K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2019

Điểm giống nhau :là đều nghị luận một sự việc được nói đến trong bài cùng nêu dẫn chứng để chứng minh và khắc phục nó. 
Điểm khác nhau:nghị luận xã hội là những việc làm xảy ra hằng ngày mà ta làm hay người khác làm được xảy ra tại cuộc sống mà mình đang sống. 
-Nghị luận văn học thì ngược lại nó xảy ra trong nhưng bài văn hay bài thơ mà mình đã được học và được nghe, áp dụng những thứ đó để nghị luận.

Đề thi đánh giá năng lực

14 tháng 2 2019

Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông được mọi người gọi với cái tên rất gần gũi “Nhà văn của người dân Nam Bộ”. Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Trong những tác phẩm đặt sắc ấy nổi lên truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” (Năm 1978). Truyện viết về những ngày chiến đấu gian khổ, khó khăn của chiền trường miền Nam. Qua đó, người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt dưới ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Thi.

Thật vậy, nhan đề “Những đứa con trong gia đình” mang một hàm ý sâu xa của tác giả. Truyện kể về những đứa con trong gia đình có truyền thống cách mạng là gia đình hai chị em Chiến và Việt. Gia đình ấy cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của miền Nam Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ.. Nguyễn Thi đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo: Việt – một anh giải phóng quân sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ông nội và cha mẹ anh đều bị chết dưới tay kẻ thù. Chính mối thù nợ nước, nợ nhà không đội trời chung đó đã thúc đẩy anh tham gia cách mạng. Trong một trận đánh, Việt bị thương, lạc đồng đội, ngất đi tỉnh lại rất nhìêu lần. Mỗi lần ngất đi tỉnh lại, quá khứ và hiện tại lại đan xen nhau trong tiềm thức của anh. Ở lần tỉnh lại thứ 4, kí ức về mẹ hiện về. Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân. Việt đòi đi nhưng chị Chiến không cho. Anh nhờ chú Năm giúp đỡ. Chú đồng ý cho hai chị em Việt đi tòng quân. Chị Chiến thu xếp mọi công việc trước khi hai chị em lên đường…Trở về với thực tại, sau 3 ngày tìm kiếm, anh Tánh và đồng đội đã đưa Việt về điều trị tại một bệnh viện dã chiến. Sức khỏe Việt dần hồi phục.

Có thể thấy, truyện được kể theo dòng nội tâm của nhân vật Việt. Nguyễn Thi đã để cho đứa con tinh thần của mình hồi tưởng lại đứt quãng sau mỗi lần anh ngất đi tỉnh lại ở chiến trường. Tuy dòng cảm xúc không được trôi chảy mạch lạc song ở mỗi lần Việt tỉnh dậy lại là một câu chuyện chứa nhiều ý nghĩa sâu sa. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm này, chúng ta sẽ phân tích từng nhân vật một. Ở mỗi nhân vật mà nhà văn nhắc tới đều có một biểu tượng riêng về tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. Trong đó, tình yêu gia đình làm nền tảng để cho gia đình Việt tuôn chảy một tình yêu bất diệt với quê hương.

Những thành viên trong gia đình đều rất gan góc, dũng cảm, có lòng căm thù giực sâu sắc. Ở họ giàu tình nghĩa thủy chung, son sắt với quê hương, với cách mạng. Mỗi một nhân vật trong truyện đều được Nguyễn Thi tả rất đặc sắc, hấp dẫn người đọc.

Trước hết, nhân vật Việt được coi là trung tâm của câu chuyện hiện lên thật chân thực và sắc nét. Anh là đứa con tiêu biểu của gia đình. Việt là một chiến sĩ giải phóng quân sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân giàu truyền thống cách mạng. Khi những người thân bị chết dưới tay giặc đều là những người việt yêu úy nhất: ông nội, ba mẹ. Gia đình chỉ còn lại chị Chiến, chú Năm, thằng út em với người chị nuôi đi lấy chồng xa. Việt hăng hái tham gia tòng quân giết giặc trả thù cho người thân, bảo vệ quê hương. Ở Việt ta luôn thấy được đó là “cậu tư” gan gạ, muốn lập nhiều chiến công như chị. Qua dòng hồi ức của Việt khi ngất đi tỉnh lại, ta còn thấy được, anh là một người tính tình trẻ con, vô tư, nghịch ngợm của tuổi mới lớn. Anh hay tranh giành với chị mình chuyện bắn tàu giặc Mĩ trên sông Định Thủy, anh có hành động “đá trái dừa rụng xuống mương” khi chị không cho đi tòng quân, sợ câu chuyện “con ma cụt đầu” mà chị hay kể. Đặc sắc nhất là cảnh hai chị em thu xếp mọi thứ để lên đường tòng quân. Khi ấy, Việt chỉ “lăn kềnh ra ván cười khì khì” trong khi chị Chiến lo toan mọi thứ. Cảnh hai chị em khiêng bàn thờ ba má sang nhà chú Năm là một hành động chứng tỏ Việt đã trưởng thành, sẵn sàng đối đầu với quân địch. Cái cách Việt thương chị mình cũng rất đáng yêu “ Giấu chị như giấu của riêng”… Ta còn bắt gặp một hình ảnh Việt gan dạ, quả cảm khi đi bộ được hai năm, anh đã dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của địch hay lúc anh bị thương, lạc đồng đội, anh không hề sợ mà vẫn rất bình tĩnh, với tưu thế hội tụ đủ phẩm chất của người lính cụ Hồ, anh “đạn đã lên nòng, ngón tay còn lại sẵn sàng nổ súng.

Có thể thấy, Nguyễn thi đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Việt – đứa con cưng tình thần của ông với những tính cách đáng yêu, dễ mến, vô tư đời thường, ga dạ quả cảm trong chiến đấu.

Nhà văn tiếp tục lia ống kính của mình để khắc họa hình tượng nhân vật Chiến – chị của Việt – một người con gái cũng giống như Việt trải qua hòan cảnh bi thương nhưng sớm trưởng thành, già dặn trước tuổi. Ở chị ấy được thừa hưởng những nét đẹp từ người mẹ. Đó là người con gái gan dạ, đảm đang, tháo vát nhưng cũng căm thù giặc sâu sắc. Chiến tòng quân ra chiến đấu trong một tiểu bộ đội nữ địa phương. Chị chiến đấu dũng cảm, coi cái chết cũng chỉ như “chết giấc” với câu nói bất khủ “Nếu giặc còn thì tao mất” và cô đã trở thành tiểu đội trưởng quân địa phương. Chiến vừa làm ba, vừa làm mẹ, vừa làm chị để chăm lo, lấp đầy khỏang trống cho các em. Trước khi cùng em đi bộ đội, mọi chuyện trong nhà đã được cô sắp xếp đâu vào đó khiến cho chú Năm cũng phải hết sức ngạc nhiên mà thốt lên: “ Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”. Câu nói của chú Năm thể hiện sự yên tâm của người đi trước đối với lớp người trẻ kế cận họ. Việc cô ngăn không cho em đi tòng quân không phải vì sợ Việt tranh cướp công lao của cô mà cô hiểu rất rõ, với vai trò của người đi trước, co đã tham gai kháng chiến, cô hiểu rất rõ sự tàn khốc của chiến tranh nó ghê ghớm đến nhường nào, cô sợ Việt bị thương. Qua đó, người đọc thấy được tình yêu ruột thịt máu mủ sâu sắc đến nhường nào. Nó là phương thuốc hữu hiệu nhất để gắn kết mỗi thành viên trong gia đình lại với gần nhau hơn.

