bn nào cho mjk bt 1 bài van về tình bn 0
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cuộc sống của chúng ta đều có thể như cái bình nứt, nhưng khi chúng ta biết vận dụng vào nó thì có thể chiếc bình nứt đó sẽ là động lực hỗ trợ cho chúng ta
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:
- Thời đại có nhiều biến động: cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh, rồi phong trào Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn được thiết lập. Những biến cố lớn lao của thời đại in dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Du, như chính trong Truyện Kiều ông viết: Trải qua một cuộc bể dâu - Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
- Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.
- Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc… Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
2. Tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần. Có thể dựa vào gợi ý dưới đây để tóm lược nội dung chính của từng phần một cách ngắn gọn nhất:
- Gặp gỡ và đính ước:
+ Kiều xuất thân như thế nào? Có đặc điểm gì về tài sắc?
+ Kiều gặp Kim Trọng trong hoàn cảnh nào?
+ Mối tình giữa Kiều và Kim Trọng đã nảy nở ra sao? Họ kiếm lí do gì để gần được nhau?
+ Kiều và Kim Trọng đính ước.
- Gia biến và lưu lạc:
+ Gia đình Kiều bị mắc oan ra sao?
+ Kiều phải làm gì để cứu cha? Làm gì để không phụ tình Kim Trọng?
+ Kiều bị bọn Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào cuộc sống lầu xanh;
+ Kiều được Thúc Sinh cứu ra khỏi lầu xanh;
+ Kiều trở thành nạn nhân của sự ghen tuông, bị Hoạn thư đày đoạ;
+ Kiều trốn đến nương nhờ cửa Phật, Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà - Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai;
+ Thuý Kiều đã gặp Từ Hải như thế nào?
+ Tại sao Từ Hải bị giết?
+ Kiều bị Hồ Tôn Hiến làm nhục ra sao?
+ Kiều trẫm mình xuống sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu.
- Đoàn tụ:
+ Kim Trọng trở lại tìm Kiều như thế nào?
+ Tuy kết duyên cùng Thuý Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nguôi được mối tình với Kiều;
+ Kim Trọng lặn lội đi tìm Kiều, gặp Giác Duyên, gặp lại Kiều, gia đình đoàn tụ;
+ Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước điều gì?
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Rèn luyện cách tóm tắt và kể lại nội dung văn bản.
Bài 2
I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Kết cấu đoạn trích: - Bốn câu đầu: giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều, - Bốn câu tiếp: gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân. - Mười sáu câu còn lại: gợi tả vẻ đẹp và tài năng hiếm có của Thúy Kiều. Đoạn thơ với kết cấu chặ chẽ, phù hợp với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả. Câu 2. Vẻ đẹp Thúy Vân được tả trong bốn câu thơ đầu. Tác giả đã dùng những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ để gợi tả vẻ đẹp ấy. Đó là những hình ảnh quá quen thuộc trong văn học trung đại: khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong veo như ngọc, mái tóc đen óng ả tựa mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết… Đó là vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của người thiếu nữ. Vẻ đẹp tạo sự hòa hợp êm đềm với thiên nhiên, vạn vật xung quanh. Chân dung của Thúy Vân báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ sau này. Câu 3. Khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ: “thu thủy”, “xuân sơn”, hoa, liễu. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt. Bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Cái “sắc sảo” của trí tuệ, cái “mặn mà” của tâm hồn đều liên quan đến đôi mắt. Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy” làn nước thu gợn lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng long lanh. Còn hình ảnh “nét xuân sơn” nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú, tươi tắn trên gương mặt trẻ trung. Câu 4. Khi tả Thúy Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc thế nhưng khi tả Thúy Kiều, nhà thơ tả sắc một phần còn dành đến hai phần để gợi tài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thậm mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu đặt biệt, vượt lên trên mọi người. Cực tả cái tài của Kiều cũng là đê gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn “bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình. Tác giả dùng thành ngữ có nguồn gốc từ thi liệu Hán học “nghiêng nước nghiêng thành” (người đẹp nhìn một lần nghiêng thành người lại nhìn lần nữa nghiêng nước người) để cực tả giai nhân. Câu 5. Chân dung Thúy Kiều cũng là chân dung mang tính cách, chân dung thể hiện số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hóa phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác trong tự nhiên phải đố kị “hoa ghen” “liễu hờn”. Đây là những dự báo số phận nàng sẽ éo le, đau khổ. Câu 6. Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, thì bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn. Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nền, tạo vẻ nổi bật của chân dung Thúy Kiều sau đó. Nguyễn Du dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới 12 câu thơ đề cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng và tâm hồn.
