K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2023

Ví dụ tập tính ở một số động vật: Tập tính làm tổ của chim, tập tính đào hang của chuột, tập tính chăng tơ ở nhện, tập tính sống thành đàn ở loài kiến, tập tính tính di cư của chim, tập tính tập thể dục buổi sáng ở người,…

23 tháng 2 2023

- Hoạt động của mèo và chuột:

+ Hoạt động của mèo là đuổi theo chuột, rình và vồ chuột.

+ Hoạt động của chuột là chạy trốn mèo.

- Hoạt động của mèo và chuột cũng được coi là một chuỗi cảm ứng vì đây đều là những phản ứng của mèo hoặc chuột trước kích thích của môi trường (đối với mèo thì kích thích đó chính là con mồi – chuột, còn đối với chuột thì kích thích đó chính là vật ăn thịt – mèo).

23 tháng 2 2023

Uống thuốc tây không phải là trao đổi chất vì thuốc tây là một loại thuốc có thể giúp chữa trị bệnh và có thể giúp điều hòa cơ thể, nó không tham gia giao dịch chất vật lý, và không cung cấp năng lượng cho cơ thể.

-Tình huống tiếp xúc: làm giàn leo cho cây

-tính hướng sáng: trồng cây ở những nơi quang đãng, mật độ cây trồng thưa

-tính hướng hóa: cần bón phân sát bề mặt đất (cây lúa, cây dừa,…)

-Hướng tiếp xúc: cần làm giàn khi trồng một số loài thân leo như hoa thiên lí, cây dưa chuột.

-Tính hướng sáng; đối với cây ưa sáng mạnh thì trồng ở nơi quang đãng, còn đối với cây ưa sáng yếu thì trồng ở nơi có nhiều bóng tối

-Tính hướng hóa: một số loài cây cần bón phân sát bề mặt đất như cây lúa, cây dừa

16 tháng 9 2023

Hiện tượng cảm ứng thực vật được con người ứng dụng trong rất nhiều mặt của đời sống như:

- Ứng dụng tính hướng sáng của thực vật để tạo hình cây bonsai, trồng xen canh các cây ưa sáng và ưa bóng để tận dụng triệt để nguồn ánh sáng.

- Ứng dụng tính hướng nước để trồng cây thủy sinh, cây gần bờ ao, mương nước.

- Ứng dụng tính hướng tiếp xúc để làm giàn cho các cây leo như: bầu, bí, mướp …

23 tháng 2 2023

Cây mướp, bầu, dưa leo, su su, ...

16 tháng 9 2023

- Các nhóm cây phù hợp cho các thí nghiệm như:

+ Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây: nên chọn các cây non, rễ đang phát triển.

+ Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của cây: nên chọn các cây thân mềm, cây non (ví dụ: cây hoa mười giờ, cây đỏ,...).

+ Thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của cây: nhóm cây phù hợp với thí nghiệm này là các cây thân leo như mướp, đậu, bầu, bí.

- Hoàn thành thông tin vào bảng theo mẫu:

Thí nghiệm

Cách

tiến hành

Hiện tượng/ Kết quả

Giải thích

Kết luận

Chứng minh tính hướng nước của cây

Chuẩn bị 2 chậu đất/cát như nhau → Gieo hạt đỗ vào 2 chậu, tưới nước đủ ẩm → Khi cây phát triển có 3 – 5 lá, đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong 1 chậu sao cho nước ngấm vào đất mà không ngập úng cây → Sau 3 – 5 ngày, nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ.

- Cây trong chậu thí nghiệm: Rễ cây mọc lệch hướng về phía chậu nước.

- Cây trong chậu đối chứng: Rễ cây mọc thẳng.

Trong chậu thí nghiệm, nước chỉ có ở một phía của cây → Rễ cây sinh trưởng hướng về phía của nguồn nước để giúp cây hấp thụ được nước.

Rễ cây có tính hướng nước (hướng tới nguồn nước).

Chứng minh tính hướng sáng của cây

Chuẩn bị 2 chậu đất/cát như nhau; 2 hộp carton không đáy, 1 hộp khoét lỗ phía trên, hộp còn lại khoét lỗ bên cạnh → Gieo hạt đỗ vào đất, tưới nước cho hạt nảy mầm → Úp lên mỗi chậu cây 1 hộp carton, đặt trong môi trường ánh sáng tự nhiên → Sau khoảng 3 – 5 ngày, nhấc hộp carton ra khỏi các chậu cây, quan sát hướng mọc của thân cây.