Ta thấy Chiến hiện lên thật giản dị, thật đẹp dưới cái nhìn phác họa đầy lí tưởng của tác giả. Ở cô gái trẻ ấy hội tụ mọi vẻ đẹp của người con gái Việt Nam “đảm việc nước, giỏi việc nhà”. Chính những sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của người phụ nữ ấy đã góp phần vào thắng lợi của dân tộc.

Thật là thiếu xót nếu như không có nhân vật chú Năm. Chính chú Năm là hiện thân của truyền thống, là khúc thượng nguồn trong “dòng sông truyền thống” của gia đình Việt. Chú là người ghi lại tất cả những sự kiện diễn ra trong gia đình. Ở chú Năm hiện lên một hình ảnh người lao động chất phác nhưng giàu tình cảm. Chú cũng biết hò và Việt là nơi gửi gắm những câu hò của chú. Chú Năm ghi chép cẩn thận và đầy đủ tội ác của giặc đối với dòng họ, gia đình mình và chiến công của các thành viên trong gia đình. Khi Chiến và Việt chuẩn bị lên đường, chú đã giao cuốn sổ cho hai chị em. Cuốn sổ đó tuy nhỏ nhưng rất ý nghĩa. Nó là thước phim ghi lại một cách chaan thực, chi tiết nhất những chiến tích crua gia đình và tội ác của quân giặc. Nó dấy lên lòng căm thù giặc, món nợ lớn nhất phải trả. Cùng với chú Năm, má Việt cũng là hiện thân của truyền thống. Là người phụ nữ gan góc, rất mực thương chồng con và có lòng căm tù giặc sâu sắc. Mỗi lần bọ lính bắn dọa “mắt má lại sắc ánh lên nhìn lại bọn lính, đôi mắt của người đã từng vượt sông vượt biển”. Má Việt đã ngã xuống song hình ảnh người phụ nữ ấy luôn bất tử trong lòng các con.

“Những đứa con trong gia đình” đặt trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là một truyện ngắn đặc sắc bởi giọng văn trần thuật khắc họa miêu tả tâm lí nhân vật Chiến, Việt, Chú Năm…, Nguyễn Thi đã dựng nên một gia đình có truyền thống yêu nước sâu sắc, lòng căm thù giặc, mối thù nợ nước nợ nhà. Qua đó, tác giả giúp người đọc thêm đồng cảm với cảnh ngộ éo le, thêm yêu thương quý trọng gia đình, biết ơn công lao của những người cách mạng.

Tóm lại, truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” thể hiện rõ tài năng của Nguyễn Thi trên nhiều phương diện. Truyện không những phác họa thành công hình tượng của người con yêu gia đình, yêu quê hương đất nước mà còn thể hiện tình yêu của chính tác giả vào những đứa con tinh thần của mình. Ông xứng đáng được coi là “Nhà văn của người dân Nam Bộ”.

13 tháng 2 2019

ài thơ là cách nói ngây thơ của bé khi mất điện. Bài thơ đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa biến điện trở thành con người, Vì điện ốm nên những thiết bị điện đều ngưng trệ, không hoạt động được. Hàng loạt các vật vô tri vô giác đc nhân hóa tiếp "quạt buồn ko chạy, ánh sáng gầy, nước buồn không sôi, bàn là buồn ko nóng,Ti Vi buồn im hơi ". nhân hóa kết hợp điệp từ buồn làm cho không khí buồn tẻ thêm khi điện ốm. Cách nói mong mỏi của bé làm cho điện như một ng` bạn thân gần gũi với con người,với cuộc sống, với bé. Em mong điện chóng khỏe cho mọi nhà đều vui
-> bài thơ thật hồn nhiên, ngộ ngĩnh, các nói độc đáo, khiến bạn đọc thú vị.

12 tháng 2 2019

Cái này khó thế

21 tháng 2 2019

1 câu thơ sáng tác cức hay

Đêm nay bác không ngủ

Ngày mai bác ngủ bù

Trời thì mưa liu thiu

Đắp chăn cho khỏi rét

11 tháng 2 2019

Nhắc đến năm 1945, hẳn chúng ta nhớ ngay đến sự kiện lịch sử trọng đại và niềm vui của ngày khai sinh đất nước. Nhưng cũng xót xa nhớ về những đồng bào đã ra đi trong nạn đói khủng khiếp năm ấy. Trong truyện ngắn Vợ nhặt Kim Lân đã chọn bối cảnh những ngày cái đói bủa vây con người, nhưng ông không trực tiếp viết về cái đói đã cướp đi hơn hai triệu đồng bào. Ông viết về những người đói, nhưng “họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống” với niềm tin không bao giờ tắt hướng về con người và ước muốn sự sống sẽ được gieo mầm từ cái chết.

Như nhiều tác phẩm trước đó viết về nạn đói, ngòi bút Kim Lân chứa chan thương cảm trước những số phận lương thiện và cùng khổ. Ông không dành nhiều trang viết mô tả kĩ hiện thực tàn khốc lúc bây giờ - người chết đói như ngả rạ - mà chủ tâm thể hiện vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu trong cái bề ngoài xơ xác vì đói khát của những người nghèo khổ - tên Tràng - độc thân, chỉ với mấy câu “hò chơi cho đỡ nhọc”, đã có được cô “vợ nhặt” - đang sống dở, chết dở vì đói. Họ thành vợ thành chồng giữa cái cảnh “tối sầm lại vì đói khát”. Đêm tân hôn của họ âm thầm trong bóng tối, giữa tiếng hờ khóc tỉ tê của những nhà có người chết đói theo gió đưa lại. Bữa cơm cưới của đôi vợ chồng trẻ và người mẹ già chỉ có cháo loãng, muối hột, nhưng ăn uống rất ngon lành, trong hồi trống thúc thuế. Ba mẹ con vừa ăn cơm. vừa bàn chuyện Việt Minh phá kho thóc chia cho dân nghèo. "Trong óc Tràng, vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.

