K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2021

1) They have postponed the class meeting.

→ The class meeting has been postponed.

2) They have built a new school near our house.

→ A new school has been built near our house.

3) Has somebody informed Lan of the change?

→ Has Lan been informed of the change?

14 tháng 12 2021

The class meeting has been postponed.

A new school has been built near our house.

Has Lan been informed of the change?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 8 – 3 – 69 Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ, Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 8 – 3 – 69 Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ, Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương. Rồi cảnh chia li, cảnh đau buồn cũng đến nữa… Đáng trách quá Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn đang mùa chiến thắng. (Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2005) 1/ Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của văn bản (1 điểm). 2/ Trong đoạn trích trên, câu văn nào miêu tả sự tĩnh lặng của núi rừng trong đêm khuya (1 điểm)? 3/ Câu văn “Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa” gợi cho em những suy ngẫm gì về chiến tranh? (1 điểm).

0
13 tháng 12 2021

giúp em gấp lắm ạ

 

II. Fill in each blank with the corect form of the word in the bracket.1. After much ___________________ from her family and friends. Elaine finally managed to complete the marathon. (encourage)2. The children found the trip to Bintan most __________________. (enjoy)3. Dilly handled the situation __________________. Everyone was pleased with her explanations. (effect)4. His selfishness has made him very __________________ among his friends. (popular)5. It is not difficult to _________________...
Đọc tiếp

II. Fill in each blank with the corect form of the word in the bracket.
1. After much ___________________ from her family and friends. Elaine finally managed to complete the marathon. (encourage)
2. The children found the trip to Bintan most __________________. (enjoy)

3. Dilly handled the situation __________________. Everyone was pleased with her explanations. (effect)
4. His selfishness has made him very __________________ among his friends. (popular)
5. It is not difficult to _________________ what will happen if we do not care for our environment. (visual)
6. We were taken aback at the ___________________ chasnges in our village ; each home owns a computer now. (drama)
7. It is everyone’s ___________________ to save the environment. (responsible)
8. There is too much sex and _____________________ on TV these days. (violent)
9. Channels, like Discovery, give ____________________ about Wildlife. (inform)
10. In this busy life, television can be the easiest source of ____________________. (entertain)

1
13 tháng 12 2021

1. encouragement

2.enjoyable

3effectively

4unpopular

5.visualize

6.dramatic

7 responsibility

8 violence

9 information

9 entertainment

13 tháng 12 2021

Tham khảo:

Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bài thơ đặc sắc, trong số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả.

Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm thanh thoát đến thế:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”.

Nguyễn Trãi kia! Ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi, ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là “Rỗi, hóng mát thuở ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay “rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc đều xong xuôi, đã qua rồi. “Ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải đành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.

Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông, thiên nhiên bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán nó càng lớn dần lên có thể như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cành, hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi: sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời...

 

Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

“Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no; chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương".

“Dân giàu đủ", cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” gảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ. Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói: dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.

Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.

13 tháng 12 2021

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người có học vấn uyên thâm. Ông là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại cho dân tộc hai tập thơ chữ Hán và chữ Nôm đó là: Bạch vân am thi tập (chữ Hán khoảng 700 bài) và Bạch vân quốc ngữ thi (chữ Nôm khoảng 170 bài). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ si, thú thanh nhàn đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội. Nhàn là bài thơ Nôm trích từ Bạch vân quốc ngữ thi.

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai, vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.

Bài Nhàn trong Bạch vân quốc ngữ thi thuộc về chủ đề triết lí xã hội, mà tập trung nhất là triết lí Nhàn có người đã từng cho rằng tư tưởng Nhàn, triết lí Nhàn là một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung và Bạch vân quốc ngữ thi nói riêng. Nhàn với Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là một cứu cánh mà là một phương thức tư duy một triết lí. Cho nên Nhàn là khái niệm chữ không phải là tâm trạng.

Tâm lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những biểu hiện tích cực và tiêu cực.

Yếu tố tích cực của chữ Nhàn là ở chỗ: Nhàn là sống theo lẽ tự nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên để cho tâm hồn được thanh thản.

