K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1: 5 từ đơn chỉ trạng thái là: khóc, buồn, vui, ghét, yêu 

+ Tôi yêu việc đọc sách mỗi ngày. 

CN: Tôi 

VN: yêu việc đọc sách mỗi ngày. 

+ Hôm qua, Lan đã khóc rất nhiều vì điểm thi kém 

Trạng ngữ: Hôm qua 

CN: Lan

VN: đã khóc rất nhiều vì điểm thi kém 

+ Minh rất buồn vì chú chó yêu quý đã ra đi 

CN: Minh

VN: rất buồn vì chú chó yêu quý đã ra đi 

+ Vào ngày sinh nhật, mẹ rất vui vì nhận được món quà từ những người mình thương yêu 

Trạng ngữ: Vào ngày sinh nhật

CN: mẹ 

VN: rất vui vì nhận được món quà từ những người mình thương yêu 

+ Tôi ghét cái thói ăn cặp vặt của anh ta 

CN: tôi 

VN: ghét cái thói ăn cặp vặt của anh ta 

Bài 2: Biện pháp nhân hóa qua từ "tự dấu mình","lim dim" 

Tác dụng: 

- Khiến cho cây xấu hổ mang linh hồn và hành động của con người 

- Gây ấn tượng với người đọc, tăng sức gợi hình gợi cảm

6 tháng 8 2023

Bài 1:

Năm từ đơn chỉ trạng thái: thích, yêu, hờn, ghét, giận.

Đặt câu:

Em thích học toán.

+ Chủ ngữ: em.

+ Vị ngữ: thích học toán.

Chúng ta nên yêu lấy thiên thiên.

+ Chủ ngữ: chúng ta.

+ Vị ngữ: nên yêu lấy thiên nhiên.

Mặt cô Lan có vẻ đang hờn lắm.

+ Chủ ngữ: mặt cô Lan.

+ Vị ngữ: có vẻ đang hờn lắm.

Thói ganh đua, ghét bỏ người khác chỉ làm ta xấu tính hơn.

+ Chủ ngữ: thói ganh đua, ghét bỏ người khác.

+ Vị ngữ: chỉ làm ta xấu tính hơn.

Bạn đừng giận tớ nữa.

+ Chủ ngữ: bạn.

+ Vị ngữ: đừng giận tớ nữa.

Bài 2:

BPTT: nhân hóa "xấu hổ", "bối rối", "tự dấu mình", "lim rim".

Tác dụng: làm cho hình ảnh cây cối trở nên sinh động, đặc sắc, độc đáo cách gợi tả thổi hồn hơn vào sự vật bình thường. Từ đó tăng giá trị gợi hình, gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.

6 tháng 8 2023

 Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa, sương trắng như giọt sữa của người mẹ thiên nhiên ban tặng cho đời.

+ Nhân hóa: tia nắng nháy, núi uốn mình - áo the, đồi thoa son-nằm, tạo cho cảnh vật thiên nhiên như mang hồn con người

+ Mật độ xuất hiện đậm đặc của các tính từ, động từ: trắng, xanh, son, rỏ, nháy, uốn, thoa, nằm...)

- Hiệu quả: tạo bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ, đầy sức sống của cảnh trí thiên nhiên; gợi cuộc sống thanh bình, yên ả, tươi đẹp của đồng quê. 

Chúc bạn học tốt !!! 

Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh "Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa" và biện pháp nhân hóa qua các từ "nháy", "uốn","nằm". Biện pháp nghệ thuật so sánh đã thành công đặc tả vẻ đẹp của giọt sương sớm tựa như một giọt sữa của mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho cảnh vật ngày mới. Biện pháp nhân hóa khiến mọi sự vật đều có linh hồn. Qua đó tác giả cho thấy sự sống mới đang rục rịch phát triển mạnh mẽ. Hai nghệ thuật trên kết hợp trong cùng một đoạn thơ tăng sức gợi hình gợi cảm đồng thời gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

6 tháng 8 2023

Đặt câu:

Trẻ em hôm nay là mầm non tương lai của Tổ Quốc ta.

