K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3

Hiện tượng "nghiện điện thoại" trong đời sống hiện nay

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, chiếc điện thoại di động đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi người. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại quá mức, đặc biệt là smartphone, đang ngày càng trở thành một hiện tượng phổ biến, gây ra nhiều hệ quả không nhỏ đối với sức khỏe và đời sống xã hội. Hiện tượng này được gọi là "nghiện điện thoại", và nó đang trở thành một vấn đề đáng báo động trong xã hội hiện đại.

Nghiện điện thoại là hiện tượng khi một người dành quá nhiều thời gian vào việc sử dụng điện thoại, đặc biệt là những ứng dụng như mạng xã hội, trò chơi điện tử, hay các video trên nền tảng trực tuyến, mà không thể kiểm soát được thói quen này. Những người nghiện điện thoại thường xuyên có cảm giác khó chịu hoặc bứt rứt khi không thể sử dụng điện thoại, và đôi khi họ dành hầu hết thời gian trong ngày để lướt web hoặc trò chuyện qua các ứng dụng nhắn tin.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nghiện điện thoại là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là sự ra đời của các mạng xã hội, game trực tuyến, và các ứng dụng giải trí hấp dẫn. Các ứng dụng này được thiết kế sao cho có thể thu hút người dùng trong thời gian dài, từ đó tạo ra một cảm giác thỏa mãn tạm thời, khiến người dùng muốn tiếp tục sử dụng điện thoại. Bên cạnh đó, việc không có giới hạn rõ ràng trong việc sử dụng điện thoại, nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên, cũng khiến cho hiện tượng này càng trở nên nghiêm trọng.

Một trong những hệ quả rõ rệt của việc nghiện điện thoại là ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Việc dành quá nhiều thời gian nhìn vào màn hình điện thoại có thể gây ra các vấn đề như mỏi mắt, đau đầu, mất ngủ, và đặc biệt là giảm sự tập trung trong công việc hoặc học tập. Thậm chí, nghiện điện thoại còn có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, trầm cảm, khi con người thay vì giao tiếp trực tiếp với bạn bè, gia đình, lại quá tập trung vào thế giới ảo. Các mối quan hệ thực tế có thể trở nên xa cách, và người sử dụng điện thoại quá mức dễ cảm thấy lạc lõng.

Ngoài ra, nghiện điện thoại cũng ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội và đời sống cộng đồng. Mối quan hệ giữa con người với nhau có thể bị ảnh hưởng khi thay vì trò chuyện, chia sẻ trực tiếp, mọi người lại chỉ chú tâm vào chiếc điện thoại của mình. Trong các cuộc họp, buổi học hay những buổi gặp gỡ bạn bè, việc liên tục kiểm tra điện thoại có thể khiến cuộc trò chuyện trở nên thiếu tự nhiên và mất đi sự kết nối giữa các cá nhân.

Để giải quyết vấn đề này, mỗi người cần tự ý thức và xây dựng thói quen sử dụng điện thoại hợp lý. Các bậc phụ huynh cũng cần giáo dục con em mình về việc sử dụng điện thoại một cách có ý thức, không để nó chiếm lĩnh cuộc sống. Ngoài ra, các tổ chức xã hội và cơ quan giáo dục cũng có thể tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về những tác hại của việc nghiện điện thoại và khuyến khích mọi người tìm kiếm những hoạt động giải trí lành mạnh hơn.

Tóm lại, nghiện điện thoại là một hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và các mối quan hệ xã hội. Việc nhận thức và kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại một cách hợp lý là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tinh thần, gia đình và cộng đồng. Chỉ khi con người biết cân bằng giữa thế giới ảo và thực, chúng ta mới có thể tận hưởng trọn vẹn giá trị của cuộc sống.

nawng cuc

12 tháng 3

Tôi yêu Hải Phòng, yêu phố Cảng của tôi.Yêu những con phố đông người qua lại mà vẫn không khói bụi mịt mù. Yêu những hàng phượng vĩ đến độ lại cháy đỏ rực một góc trời (hình ảnh biểu tượng của thành phố mà người con nào xa xứ cũng phải nao lòng khi nhìn thấy một cánh phượng rơi). Yêu những buổi tối lên đèn, nhìn chuỗi đèn - nào là đèn cao áp, đèn neon, đèn xe... đua nhau tỏa sáng trên mỗi con phố. Yêu đến những gánh hàng rong nhìn thấy công an không te tái chạy mà nở nụ cười:"Chú mua gì?".Ở trên đất này, mọi người đều thân thiện, hiền lành, chất phác. Nếu bạn siêng năng, chịu khó thì những người nơi đây luôn dang rộng đôi tay đón chào và bạn sẽ trở thành một công dân của thành phố cảng.

