K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2017

Đáp án C

22 tháng 11 2018

   - Thế kỷ XIII Mông Cổ xâm lược các nước Đông Nam Á. Bị dồn đẩy do cuộc tấn công của người Mông Cổ, một bộ phận người Thái đã di cư ồ ạt xuống phía Nam; lập ra một quốc gia nhỏ. Đến đầu thế kỷ XIV mới thống nhất lại, lập vương quốc Thái. Sau đó, một nhóm người nói tiếng Thái khác di cư xuống vùng trung lưu sông Mê Công, gọi là người Lào lùm, lập vương quốc Lan Xang giữa thế kỷ XIX.

   - Sau khi chiến thắng quân mông cổ một số quốc gia bước vào thời kỳ phát triển thịnh đạt kéo dài tới đầu thế kỷ XVIII.

   - Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:

      + Về kinh tế: hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.

      + Về văn hóa: Được hình thành gắn liền với quá trình xác lập các “Quốc gia dân tộc”. Các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị tinh thần độc đáo.

18 tháng 7 2017

Đáp án A

27 tháng 9 2018

Đáp án D

9 tháng 10 2019

Đáp án C

20 tháng 12 2019

   - Thời gian: Từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX.

   - Nguyên nhân:

      + Nền kinh tế phong kiến trở nên lỗi thời, không còn tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

      + Chính quyền phong kiến chuyên chế không chăm lo đến sự phát triển kinh tế của đất nước, nhất là công tác thủy lợi mà chỉ tiêu hao sức người, sức của vào các cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ.

   - Biểu hiện của suy thoái:

      + Chế độ phong kiến trở nên trì trệ và dần dần suy thoái.

      + Mâu thuẫn xã hội, chiến tranh và nội chiến giữa các quốc gia.

      + Sự đầu hàng dần dần trước sự xâm nhập của các nước thực dân phương Tây.

17 tháng 1 2018

Đáp án A

26 tháng 3 2017

   - Những chuyển biến về kinh tế:

      + Nhờ sự tiến bộ của thuật luyện kim, đến thời Đông Sơn, từ nửa đầu thiên niên kỷ I TCN, công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến, ngoài ra con người còn biết rèn sắt.

      + Từ việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau mà cư dân Đông Sơn tiến hành khai khẩn đất đai, mở rộng địa bàn sinh sống đến vùng châu thổ sông Hồng , sông Mã , sông Cả, sống định cư lâu dài. Nền nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày, có sức kéo của trâu bò đã thay thế cho nông nghiệp cuốc đá trước đó.

     + Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm các nghề thủ công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành.

   - Những chuyến biến về xã hội:

      + Thời Phùng nguyên mới bắt đầu phân hóa giàu nghèo.

      + Đến thời Đông Sơn, phân hóa giàu nghèo trở nên rõ rệt.

      + Xã hội phân hóa giàu nghèo sẽ dẫn đến sự hình thành giai cấp và Nhà nước.

   - Kết luận:

      + Nhờ sự phát triển trong đời sống kinh tế đã dẫn đến sự chuyển biến về xã hội. Đó là hai điều kiện cần thiết để đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn lang.

      + Sự chuyển biến xã hội thời Đông Sơn cùng với sự ra đời của công xã nông thôn đã đưa đến sự ra đời của Nhà nước Văn lang.

12 tháng 1 2017

Đáp án C

19 tháng 11 2019

* Nguyên nhân ra đời thành thị:

Từ thế kỷ IX, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện. Lúc đó, lực lượng sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi”

   - Về nông nghiệp: Công cụ sản xuất cải tiến hơn, kỹ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng nhanh, do đó dẫn đến hai hệ quả:

      + Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa. nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán.

      + Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ thủ công.

   - Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa, tập trung ở những nơi thuận tiện sản xuất mua bán như các chợ bên ngoài lãnh địa, các bến sông, nơi giao nhau của các trục đường giao thông chính. Tại những nơi này dần xuất hiện thành thị.

* Hoạt động kinh tế của thành thị:

   - thủ công:

      + Những người thợ thủ công cùng làm một nghề lập ra phường hội.

      + Mục đích của phường hội là giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của các thành viên.

      + Mỗi phường hội đều có phường quy, trong đó quy định rõ mối quanhệ giữa các loại chợ, chỉ rõ quy cách, chất lượng, giá cả sản phẩm….

   - Thương mại:

      + Khi mới hình thành, trong thành thị chưa có tầng lớp thương nhân riêng biệt. Lúc ấy, những người thợ thủ công vừa sản xuất, vừa bán sản phẩm ngay tại công xưởng. Dần dần sản phẩm tăng nhanh, thợ thủ công không thể làm như thế được. Tất yếu phải xuất hiện tầng lớp thương nhân thu mua hàng của nơi sản xuất bán cho người tiêu thụ. Từ đó thương nhân ra đời.

      + Để bảo vệ lợi ích cho các thương nhân về độc quyền buôn bán, trong thành thị xuất hiện Thương hội.

* Vai trò của thành thị ở Châu Âu thời Trung đại:

   - Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.

   - Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lý tưởng xã hội mới, đối lập với chế độ phong kiến.

   - Không khí tự do của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa.

C.Mác nói: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất của thời Trung đại”.