5 tháng 8 2023

Dàn ý:

Mở đoạn:

- Giới thiệu trải nghiệm giúp đỡ một bạn nghèo:

+ Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm và thuận lợi. Đôi khi, chúng ta gặp phải những khó khăn và thử thách mà không thể tự mình vượt qua. Em đã có một trải nghiệm đáng nhớ khi giúp đỡ một bạn nghèo, và điều đó đã thay đổi cách nhìn của em về cuộc sống và lòng nhân ái.

Thân đoạn:

- Một ngày đẹp trời, khi em đang đi qua con hẻm nhỏ thì bất ngờ gặp một cậu bé nhỏ tuổi ăn mặc cũ kĩ đang nhặt ve chai.

+ Em thấy rất thương cảm và tiến lại gần để trò chuyện với cậu bé.

- Cậu bé tên là Minh, chỉ mới 10 tuổi nhưng đã phải chịu đựng cơn bão mà cuộc sống đem đến dồn dập. Cha mẹ cậu đã mất từ khi cậu bé còn rất nhỏ, Minh và em gái nhỏ của cậu phải sống với bà ngoại già yếu, không có nguồn thu nhập ổn định để cả hai được học hành đủ đầy.

+ Cuộc sống khó khăn đã khiến Minh không thể đi học và phải làm công việc nhặt ve chai để kiếm sống.

- Nghe câu chuyện của Minh, em cảm thấy rất xót xa và quyết định giúp đỡ cậu bé cùng gia đình. Chạy nhanh về nhà, em xin mẹ tiền sau khi kể về ý định giúp bạn nghèo. Mẹ đồng ý và em đã mua đồ ăn, quần áo và sách vở cho Minh với em gái, cùng một số tiền để giúp đỡ gia đình trong một thời gian ngắn. Em cũng nhờ cha tìm hiểu về các chương trình hỗ trợ và giáo dục miễn phí để giúp Minh có cơ hội tiếp tục học tập.

- Qua thời gian, em thấy Minh thay đổi rất nhiều. Cậu bé trở nên tự tin hơn, học hỏi chăm chỉ và có ước mơ lớn lao. 

+ Cảm xúc của em: cảm thấy rất tự hào khi thấy Minh đạt được thành tích tốt trong học tập và có niềm tin vào tương lai.

Kết đoạn:

- Khép lại qua trải nghiệm giúp Minh em thấy bản thân mình như được yêu thương hơn khi giúp đỡ bạn. 

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Chắc hẳn mỗi chúng ta, ai cũng có kỉ niệm tươi đẹp không thể nào quên. Với em, kỉ niệm mùa hè năm lớp năm làm em nhớ mãi, lần đó, em đã "nhặt được của rơi trả lại người đánh mất".

Sau tiết học ngày hôm ấy, em được giao nhiệm vụ tưới nước cho những bồn hoa trong sân trường. Lúc em đang đi trên sân, vô tình em nhìn thấy tờ tiền mệnh giá hai trăm nghìn. Đó là một số tiền lớn đối với em. Em vội ngó xung quanh rồi đút tờ tiền vào túi; khi ấy, trong đầu em vẩn vơ biết bao suy nghĩ. Số tiền đó có thể mua biết bao cuốn truyện tranh đẹp, bao nhiêu đồ ăn ngon. Thế là em quyết định mang số tiền này về nhà. Em nhanh chóng tưới hoa rồi cầm cặp sách chạy tung tăng ra khỏi cổng trường. Trên đường về nhà, ban đầu, em hí hửng nhìn ngắm những cửa hàng truyện tranh, hàng bán đồ ăn vặt,... Ôi! Thật hấp dẫn biết bao. Dù như vậy nhưng trong em vẫn hiện lên những suy nghĩ về người bị mất tiền. Không biết người bị mất tiền đó là ai. Số tiền mất lớn như thế hẳn người ta sẽ buồn lắm và quay lại trường tìm kiếm. Em phân vân không biết xử lí ra sao, những suy nghĩ cứ ngổn ngang trong đầu em. Về đến nhà, em chào bố mẹ rồi chạy vào phòng suy nghĩ. Tối hôm đó, em đã kể cho mẹ việc em nhặt được tiền chiều nay. Mẹ cười và bảo em: "Nhặt được của rơi, trả người đánh mất là việc nên làm con ạ. Đó là một nét đẹp trong phẩm chất đạo đức của con người. Ngày mai, con hãy mang số tiền con nhặt được đến cho cô Tổng phụ trách. Cô sẽ thông báo trên loa trường để người đánh rơi tiền đến nhận.".