Tôi yêu thành phố Hải Phòng, yêu màu hoa phượng vĩ trong nắng sớm. Tôi sẽ học tập tốt để xây dựng thành phố quê hương.

13 tháng 3

LƯU Ý: NHỚ CHỌN ĐÚNG NHÉ !

Câu 1: Tìm các từ đa nghĩa trong các câu sau

Từ "đàn" trong các câu sau có nhiều nghĩa khác nhau:

  • (a) Cây đàn bầu. → "Đàn" nghĩa là nhạc cụ.
  • (b) Vừa đàn vừa hát. → "Đàn" nghĩa là hành động chơi nhạc cụ.
  • (c) Lập đàn tế lễ. → "Đàn" nghĩa là nơi thực hiện nghi lễ tôn giáo.
  • (d) Bước lên diễn đàn. → "Đàn" nghĩa là nơi phát biểu, thảo luận.
  • (e) Đàn chim tránh rét bay về. → "Đàn" nghĩa là tập hợp nhiều con chim.
  • (f) Đàn thóc ra phơi. → "Đàn" nghĩa là hành động làm cho hạt thóc rời ra.

=> Từ "đàn" trong bài có nhiều nghĩa, thuộc nhóm từ đa nghĩa.


Câu 2: Trong các từ "bàn" sau, bàn nào là từ đồng âm?

  • A. Bàn tay, bàn học → Cùng một nghĩa liên quan đến bề mặt phẳng → Không phải từ đồng âm.
  • B. Bàn bạc, bàn cãi → Cùng nghĩa liên quan đến thảo luận → Không phải từ đồng âm.
  • C. Bàn chân, bàn công việc → "Bàn chân" là bộ phận cơ thể, "bàn công việc" là thảo luận → Đây là từ đồng âm.

=> Đáp án đúng: C. Bàn chân, bàn công việc.


Câu 3: Xác định từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các ví dụ

  • Câu 1: "Tất cả chúng ta hãy ngồi xuống tại bàn (1) để bàn (2) vấn đề."
    • "Bàn (1)" → Bàn là đồ vật (danh từ).
    • "Bàn (2)" → Bàn là hành động thảo luận (động từ).
    • Đây là từ đồng âm vì hai nghĩa không liên quan đến nhau.
  • Câu 2: "Chiếc bàn (3) phím của cây đàn này rất tuyệt vời."
    • "Bàn (3)" → Bộ phận của đàn, có liên quan đến mặt phẳng.
    • Đây là từ nhiều nghĩa, vì có mối quan hệ nghĩa với "bàn" theo nghĩa bề mặt phẳng.
Hằng năm, cứ đến dịp nghỉ hè, tôi lại được về thăm quê. Năm nay, tôi đã xin bố mẹ cho ở lại chơi lâu hơn. Ở đây, tôi có rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ.Buổi sáng hôm đó, tôi dậy rất sớm để cùng bố mẹ chuẩn bị đồ cho chuyến về quê lần này. Sau đó, gia đình của tôi ra bến xe. Chuyến xe khởi hành lúc sáu giờ sáng. Thời gian đi khoảng hơn hai tiếng là về đến nơi.Bố mẹ tôi...
Đọc tiếp

Hằng năm, cứ đến dịp nghỉ hè, tôi lại được về thăm quê. Năm nay, tôi đã xin bố mẹ cho ở lại chơi lâu hơn. Ở đây, tôi có rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ.

Buổi sáng hôm đó, tôi dậy rất sớm để cùng bố mẹ chuẩn bị đồ cho chuyến về quê lần này. Sau đó, gia đình của tôi ra bến xe. Chuyến xe khởi hành lúc sáu giờ sáng. Thời gian đi khoảng hơn hai tiếng là về đến nơi.

Bố mẹ tôi chỉ ở lại chơi hai ngày vì còn bận công việc, còn tôi được ở chơi một tháng. Một tháng ở lại quê, tôi đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ, thú vị. Trong kí ức tuổi thơ, quê hương của tôi là một mảnh đất trù phú, thanh bình. Dòng sông nhỏ chảy qua bản làng. Con đường làng rợp bóng tre xanh. Đầu làng có cây đa cổ thụ. Dưới bóng đá là mái đình cổ kính đã nhiều tuổi. Cánh cò trắng bay nghiêng trên vòm trời khi chiều xuống. Tất cả đều thật đẹp biết bao.

