K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2019

Nguyên nhân :

- Dân trí chưa cao

- Nhiều dân tộc thiểu số

- Thiên tai bão, lụt, sương giá, sương muối

- Đất bạc màu, khó khăn trong trồng cây lương thực

- Thời tiết lạnh, thích hợp trồng rau ôn đới nhưng khó trồng cây ăn quả nhiệt đới.

Biện pháp :

Trồng nhiều cây xanh

Học tốt :))

10 tháng 11 2019

Nguyên nhân :

- Dân trí chưa cao

- Nhiều dân tộc thiểu số

- Thiên tai bão, lụt, sương giá, sương muối

- Đất bạc màu, khó khăn trong trồng cây lương thực

- Thời tiết lạnh, thích hợp trồng rau ôn đới nhưng khó trồng cây ăn quả nhiệt đới.

Biện pháp :

Trồng nhiều cây xanh

- Dịch vụ là một hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với người cung cấp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu.

- Các ngành dịch vụ ở nước ta :

+ Thương mại

+ Vận chuyển, phân phối, lưu kho

+ Dịch vụ y tế

+ Ngân hàng, bảo hiểm

+ Dịch vụ chăm sóc sức khỏe

+ Dịch vụ bưu chính viễn thông

+ Kinh doanh bất động sản

+ Dịch vụ công cộng, dịch vụ khối công quyền

+ Dịch vụ đào tạo, trông trẻ

- Cây công nghiệp hàng năm:

+ Lạc: Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Đậu tương: Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

+ Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Dâu tằm: Tây Nguyên.

+ Thuốc lá: Đông Nam Bộ.

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

+ Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Điều: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

- Nhìn chung, các cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi, các cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở các đồng bằng.

- Hai vùng trọng điểm cây công nghiệp của nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

13 tháng 11 2019

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng:

- Các vùng đồng bằng có mật độ dân số dày đặc, cao hơn mức trung bình của cả nước. Trong đó:

+ Đồng bằng sống Hồng là vùng có mật độ cao nhất cả nước năm 2003 là 1192 người/km2.

+ Các vùng có mật độ dân số khá cao là Đông Nam Bộ (476 người/km2), Đồng bằng sông Cửu Long (425 người/km2).

- Các vùng Tây nguyên và miền núi tập trung thưa thớt, vắng vẻ

+ Các vùng có mật độ dân số thấp là Tây Bắc ( 67 người/km2), Tây Nguyên (84 người/km2), cao nhất là Đông Bắc ( 141 người/km2)

- Mật độ dân số của nước ta trong năm 1989-2003 tăng, các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình nước ta là Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.. Tuy nhiên mức độ tăng khác nhau giữa các khu vực

+ Tây nguyên tăng nhiều nhất từ 45 lên 84 người/ km2 ( do thực hiện chương trình di dân của Đảng và Nhà nước để phát triển vùng kinh tế mới)

+ Trung du miền núi Bắc Bộ tăng ít nhất từ 103 lên 115 người /km2

https://toploigiai.vn/giai-dia-9-bai-3-trang-14-dia-li-9

7 tháng 11 2019

a, Chứng minh dân số nước ta phân bố không đều. Nêu nguyên nhân.

* Dân cư nước ta phân bố không đều.
- Không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
+ Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ rất cao
+ Ở trung du, miền núi dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp
- Không đều giữa thành thị và nông thôn
- Không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam (d/c)
- Không đều ngay trong nội bộ của các vùng dân cư ( giữa ĐBSH và ĐBSCL)
* Nguyên nhân: Vùng đông dân hoặc thưa dân là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố:
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Lịch sử định cư, khai thác lãnh thổ
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
b, Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta và các phương hướng giải quyết.
* Ảnh hưởng: Ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.
- Trung du và miền núi có nhiều tài nguyên thiên nhiên những dân cư thưa thớt, lao động thiếu, trình độ thấp. Vì vậy hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.
- Ở các vùng đồng bằng, đất chật người đông, trong khi đó dân cư đông, lao động dồi dào đã gây sức ép mạnh mẽ đến môi trường, sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, trong đó có vấn đề việc làm.
* Phương hướng giải quyết.
- Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước và từng vùng.
- Phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở miền núi.
- Hạn chế nạn di dân tự do.