Nghe lời mẹ, sáng hôm sau, em mang tờ tiền hai trăm nghìn đến nộp cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một bạn hớt ha hớt hải chạy đến nhận lại số tiền. Bạn cảm ơn em rối rít, bạn chia sẻ với em rằng đó là số tiền bạn tích cóp để mua quà sinh nhật cho mẹ. Em thầm nghĩ mình trả lại số tiền là đúng và cảm thấy may mắn khi có sự hướng dẫn của mẹ.

Lúc về lớp, các bạn chạy đến vây quanh và khen em. Lúc đó, em đã cảm thấy rất vui. Vào buổi chào cờ tuần sau đó, em được tuyên dương trước toàn trường về việc làm tốt của mình. Bạn nhỏ đánh rơi tiền cũng tặng em một quyển truyện tranh rất đẹp và cảm ơn em rất nhiều. Em rất hạnh phúc vì việc làm của mình đem lại niềm vui cho mọi người. Từ kỉ niệm đó, em đã hiểu giá trị của những việc làm tốt, nó vô hình nhưng lại mang đến niềm vui đến cho mọi người.

Sắp bước chân vào lớp 6 em biết rằng mình cần thay đổi và trưởng thành hơn. Không còn là cô bé tiểu học còn nhiều điều bỡ ngờ giờ đã bước vào hành trình mới, em mong muốn rằng mình có thể tiếp tục duy trì thành tích tốt như hồi còn tiểu học. Có vấn đề gì khúc mắc em sẽ tìm thầy cô để được nhận sự giúp đỡ. Bên cạnh đó em sẽ học cách làm việc có kế hoạch hơn, xây dựng thời gian biểu để thực hiện mỗi ngày. Người ta thường nói "Thói quen gặt tính cách, tích cách gặt số phận" nên hằng ngày em sẽ cố gắng tạo dựng một thói quen tốt góp phần để xây dựng kỉ luật cá nhân chặt chẽ hơn. Ngoài ra em cũng sẽ tự học các kĩ năng mềm khác cần thiết cho cuộc sống. Năm học mới em sẽ cố gắng hết sức để bố mẹ không phải bận lòng, thầy cô không cần phải lo lắng. Em sẽ tự hoàn thiện mình từng ngày.

5 tháng 8 2023

Dàn ý:

Mở đoạn:

- Giới thiệu bản thân.

+ Cảm xúc sau khi bản thân nghỉ ngơi vui vẻ sau ba tháng hè, nôn nao được quay trở lại việc học hành.

+ Khi bước vào lớp 6, em có những dự định và mong muốn rất lớn với cha mẹ, thầy cô. Em muốn chia sẻ những ước mơ, kế hoạch của mình để được ủng hộ và giúp đỡ.

Thân đoạn:

- Với cha mẹ: 

+ Em mong muốn có thể trở thành một con người có ích cho xã hội nhờ việc học tập chăm chỉ và đạt thành tích tốt trong học tập.

+ Em hy vọng cha mẹ sẽ luôn đồng hành cùng em, động viên và khuyến khích em không bỏ cuộc khi gặp khó khăn trong học tập.

+ Ngoài ra, bản thân em thích học thêm nhiều kỹ năng sống ngoài kiến thức trên lớp như quản lý thời gian, có thời gian rảnh làm việc mình thích là vẽ tranh và tự tin bản thân mình thực hiện được ước mơ trong tương lai.

-> Em rất mong cha mẹ sẽ dành thời gian để trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm với em, giúp em trưởng thành, phát triển bản thân tốt hơn.

- Với thầy cô:

+ Em có dự định rằng sẽ cải thiện điểm số học tập tốt hơn, được thầy cô dạy dỗ tận tâm hơn.

+ ....

Kết đoạn:

- Khép lại, em muốn được tự thấy tự hào về những thành tựu mà em đạt được. Em sẽ cố gắng hết sức để không làm cha mẹ và thầy cô thất vọng. Em tin rằng với sự hỗ trợ động viên của cha mẹ và thầy cô, em chắc mình sẽ có một năm học thành công và đáng nhớ trong lớp 6.

