K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 3

Chị: - Em đang viết gì đấy? 

Em: - Em đang viết thư cho em. 

Chị: - Hay đấy! Trong thư nói gì? 

Em: - Ngày mai, nhận được thư em mới biết. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 3

- Đây là người bán cây cảnh. Bác ấy đang mời mọi người mua cây. Bác ấy tươi cười chào đón mọi người. 

- Đây là bác bán đồ chơi cho trẻ em. Bác ấy đang nặn đồ chơi. Bác nặn đồ chơi rất đẹp nên các bạn nhỏ xúm quanh để xem. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 3

a. Chỉ người, chỉ vật: người bán cây cảnh, người mua cành đào, người phụ nữ, người đàn ông, trẻ em, người nặn đồ chơi, bạn nam, bạn nữ,…  cành đào, chậu quất, đèn lồng, cái túi, đồ chơi,…

b. Chỉ hoạt động: bán hàng, mua hàng, nặn đồ chơi, xem, đi chợ, đi chơi,… 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 3

Chào bạn…. rất vui vì lớp mình có thêm bạn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 3

Chào các bạn! Tôi tên là….. Tôi mới từ trường… / lớp…. chuyển đến. Rất mong được các bạn giúp đỡ. 

Nhân cách quý hơn tiền bạcMạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng.Sau khi lo đám tang cho mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn.Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn:- Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi.Liệu có được không?Viên quan tâu:- Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận.Chỉ...
Đọc tiếp

Nhân cách quý hơn tiền bạc

Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng.Sau khi lo đám tang cho mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn.Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn:

- Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi.Liệu có được không?

Viên quan tâu:

- Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận.Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.

Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy.

Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông:

- Tâu Hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này.Thần ngờ đây là tiền của người muốn đút lót thần.Vậy, xin Hoàng thượng cho thần nộp tiền này vào công quỹ.

Vua Minh Tông đáp:

- Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho.Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?

- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến.- Mạc Đĩnh Chi khảng khái đáp.

Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho ông lui.

Theo Quỳnh Cư

Em khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Cuộc sống của Mạc Đĩnh Chi như thế nào?

A. Thanh bạch, đạm bạc.

B. Sung sướng, nhàn hạ.

C. Hạnh phúc, giàu có.

D. Nhàn hạ, hạnh phúc.

Câu 2: Biết được cuộc sống khó khăn của Mạc Đĩnh Chi, theo hiến kế của viên quan tin cẩn, vua đã làm gì để giúp đỡ ông?

A. Cho trích ít tiền trong kho và sai người đem đến biếu ông.

B. Cho trích ít tiền trong kho và sai người đang đêm đem lén bỏ tiền vào nhà ông.

C. Sai người đang đêm bỏ một gói tiền trước nhà ông.

D. Sai người vào buổi tối mang tiền đến nhà tặng ông.

Câu 3: Mạc Đĩnh Chi đã làm gì khi thấy gói tiền trong nhà?

A. Lấy ngay gói tiền vì không biết phải trả cho ai.

B. Lấy ngay gói tiền vì nghĩ rằng không ai biết.

C. Lấy ngay gói tiền vì nghĩ rằng mình đã giúp người, nay người giúp lại.

D. Liền đem vào triều, trình lên vua và xin cho nộp tiền vào công quỹ.

Câu 4: Mạc Đĩnh Chi nói gì khi vua khuyên ông hãy coi tiền đó là của mình?

A. “Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót.”

B. “Xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ”.

C. “Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến.”

D. “Thần nghĩ rằng tiền này của ai nhờ thần làm việc gì đó.” vào nhà ông.

Câu 5: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “trung thực"?

A. ngay ngắn

B. thật thà

C. trung tâm

D. tham ô.

Câu 6: Dấu phẩy trong câu sau: “Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi.” Có tác dụng:

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

D. Ngăn cách lời nói của nhân vật.

Câu 7: Hai câu “Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đầu” liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Dùng từ ngữ nổi.

B. Thay thế từ ngữ .

C. Lặp từ ngữ.

D. Từ ngữ nối và lập từ ngữ.

Câu 8: Trong câu ghép “Thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận”. Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?

A. Nối bằng một quan hệ từ .

B. Nối trực tiếp (không dùng từ nối).

C. Nối bằng một cặp quan hệ tử.

D. Nối bằng một quan hệ từ và cặp quan hệ từ.

Câu 9: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

Vua đành giữ lại tiền rồi cho ông lui

Chủ ngữ: ............................................................................................................................

Vị ngữ: ...............................................................................................................................

Câu 10: Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân kết quả nói về môi trường

............................................................................................................................

............................................................................................................................

câu 11

tìm và ghi lại câu văn trong bài có sử dụng phép thay thế để liên kết câu :

..............................................................................................................

1
21 tháng 3

hu hu giúp tui với 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 3

- Chim hải âu nói câu đó với các loài chim khác khi đi đâu xa hoặc khi gặp lại những người bạn ở nơi khác đến. Chim hải âu nói lời chào và lời tự giới thiệu về bản thân. 

- Chào hải âu, tớ là chim sẻ. Tớ sống ở vùng đồng bằng và đồi núi. Tớ hay giúp đỡ bà con nông dân diệt sâu để bảo vệ mùa màng. 

Tham khảo : 

 

Trong sân trường em có rất nhiều các loại cây, nhưng em thích nhất mỗi giờ ra chơi được ngồi dưới tán lá cây bàng. Cây bàng trường em bốn mùa đều đẹp nhưng có lẽ đẹp nhất là vào mùa hè.