6 tháng 11 2019

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp:

Lực lượng lao động đang ra tăng với tỷ lệ nhanh chóng với hơn một triệu việc làm mới mỗi năm. Tỷ lệ thất nghiệp giữa thanh niên đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam, nơi mà dân số dưới độ tuổi 24, chiếm phần lớn trong số người thất nghiệp. Tỷ lệ của những người tìm việc làm lần đầu, đa số họ là những người lao động trẻ và phụ nữ, trong tổng số người thất nghiệp đã tăng lên trong thập kỷ qua.

Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm suy giảm số người lao động hiện đang làm việc tại các xí nghiệp, hợp tác xã quốc doanh. Trong vòng từ 3-5 năm tới, dự tính hơn 500.000 công nhân sẽ bị mất việc làm tại các xí nghiệp quốc doanh, đấy là chưa tính số công nhân về hưu trước tuổi. Tương tự như một số nước, việc tự do hoá nền kinh tế và cải cách cơ cấu đã khuyến khích cho các doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực phi chính quy và khuyến khích vuệc ký hợp đồng lao động. Những yếu này được xem là sẽ tạo ra một thị trường năng động, tích cực hơn, giảm các chi phí về lao động, năng suất cao hơn nhưng cũng là cách thức để lẩn tránh các điều luật và quy định về lao động . Điều này dẫn tới mất sự bảo đảm về nghề nghiệp, những lợi ích về kinh tế, xã hội và sự suy giảm có thể về việc làm và điều kiện lao động cho công nhân.

Các cơ hội về việc làm bị suy giảm trong khu vực quốc doanh đối với những người lao động mới và những sinh viên tốt nghiệp đại học bởi vì việc giảm quy mô của khu vực dân sự và các doanh nghiệp quốc doanh. Trong năm 2000, Nhà nước đã tuyển dụng khoảng 1,4 triệu người vào làm việc, tăng khoảng 2,5% so với năm 1999. Tuy nhiên, việc cắt giảm 15% người lao động trong khu vực dịch vụ dân sự đã có trong kế hoạch với hơn 70.000 người lao động sẽ mất việc làm vào năm 2002. Trong khi đó, 8% số người lao động trong bộ máy quản lý ở cấp trung ương cấp thành phố và cấp tỉnh 1 tỷ đồng cũng đang bị cắt giảm. Chính phủ đang bị cắt giảm và 72% số người lao động trong các tổ chức nhà nước đã có kế hoạch dành hơn 1 tỷ tỷ Đồng Việt nam cho việc cắt giảm chỗ làm việc trong khu vực dịch vụ dân sự.

Việt Nam cũng đang trong tình trạng thiếu những công nhân lành nghề và bán lành nghề. Chỉ 22% trong tổng số người lao động đã được qua đào tạo và chỉ 13,4% được đào tạo nghề. Cuộc điều tra lực lượng lao động được tiến hành năm 1999 đã chỉ ra rằng 86% trong lực lượng lao động là không có tay nghề. Ví dụ, tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT ) dự tính rằng 50% trong số lao động của Tổng công ty là những người lao động không có chuyên môn (chủ yếu những người làm công việc dịch vụ thư tín ) và họ cần được đào tạo. Hơn 100 xí nghiệp hoạt động tại miền nam có nhu cầu tuyển dụng 17.000 kỹ sư vào làm việc, tuy nhiên họ không tuyển dụng được những người lao động có trình độ và kinh nghiệm vào làm việc. Những khu công nghiệp (IPs) được thành lập ở một số tỉnh ở Việt Nam đã tạo được việc làm cho người lao động tại các khu vực tập trung, tuy nhiên thường thì họ không tuyển dụng những người dân địa phương vào làm việc vì đó là những người không có tay nghề, (Ví dụ các khu công nghiệp Bình Dương tuyển dụng hơn 35.000 người lao động Việt Nam nhưng trong số này, chỉ có 13% là người tại địa phương. Đại đa số những người lao động đến từ những tỉnh miền Bắc và miền Trung. Tỉnh Bình Dương đang đầu tư vào đất đai xây nhà cho những người lao động đến từ các địa phương khác, nhưng phần lớn họ vẫn sống ở những ngôi nhà ổ chuột. Bình Dương cũng đã đầu tư vào một trung tâm đào tạo nghề để cung cấp một lao động có tay nghề cho các khu công nghiệp). Việt Nam phải đầu tư một số lượng lớn hơn nữa vào việc dạy nghề dựa trên các nhu cầu của người sử dụng lao động đối với các lao động lành nghề để chuẩn bị những trách nhiệm mới và những việc làm mới cho người lao động. Phụ nữ thì ít được đào tạo về mặt kỹ thuật hơn và thường được tuyển dụng vào làm việc tại các xí nghiệp sản xuất, nơi tuyển dụng những người lao động không có tay nghề. Phụ nữ thường ít tham gia vào các công việc được trả lương, có nhiều phụ nữ đã tự đứng ra vận hành những doanh nghiệp gia đình.