Ngay từ đầu, câu chuyện đã hiện lên đượm màu sắc tang thương tử khí: “Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngã rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba, bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người". Thực không còn gì ảm đạm hơn bức tranh quê ấy. Trong khi trước đó không lâu, mỗi chiều Tràng đi làm về, “cái xóm ngụ cư tồi tàn ấy lại xôn xao lên được một lúc” còn bây giờ, cái đói đã đè nặng lên vai mỗi người; ngay cả bọn trẻ - những đứa bé hồn nhiên, vô tư nhất cũng mất đi sự tự nhiên, ngây thơ của mình, chúng ủ rủ, không buồn nhúc nhích...

“Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều, người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa” Tràng dẫn người đàn bà này về làm vợ, xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái để tiếp nối sự sống. Giọng văn lúc này thật dồn nén và gây cảm xúc mạnh, mộc mạc mà lôi cuốn: “Mặt hắn có vẻ gì phởn phơ khác thường”. Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt hắn thì sáng lên lấp lánh”. Đọc đến đây, ta không thể không nghỉ đến những trang bi kịch của Sexpia, Molie hay Stăng-đan. Tuy nhiên, bi kịch ở đây đã vượt lên sự thông thường vẫn có; nó cũng không phải là “hiện thân của sự ngu đốt” như Mác nói, mà trở nên sự cao cả “đẹp tươi lạ thường”. Đó là biểu hiện cao nhất của sự chiến thắng, vượt lên trên thực tại chết chóc, đen tối để hướng tới sự sống, niềm tin, ánh sáng. Với chi tiết Tràng cùng vợ đi về nhà, chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước nhà cũng có thêm một tiếng nói mới, có sức mạnh.

Chuyện lấy vợ của Tràng, trước hết là một truyện lạ mà thú vị. Điều ấy đã khiến người dân ở xóm ngụ cư hết sức tò mò, từ bọn trẻ con cho đến tất cả người làng: “Họ bàn tán.. họ hiểu đôi phần, khuôn mặt họ bỗng dưng dạng dỡ hẳn lên”. Từ trong sâu thẳm tâm hồn những người dân làng, le lói lên một chút niềm vui. Họ thú vị nghĩ tới chuyện Tràng có vợ. Có thể nói trong phút chốc khi Tràng cùng với cô “Vợ nhặt” đi về làng, cái chết, sự ảm đạm âm u nơi xóm ngụ cư được đẩy sang một bên. Xóm ngụ cư đang ở trên miệng vực cái chết, bỗng hé lên một thoáng sống.

Nhưng, niềm vui vừa đến, đã phải nhường chỗ cho sự âu lo. Dân làng lo thay cho Tràng: “Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau, sống qua được cái thì này không”. Tuy nhiên, đó không phải là nổi lo tuyệt vọng, mà là lo cho cái sống. Sự chết chóc cứ ám ảnh, đe doạ sự sống, nhưng sự sống vẫn vượt lên trên cái chết. Khuôn mặt “rạng rỡ” của người dân làng, ánh mắt của họ thực ý nghĩa, nói với chúng ta bao điều.

Ở bước đường cùng, người ta sinh ra liều lĩnh - điều đó thực đúng lắm thay!. Hành động nhân đùa làm thật của cô gái theo chân Tràng vô nhà, xét đến cùng, là một hành động liều lĩnh. Tràng gặp người đàn bà ấy tất cả chỉ có hai lần vào các dịp chở thóc lên tỉnh. Với Tràng chị ta chẳng để lại trong anh một ấn tượng gì. Bởi thế, lần thứ hai gặp lại, Tràng phải mất một thời gian mới nhận ra và cũng như nhiều nhân vật khác trong các sáng tác của Nam Cao, cái dạ dày chị đã chiến thắng khối óc và con tim: được Tràng đãi, chị ăn liền một chập bốn bát bánh đúc. Cái đói đã đẩy lùi ý thức nhân cách, sĩ diện. Quên cả thẹn thùng, người đàn bà không tên ấy cắm đầu ăn “không chuyện trò gì”. Khi Tràng ngỏ lời, không cần suy nghĩ, chị cũng đi theo một cách dễ dàng, “vô tư lự”. Thế mới hay, cái đói ghê gớm biết chừng nào. Và hai cái “liều” gặp nhau đã tạo nên " gia đình thời tao loạn. Điều đáng chú ý là ở đây. khi cùng người “Vợ nhặt” về nhà, Tràng đã bỏ ra hai hào để mua một chai dầu, điều này có nghĩa là anh đã thắp lên một ngọn lửa trong cuộc sống tăm tối của mình, đem lại chút ánh sáng cho gia đình cũng như dân làng. Điều này chi phối toàn bộ văn phẩm. Cũng từ cuộc “hôn nhân" của Tràng, những người đời mới thực sự không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống.

Khi Tràng cùng vợ về nhà, cuộc sống trước mất của họ không kém phần thảm hại: căn nhà vắng teo, rúm ró; niêu bát, áo xống bừa bộn... Ôi, lấy vợ cưới chồng, yên bề gia thất! Việc lớn một đời, hạnh phúc trăm năm! Vậy mà, họ bị vây bởi sự nghèo đói chết chóc.Nhưng, sự sống là bất diệt, chẳng bao giờ chán nản. Trong cái chết, sự sống vẫn tồn tại, tìm chỗ sinh sôi nảy nở. Tất cả thật dữ dội, mà ý nghĩa thì lớn lao: sự sống luôn tồn tại, bất chấp cái chết..

Việc hai người xa lạ bỗng gắn bó với nhau trong cơn đói kém, chứng tỏ quyết tâm nghĩ đến cái sống của hai người, đem lại cho họ trước hết là Tràng một niềm vui lớn lao. Trong truyện ngắn, hơn hai mươi lần nhà văn nhắc đến niềm vui và nụ cười thường trực của Tràng, khi đã có vợ. Tình yêu của hai người, có sức cải biến thật lớn.

“Trong một lúc, Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát đang đe doạ...Trong lòng hắn, lúc này chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông ấy...”. Đúng vậy. Niềm vui lớn nhất đời anh đã thành sự thực: có vợ. Cái “mới mẻ”, “lạ lẫm” ấy là tinh thần trách nhiệm của một người chủ gia đình sẽ phải lèo lái con thuyền nhà - gia đình qua thời điểm khó khăn, vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt để xây dựng cuộc sống. Tràng bỏ sau lưng tất cả những tiếng hờ khóc, tiếng quạ kêu...

