòng người.

15 tháng 2

- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ giản dị nhưng giàu hình ảnh, giàu chất trữ tình và giàu tính biểu cảm, thu hút vào tạo cảm xúc mạnh cho người đọc.
- Chi tiết, sự việc: Tác giả miêu tả rất sinh động cảnh vật thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt của con người trong tháng Giêng. Một số chi tiết như "Anh có thể đạp cỏ trên Hồ Gươm...anh vậy", "Thường thường, vào khoảng... cuộc sống êm đềm, thường nhật",… đã thể hiện được sự sinh động đó.
- Tác giả cũng sử dụng nhiều câu cảm thán bộc lộ tâm tư và tình cảm của mình: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”, "Ới ơi người em gái xõa tóc bên cửa sổ!", “Tôi yêu sông xanh, núi tím.... là vì thế”,…
=> Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình giúp giọng văn nhịp nhàng hơn, thể hiện sâu sắc tình yêu thương tha thiết của tác giả với quê hương.

15 tháng 2

- Cái “tôi” trữ tình trong văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc nhớ thương, trân trọng với mùa xuân Hà Nội yêu dấu.
- Câu văn thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc ấy:
+ "Tự nhiên như thế: ai củng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân."
+ "Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướit xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác."

15 tháng 2

- Nội dung chính các phần: 
+ Phần 1: Từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”. Nội dung chính là nêu lên những cảm nhận về tình cảm của con người với mùa xuân.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “mở hội liên hoan”. Miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội.
+ Phần 3: Phần còn lại. Miêu tả cảnh sắc và không khí màu xuân sau ngày rằm tháng Giêng.
- Mạch lô gích chính gắn kết các phần của văn bản là những suy nghĩ và cảm nhận của nhà văn về cảnh sắc mùa xuân.