Phần lớn lực lượng lao động của việt nam vẫn làm việc trong khu vục nông nghiệp, chiếm 62,56% trong lực lượng lao động. Trong khi đó,tỷ lệ này ở ngành công nghiệp, xây dựng là 13,15%và khu vực dịch vụ là 24,29%. Chính phủ đã đặt ra những mục tiêu mới là sẽ có 50% trong lực lượng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, 23% trong lĩnh vực công nghiệp/ xây dựng và 27% trong khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu việc làm cũng khá cao trong khu vực nông thôn chiếm hơn 25%. Số lượng đất đai canh tác sẵn có không thể thu hút được nhiều lao động hơn. Theo số liệu do Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội cung cấp, với khoảng 8,1 triệu héc ta đất nông nghiệp và con số tối đa lao động trong ngành nông nghiệp cần thiết là 19 triệu. Những việc làm ngoài thời gian mùa vụ cần sớm được tạo để tránh tình trạng thất nghiệp ở vùng nông thôn đối với khoảng gần 10 triệu người. Khu vực kinh doanh ngoài quốc doanh trong nước của Việt Nam chủ yếu tập trung ở những khu vực có thu nhập như là trồng trọt hộ gia đình và những dịch vụ cửa hàng kinh doanh nhỏ, cả hai loại hình này đều không tạo ra nhiều việc làm mới.

Tình trạng thất nghiệp ở thành thị cũng nảy sinh như là một vấn đề chính, vì nhiều công nhân đã di chuyển ra các vùng đô thị để tìm việc làm. Việt Nam dự đoán rằng dân số thành thị sẽ tăng lên từ 20% đến 45% vào cuối năm 2020 so với mức hiện nay (Con số dự đoán của ILO), và điều này có nghĩa là hơn 30 triệu người từ các vùng nông thôn chuyển đến các thành phố để tìm việc làm. Vấn đề này đang gây áp lực đối với các thành phố trong việc tạo thêm những việc làm mới cho họ. Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị đã tăng từ 6,5% năm 1999 lên 8% năm 2000. Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên đang ở mức cao nguy hiểm ở một số khu vực ở đô thị (tỷ lệ này là 52% đối với những người trong độ tuổi từ 15- 24 ). Ngày càng nhiều thanh niên di chuyển đến các thành phố với hy vọng tìm được việc làm và đôi khi họ làm nghề bán hàng rong trên đường phố, bán bưu thiếp, đánh giày hoặc bán thuốc lá để kiếm kế sinh nhai và gửi tiền về hỗ trợ gia đình.

Chiến lược về việc làm ở Việt Nam cũng phụ thuộc vào số công nhân đi lao động ở nước ngoài. Việt Nam đã thành công trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong khoảng thời gian từ 1995- 2000, hơn 95.000 người lao động đã được đưa đi làm việc ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Li bi. Những người lao động này đã gửi tiền lương của họ về để giúp đỡ thân nhân trong nước với số tiền từ 80 triệu đến 220 triệu đồng mỗi người mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế là cũng có nhiều nước khác sẵn sàng đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài, do đó cũng chưa thể biết được liệu các nước nhập khẩu lao động trong tương lai sẽ cần bao nhiêu lao động nước ngoài.

Việc sắp xếp lại ngành công nghiệp và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cũng cần nhiều thời gian, vì thế, tỷ lệ thất nghiệp số học cũng gia tăng. Sự phát triển nhanh của đầu tư tư nhân là cần thiết cho việc tạo việc làm. Sự tăng trưởng về đầu tư tư nhân cũng đang ở dưới mức cần thiết để tạo ra số việc làm cần thiết ỏ Việt Nam nhằm đáp ứng được nhu cầu của những người mới bước vào lực lượng lao động mỗi năm. Cần có một khoảng thời gian đối với một người tìm việc cho tới khi tìm thấy một việc làm thích hợp. Việt Nam vẫn cần phải bắt đầu sự chuyển đổi từ các ngành công nghiệp cần nhiều lao động sang một nền công nghiệp có tay nghề chuyên môn cao.

