K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham Khảo:

Bút pháp ước lệ tượng trưng là : - Sử dụng những quy ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng hình tượng thiên nhiên đẹp: "trăng","hoa","ngọc","tuyết"... để nói về vẻ đẹp của con người. - Nghiêng về nghệ thuật gợi, tác động tới người đọc thông qua sự phán đoán,trí tưởng tượng chứ không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ.

 

Tham Khảo:

Bút pháp ước lệ tượng trưng là :

- Sử dụng những quy ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng hình tượng thiên nhiên đẹp: "trăng","hoa","ngọc","tuyết"... để nói về vẻ đẹp của con người.

- Nghiêng về nghệ thuật gợi, tác động tới người đọc thông qua sự phán đoán,trí tưởng tượng chứ không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ.

3 tháng 7 2022

mượn cảnh vật thiên nhiên để tượng trưng cho sắc đẹp con người

3 tháng 7 2022

Nhận xét:

+ Truyện kết thúc phần nào có hậu, hợp lí, thể hiện được sự mong muốn, ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời, ý tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta rằng không có gì là mãi mãi. Từ đó muốn chúng ta sống hãy biết trân trọng, yêu thương mọi người xung quanh. Tuy nhiên bi kịch vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết ấy. Vũ Nương đã trở về trong rực rỡ nhưng chỉ là chớp nhoáng, lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất vĩnh viễn. Suy cho cùng tất cả chỉ là hư ảo, ảo ảnh, làm tô đậm nỗi đau bạc mệnh của người phụ nữ. 

Tham Khảo :

Cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cụ Hồ thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp cứu nước đã được nhà thơ Chính Hữu truyền tải ở bảy dòng thơ đầu bài thơ Đồng chí. Thật vậy, thành ngữ “Nước mặn đồng chua” và “Đất cày lên sỏi đá” đã diễn tả được hình ảnh của những vùng đất nghèo khó, cuộc sống gian khổ. Những người lính đến từ những vùng đất xa lạ, đều là người con của những vùng đất nghèo khó, có đất ngập mặn và khô cằn để mà gặp nhau ở hàng ngũ quân đôi. Hình ảnh “đôi người xa lạ” đã diễn tả được hoàn cảnh gặp gỡ tình cờ mà dẫn đến sự gắn bó sâu sắc của những người lính trong thời kỳ kháng chiến. Từ “đôi” có giá trị biểu cảm sâu sắc, diễn tả sự gắn bó mật thiết không tách rời của những người lính, chứ không đơn thuần chỉ là hai cá thể riêng biệt. “Chẳng hẹn quan nhau” nhấn mạnh sự gặp gỡ chẳng hẹn trước tại hàng ngũ quân đội của những người lính. Hình ảnh “súng bên súng, đầu sát bên đầu” là hình ảnh ẩn dụ sâu sắc của việc những người lính kề vai sát cánh cùng nhau trong chiến đấu và cùng chung chí hướng trong chiến đấu. Họ cùng nhau đồng hành trong hoàn cảnh sinh hoạt gian khó, họ cùng nhau chung tấm chăn mỏng trong những đêm rét. Hình ảnh “đôi tri kỷ” đã khẳng định được tình đồng chí đồng đội gắn bó thân thiết. Câu thơ thứ bảy là câu thơ đặc biệt, vừa cảm thán về tình đồng chí đồng đội mà vừa có tác dụng nối giữa đoạn thơ trên với đoạn thơ dưới. Câu thơ thứ bảy như một bản lề vừa khép lại đoạn thơ trên vừa mở ra đoạn thơ sau về biểu hiện của tình đồng chí đồng đội sâu sắc. Tóm lại, nhà thơ đã thể hiện được cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội sâu sắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp cứu nước.

*** câu ghép được in đậm

Họ / cùng nhau đồng hành trong hoàn cảnh sinh hoạt gian khó,

CN1             VN1

họ / cùng nhau chung tấm chăn mỏng trong những đêm rét. 

CN2          VN2

3 tháng 7 2022

Không

3 tháng 7 2022

đọc kĩ đề aj họ hỏi về ko thì trl ko hoặc có lôi văn vào?

3 tháng 7 2022

cảm nhận:

+ Đó là vẻ đẹp của sự ngưỡng mộ , tình yêu thương khi so sánh Bác với những thứ đẹp đẽ,trang trọng và quý giá.

+ " Cha của chúng con ", đúng như thế Bác là người cha vĩ đại của con dân Việt Nam , là người đưa đất nước Việt Nam đến bờ bến vinh quang.

+ " Hồn của muôn hồn " , ẩn dụ hồn là tinh thần trái tim tích cách của con người,ở đấy nói Bác là hồn của muôn người, Bác luôn là hình bóng , là dấu ấn đậm mực không thể nào phai mờ trong lòng dân tộc Việt Nam.