Chúng ta sẽ thấy rất rõ những điều trên qua việc đi sâu phân tích bài thơ Nhàn của ông trong Bạch vân quốc ngữ thi.

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng liên tiếp số từ một nhằm mục đích nhấn mạnh hoàn cảnh sống của ông khi cáo quan về quê. Với những dụng cụ quen thuộc, một mai, một cuốc, một cần câu và có thể là cả một con người, một cuộc đời ở đó. Số từ một biểu hiện sự cô đơn, một mình của Nguyễn Bỉnh Khiêm chốn quê nghèo, ông làm bạn cùng với những vật dụng quen thuộc của nhà nông là mai đào đất, xắn đất, cuốc lật đất, đi kèm phía sau là một cần câu để nhằm chỉ ra rằng sau những lúc làm lụng vất vả, ông vẫn giữ được các thú chơi tao nhã, thanh đạm của người Việt Nam đó là đi câu cá. Số từ một thể hiện sự cô đơn, trong một câu thơ nhà thơ đã sử dụng tới ba số từ một nhằm nhấn mạnh sự cô đơn, trống vắng của một con người mang đầy chí lớn đang phải sống cuộc đời ẩn dật. Nhưng đứng sau ba số từ một cũng lại là một loạt các danh từ mai, cuối, cần câu, chắc gì sau ba từ một đứng trước… không có một từ một đứng sau. Chắc gì sau ba danh từ đó không có thêm một danh từ ẩn sau đó. Đó là một cuộc đời, một con người chính các công việc của nhà nông ấy, tuy vất vả nhưng lại rất ấm áp và gần gũi. Để rồi chỉ có gần gũi, vui bên thú chơi câu cá tao nhã, thanh đạm mới làm cho nhân vật trữ tình của chúng ta phải thơ thẩn mà không cần bận tâm đến người khác nói gì, nghĩ gì, làm gì. Chỉ cần những điều khiến ta được vui vẻ, được hòa hợp được.

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Nhịp thơ của câu đầu 2/2/3 thể hiện sự khẳng định, quyết tâm có thể cả sự thách thức.

Một mai / một cuốc / một cần câu

Nhịp thơ đã tạo cho câu thơ có sức chuyển mạnh mẽ, không chỉ là lời nói khẳng định thông thường những gì mình trải qua mà tác giả qua đó muốn khẳng định sự quyết tâm vượt qua những khó khăn, vất vả trong cuộc đời đầy xô bồ, đổi thay. Và từ đó thấy rằng nhân vật trữ tình rất yêu qúy gắn bó thanh đạm mà gần gũi, ấm áp tình người. Cũng chính vì thế mà có sự chuyển nhịp ở câu sau:

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Nhịp thơ 4/3 là sự chậm lại của cảm xúc tâm trạng và nó đem lại một hơi ấm, niềm vui cho nhân vật trữ tình đến đây đã tìm thấy phương thức sống của cuộc đời mình. Với ước muốn sống hòa hợp với thiên nhiên để cho tâm hồn được thanh thản, yên vui, vì thế nhà thơ của chúng ta đã rời xa chốn lao xao để về nơi vắng vẻ.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.

Tự nhận mình là dại, tác giả dại vì đã rời xa chốn phồn hoa đô hội, lấp lánh trở về sống ẩn nấp, vất vả nơi vùng quê nghèo. Nhưng có phải vì thế mà dại chăng? Và thế nào là khôn, không là đến sống ở nơi sung sướng, đầy đủ lụa là gấm vóc, ấm êm, cung phụng lẽ vì thế mà mới không. Và khôn, dại như thế nào mà tìm đến ở chốn lao xao và nơi vắng vẻ.