Bài 3
Soạn bài cảnh ngày xuân của Nguyễn Du I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Đó là hình ảnh chim én chao liệng như thoi đưa giữa bầu trời xuân trong sáng, thảm cỏ non xanh mượt mà của bức tranh xuân điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sư hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả hòa quyện, gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có tâm hồn, không tĩnh tại. Trong đoạn thơ cùng với bút pháp ước lệ vừa gợi thời gian vừa gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình gợi tả màu sắc, đường nét, cái hồn của cảnh vật. Câu 2. Tám câu thơ tiếp gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh, Một loạt từ ghép là danh từ, động từ, tính từ xuất hiện gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng, đông vui, náo nhiệt: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân (danh từ) sắm sửa, dập dìu (động từ), gần xa, nô nức (tính từ). Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi hình ảnh từng đoàn người trẩy hội, du xuân nhộn nhịp, tấp nập. Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa hình ảnh một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa. Đó là lễ tào mộ tưởng nhớ người thân đã khuất và hội đạp thanh đi chơi xuân ở chốn đồng quê tươi đẹp. Những lễ hội đó là nét đẹp văn hóa truyền thống phương Đông. Câu 3. Sáu câu cuối gợi tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu như bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng. Mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thần, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lắng dần. Cảnh thay đổi bởi không gian, thời giant hay đổi, và cảnh lúc này được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy: “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ gợi ta sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Từ “nao nao” như nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Đó là cảm giác bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm một nỗi buồn man mác dịu nhẹ. Câu 4. Đoạn trích thể hiện nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đặc sắc của Nguyễn Du. Đó là kết cấu hợp lý theo trình tự thời gian của cuộc du xuân. Kết cấu ấy giúp tác giả có thể phác họa được toàn cảnh bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân. Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép… Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết
Soạn bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Câu 1: Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:
- Thời đại và gia đình:
+ Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
+ Ông sinh trường trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm.
+ Nguyễn Du sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
- Cuộc đời:
+ Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh.
+ Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc…
- Đánh giá: Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
Câu 2: Tham khảo tóm tắt "Truyện Kiều":
Là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên - một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Mối tình đầu chớm nở. Nhân nhặt được chiếc thoa rơi của Thuý Kiều, Kim Trọng bày tỏ nỗi lòng với Kiều và hai bên đính ước.
Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải bán mình chuộc cha.
Lần lượt bọn buôn người Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, dồn Thuý Kiều vào cuộc sống ô nhục. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ nàng. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, nàng gặp người anh hùng Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ. Khi sự nghiệp thành, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, tên đại thần tráo trở, Từ Hải bị giết. Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.
Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin thảm khốc, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ " danh tiết" và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.
Các sự việc, hiện tượng tốt đáng được biểu dương trong nhà trường hoặc ngoài xã hội:
- Trung thực trong học tập
- Tấm gương học sinh nghèo vượt khó
- Không tham lam, nhặt được của rơi, trả người đánh mất
- Đoàn kết thân ái với bạn bè trong lớp học
- Trồng cây bảo vệ môi trường
- Tuân thủ nội quy của lớp học
- Phong trào cứu trợ đồng bào bão lụt
ở gần nhà em có 1 ngôi chùa nhỏ.Ngôi chùa có nhiều hòa thượng và có 1 trụ trì.
trụ trì có mái tóc màu da và có 6 chấm trắng trên đầu.các hòa thượng rất muốn có mái tóc như của trụ trì vì họ chỉ có 3 chấm trắng tên đâù.
phải vượt qua khó khăn trụ trì mới có tocmái tóc ấy nên nó rất quý
chỉ trong một bài ca dao mà tác giả dân gian đã xây dựng được biết bao nhiêu hình tượng.Từ những hình tượng đồ vật đến con người , dù cho hình tượng nào đi chăng nữa thì chúng ta vẫn thấy được điều tác giả muốn nói ở đây chính là nỗi thương nhớ của người con gái thời xưa.