Chỉ sau một đêm “nên vợ, nên chồng”, Tràng thấy mình có sự đổi khác: “Trong người êm ái lửng lơ như người ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn ngỡ như không phải...”. Chuyện được “vợ nhặt” của Tràng ngỡ như đùa nhưng lại là sự thật; bao nhiêu sự sống, sinh khí trở lại với Tràng, với gia đình sau khi anh có vợ. Và cũng từ buổi “sáng hôm sau đó”, dường như tất cả sự chết chóc không còn tồn tại nữa, Tràng chỉ nghĩ đến sự gây dựng cuộc sống, hướng về sự sống mà tạo lập hạnh phúc: “Tràng thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa, che nắng. Một nguồn vui sướng, -phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo cho vợ con sau này”...

Có thể nói, đó là biểu hiện cao nhât của tinh thần hướng về sự sống, quên đi cái chết đang bủa vây.

Vợ Tràng là một nhân vật khá độc đáo. Chị không có tên, không tuổi, không đặc điểm nhận dạng và quê quán. Tưởng rằng, khi chị theo Tràng đi về nhà, với sự chao chát, chỏng lỏn, văn học Việt Nam lại có thêm một nhân vật “khônng bình thường”! Nhưng không, ngòi bút Kim Lân chưa bao giờ để nhân vật cùa mình bị tha hoá, biến chất đến độ ấy. Khi về đến nhà Tràng, con người thật của chị mới hiện lên đầy đủ. Chị cứ “ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khí cái thúng”. Vì sao vậy? Cái thế ngồi rụt rè, chông chênh ấy cũng là cái thế của lòng chị, trăm mối ngổn ngang. Liệu chỗ ngồi ấy có phải là chỗ ngồi của chị không? Nhà này có phải chốn để chị dung thân?

Và cũng như Tràng, sau một đêm làm vợ, chị đã thay đổi hẳn: “trông chị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiển hậu, đúng mực...” Cái đói một khi được xua đi, thì sự tốt đẹp đúng như bản chất liền trở lại với chị, ấy cũng là lúc chị nghĩ đến cuộc sống, lo cho gia đình mình. Chị quét dọn sân nhà sạch sẽ, gánh nước đổ đầy ang... Có bàn tay săn sóc của chị, căn nhà trở nên gọn gàng sáng sủa. Sự sống trở về với người với cảnh...

Bà cụ Tứ càng để lại cho người đọc những thiện cảm tốt đẹp. Thấy con lấy vợ trong hoàn cảnh khó khăn, bà không khỏi bùi ngùi, thương xót: “Chao ôi, người la dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái, mở mày mở mặt sau này. Còn mình thì...”. Nhưng, bà thực sự vui mừng khi con trai bà đã yên bề gia thất: “Bà lão nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo, u ám của bà rạng rỡ hẳn lên...”. Rồi trong bữa cơm, cả ba mẹ con đều quên đi hiện thực đau lòng để hướng đến một tương lai tươi đẹp hơn:

“Tràng ạ. Khi nào có liền ta mua lấy đôi gà. Tau tin rằng cái chỗ đầu bên kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này, ngoảnh đi ngoảnh lại, chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...”

Nghĩ đến cái sống, không nghĩ đến cái chết là ở chỗ đấy. Bà cố gắng xua : thực tại hãi hùng, để nhen nhóm niềm tin vào cuộc sống cho các con. Tuy nhiên món chè cám đã nhắc họ về với thực tại. Chao ôi, chè cám! Phải đói đến một mức nào đó, người ta ăn cám mới cảm thấy ngon! Cuộc sống khắc nghiệt, đày đoạ, bắt họ phải sống cuộc sống loài vật, nhưng nào có dập tắt được phần người đáng quý trong mỗi con người. Cái phần người ấy sẽ giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Sẽ lại thiếu sót nếu bỏ qua hình ảnh những người nông dân trên đê Sộp cùng nhau đi phá kho thóc, khi nói đến những kẻ hấp hối trong vòng tử địa vẫn hướng tới cuộc sống. Đó là hình ảnh không hề ngẫu nhiên chút nào, được nhà văn chuẩn bị từ trước. Nó là dấu hiệu của "bước đường cùng”, không còn cách giành sự sống nào khác, phải vùng dậy đâu tranh, hướng tới một cuộc sống tốt hơn. Tràng thấy “ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu” bởi anh chưa bắt được mạch nguồn cách mạng. Trước mắt người đọc lúc này, sự sống trở thành mục chung của mọi người; họ đấu tranh, đoạn tuyệt dứt khoát với cái chết. Và chắc chắn, mẹ con Tràng sẽ tiếp nối dòng người kia, giành sự sống cho mình. Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đẫm chất nhân văn cao cả đã trở thành một tác phẩm xuất sắc của nền văn học cách mạng. Hiểu và cảm thông tận cùng người với người nghèo khổ ông xứng đáng là nhà văn của nông thôn và người nông dân. Vợ nhặt đã ươm được mầm sống, nó vươn lên từ cái chết. Tác phẩm sẽ còn mãi trong lòng người đọc như một bài ca về khái vọng sống mãnh liệt của con người Việt Nam.



13 tháng 2 2019

A, Mở bài:

-Giới thiệu tác giả Kim Lân và tác phẩm “Vợ nhặt”

-Nói đôi điều về ý kiến cần được chứng minh

B, Thân bài:

-Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm “Vợ nhặt”

“Vợ nhặt” được xem là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân và văn học Việt Nam sau năm 1945. Truyện được in trong tập “Con chó xấu xí” năm 1962. Cũng vốn xuất thân từ làng quê Việt Nam nên Kim Lân đã viết nên “Vợ nhặt” bằng cả tâm hồn tình cảm của một con người là con đẻ của đồng ruộng. Truyện được xây dựng với nhiều tình huống gây ấn tượng mạnh đối với người đọc.

-Tính hiện thực trong tác phẩm được thể hiện:

+Truyện đã phản ánh được những mặt cơ bản của hiện thực xã hội Việt Nam những ngày trước cách mạng 1945.

+Truyện đã tái hiện được bức tranh về nạn đói thê thảm của người dân Việt Nam” từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ hai triều người bị đói”. Mở đầu truyện là cảnh “cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào đầy ám ảnh (Dẫn chứng)

-Tác phẩm còn phản ánh được một hiện thực cơ bản là tấm lòng người dân hướng về cách mạng và sự vận đọng của cuộc sống hướng về tương lai.

+Giữa những tiếng trống thúc thuế như đánh liên hồi ,dồn dập là hình ảnh” những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê sộp. Đằng trước có là cờ đỏ to lắm” vụt lên trong ý nghĩ của Tràng.