Tâm lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những biểu hiện tích cực và tiêu cực

Đặt câu thơ trong hoàn cảnh sống của tác giả, chúng ta sẽ thấy quan niệm về nơi vắng vẻ và chốn lao xao hay quan niệm dại và khôn. Nơi vắng vẻ ở đây chính là cuộc sống đạm bạc với thôn quê còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Chỉ có người dám coi thường danh lợi, coi thường vật chất, coi của cải chỉ là phù phiếm mới có thể dại mà đến ở nơi vắng vẻ. Còn chốn lao xao chính là nơi tấp nập ngựa xe, nơi sung sướng và đầy đủ, là cuộc sống hoàn toàn đối lập với nơi vắng vẻ và nơi đó chỉ dành cho những ai biết khôn, những ai coi danh lợi, vật chất là cuộc sống thì mới sống và muốn sống ở đó. Tác giả đã sử dụng hai từ láy vắng vẻ và lao xao để miêu tả hai chốn ở khác nhau. Vắng vẻ từ láy tạo nên đậm nét sức bình dị, yên bình của thôn quê. Còn từ láy lao xao nó như có cả tiếng reo vui, tiếng náo nhiệt và tấp nập của chốn đô thành. Và từ đây ta có thể hiểu nơi vắng vẻ là thôn quê, yên lành, còn chốn lao xao là vùng kinh đô đầy náo nhiệt. Nhưng còn không là thế nào và dại là ra sao? Chọn nơi vắng vẻ là để tránh xa cuộc sống xô bồ của cuộc đời đầy bon chen, toan tính và không ít hiểm nguy. Và khi tránh xa những điều đó thì tác giả dại hay khôn. Còn khôn sống ở nơi đô thị tránh xa sự yên bình, thanh sạch khi đó là khôn hay dại khi bước chân vào chốn xô bồ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dùng biện pháp nghệ thuật sóng đôi ở hai câu thơ này để diễn tả sự đối lập, tương phản, thậm chí là trái ngược hoàn toàn tới xung khắc của hai nơi sống, hai quan điểm sống và hai sự lựa chọn.

Ta dại / ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn / người đến chốn lao xao.

Ta đối với người, dại đối với khôn, ta tìm đối với người đến (thể hiện sự lựa chọn qua hai từ tìm và đến) nơi vắng vẻ đối với chốn lao xao. Có lẽ đây là hai câu thơ hay nhất của bài thơ. Bởi nghệ thuật đối, bởi ý nghĩa tư tưởng của hai câu muốn nói đến. Hai câu thơ đối xứng nhau rất chuẩn cả về từ và cả về dấu thanh tạo nên sự khác biệt và đối lập nhằm khẳng định một lần nữa cách sống và cách lựa chọn của tác giả?

Hai câu tiếp theo miêu tả cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm nơi thôn quê nghèo thanh đạm với những sản vật riêng chỉ có nơi thôn quê.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Mặc dù sống ở nơi thôn quê còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng ở đó lại có các thú vui riêng và được thưởng thức những món ăn rất tầm thường nhưng lại ngon vô cùng. Chỉ có măng trúc và giá thôi, mà nào thức nấy, những thứ ấy dù rất bình thường vì lúc nào cũng có sẵn trong nhà. Thế nhưng khi ăn chúng ta sơ cảm nhận được vị ngon của nó nhờ vào sự hòa hợp, cảm thông của tấm lòng với tấm lòng. Bởi vì đã không ít lần Nguyễn Bỉnh Khiêm nói rằng:

Câu thanh nhàn đọc qua ngày tháng.

Hay:

Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách

Qua hai câu thơ thứ 5 và 6 này, chúng ta thấy cuộc sống của tác giả nơi thôn quê thật đạm bạc mà thanh nhàn. Đạm bạc hỏi món ăn chỉ măng và giá nhưng thanh nhàn, hòa hợp với thiên nhiên.

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Chỉ có vùng nông thôn người ta nói có thể được vùng vẫy, thoải mái thả hồn mình vào trong thiên nhiên hòa mình với thiên nhiên để cảm hết niềm hạnh phúc, thú vui lạc quan ở đời.

Nếu mới đọc qua chúng ta chỉ thấy đó là hai câu thơ tả cuộc sống nơi thôn quê của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhưng chiều sâu trong đó lý tưởng sống của ông, là khát vọng được sống hòa hợp với thiên nhiên. Được ăn những món ăn mà chỉ do thiên nhiên hòa quyện với thiên nhiên mới khiến ta mở rộng lòng mình, vùng vẫy ôm thiên nhiên vào lòng và cũng chính thiên nhiên ôm ta vào lòng nâng dậy sức sống và khơi mát tâm hồn. Chỉ có thiên nhiên tươi đẹp mới làm cho tâm hồn ta thanh thản, ấm áp mà thôi. Là nếu cần đánh đổi thì Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ sẵn sàng đánh đối phú quí để được tận hưởng cuộc sống này, tận hưởng các nhàn:

Để rẻ công danh muốn được nhàn.