Từ nhịp thơ 4 chữ dồn dập, liên tiếp, lời ca chuyển sang nhịp thơ lục bát nhẹ nhàng hơn nhưng cũng xao xuyến hơn, giải bày niềm lo ây của cô gái trc hạnh phúc lứa đôi. Không phải ngẫu nhiên mà chữ "lo" được nhắc đền 2 lần. Nhớ thương người yêu và lo lắng cho duyên phận của mình "không yên một bề", tâm trạng cảu cô gái mang ý nghĩa phổ biến cho người phụ nữ trong cuộc đời xưa: yêu tha thiết . Bài ca khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao với sự lặp lại trong cách diễn tả tâm trạng, cách dùng những hình ảnh biểu tượng, lối nhân hóa để tăng thêm sức sống cho hình ảnh, cách gieo vần linh hoạt, cách cấu tạo truyền thống kết hợp những câu thơ bốn chữ với hai câu lục bát cuối cùng... Qua nỗi thương nhớ và niềm lo âu được diễn tả trong bài ca, ta nhận ra tiếng hát yêu thương và khao khát yêu thương của người bình dân xưa .
:')
Bài làm
+ Mở bài
-Giới thiệu qua về tác phẩm và tác giả. Lặng lẽ Sa Pa là những tâm huyết của nhà văn Nguyễn Thành Long sau chuyến đi về Lào Cai. Câu chuyện kể về người thanh niên là nghề khí tượng
– Bằng lối viết sắc xảo, miêu tả tinh té, tác giả đã khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn người đọc , hình ảnh sa pa hiện lên vô cùng quyến rũ, và bí ẩn, vừa mờ sương vừa hiện thực.
-Lặng lẽ sa pa là một câu chuyện nhưng không quá chú ý vào những tình tiết thắt nút gay cấn, gây tò mò háo hức cho người đọc, mà tác giả lại thiên về cách miêu tả cảnh người và vật.
– Nó giống như một lối kể chuyện bình dị đơn giản có gì kể đấy không cần thêm mắm thêm muối cho kịch tính. Nhưng thông qua lối viết văn đầy bị dị, mộc mạc đó người đọc lại thấy được rất nhiều cái hay, cái đẹp được hiện lên.
-Hình ảnh những con người trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa pa ” được hiện lên gần gũi không hoành tráng, hay hùng vĩ chỉ là những con người yêu công việc của mình đang làm. Một công việc lặp đi lặp lại mỗi ngày nhưng họ không thấy chán mà luôn làm chúng với những tình cảm sâu sắc.
– Trong tác phẩm có những con người ông họa sỹ già, cô kỹ sư trẻ ai cũng đáng trân trọng, bởi họ đều là người rất có tâm với công việc
-Tác giả đã miêu tả chi tiết những gian khổ vất vả mà anh thanh niên nhân vật trong câu chuyện phải trải qua. Tuy vất vả nhưng anh không hề kêu ca phàn nàn mà vẫn âm thầm lặng lẽ làm việc rất tận tụy.
-Qua đây tác giả đã âm thầm gửi tình yêu, lòng ngưỡng mộ của mình tới những nhân vật của mình. Họ là những con người luôn sống có mục đích, luôn muốn cống hiến sức lực cho quê hương đất nước dù trong thời chiến hay thời bình.
-Hình ảnh anh thanh niên làm nghề khí tượng thủy văn hiện lên thật gần gũi, giản dị anh tuy không là anh hùng đánh Mỹ, không giống như một tượng đài tráng lệ, anh chỉ là một người bình thường nhưng bằng ngòi bút của tác giả hình ảnh của anh thanh niên luôn lấp lánh ánh hào quang.
+Kết
– Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm hay, nhiều cảm xúc cho người đọc, bằng lối văn phòng bình dân giản dị nhưng trong mỗi câu chữ Nguyễn Thành Long viết ra người ta đều cảm nhận được nét đẹp, mùi thơm toát ra từ trong đó.
tk cho mk nha $_$
I - Mở bài:
- Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút văn xuôi thành công ở thể loại truyện ngắn và bút kí. Tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình, đậm chất thơ.
- Lặng lẽ Sa Pa được viết ra năm 1970, in trong tập Giữa trong xanh. Là kết quả của chuyến đi thực tế tai miền tây Tổ quốc: Lào Cai-Sa Pa.
- Đây là một tác phẩm mang đầy chất thơ của NTL: cái thơ mộng, vẻ huyền ảo lung linh của thiên nhiên Sa Pa quyện chặt với cái đẹp của tâm hồn con người - lớp trí thức trẻ đang ngày đêm lo nghĩ và làm việc hết mình cho đất nước, cho cách mạng. Chất thơ còn nằm trong vẻ đẹp của mối quan hệ giữa con người với nhau trong cách dựng truyện của tác giả, thấm đến từng chi tiết truyện.