- Cây trong hộp carton có khoét lỗ phía trên: Cây mọc thẳng hướng lên trên.

- Cây trong hộp carton có khoét lỗ phía bên cạnh: Cây mọc cong sang phía đã khoét lỗ.

- Cây trong hộp carton có khoét lỗ phía trên → Tất cả các phía của ngọn cây đều nhận được ánh sáng → Cây mọc thẳng hướng lên trên.

- Cây trong hộp carton có khoét lỗ phía bên cạnh → Chỉ một phía của ngọn cây nhận được ánh sáng → Cây mọc cong sang phía đã khoét lỗ để nhận tiếp nhận được ánh sáng.

Ngọn cây có tính hướng sáng.

Chứng minh tính hướng tiếp xúc của cây

Chuẩn bị 2 chậu đất/cát như nhau → Trồng vào mỗi chậu một cây dưa chuột 2 – 3 lá → Cắm sát bên một cây một giá thể (cành khô) → Đặt cả 2 chậu ở nước có đủ ánh sáng, tưới nước hằng ngày → Theo dõi và ghi chép hiện tượng xảy ra của các cây này sau 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần.

- Ở chậu cây có cắm giá thể, tua quấn, thân của cây dưa chuột quấn quanh giá thể vươn lên.

- Ở chậu cây không có giá thể, cây bò vươn xuống đất.

Cây dưa chuột có tính hướng tiếp xúc nên khi có giá thể, cây dưa chuột sẽ bám vào giá thể để leo lên.

Phần lớn các loài cây dây leo có tính hướng tiếp xúc (bám vào giá thể để leo lên trên).

Thí nghiệm A:

KQ: thân cây bị uốn cong

Giải thích: vì ánh sáng chiếu từ bên thành của hộp sang

THí nghiệm B

KQ: thân cây vẫn thẳng

Giải thích: vì ánh sáng chiếu từ phía trên xuống

23 tháng 2 2023

- Trình bày và giải thích các bước của thí ngiệm chứng minh tính hướng sáng:

Bước tiến hành

Giải thích

Bước 1: Chuẩn bị hai hộp A, B bằng bìa các tông đủ lớn để có thể đặt vào đó cốc trồng cây đậu. Ở hộp A, một bên thành hộp có một cửa sổ ngang tầm với ngọn cây đậu; ở hộp B, có một cửa sổ ở thành hộp phía trên.

Ở bước này tạo ra điều kiện chiếu sáng khác nhau ở 2 hộp:

- Hộp A, ánh sáng chỉ được chiếu từ một bên.

- Hộp B, ánh sáng được chiếu đều từ trên xuống dưới.

Bước 2: Dùng hai cốc đựng đất, trồng một hạt đậu nảy mầm vào mỗi cốc và tưới đủ ẩm hằng ngày.

Bước này giúp trồng cây để tạo ra đối tượng thí nghiệm.

Bước 3: Sau một tuần, khi các cây đậu đã đủ lớn, đặt một cốc vào hộp A và một cốc vào hộp B. Sau đó, đóng nắp hộp và đặt cả hai hộp ngoài sánh sáng.

Bước này là đưa đối tượng thí nghiệm – cây đậu vào các điều kiện chiếu sáng khác nhau ở hộp A và hộp B.

Bước 4: Sau hai ngày, quan sát hướng vươn lên của cây đậu ở hộp A và hộp B.

Bước này nhằm thử xem phản ứng hướng sáng của cây đậu trong điều kiện chiếu sáng khác nhau.

- Trình bày và giải thích các bước của thí ngiệm chứng minh tính hướng nước:

 

Bước tiến hành

Giải thích

Bước 1: Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B).

Ở bước này nhằm tạo ra đối tượng thí nghiệm – cây con và điều kiện độ ẩm ban đầu như nau ở cả 2 hộp A và B.

Bước 2: Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày bổ sung nước vào cốc để nước từ từ thấm dần ra mùn cưa.

Ở bước này nhằm tạo ra sự khác nhau về điều kiện nước ở hai hộp:

- Hộp A, nước được tưới đều khắp từ mọi phía.

- Hộp B, nước chỉ được tưới từ một phía (phía có cốc giấy).

Bước 3: Sau 3 – 5 ngày, gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp.

Ở bước này nhằm thử xem phản ứng hướng nước của rễ.