Nghe bác bảo vệ trường em nói, cây bàng này đã có từ lâu, lúc bác vào làm đã thấy cây đứng đó sừng sững. Vào mùa hè, từ xa nhìn lại cây bàng thật to lớn, xum xuê như một gã khổng lồ xanh với những cánh tay khẳng khiu phủ đầy lá.

Tán bàng rộng lớn tạo thàn một chiếc ô khổng lồ che mát cho chúng em. Những chiếc rễ cây to nổi lên khỏi mặt đất, ngoằn nghèo như những con rắn khổng lồ. Thân cây rất to, phải hai người ôm mới hết, vỏ cây xần xì, thô ráp, thi thoảng có những chỗ ẩm mốc xanh rêu. Từ thân chính, đâm ra những cành nhỏ vươn dài. Trên những cành ấy, những chiếc lá bàng xanh tươi đan xen nhau.

Cây bàng vào mùa hè giống như người con gái yểu điệu với chiếc áo xanh mướt. Nó không giống như những loài cây khác, chỉ có mùa hè chúng ta mới cảm nhận được hết sức sống căng tràn của nó. Một món ăn vặt được đông đảo lũ học sinh chúng em yêu thích đó là những quả bàng chín. Chỉ cần một trận gió to thổi qua, những quả bàng chín rụng đầy dưới gốc. Hương bàng chín thoang thoảng trong gió, lan toả khắp không gian.

Mỗi khi hè tới, trên những tán lá bàng lại rộn ràng những tiếng ve như một bản hoà ca mùa hè áo hiệu một kì nghỉ hè sắp tới. Màu xanh của lá bàng như làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa hè.

 Cây bàng vào mùa hè như chiếc ô khổng lồ, chúng em rất thích vui đùa dưới gốc cây. Dù sau này có đi đâu xa, em cũng luôn nhớ tới cây bàng trong sân trường ấy.

21 tháng 3

Trên sân trường em có trồng rất nhiều cây bàng. Bạn học sinh nào cũng yêu quý và thích được chơi đùa dưới bóng mát của cây.

Những cây bàng trên sân trường em đều rất cao lớn. Cây thấp nhất cũng phải cao đến tầng hai của tòa nhà học tập. Còn cây cao nhất thì còn vượt lên cả trên mái của tầng ba cơ. Thân cây bàng là thân gỗ, nên rất to và chắc nịch. Phải hai đến ba bạn học sinh thì mới ôm xuể thân cây. Vì có tuổi rất lớn, nên lớp vỏ trên thân cây bàng thường sần sùi, thô ráp. Vì lớp vỏ có màu nâu sẫm, nên không nhìn rõ được các vết nứt trên thân cây. Nhưng nếu lấy tay chạm vào thì có thể cảm nhận được rất rõ.

Từ cách mặt đất chừng gần hai mét, cây bắt đầu mọc ra các cành lớn. Sau đó, rất nhiều các cành con, nhánh nhỏ mọc ra từ nhánh lớn ấy. Tất cả giúp tạo ra các vòm cây rộng lớn. Trên các cành, nhánh ấy, là vô vàn các chiếc lá bàng xanh mướt. Những chiếc lá ấy to như bàn tay người lớn, đầu tròn xoe. Mùa hè thường được chúng em lấy làm quạt mát. Nhờ các chiếc lá ấy, mà tán bàng dày rậm, chắn mưa che nắng cho chúng em vui chơi ở sân. Ở phía dưới tán bàng, trên thân cây sẽ có các khối tròn như vết sẹo lớn của cây. Đó chính là vết của các cành mọc ở thấp được cắt đi. Bởi vì các cành cây mọc ở thấp, sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của chúng em trên sân trường. Đồng thời dễ gây nguy hiểm cho mọi người vào các ngày mưa gió. Hơn nữa, các thầy cô còn lo có các bạn học sinh nghịch ngợm leo trèo lên các cành thấp sẽ bị ngã nên từ khi mới xây trường, các cành cây ngắn đã bị cắt đi ngay.

Em thích cây bàng lắm. Bởi vì cây như một người bạn, đồng hành cùng em trong những ngày tới trường. Cây che bóng mát cho chúng em ngồi chào cờ, sinh hoạt, học thể dục. Cây chắn nắng, che mưa cho chúng em vui chơi, trò chuyện trong các giờ giải lao. Em mong cây sẽ luôn khỏe mạnh, vươn tán lá xanh um ấy để chở che cho thật nhiều các bạn học sinh khác nữa.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 3

Ví dụ:

Con cua mà có hai càng

Đầu, tai không có bò ngang cả đời

Con cá mà có cái đuôi

Hai vây ve vẩy nó bơi rất tài

Con rùa mà có cái mai

Cái cổ thụt ngắn, thụt dài vào ra

Con voi mà có hai ngà

Cái vòi nó cuốn đổ nhà, đổ cây

Con chim mà có cánh bay

Bay cùng nam, bắc, đông, tây tỏ tường

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 3

Ví dụ:

Ong vàng chăm chỉ

Tìm mật cho đời

Bay từ sáng sớm

Đến lúc hoàng hôn

Qua bao dặm đường

Hoa thơm cỏ lạ

Ong không mệt mỏi

Đầy ắp mật thơm