II – Thân bài:
Giới thiệu cốt truyện, nhân vật
- “LLSP” có cốt truyện đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng đã để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp cho cô gái và ông họa sĩ già về những con người làm việc say mê mà thầm lặng cho đất nước mà tiêu biểu là anh thanh niên - nhân vật chính của truyện - trong cái lặng lẽ của Sa Pa, nơi mà người ta tưởng như chỉ có sự nghỉ ngơi.
- Các nhân vật phụ (ông họa sĩ, cô gái, bác lái xe) không chỉ tham gia vào câu chuyện mà còn góp phần làm nổi rõ nhân vật chính và chủ đề của truyện.
- Truyện có một chất thơ bàng bạc toát lên từ các chi tiết, từ khung cảnh thiên nhiên Sa Pa đẹp như những bức tranh và chất thơ ấy còn ở chính trong tâm hồn các nhân vật với những suy nghĩ, cảm xúc thật trong sáng, đẹp đẽ. Chất thơ của truyện lại đi liền với chất họa. Truyện cũng có thể xem là những bức tranh đẹp, những bức tranh về cảnh thiên nhiên Sa Pa, về cuộc gặp gỡ giữa ba nhân vật và bức chân dung kí họa về nhân vật chính – anh thanh niên
Vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa
-Trước hết,”LLSP” là một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, huyền ảo, độc đáo làm say đắm lòng người.
- Vẻ đẹp Sa Pa bắt đầu bằng những rặng đào với những đường núi quanh co uốn lượn kề bên con thác trắng xóa.
- Sa Pa còn đẹp và thơ mộng hơn bởi những cánh đồng cỏ trong thung lũng, những đàn bò lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ
- Trong khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên, đất trời, điểm xuyết những tia nắng thật kì lạ: “ Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc…”, rồi “nắng mạ bạc cả con đèo”.
- Mây Sa Pa cũng được tác giả tả rất nhiều và rất lạ: “Mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia. Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng”, rồi “mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”
- Không chỉ có vậy, Sa Pa còn được tô điểm thêm những màu sắc tươi sáng của các loại cây lạ, và nhất là các loại hoa. Thật bất ngờ khi nhìn thấy “những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”. Còn hoa ở Sa Pa thật đẹp, ngay giữa mùa hè đã rực rỡ ngát hương với “ hoa dơn, thược dược, lay ơn, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong…
=>Phong cảnh Sa Pa đẹp biết nhường nào. Được ngắm nhìn thiên nhiên Sa Pa ta có cảm giác như được chiêm ngưỡng những tác phẩm hội họa lung linh, kì ảo. Con mắt nhìn tinh tế của trái tim nghệ sĩ biết yêu và rung động trước cái đẹp của Nguyễn Thành Long và bút pháp lãng mạn đã chọn lọc được những nét đẹp tiêu biểu của thiên nhiên Sa Pa, khơi gợi trong lòng ta một tình yêu quê hương đất nước.
3Vẻ đẹp của con người Sa Pa
Truyện không chỉ là một bức tranh lãng mạn về cảnh đẹp thiên nhiên Sa Pa, mà còn ngợi ca những con người đang say mê lao động với lòng nhiệt huyết đáng trân trọng.
- Truyện “LLSP” đưa ra bốn nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường và anh thanh niên ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện
Con người, đặt bản thân là trung tâm, luôn có rất nhiều mối quan hệ xoay quanh. Có những người, những mỗi quan hệ chỉ thoáng qua nhưng cũng có những người hay những mối quan hệ bằng một cách nào đó luôn gắn bó với ta, đi theo ta trong suốt cuộc đời. Tình bạn là một mối quan hệ như vậy.
Trong cuộc đời mình, ai cũng có ít nhất là một vài người bạn. Tình bạn không đến từ một người, nó là sự sẻ chia, thông cảm, là sự thấu hiểu về nhau giữa hai người. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư và tin tưởng. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết để khởi đầu một tình bạn đẹp. Con người luôn sợ cô đơn, luôn muốn có người đáng tin tưởng để có thể sẻ chia, tâm sự nhưng cũng luôn dè chừng, cảnh giác với những người muốn chạm vào cảm xúc của họ. Cũng phải thôi, thật tồi tệ nếu một người bạn coi là bạn, lắng nghe những điều họ sẻ chia biết đâu sau đó lại đem những câu chuyện của bạn ra làm trò đùa. Tình bạn cũng không thể bền vững nếu không trong sáng, có mục đích hay để lợi dụng lẫn nhau. Chúng ta không thể gọi một người là bạn mà luôn phải đề phòng họ.