>>>Nó như báo hiệu một bình minh mới của cách mạng sẽ đến. Bóng đen tử thần bao trùm lên tất cả, đè nặng lên số phận mỗi người dân và mỗi xóm làng. Trong bối cảnh bi thảm ấy số phận con người quá rẻ mạt

+ Nạn đói như đã đẩy con người đến chỗ xem miếng ăn chính là tất cả. Ngay cả đến cái chuyện tỏ tình thường vẫn mang màu sắc tình tứ, e lệ, duyên dáng thì giờ đây cũng chỉ trơ trọi là một câu chuyện tỏ tình thường vẫn mang màu sắc tình tứ, e lệ, duyên dáng, thì giờ đây cũng chỉ còn trơ trọi là một câu chuyện lăn xả vào miếng ăn.

+ Vì đói khát cùng đường mà không còn giữ được sự e thẹn thông thường của người phụ nữ Việt Nam. Chỉ mấy bát bánh đúc và một lời nói” tầm phào” của gã đàn ông xa lạ mà người đàn bà kia đã “ton ton” chạy theo để trở thành “Vợ nhặt” của Tràng.

-Truyện “Vợ nhặt” như còn cho ta thấy người dân lao động vốn có bản chất lành mạnh , luôn luôn hướng về ánh sáng với một niềm tin bất diệt.

+Cho dù hoàn cảnh có hiểm nghèo bi thảm tuyệt vọng đến đâu, dù có kề bên cái chết, vẫn khao khát hạnh phúc, tổ ấm gia đình, vẫn hướng về sự sống và hi vọng tương lai tươi sáng. Đúng như tác giả có lần phát biểu: ”

+Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái ảm đạm mà vui mà hi vọng”. Và họ những con người trong cái đói như một nhận xét đã nói : ”Những người đói họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống”. Vợ chồng Tràng vẫn lấy nhau giữa cảnh ngổn ngang xác người chết đói là vì vậy. Chút hạnh phúc nhỏ nhoi, mong manh của hai người tuy bị bủa vây bởi cái đói, cái chết nhưng “sự sống chẳng bao giờ chán nản”, vẫn là bất diệt, vẫn sinh sôi nảy nở từ bãi tha ma sặc mùi tử khí.

>>> Hạnh phúc tình yêu vẫn như làn gió xuân thổi về làm xôn xao sự sống. Trong một lúc Tràng dường như quên hết những cảnh ê chề tăm tối trước mắt, những tháng ngày đầy đe dọa phía trước. Lúc này trong lòng hắn chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà. Một cái gì lạ lắm … nó ôm ấp , mơn man khắp da thịt Tràng. Sáng dậy thấy nhà cửa đổi khác, hắn cảm thấy lâng lâng và cảm thấy từ đây phải có trách nhiệm hơn với người thân và chính cuộc đời mình. Ở bà cụ Tứ càng có những biểu hiện cảm động hơn. Niềm vui vì có con dâu, vì hạnh phúc của con và niềm tin ở cuộc sống đã làm cho người mẹ nhanh nhảu hơn “Cái khuôn mặt u ám. bủng beo của bà bỗng rạng rỡ hẳn lên”.

-Qua truyện “Vợ nhặt”, tác giả Kim Lân còn cho ta thấy được trong hoạn nạn, con người lao động càng yêu thương nhau hơn dù trong cảnh khó khăn, khốn cùng, họ vẫn giữ được phẩm chất đẹp đẽ “đói cho sách rách cho thơm”.

+ Cuộc sống khắc nghiệt đọa đày con người bắt họ phải sống cuộc sống của loài vật, nhưng nó không thể dập tắt được phần ngừoi, rất người trong lòng bà mẹ khốn khổ kia. Dường như ba mẹ con Tràng đã tìm thấy được niềm vui ẩn giấu trong sự nương tựa , cưu mang nhau mà sống. Tình vợ chồng, mẹ con sẽ là động lực giúp họ sức mạnh vượt qua cơn hoạn nạn khủng khiếp này.

C, Kết bài:

-Ba nhân vật: Tràng, vợ Tràng và bà cụ Tứ cùng những tình cảm, lẽ sống cao đẹp của họ chính là những điểm sáng mà nhà vawb Kim Lân từng trăn trở trong thời gian dài để thể hiện sao cho độc đáo một đề tài không mới. Tác phẩm “Vợ nhặt” đã thể hiện thành công nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, khả năng dựng truyện và dẫn truyện của Kim Lân – một nhà văn được đánh giá là viết ít nhưng tác phẩm nào cũng có giá trị là vì lẽ đó.

Bài 1: Dựa vào bài biển đẹp tl các câu hỏi sau: Biển đẹp Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển, được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên. Rồi ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có...
Đọc tiếp

Bài 1: Dựa vào bài biển đẹp tl các câu hỏi sau:

Biển đẹp

Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển, được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên.

Rồi ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím, phớt hồng, xanh biếc. Có quãng biển thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.

Có buổi sớm nắng mờ, biển bốc lên hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời.

Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa màu lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót.

Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.

Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.

Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ,…. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên...

a, Nội dung của đoạn văn trên

b, Để biểu đạt nội dung ấy, tác giả đã sử dụng trình tự miêu tả nào? Chỉ rõ?

Bài 2: Tả cảnh làng quê em vào 1 ngày giáp tết

1
13 tháng 2 2019

Bài 1.

a. Nội dung văn bản trên: miêu tả cảnh biển đẹp

b. Trình tự miêu tả: trình tự thời gian

Bài 2. Dàn ý:

1. Mở bài: giới thiệu khái quát về khung cảnh làng quê ngày giáp tết.

2. Thân bài:

a. Miêu tả khái quát: làng quê ngày thường vắng vẻ thanh bình trong những ngày giáp tết bỗng ồn ào náo nhiệt hẳn lên. Bao người con làm ăn xa quê trở về, mọi người vui vẻ sắm sửa, dọn dẹp chuẩn bị sắm tết.

b. Miêu tả cụ thể:

- Cảnh chợ tết: Chợ họp đông vui hơn ngày thường, đào mai quất và các loại hoa tô điểm cho chợ tết rực rỡ sắc xuân...

- Cảnh đình làng: đình làng được treo đôi câu đối đỏ tươi, cây nêu ngày tết được treo lên gợi nhắc cho con cháu về ngày tết cổ truyền,...