Tôi về quê không chỉ trong sự chào đón của ông bà ngoại. Mà còn có cả những người hàng xóm xung quanh. Con người ở quê tôi đều giản dị, thật thà mà hiếu khách, gần gũi. Tôi còn nhớ buổi sáng đầu tiên, tôi cùng ông ra vườn dạo chơi. Khu vườn nhà rộng lớn với biết bao cây trái.. Ngồi trong vườn, tôi lắng nghe những âm thanh quen thuộc của làng quê.. Bầy chim hót lanh lảnh trên ngọn cây cao. Sau đó, hai ông cháu còn tưới tắm cho cây cối trong vườn. Buổi trưa, tôi được ăn một bữa no nê, toàn những món ăn thôn quê nhưng ngon vô cùng.

Đến khi chiều xuống, những tia nắng chói chang dần yếu ớt rồi biến mất. Cơn gió thổi mát rượi như xua tan đi cái oi nóng của ngày hè, tôi cùng lũ trẻ con trong xóm ra đồng chơi. Chúng tôi chơi trò đuổi bắt, nhảy dây, ô ăn quan, thả diều… rất vui. Sau đó, tôi còn đi mò ốc, đó là công việc thú vị hấp dẫn tôi nhất. Quanh những bờ mương, ruộng lúa, chúng tôi lần theo, bắt những chú ốc đang mải mê ngủ quên mang về. Lũ trẻ chúng tôi thích thú trước nồi ốc thơm lừng mùi chanh sả, vừa ăn vừa kể chuyện ở trường, ở lớp cho nhau nghe.

Buổi tối, tôi và bà ra ngồi ngoài hiên hóng mát; các ông bà hàng xóm quanh đó cũng qua nhà tôi nói chuyện, cười đùa vui vẻ. Còn tôi thì ngồi ngắm sao. Một ngày ở thôn quê trôi qua thật nhanh, nhưng cũng thật thú vị. Cuộc sống ngày càng hiện đại, quê hương tôi cũng phát triển hơn. Những tòa nhà cao tầng mọc lên. Đường phố sáng ánh đèn. Cánh đồng quê cũng ít dần đi. Chỉ có tình người thôn quê là vẫn còn đó.

Một tháng trôi qua thật nhanh. Tôi đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ, làm quen thêm được nhiều người bạn mới. Khoảng thời gian ở cùng với ông bà ngoại thật vui vẻ. Khi trở về thành phố, tôi còn kể cho các bạn trong lớp mình nghe.

Những kỉ niệm thời thơ ấu khiến tôi thêm yêu mến quê hương. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng học tập tốt để tương lai có thể đóng góp một phần nhỏ bé xây dựng quê hương giàu đẹp hơn nữa.

cho xin ý kiếnn của mn ạ

có cần phải chỉnh sửa j ko ạ

1
12 tháng 3

bạn nên mở rộng thêm một số câu văn để nó độc đáo hơn vd:'' dòng sông nhỏ êm ả chảy qua bản làng, chúng đưa phù sa về cho mùa màng thêm tốt tươi''

Đề: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích nhân vật người mẹ trong đoạn trích "Tuổi thơ im lặng" của Duy Khán* Gợi ý:- Mở đoạn: + Nhận định về nhân vật trong tác phẩm(Nhân vật là nơi duy nhất, tập trung hết khả năng, giải quyết hết mức trong 1 sáng tác)(Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời) + Nhan đề, tác giả, chủ đề...
Đọc tiếp

Đề: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích nhân vật người mẹ trong đoạn trích "Tuổi thơ im lặng" của Duy Khán

* Gợi ý:

- Mở đoạn:

+ Nhận định về nhân vật trong tác phẩm

(Nhân vật là nơi duy nhất, tập trung hết khả năng, giải quyết hết mức trong 1 sáng tác)

(Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời)

+ Nhan đề, tác giả, chủ đề tác phẩm -> Nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất

- Thân đoạn:

+ Nội dung: Hoàn cảnh nhân vật (nếu có)

+ Phẩm chất của nhân vật: phân tích - hành động
- lời nói
- cử chỉ
- suy nghĩ của nhân vật

+ Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật - qua lời kể, giới thiệu ủa ai?
- hành động, cử chỉ, cảm xúc của nhân vật

- Kết đoạn: + thái độ của tác giả đối với nhân vật
+ tác giả gửi gắm đến chúng ta bức thông điệp gì thông qua nhân vật

0

Bài văn này lạ thật