5 tháng 8 2023

Sau ba hồi trống vang lên, học sinh ùa ra từ các cửa lớp rồi nhanh chóng và khắp sân trường. Sân trường không còn yên ắng, buồn bã nữa mà nhộn nhịp hẳn lên. Cây cối trong sân cũng tỉnh hẳn giấc ngủ mơ màng, vươn vai khỏe khoắn, bóng mát cho học sinh. Những khóm hoa đua nhau khoe sắc đang rung rinh trong gió. Các bạn học trò chơi đùa vui vẻ. Có nhóm ngồi nói chuyện dưới gốc cây phượng vĩ đỏ rực những chùm hoa. Có tốp học sinh lại chơi trò nhảy dây, đá cầu, góc sân trường mấy bạn nam chơi bắn bi. Náo động nhất là những cậu đá bóng giữa sân. Dù mồ hôi nhễ nhại nhưng các cậu vẫn mải mê chạy theo quả bóng.... Tiếng hò hét, tiếng cười ròn tan, tiếng gọi nhau í ới của học sinh...... đã xua đi cái nắng mùa hè. 
Từ ghép đẳng lập: nhộn nhịp,......

5 tháng 8 2023

Từ ghép chính phụ : buồn bã ,khỏe khoắn, mơ màng,.....

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đâu. Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ. “A! Thế thì đến nhà chú Võ Tòng rồi!”. Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên. Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành hình bậc thang dài xuống...
Đọc tiếp
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đâu. Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ. “A! Thế thì đến nhà chú Võ Tòng rồi!”. Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên. Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành hình bậc thang dài xuống bến. Tôi bước theo ra khỏi xuồng, lần theo bậc gỗ mò lên. Bỗng nghe con vượn bạc má kêu” Ché… ét, ché… ét” trong lều, và tiếng chú Tòng nói “Thằng của anh lên đấy!”.

-  Vào đây, An! - Tía nuôi tôi gọi.

Tôi bước qua mấy bậc gỗ trơn tuột và dừng lại chỗ cửa. Con vượn bạc má ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa tôi. Tía nuôi tôi và chú Võ Tòng ngồi trên hai gộc cây. Trước mặt hai người, chỗ giữa lều, có đặt một cái bếp cà ràng, lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít. Chai rượu đã vơi một đĩa khô nướng còn bày trên nền đất ngay dưới chân chủ và khách, bên cạnh hai chiếc nỏ gác chéo lên nhau.

-  Ngồi xuống đây chú em.

-   Chú Võ Tòng đứng dậy, lôi một gộc cây trong tối đặt bên bếp lửa. Chú cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu túi). Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời má nuôi tôi đã tả. Lạu còn thắt cái xanh- tuya- rông nữa chứ!

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

Câu 5. Chỉ ra đặc sắc về ngôn ngữ phong cách, lối sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ thể hiện trong đoạn trích.

1
5 tháng 8 2023

Đặc sắc về ngôn ngữ phong cách, lối sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ thể hiện trong đoạn trích: cách nói chuyện hồ cởi, cởi mở, tự nhiên với nhau thể hiện sự tình thân giữa các nhân vật đồng thời cách sống giản dị, đặc biệt rất hiếu khách của người dân Nam Bộ, sống đơn giản thoải mái và cách ăn mặc thì thời trang theo kiểu lạ mà bản thân thích. 

a. Từ "nắm" (1) là động từ thể hiện hành động nắm cơm của người bà 

Từ "nắm" (2) là danh từ chỉ hình dạng cơm - kết quả hành động đầu tiên của người bà

b. Từ "cày" (1) là động từ thể hiên hành động cày bừa, làm ruộng của người nông dân 

Từ "cày" (2) là danh tử chỉ phần động ruộng đã được cày bừa xong 

c. Từ "bước" (1) là động từ chỉ hành động di chuyển của con người 

Từ "bước" (2) là danh từ chỉ khoảng cách giữa 2 bàn chân khi bước

5 tháng 8 2023

a.

Từ "nắm" đầu tiên là động từ.