- Cảnh các gia đình dọn dẹp, sắm sửa cho ngày tết: bụi được lau sạch trên các ô cửa, nhà nào cũng chọn lấy cành đào, cành quất, sắm mâm ngũ quả cúng gia tiên,...

c. Gia đình em (tâm trạng của em) trong cảnh làng quê những ngày giáp tết ấy

3. Kết bài

( 1 ) Lao động là công việc vinh quang nhất , không bao giờ mất đi trong cuộc đời mỗi chúng ta .Bởi con người sinh ra là lê lao động và tiến hoá cũng bằng lao động .Và hôm nay , chúng ta tổ chức đại hội của những người lao động để tôn vinh công việc vinh quang nhất này . ( 2 ) Chúng ta là những người lao động , vậy hãy cùng nhau đặt câu hỏi , lao động để làm gì ?Phải chăng lao động để nhận lương...
Đọc tiếp

( 1 ) Lao động là công việc vinh quang nhất , không bao giờ mất đi trong cuộc đời mỗi chúng ta .Bởi con người sinh ra là lê lao động và tiến hoá cũng bằng lao động .Và hôm nay , chúng ta tổ chức đại hội của những người lao động để tôn vinh công việc vinh quang nhất này .

( 2 ) Chúng ta là những người lao động , vậy hãy cùng nhau đặt câu hỏi , lao động để làm gì ?Phải chăng lao động để nhận lương ?Như thế , chúng ta sẽ vui khi tới kỳ nhận lương , muối tháng vui được 1 đến 2 ngày , những ngày còn lại , chúng ta chỉ cảm thấy mình đang vất vả , khổ sở .Có người lại nói : lao động để có công danh? Vậy trong lời người , có bao nhiêu lần chúng ta đạt được niềm vui ấy?

( 3 ) Có người nói , lao động là để hạnh phúc .Và vì lao động là công việc của cả đời , do đó , đây có lẽ là câu trả lời thì tất cả chúng là những người lao động ở Viettel cần suy nghĩ và chiêm nghiệm .Trong cuộc sống , chúng ta thường chúc nhau "Hạnh phúc" . Phải chăng , hạnh phúc là đích cao nhất trong cuộc sống mà mỗi chúng ta đều mong muốn? Nếu chúng ta chọn lao động để hạnh phúc thì chúng ta sẽ có cơ hội để được hạnh phúc mỗi ngày . Nếu chúng ta lao động để hạnh phúc , thì chúng ta sẽ biến nơi làm việc của chúng ta thành thời tạo nên và dung chứa hạnh phúc. Nếu chúng ta lao động để hạnh phúc ,chúng ta sẽ biếncông việc thành đam mê và là cách để chúng ta tạo ra giá trị sống của mình ” .

Câu 1 . Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 Theo tác giả , mục đích của lao động là gì ?

Câu 3 : Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc trong đoạn văn ( 3 )

Câu 4 : Anh / Chị có đồng tình với ý kiến “ Nếu chúng ta lao động để hạnh phúc ,chúng ta sẽ biến công việc thành đam mê và là cách để chúng ta tạo ra giá trị sống của mình " ? Vì sao ?

1
10 tháng 2 2019

( 1 ) Lao động là công việc vinh quang nhất , không bao giờ mất đi trong cuộc đời mỗi chúng ta .Bởi con người sinh ra là lê lao động và tiến hoá cũng bằng lao động .Và hôm nay , chúng ta tổ chức đại hội của những người lao động để tôn vinh công việc vinh quang nhất này .

( 2 ) Chúng ta là những người lao động , vậy hãy cùng nhau đặt câu hỏi , lao động để làm gì ?Phải chăng lao động để nhận lương ?Như thế , chúng ta sẽ vui khi tới kỳ nhận lương , muối tháng vui được 1 đến 2 ngày , những ngày còn lại , chúng ta chỉ cảm thấy mình đang vất vả , khổ sở .Có người lại nói : lao động để có công danh? Vậy trong lời người , có bao nhiêu lần chúng ta đạt được niềm vui ấy?

( 3 ) Có người nói , lao động là để hạnh phúc .Và vì lao động là công việc của cả đời , do đó , đây có lẽ là câu trả lời thì tất cả chúng là những người lao động ở Viettel cần suy nghĩ và chiêm nghiệm .Trong cuộc sống , chúng ta thường chúc nhau "Hạnh phúc" . Phải chăng , hạnh phúc là đích cao nhất trong cuộc sống mà mỗi chúng ta đều mong muốn? Nếu chúng ta chọn lao động để hạnh phúc thì chúng ta sẽ có cơ hội để được hạnh phúc mỗi ngày . Nếu chúng ta lao động để hạnh phúc , thì chúng ta sẽ biến nơi làm việc của chúng ta thành thời tạo nên và dung chứa hạnh phúc. Nếu chúng ta lao động để hạnh phúc ,chúng ta sẽ biếncông việc thành đam mê và là cách để chúng ta tạo ra giá trị sống của mình ” .

Câu 1 . Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

-Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận

Câu 2 Theo tác giả , mục đích của lao động là gì ?

=>Lao động để nhận lương

=>Lao động để có công danh

=>Lao động để hạnh phúc

Câu 3 : Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc trong đoạn văn ( 3 )

=>Sử dụng biện pháp tu từ điệp cấu trúc ''Nếu chúng ta chọn lao động để hạnh phúc'' nhằm diễn đạt và nhấn mạnh ý nghĩa cần thuyết phục được chọn vẹn hơn.Thực chất, lao động là để hạnh phúc.Nhờ có tinh thần lao động quên mình mà con người biết sống đẹp hơn, cùng nhau bằng bàn tay lao động và trí tuệ để làm nên những điều phi thường khác.

Câu 4 : Anh / Chị có đồng tình với ý kiến “ Nếu chúng ta lao động để hạnh phúc ,chúng ta sẽ biến công việc thành đam mê và là cách để chúng ta tạo ra giá trị sống của mình " ? Vì sao ?

=>Ý kiến Nếu chúng ta lao động để hạnh phúc ,chúng ta sẽ biến công việc thành đam mê và là cách để chúng ta tạo ra giá trị sống của mình là hoàn toàn đúng.Xưa đúng,nay đúng và sau này cũng vậy.Khi có niềm đam mê với công việc là một cách tuyệt vời để giảm bớt căng thẳng, khi có thành công trong sự nghiệp là cách ta mãn nguyện với cuộc sống.Cuộc đời sẽ chẳng nghĩa lí gì khi ta không được là chính mình, cũng như ta sẽ tẻ nhạt khi không được đam mê với công việc của mình.giá trị cuộc sống thực sự nằm ở điều ta nghĩ,việc ta đã,đang và sẽ làm.

10 tháng 2 2019

Camon ạ <3

13 tháng 2 2019

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài:

a. Giải thích: Trong câu trên cần chú ý giải thích 2 vế:

- Con người có giá trị nên mới tồn tại: ý nói con người phải thực sự nổi bật, tài giỏi mới là những người tồn tại.

- Con người vì tồn tại nên mới có giá trị: ý nói "tồn tại" là điều kiện cần, là cơ sở để con người tạo nên những giá trị.

