K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2023

Sự khác nhau giữa thành tế bào của vi khuẩn Gram âm và Gram dương:

- Thành tế bào của vi khuẩn Gram âm có lớp màng ngoài chứa kháng nguyên có bản chất là lipopolysaccharide, lớp peptidoglycan mỏng.

- Thành tế bào của vi khuẩn Gram dương không có lớp màng ngoài, lớp peptidoglycan dày.

23 tháng 3 2023

Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản:

- Gồm 3 phần chính là màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân.

- Ngoài ra, tùy từng loại khác nhau mà tế bào nhân sơ còn có một số thành phần khác như thành tế bào, vỏ nhầy, roi, lông,…

23 tháng 3 2023

Khi sinh vật có kích thước cơ thể lớn nhưng được cấu tạo từ nhiều tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V lớn hơn so với cơ thể cấu tạo từ một tế bào duy nhất, nhờ đó tốc độ trao đổi chất giữa tế bào và môi trường sẽ nhanh hơn, đảm bảo hoạt động sống trong cơ thể được diễn ra bình thường.

23 tháng 3 2023

Do tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (khoảng 1µm – 5µm) nên tỉ lệ S/V (diện tích bề mặt/thể tích) lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng. Nhờ đó, tế bào nhân sơ sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với các tế bào có kích thước lớn.

23 tháng 3 2023

So sánh kích thước của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: Kích thước tế bào nhân sơ nhỏ hơn tế bào nhân thực (thường bằng 1/10 cơ thể nhân thực). Cụ thể:

- Kích thước tế bào nhân sơ thường dao động trong khoảng 1 µm – 5 µm.

- Kích thước tế bào nhân thực thường dao động trong khoảng 9 µm – 1 m.

23 tháng 3 2023

- Thời gian phân thế hệ là 20 phút, vậy trong 5 giờ có 15 lần phân chia.

- Số lượng vi khuẩn E.coli được tạo thành là 1 × 215 = 32 768 (tế bào). Tốc độ sinh trưởng của E,coli rất nhanh là do tỉ lệ S/V lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng.

17 tháng 8 2023

Hãy sưu tầm tranh ảnh về một số loại tế bào ở người (tế bào biểu mô ruột non, tế bào hồng cầu, tế bào cơ,…). Nhận xét và giải thích về (ảnh 3)

Tế bào hồng cầu 

Hãy sưu tầm tranh ảnh về một số loại tế bào ở người (tế bào biểu mô ruột non, tế bào hồng cầu, tế bào cơ,…). Nhận xét và giải thích về (ảnh 2)

Tế bào thần kinh 

Hãy sưu tầm tranh ảnh về một số loại tế bào ở người (tế bào biểu mô ruột non, tế bào hồng cầu, tế bào cơ,…). Nhận xét và giải thích về (ảnh 1)

Tế bào biểu mô ở ruột 

Hãy sưu tầm tranh ảnh về một số loại tế bào ở người (tế bào biểu mô ruột non, tế bào hồng cầu, tế bào cơ,…). Nhận xét và giải thích về (ảnh 4)

Tế bào cơ 

Nhận xét : Các tế bào ở người có hình dạng và kích thước khác nhau 

Giải thích: 

Các tế bào có sự khác nhau về kích thước , hình dáng , hình dạng để phù hợp với vai trò và chức năng nhất định của chúng 

VD tế bào hồng cầu: có hình đĩa và lõm ở hai mặt để có thể tích chứa oxi tối đa và dễ dàng di chuyển trong các mao mạch có diện tích hẹp 

22 tháng 3 2023

- Nhóm nguyên tố đa lượng: O, C, H, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg,... Các nguyên tố đại lượng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, cacbohidrat, lipit và các acid nucleic là những chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào.

- Nhóm nguyên tố vi lượng: Fe, I, Mo, Zn, Cu,...Các nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0.01% khối lượng cơ thể sống, nhưng lại đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể.

22 tháng 3 2023

Khi nuôi lợn, nếu cho chúng ăn bã đậu hoặc khô dầu đậu tương thì tỉ lệ nạc sẽ cao hơn so với các loại thức ăn thông thường vì: Bã đậu hoặc khô dầu đậu tương là loại thức ăn có hàm lượng protein thực vật (đạm thực vật) cao, hàm lượng lipid thấp (do đã được tách bỏ trước đó) giúp cung cấp nguồn amino acid dồi dào cho quá trình tổng hợp protein của lợn và không gây tích lũy mỡ thừa. Khi sử dụng loại thức ăn đó làm tỉ lệ thịt nạc tăng lên điều đó chứng tỏ protein có trong đậu tương đã được chuyển hóa thành protein trong cơ thể lợn.

22 tháng 3 2023

- Đồng ý với ý kiến của bạn.

- Giải thích:

Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống:

+ Nước là thành phần chính cấu tạo nên tế bào.

+ Nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết.

+ Nước vừa là nguyên liệu vừa là môi trường cho nhiều phản ứng sinh hóa xảy ra trong tế bào để duy trì sự sống.

+ Nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể.

+ Nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

→ Nếu thiếu nước, mọi quá trình sinh lí trong tế bào sẽ bị đình trệ khiến cho cơ thể không thể hoạt động bình thường và dẫn đến cái chết. Bởi vậy, có thể nói rằng “Nếu không có nước sẽ không có sự sống”.