!-->
Cảm nghĩ của em về tình bạn
Để hai người khác nhau trở thành bạn của nhau cần rất lớn sự thấu hiểu. Bởi mỗi người sẽ có một tính cách khác nhau. Dẫu có thể có nét tương đồng nhưng điểm khác nhau sẽ vẫn rất lớn. Sự thấu hiểu đối với nhau không dễ dàng có được, nó cần phải có thời gian để vun đắp, có khó khăn hoạn nạn để thử thách và trưởng thành. Phải có sự sẻ chia, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai người bạn mới có thể khiến họ hiểu nhau hơn. Mặt khác, con người không hoàn hảo, luôn có những thói quen xấu bên cạnh những cái tốt. Muốn tình bạn được bền lâu, ta không được bao che dung túng trước những thói quen xấu này.
Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều. Thật bình yên khi gặp khó khăn mà luôn có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ hay khi có tâm sự có người yên lặng ngồi bên lắng nghe. Cũng thật hạnh phúc khi có tin tưởng chia sẻ với ta những điều giản dị. Và thật ấm áp khi có người luôn nhớ những thói quen nhỏ nhặt của ta để khi ta đi đâu, làm gì họ sẽ lại quan tâm, nhắc nhở. Nếu tìm được một người bạn như thế bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ vì bạn sẽ không phải lo âu hay đối mặt với những nỗi cô đơn hay sợ hãi trước cuộc sống tẻ nhạt.
Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi không tàn lụi, là một vi thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối mặt với khó khăn thử thách.
Con người, đặt bản thân là trung tâm, luôn có rất nhiều mối quan hệ xoay quanh. Có những người, những mỗi quan hệ chỉ thoáng qua nhưng cũng có những người hay những mối quan hệ bằng một cách nào đó luôn gắn bó với ta, đi theo ta trong suốt cuộc đời. Tình bạn là một mối quan hệ như vậy.
Trong cuộc đời mình, ai cũng có ít nhất là một vài người bạn. Tình bạn không đến từ một người, nó là sự sẻ chia, thông cảm, là sự thấu hiểu về nhau giữa hai người. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư và tin tưởng. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết để khởi đầu một tình bạn đẹp. Con người luôn sợ cô đơn, luôn muốn có người đáng tin tưởng để có thể sẻ chia, tâm sự nhưng cũng luôn dè chừng, cảnh giác với những người muốn chạm vào cảm xúc của họ. Cũng phải thôi, thật tồi tệ nếu một người bạn coi là bạn, lắng nghe những điều họ sẻ chia biết đâu sau đó lại đem những câu chuyện của bạn ra làm trò đùa. Tình bạn cũng không thể bền vững nếu không trong sáng, có mục đích hay để lợi dụng lẫn nhau. Chúng ta không thể gọi một người là bạn mà luôn phải đề phòng họ.
!--
Để hai người khác nhau trở thành bạn của nhau cần rất lớn sự thấu hiểu. Bởi mỗi người sẽ có một tính cách khác nhau. Dẫu có thể có nét tương đồng nhưng điểm khác nhau sẽ vẫn rất lớn. Sự thấu hiểu đối với nhau không dễ dàng có được, nó cần phải có thời gian để vun đắp, có khó khăn hoạn nạn để thử thách và trưởng thành. Phải có sự sẻ chia, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai người bạn mới có thể khiến họ hiểu nhau hơn. Mặt khác, con người không hoàn hảo, luôn có những thói quen xấu bên cạnh những cái tốt. Muốn tình bạn được bền lâu, ta không được bao che dung túng trước những thói quen xấu này.
Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều. Thật bình yên khi gặp khó khăn mà luôn có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ hay khi có tâm sự có người yên lặng ngồi bên lắng nghe. Cũng thật hạnh phúc khi có tin tưởng chia sẻ với ta những điều giản dị. Và thật ấm áp khi có người luôn nhớ những thói quen nhỏ nhặt của ta để khi ta đi đâu, làm gì họ sẽ lại quan tâm, nhắc nhở. Nếu tìm được một người bạn như thế bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ vì bạn sẽ không phải lo âu hay đối mặt với những nỗi cô đơn hay sợ hãi trước cuộc sống tẻ nhạt.
Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi không tàn lụi, là một vi thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối mặt với khó khăn thử thách.