Vì nó thể hiện hoạt động lấy tay nhào nặn cơm của chủ ngữ "bà".

Từ "nắm" thứ hai là danh từ.

Vì nó thể hiện cho chủ thể của những chiếc nắm cơm bà làm ra.

b.

Từ "cày" đầu tiên là động từ.

Vì nó thể hiện hành động làm đồng của con người.

Từ "cày" thứ hai là danh từ.

Vì nó thể hiện nên chủ thể của đồng ruộng đã được cày.

c.

Từ "bước" đầu tiên là động từ.

Vì nó thể hiện hành động di chuyển của chủ ngữ "nó.

Từ "bước" thứ hai là danh từ.

Vì nó thể hiện chủ thể cho những bước đi.

Phép tu từ so sánh trong đoạn trích trên là "con sông như dòng sữa mẹ" và "ôm ấp như lòng mẹ". Qua đó, tác giả cho thấy vai trò của dòng sông như một người mẹ nuôi dưỡng quê hương trưởng thành trong tình yêu vô bờ bến. Đồng thời khiến dòng sông trở thành một sự vật gần gũi với con người gây ấn tượng với người đọc. Chỉ qua 4 câu thơ ngắn gọn ta thấy được tình yêu thương, sự trân trọng của tác giả với dòng sống qua hương.

 

5 tháng 8 2023

Thơ ca không phải phương tiện để bộc lộ cảm xúc mà còn để lưu giữ lại cái đẹp của thiên nhiên, cuộc đời. Như đoạn thơ:

"Đây con sông như dòng sữa mẹ

Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây

Và ôm ấp như lòng người mẹ 

Chở tình thương trang trải đêm ngày."

Từ câu thơ đầu nhà thơ đã sử dụng phép tu từ so sánh hình ảnh con sông với dòng sữa mẹ làm tăng nên giá trị gợi hình, giá trị diễn đạt hay hơn đồng thời thể hiện chân thành tình cảm của Hoài Vũ với nhữn giá trị quê hương mình. Đến câu thơ thứ ba, tác giả vừa sử dụng phép nhân hóa "ôm ấp" vừa dùng phép so sánh "như lòng người mẹ" càng làm cho hình ảnh con sông trở nên gần gũi, thân thiết, gắn bó và sinh động hơn. Đồng thời gợi cho người đọc cảm nhận xúc động về những giá trị mà thiên nhiên ban tặng, tình cảm mà ta được nhận lấy. 

Tuệ Lâm

Phép tu từ so sánh trong đoạn trích trên là "con sông như dòng sữa mẹ" và "ôm ấp như lòng mẹ". Qua đó, tác giả cho thấy vai trò của dòng sông như một người mẹ nuôi dưỡng quê hương trưởng thành trong tình yêu vô bờ bến. Đồng thời khiến dòng sông trở thành một sự vật gần gũi với con người gây ấn tượng với người đọc. Chỉ qua 4 câu thơ ngắn gọn ta thấy được tình yêu thương, sự trân trọng của tác giả với dòng sống qua hương.

 

5 tháng 8 2023

Người thi sĩ không bộc lộ cảm xúc bằng những câu nói thông thường mà bộc theo cách rất riêng: gợi và tả. Ví dụ như đoạn thơ:

"Đây con sông như dòng sữa mẹ

Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây

Và ôm ấp như lòng người mẹ 

Chở tình thương trang trải đêm ngày."

Bằng bút lực nghệ thuật của mình, Hoài Vũ dùng phép tu từ so sánh vào câu thơ đầu ví con sông như dòng sữa mẹ diễn đạt nên sự gắn bó, thân thiết của sự vật quê hương với ông. Đọc giả cảm nhận được rõ hơn con sông ấy là người bạn, nuôi lớn tuổi thơ của ông. Chưa dừng lại ở đó, tác giả kết hợp phép nhân hóa "ôm ấp" và so sánh con sông với lòng người mẹ làm hay hơn hình ảnh sông bao la. Từ đó làm giàu giá trị gợi hình cho câu thơ, sức diễn đạt tăng cao hấp dẫn đọc giả hiểu về tình cảm chân thành của nhà thơ dành cho sự vật quê hương mình.

Tuệ Lâm