Thiên tai có thể ảnh hưởng đến một bộ phận lớn trong lực lượng lao động tại những vùng bị thiệt hại bị mất việc làm cho tới khi họ có thể khắc và xây dựng cuộc sống và kế sinh nhai của họ

Bảo hiểm thất nghiệp không thể giải quyết tất cả về nguyên nhân thất nghiệp nói trên. Tuy nhiên, nó có thể góp vào việc làm giảm đi những tác động của thất nghiệp đối với công nhân và cũng đóng góp được cho chế độ bảo hiểm xã hội. Các hình thức khác của trợ cấp thất nghiệp có thể được sử dụng như là một phần của chiến lược việc làm hội nhập để hỗ trợ cơ bản về thu nhập và đào tạo tay nghề để tạo cơ hội tốt hơn cho người lao động tìm được việc làm. Các chính sách đều nhằm vào việc cải thiện chất lượng của lực lượng lao động, thông qua đào tạo nghề và giáo dục, dường như sẽ làm giảm đi số lượng người lao động có tay nghề kém trong thời gian tới. Mục đích của chế độ trợ cấp thất nghiệp thường được xem như là biện pháp để tạo điều kiện cho những người bị mất việc làm, không phải do lỗi của bản thân họ, một khoản bồi thường đủ để đáp ứng được nhũng nhu cầu ngay lập tức của họ và khoản thu nhập tương tự này sẽ giúp họ chi trả được những chi phí cần thiết cho đến khi tìm được việc làm mới.

3 tháng 10 2019

1

6 tháng 11 2019

- Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ nằm ở .....hữu......... ngạn sông Hồng .

24 tháng 11 2019

từ cần điền là hữu

6 tháng 11 2019

Câu 1 :

Những thế mạnh:

  • Nước ta có nguồn lao động dào dồi, đáp ứng được các nhu cầu của thị trường trong cũng như ngoài nước.
  • Người lao động có trình độ chuyên môn khoa học kĩ thuật được nâng cao, cần cù, siêng năng và sáng tạo,….
  • Chất lượng lao động ngày càng tăng lên
  • Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ngày càng giảm xuống
  • Cơ cấu lao động có sự chuyển biến tích cực.

Những mặt hạn chế:

  • Chất lượng lao động chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa.
  • Đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn ít so với sự phát triển kinh tế hiện nay.
  • Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao.
  • Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.
6 tháng 11 2019

Câu 2 :

Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet đã tác động đời sống kinh tế – xã hội nước ta. Cụ thể là:

Việc phát triển các dịch vụ trên đem đến cơ hội kết nối giúp cho mọi người thu hẹp khoảng cách của mình đối với phần còn lại của thế giới.

Ngoài ra, việc phát triển trên cũng mang lại những tiềm năng, những ngành nghề mới giải quyết việc làm và nâng cao trình độ dân trí.

Giúp phát triển KHKT từng bước, mở ra cánh cửa tri thức cho các trí thức trẻ tiếp cận với thế giới bên ngoài.

Cung cấp những phương tiện thông tin nhanh chóng và chuẩn xác ứng dụng rất nhiều trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, KHKT,quốc phòng

Câu 5: Nước ta có dân số đông, việc đẩy mạnh sản xuất lương thực - thực phẩm sẽ có ý nghĩa quan trọng nhất. A. Đảm bảo an ninh lương thực, B. Thúc đẩy công nghiệp hóa. C. Đa dạng hóa các sản phẩm trong nông nghiệp. D. Tạo nguồn hàng xuất khẩu. Câu 6: Trong giai đoạn hiện nay, chính sách phát triển công nghiệp có vai trò quan trọng nhất là. A. Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước. B. Đổi mới cơ chế...
Đọc tiếp

Câu 5: Nước ta có dân số đông, việc đẩy mạnh sản xuất lương thực - thực phẩm sẽ có ý nghĩa quan trọng nhất.