- Cả câu: đã sử dụng hình thức phủ định để khẳng định. Ý nói con người sinh ra không nhất thiết phải là "cái rốn của vũ trụ" mà quan trọng là con người ý thức được giá trị của mình. Bản thân mỗi người có một hệ giá trị riêng. Khi con người ý thức được sự tồn tại của mình cũng là lúc con người chấp nhận bản thể của mình và để phát huy những năng lực của bản thân.

b. Chứng minh

- Ví dụ khi xưa Edison từng bị thầy giáo và nhà trường buộc thôi học vì cậu quá hiếu động, đặt câu hỏi mọi lúc mọi nơi, tò mò với mọi sự vật trên đời. Thầy giáo bảo với mẹ cậu là trí não cậu không bình thường nên không thể cho học cùng với chúng bạn. Khi lá thư được gửi về, mẹ Edison đã rất bàng hoàng và quyết định để con ở nhà và trực tiếp dạy dỗ. Cậu bé đã rất thắc mắc tại sao thầy giáo lại bảo cậu không cần tới trường nữa. Và mẹ cậu đã nói rằng: Thầy giáo bảo con quá tài giỏi nên thầy không thể dạy con được. Lời nói ấy của bà mẹ Edison đã khiến cậu bé không bị hụt hẫng khi bị buộc thôi học và ý thức được bản thân mình, suy nghĩ theo hướng tích cực. Và quả thực, Edison sau này đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới nhờ những gì mà mẹ cậu dìu dắt.

- ...

c. Bình luận

- Chính vì con người tồn tại nên mới có giá trị, hay nói khác đi là khi con người ý thức được bản thân của mình, biết trân quý bản thân mình mới tạo ra được những hệ giá trị. Nên bài học rút ra là con người không nên đặt mình trong sự so sánh với những người khác để rồi thấy tủi hổ hay thua kém, ghen tị, tự ti. Mà điều quan trọng là mỗi người phát hiện ra được giá trị của bản thân mình để tạo nên những điều có giá trị.

d. Liên hệ bản thân: bản thân em đã nhìn nhận bản thân mình như thế nào: vì thấy bản thân có giá trị nên tồn tại trong thế giới này hay tồn tại để khẳng định giá trị của bản thân trong thế giới này?

3. Kết bài

3 tháng 2 2019
Từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ. Điều này cần được điều chỉnh để hợp lý hơn để ứng xử trong xã hội tốt hơn. Tóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.
1 tháng 2 2019

Trên đường đời sẽ có những lúc bạn gặp những khó khăn không thể tự mình giải quyết được. Lúc này đây gia đình, bạn thân, thậm chí cả nhũng người bạn chưa từng biết đến lại sẵn sàng đưa tay giúp đỡ. Một lời cám ơn tuy không thể đền đáp hết những công ơn họ dành cho bạn, nhưng ít nhất nó cũng bày tỏ lòng biết ơn của bạn đối với họ.Cám ơn là một nét văn hóa đẹp trong xã hội hiện nay. Người có văn hóa cám ơn là người sống có tình có nghĩa, có trước có sau. Cảm ơn chính là một cách bày tỏ sự cảm kích với sự giúp đỡ của một người nào đó dành cho mình. Người được nhận lời cảm ơn cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn vì thấy việc mình đã làm trở nên ý nghĩa với người kia, dù đó chỉ là những việc rất nhỏ nhặt trong cuộc sống như dắt cụ già qua đường, nhường ghế ngồi trên xe bus, … Nhờ thế, bạn sẽ dễ dàng gây được hiện cảm cho người giúp đỡ, và sau nay khi gặp khó khăn, họ hoàn toàn sẵn lòng giơ cách tay ra để hỗ trợ bạn. Cảm ơn là biểu hiện của một người ứng xử có văn hóa. Một người biết nói lời cảm ơn chính là biểu hiện của một nếp sống văn minh, lịch thiệp.

29 tháng 1 2019

Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh…”

Tết từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Cách đón Tết nay và Tết xưa của người Việt đã có ít nhiều thay đổi, nhưng có một nét văn hóa đặc sắc không bao giờ thay đổi là phong tục lì xì. Lì xì ngày Tết cổ truyền đã trở thành một phong tục có từ lâu đời của đất nước ta.

Không có tài liệu nào ghi chép chính xác về sự ra đời của phong tục lì xì. Chỉ có những sự tích thú vị kể lại rằng, phong tục lì xì ngày Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu những đứa trẻ con khi chúng đang ngủ ngon giấc khiến chúng giật mình khóc thét lên. Hôm sau, trẻ đau đầu, sốt cao làm các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng. Cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi nọ mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm túc trực bên bé. Sau khi chú bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối lóe lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy. Phép lạ này lan truyền, rồi cứ Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những chiếc túi màu đỏ tặng cho trẻ con. Tiền đó được gọi là tiền mừng tuổi.

Cũng có truyền thuyết khác về phong tục này liên quan đến con trai Dương Qúy Phi đời nhà Đường – Trung Quốc và đời Tần. Nhưng tựu chung lại, phong tục lì xì ngày Tết đều bắt nguồn với ý nghĩa là tặng tiền mừng cho trẻ con, mong ước chúng lớn lên được tiền lộc có thể vượt qua tuổi mới với những điều tốt lành và may mắn. Phong tục này du nhập vào Việt Nam từ rất lâu trước kia với tên gọi lì xì hoặc mừng tuổi và còn giữ mãi đến tận hiện tại.

Phong tục lì xì ngày Tết diễn ra vào những ngày đầu năm mới, tức là sau khoảnh khắc giao thừa. Lì xì bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết mà có thể lì xì trong suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. Khi sang năm mới, trẻ con sẽ đến thăm ông bà, họ hàng, chúc Tết. Những người lớn chuẩn bị sẵn phong bao lì xì, đựng tiền may mắn, có thể ít hoặc nhiều tặng cho trẻ con. Phong bao lì xì thường có màu đỏ – một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội. Tuy nhiên, ngày nay phong bao lì xì còn được thiết kế nhiều màu sắc và hình dáng, họa tiết khác nhau cùng những câu chúc ngắn gọn ý nghĩa như: “Phát tài phát lộc”, “an khang thịnh vượng”, “xuân sum vầy”,…

Những ngày trước, người nhận lì xì thường chỉ là trẻ con. Nhưng ngày nay, người lớn cũng được nhận lì xì. Đôi khi là anh, chị lì xì em, con cái lì xì bố mẹ, ông bà để chúc nhau những điều tốt lành.