Dường như bất kì thi nhân nào cũng không tránh được một thú vui, không thể thiếu của cuộc đời đó là rượu và Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không tránh khỏi niềm đam mê với các thú vui ấy:

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Đây là hai câu thơ có lấy điển tích Thuần Vu Phần uống rượu say và nằm dưới gốc cây hòe ngủ. Ông ta mơ thấy mình ở nước Hòe An được công danh phú quí. Nhưng khi tỉnh dậy thì đó chỉ là giấc mộng, thấy cành hòe phía nam chỉ có một tấc kiến mà phơi. Điển tích này để chỉ phú quý chỉ là giấc chiêm bao.

Chính vì quan điểm này Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không màng đến danh lợi bởi danh lợi, phú quí chỉ là phù phiếm và chỉ như một giấc mộng rồi sẽ qua đi.

Để rẻ công danh muốn được nhàn.

Hay:

Thấy dặm thanh vân lại bước chèn
Được nhàn ta sá dường thân nhàn.

Chữ nhàn ở thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đối lập với tất cả chữ nhàn ở thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn thân chứ không phải là nhàn tâm. Dù nhàn nhưng vẫn lo âu việc nước việc đời.

Hai câu kết tác giả muốn khẳng định rằng tiền bạc của cải chỉ là phù phiếm, nó sẽ nhanh chóng tan biến theo bước đường thời gian, vì vậy mà phương châm sống đừng chỉ lúc nào cũng mong về tiền tài, danh vọng.

Tuy rằng chữ nhàn có những hạn chế như: nhiều yếu tố nhàn rỗi, nhàn tâm, yên phận khá đậm nét. Mà đặc biệt một nhà nho ưu thời mẫu tục như Nguyễn Bỉnh Khiêm mà lại chủ trương nhàn tâm, chủ trương vô sự ngáy pho pho trước cảnh đất nước loạn lạc, nhân dân cực khổ lầm than. Nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm hi vọng với những vần thơ triết lí này của mình có thể giữ trọn được tâm hồn và nhân cách để cuộc sống con người được hài hòa, hợp với lẽ của tự nhiên và xã hội cũng đi đến…

Nhàn là một triết lí sống để bảo toàn nhân phẩm trước sự đua chen danh lợi, trước sự băng hoại về đạo đức:

Có thuở được thời mèo đuổi chuột
Đến khi thất thế kiến tha bò.

Và:

Hoa càng khoe nở hoa càng rửa
Nước chứa cho đầy nước ắt vơi.

Toàn bộ bài thơ nhàn là một lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. Nhàn là triết lí sống chi phối nhiều sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy có lúc nó có mang yếu tố tiêu cực nhưng nó lại là triết lí sống giúp con người ta sống đẹp hơn, đúng hơn với đời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi : “Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thần dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn năng trúc, đồng ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tầm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phủ quý tựa chiêm bao." (Nhàn, Trang 128, Ngữ văn 10, Tapl NXBGDVN) đó? Câu 1 (0.5...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi : “Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thần dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn năng trúc, đồng ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tầm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phủ quý tựa chiêm bao." (Nhàn, Trang 128, Ngữ văn 10, Tapl NXBGDVN) đó? Câu 1 (0.5 điểm): Xác định nhịp thơ ở câu thơ 1? Nêu tác dụng của cách ngắt nhịp Câu 2 ( .0 di tilde e m). Tìm biện pháp tu từ trong câu thơ 3 và 4? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? Câu 3 (0.5 điểm): Triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện như thế nào qua hai câu kết của bài thơ? Câu 4 (1.0 di tilde e m) : Anh/chị hiểu như thế nào là nhàn? Quan niệm về chữ nhàn của tác giả trong bài thơ trên?

0