A. Đảm bảo an ninh lương thực,
B. Thúc đẩy công nghiệp hóa.
C. Đa dạng hóa các sản phẩm trong nông nghiệp.
D. Tạo nguồn hàng xuất khẩu.

Câu 6: Trong giai đoạn hiện nay, chính sách phát triển công nghiệp có vai trò quan trọng nhất là.

A. Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước.
B. Đổi mới cơ chế quản lí và chính sách kinh tế đối ngoại.
C. Gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần.
D. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Câu 7: Để chiếm lĩnh đuợc thị trường, các sản phẩm công nghiệp nước ta cần.

A. Tăng cường các hình thức quảng bá sản phẩm.
B. Thay đổi các thiết bị máy móc sản xuất mới.
C. Hạn chế các mặt hàng ngoại nhập.
D. Thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Câu 8: Việc phát triển kinh tế - xã hội, vùng trung du - miền núi Bắc Bộ cần kết hợp.

A. Khai thác chế biến khoáng sản, phân bố lại dân cư.
B. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phân bố lại dân cư.
C. Khai thác thế mạnh của tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
D. Nâng cao mặt bằng dân trí kết hợp trồng và bảo vệ rừng.

2
5 tháng 11 2019

Câu 5: Nước ta có dân số đông, việc đẩy mạnh sản xuất lương thực - thực phẩm sẽ có ý nghĩa quan trọng nhất.

A. Đảm bảo an ninh lương thực
B. Thúc đẩy công nghiệp hóa.
C. Đa dạng hóa các sản phẩm trong nông nghiệp.
D. Tạo nguồn hàng xuất khẩu.

Câu 6: Trong giai đoạn hiện nay, chính sách phát triển công nghiệp có vai trò quan trọng nhất là.

A. Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước.
B. Đổi mới cơ chế quản lí và chính sách kinh tế đối ngoại.
C. Gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần.
D. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Câu 7: Để chiếm lĩnh đuợc thị trường, các sản phẩm công nghiệp nước ta cần.

A. Tăng cường các hình thức quảng bá sản phẩm.
B. Thay đổi các thiết bị máy móc sản xuất mới.
C. Hạn chế các mặt hàng ngoại nhập.
D. Thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Câu 8: Việc phát triển kinh tế - xã hội, vùng trung du - miền núi Bắc Bộ cần kết hợp.

A. Khai thác chế biến khoáng sản, phân bố lại dân cư.
B. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phân bố lại dân cư.
C. Khai thác thế mạnh của tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
D. Nâng cao mặt bằng dân trí kết hợp trồng và bảo vệ rừng.

28 tháng 1 2020

5-a

6-b

7-a

8-c

Câu 1: Việc khai thác thế mạnh của vùng đồng bằng Sông Hồng cần phải kết hợp. A. Phát triển công nghiệp chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa. B. Nâng cao tay nghề lao động, phát huy kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. C. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, công nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp. D. Xây dựng các công trình thủy lợi, nâng cao năng xuất cây trồng. Câu 2: Vùng...
Đọc tiếp

Câu 1: Việc khai thác thế mạnh của vùng đồng bằng Sông Hồng cần phải kết hợp.

A. Phát triển công nghiệp chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa.
B. Nâng cao tay nghề lao động, phát huy kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
C. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, công nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp.
D. Xây dựng các công trình thủy lợi, nâng cao năng xuất cây trồng.

Câu 2: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển đó là.

A. Đánh bắt nuôi trồng thủy hải san, phát triển du lịch biển đảo.
B. Khai thác tài nguyên dàu khí ở vùng thềm lục địa.
C. Xây dựng nhiều cảng biển, khai thác muối.
D. Xây dựng các cơ sở đóng tàu biển phục vụ đánh bắt thủy sản.

Câu 3: Để khắc phục những khó khăn về nông nghiệp, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã có những giải pháp.

A. Mở rộng diện tích đất trồng cây công nghiệp, trồng rừng phòng hộ.
B. Xây dựng hồ chứa nước chống hạn phòng lũ, trồng rừng phòng hộ.
C. Đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu hải sản, bảo vệ môi trường.
D. Thâm canh tăng diện tích cây trồng, xây dựng hệ thống tưới tiêu.

Câu 4: Để thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên nhà nước ta có các dự án.

A. Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế động lực.
B. Xóa đói giảm nghèo, khai thông đường Hồ Chí Minh.
C. Phát triển thủy điện, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ Đông - Tây.
D. Nâng cao mặt bằng dân trí, giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.

2
5 tháng 11 2019

Câu 1: Việc khai thác thế mạnh của vùng đồng bằng Sông Hồng cần phải kết hợp.

A. Phát triển công nghiệp chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa.
B. Nâng cao tay nghề lao động, phát huy kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
C. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, công nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp.
D. Xây dựng các công trình thủy lợi, nâng cao năng xuất cây trồng.

Câu 2: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển đó là.

A. Đánh bắt nuôi trồng thủy hải san, phát triển du lịch biển đảo.
B. Khai thác tài nguyên dàu khí ở vùng thềm lục địa.
C. Xây dựng nhiều cảng biển, khai thác muối.
D. Xây dựng các cơ sở đóng tàu biển phục vụ đánh bắt thủy sản.

Câu 3: Để khắc phục những khó khăn về nông nghiệp, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã có những giải pháp.

A. Mở rộng diện tích đất trồng cây công nghiệp, trồng rừng phòng hộ.
B. Xây dựng hồ chứa nước chống hạn phòng lũ, trồng rừng phòng hộ.
C. Đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu hải sản, bảo vệ môi trường.
D. Thâm canh tăng diện tích cây trồng, xây dựng hệ thống tưới tiêu.

Câu 4: Để thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên nhà nước ta có các dự án.

A. Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế động lực.
B. Xóa đói giảm nghèo, khai thông đường Hồ Chí Minh.
C. Phát triển thủy điện, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ Đông - Tây.
D. Nâng cao mặt bằng dân trí, giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.

28 tháng 1 2020

1-a

2-a

3-b

4-c

Theo em thì nhân tố kinh tế xã hội là quan trọng trong sự phát triển và phân bố nông nghiệp vì :

- Dân cư và lao động: Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn, 64% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Người dân giàu kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, gắn bó với đất đai, chăm chỉ, cần cù, sáng tạo.

- Cơ sở vật chất-kỹ thuật: Ngày càng hoàn thiện. Công nghiệp chế biến nông sản phát triển đã làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển vùng chuyên canh.

- Chính sách phát triển nông nghiệp: Động viên nông dân làm giàu, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại.

- Thị trường trong và ngoài nước: Được mở rộng, thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu. vật nuôi, cây trồng. Tuy nhiên do sức mua của thị trường trong nước hạn chế. Thị trường xuất khẩu nhiều biến động ảnh hưởng đến một số cây trồng quan trọng và một số sản phẩm thủy sản.

4 tháng 11 2019

- Cây công nghiệp hàng năm:

+ Lạc: nhiều nhất ở Bắc Trung Bộ, sau đó là đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Đậu tương: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là, Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.

+ Mía: nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Dâu tằm: Tây Nguyên.

+ Thuốc lá: Đông Nam Bộ.

⟹ Các cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, do cây công nghiệp hàng năm là cây trồng ngắn ngày, có thể luân canh, xen canh với cây lương thực.

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Cà phê: nhiều nhất ở Tây Nguyên, sau đó là Đông Nam Bộ.

+ Cao su: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là Tây Nguyên.

+ Hồ tiêu: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Điều: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Dừa: nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Chè: nhiều nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ, sau đó là Tây Nguyên.

⟹ Cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi, do: khí hậu nhiệt đới, vùng đất màu màu mỡ, rộng lớn (đất feralit, badan, đất xám,..) thích hợp hình thành các vùng chuyên canh.


13 tháng 11 2019

Cây công nghiệm được phân bố hầu hết ở các vùng kinh tế, tập trung ở vùng đồng bằng

Cây công nghiệp được trồng ở các vùng chuyên canh , khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

- Cây công nghiệp hằng năm:

+ Lạc: Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Đậu tương: Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

+ Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Dâu tằm: Tây Nguyên.

+ Thuốc lá: Đông Nam Bộ.

- Cây công nghiệp lâu năm

+ Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

+ Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Điều: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

⇒ Nhìn chung, cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi

⇒ Các cây nghiệp hàng năm được phân bố ở các vùng đồng bằng

⇒ Hai vùng được coi là vùng kinh tế trọng điểm là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

https://toploigiai.vn/giai-dia-9-cau-hoi-in-nghieng-trang-31-dia-li-9-bai-8