Phong tục lì xì mang những ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo – không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày tết. Phong bao lì xì cho trẻ con màng ý nghĩa bình tuổi mới bình an, may mắn. Phong bao lì xì cho ngườ lớn như cha mẹ, ông bà thể hiện sự hiếu kính và lời chúc sức khỏe của con cháu. Đặc biệt, phong bao lì xì tượng trưng cho tài lộc, đầu năm người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì người ta càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc… Phong tục lì xì không những là một nét đẹp trong ngày Tết cổ truyền dân tộc mà còn thể hiện những tình cảm đáng quý của con người Việt Nam.

Trải qua bao biến đổi thăng trầm của thời đại, phong tục lì xì vẫn còn nguyên vẹn mỗi dịp Tết đến xuân về. Một phong bao lì xì nhỏ lại chứa đựng nhiều ý nghĩa yêu thương, quả thực là phong tục đáng quý lâu đời của đất nước.

29 tháng 1 2019

Từ nhiều đời nay, lì xì là một trong những tục lệ tốt đẹp không thể thiếu của dân tộc Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về. Không ai biết phong tục này có từ bao giờ, chỉ biết là rất lâu rồi, lì xì ngày Tết đã trở thành thông lệ mỗi dịp đầu năm mới và là nét văn hóa độc đáo, là bản sắc truyền thống của người Việt.

Có nhiều ý kiến cho rằng, phong tục lì xì ngày Tết cổ truyền của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (giảng viên Văn học Dân gian trường ĐH KHXH&NV Hà Nội) cho biết: “Lì xì” có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, phát âm theo âm Hán Việt là “Lợi thị” (lãi chợ) mà người Việt Nam đọc chệch ra thành lì xì. Lì xì còn được gọi bằng những tên khác là mở hàng hay tiền phát vốn với kỳ vọng buôn bán có lãi và hiện nay được dùng chung là từ mừng tuổi. Dù được gọi với tên gọi nào thì lì xì cũng mang nghĩa là tiền hên, tiền may mắn, điều lành, điều tốt. Tặng lì xì là tặng món tiền thể hiện điều lành và may mắn cho đứa trẻ”.

Bắt đầu từ thời khắc giao thừa chính thức bước sang năm mới đến khi hết Tết, những người lớn tuổi trong gia đình sẽ phát lì xì mừng tuổi cho con cháu để lấy may, kèm theo là lời chúc làm ăn phát đạt, tấn tới, học hành giỏi giang, ngoan ngoãn… Còn con cháu cũng biếu ông bà, cha mẹ những phong lì xì đỏ thắm để chúc sức khỏe và trường thọ.

Lì xì ngày Tết: Nét đẹp văn hóa Việt - 2
Tục mừng tuổi, lì xì đầu năm là nét đẹp văn hóa, mang ý nghĩa của lời chúc may mắn, sức khỏe và sung túc. Tùy theo mỗi nhà, số tiền mừng tuổi được chuẩn bị sẵn trong mỗi phong bao lì xì là khác nhau, có thể là tiền lẻ hoặc tiền chẵn. Và ý nghĩa cũng không nằm ở số tiền nhiều hay ít tiền mà tục lì xì tượng trưng cho tài lộc đầu năm


Người Việt quan niệm rộng rãi trong làm ăn thì sẽ được nhiều phúc lộc, nên vào ngày đầu năm, người ta phát lì xì cho trẻ em để trong năm làm ăn, buôn bán có lãi. Cho đi hay nhận lại được càng nhiều bao lì xì thì càng tốt, vì đó là biểu hiện của “phát tài phát lộc”. Bởi thế, tục lì xì ngày Tết đã được gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay.

Người Việt không trực tiếp đưa tiền mừng tuổi cho nhau mà xếp tiền gọn gàng, kín đáo trong những phong bao lì xì đỏ thắm (màu sắc tượng trưng cho sự may mắn) và còn thơm mùi giấy mới. Việc làm này cũng thể hiện sự ý nhị trong văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt khi không muốn người nhận được lì xì so bì về sự ít nhiều của số tiền tượng trưng mà dẫn đến những điều không vui trong ngày Tết. Bởi theo niềm tin của người Việt cũng như người dân ở các nước châu Á, đầu năm như thế nào thì cả năm sẽ như vậy, nên họ sẽ làm tất cả mọi điều có thể để tránh xui xẻo và những gì không mong muốn.

Năm đó có một cặp vợ chồng hiếm muộn, ngoài 50 mới sinh được mụn con trai. Tết đến, có 8 vị tiên đi ngang qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ bị yêu quái quấy nhiễu nên đã hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm ở cạnh bảo vệ cậu bé. Khi chú bé đã ngủ say, cha mẹ liền đem gói 8 đồng tiền vào một tờ giấy đỏ, đặt lên gối của con rồi mới đi ngủ. Giao thừa, yêu quái đến, vừa giơ tay để xoa đầu đứa bé thì những tia vàng sáng chói ánh lên từ chiếc gối khiến nó giật mình kinh hãi và bỏ chạy. Quá đỗi vui mừng tìm được cách ứng phó với con yêu quái, hai vợ chồng thuật lại đầu đuôi câu chuyện cho mọi người trong làng. Từ đó cứ đến Tết, người dân lại bỏ tiền xu vào phong bì đỏ đưa cho trẻ em cầm bên mình để xua đuổi yêu ma, những điều xấu xa, để trẻ lớn lên khỏe mạnh, an lành. Truyền thuyết về tục lì xì ngày Tết của Trung Quốc kể rằng, xưa kia, mỗi khi đến đêm giao thừa con yêu quái tên Tụy lại xuất hiện và trêu ghẹo trẻ nhỏ bằng cách xoa đầu khiến chúng giật mình và khóc thét lên khi đang ngủ. Hôm sau trẻ sẽ đau đầu, sốt cao, bởi vậy các bậc cha mẹ phải thức suốt đêm để canh phòng.

Các học giả cũng không xác định được phong tục lì xì ngày Tết được lưu truyền vào nước ta từ khi nào, chỉ biết cứ gần Tết, người người nhà nhà lại tất bật chuẩn bị những phong bao lì xì đỏ thắm, được trang trí với những ánh vàng kim để mừng tuổi cho mọi người trong dịp đầu năm mới.

Cùng với cây quất, cành đào, hộp mứt Tết và cặp bánh trưng, nếu thiếu tục lì xì, hẳn là ngày Tết vẫn chưa thật trọn vẹn. Bởi Tết với người Việt không chỉ là dịp nghỉ ngơi đón năm mới mà còn là những ước vọng và sự san sẻ hạnh phúc, cùng chúc nhau và hướng về tương lai tươi đẹp. Và để chuyển tải những ước vọng trong khoảnh khắc xuân sang Tết đến, để chào đón luồng sinh khí mới mà đất trời ban tặng, cùng là lấy may dịp đầu năm, ngoài những câu chúc ấm áp thân tình, người Việt còn trao nhau phong bao lì xì ngày Tết.