+ " Hôn chòm râu mát rượi hòa bình " , câu này sử dụng biện pháp so sánh tinh tế khi ví chòm râu của Bác như một tượng trưng của hòa bình.Từ đó, người đọc có thể cảm nhận được sự tự hào,niềm kiều hãnh của tác giả khi miêu tả Bác , khi kể về Bác trong lời thơ . Đồng thời ,phần nào khẳng định sự biết ơn,lòng ơn nghĩa của con dân đối với Bác, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc , người cha già đáng kính.

=> Cả một đoạn thơ vừa sử dụng biện pháp so sánh đẹp đẽ , độc đáo , tinh tế vừa sử dụng biện pháp ẩn dụ.Điều đó làm cho lời thơ thêm mượt mà , phần nào bộc lộ rõ được niềm yêu thương , sự kính trọng của tác giả dành cho  Bác Hồ.

2 tháng 7 2022

Tham khảo 

Khi bị chồng nghi oan:

– Vũ Nương hết mực phân trần: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.

→ Những lời nói bi thương của nàng khẳng định tấm lòng thuỷ chung nhất mực của nàng và mong muốn hóa giải những hiềm khích, hiểu lầm.

2 tháng 7 2022

Bạn tham khảo 

nguồn baivan.net

Lần 1: ( Khi tiễn chồng đi lính)

- Không trông mong vinh hiển, chỉ cầu cho chồng được trở về bình an. Lời dặn thể hiện nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm: Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”

- Cảm thông sâu sắc với nỗi gian lao, nguy hiểm của chồng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều con gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băng khoăn, mẹ hiền lo lắng.”

- Thể hiện nỗi nhớ nhung khắc khoải của nguời vợ yêu chồng: “Nhìn trăng soi thành cũ lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang lại thổn thức tâm tình thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.”

=> Đó là lời nói của người vợ thùy mị, dịu dàng và rất mực yêu chồng, đằm thắm, thiết tha. Lời dặn ấy xuất phát từ trái tim giàu tình yêu thương, biết chấp nhận những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa. Đồng thời còn giúp ta cảm nhận được khát vọng của người phụ nữ bình dị.

Lần 2: “ Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn mọt tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói..Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”

-> Nàng phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình. Nàng đã nói đến thân phận, tình nghĩa vợ chồng, khẳng định tấm lòng thuỷ chung trong trắng, xin chồng đừng nghi oan, có nghĩa là nàng hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình.

Lần 3: “ Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đầu còn có thể lại lên núi .Vọng Phu kia nữa”

-> Nàng đã nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu sao mình bị nghi oan, bị đối xử bất công. Đồng thời đó còn là sự tuyệt vọng đến cùng cực khi khao khát của cả đời nàng vun đắp đã tan vỡ. Tình yêu không còn. Cả nỗi đau khỏ chờ chồng đến hoá đá như trước đây cũng không còn có thể làm được nữa.

Lần 4: “ Kể bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhố”

-> Đây là lời độc thoại. Lời thoại là một lời than, một lời nguyền xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tiết hạnh trong sạch của nàng. Lời thoại đã thể hiện nỗi thất vọng đến tột cùng, nỗi đau cùng cực của người phụ nữ phẩm giá nhưng bị nghi oan nên tự đẩy đến chỗ tận cùng là cái chết 

2 tháng 7 2022

Đây có thể hiểu là cuộc chiến tranh gian khó, lâu dài và nguy hiểm nên cả Vũ Nương và mẹ Trương Sinh đều lo lắng cho an nguy của chàng. 

2 tháng 7 2022

1.

- Nín đi con, đừng khóc.

=> câu cầu khiến

mục đích : đề nghị nhân vật "  đứa con " đừng khóc nữa

Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

=> câu trần thuật

mục đích nói : bộc lộ suy nghĩ của bản thân

- Ô hay!

=> câu cảm thán

mục đích nói: bộc lộ cảm xúc

Thế ra ông cũng là cha tôi ư?

=> câu nghi vấn

mục đích nói : hỏi khi đang ngờ vực một điều gì đó

Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

=> câu trần thuật

mục đích nói : tường trình lại suy nghĩ của bản thân.

2. Bạn tự làm nhé

2 tháng 7 2022

Qua năm sau, giặc ngoan cố chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành: (câu trần thuật)

- Nín đi con, đừng khóc.(câu khiến) Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi. (câu trần thuật)

   Đứa con ngây thơ nói:

- Ô hay!(câu cảm thán) Thế ra ông cũng là cha tôi ư? (câu nghi vấn) Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. (câu trần thuật)

Câu 2:

     Liệu chúng ta có biết cuộc sống của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước đây không? Đó là một cuộc sống khổ cực và không có  gì có thể miêu tả được nó.Trong xã hội phong kiến họ như một con rối bị điều khiển , bị hành hạ đủ thứ khiến cho đời sống của họ càng ngày càng mục nát.Họ dường như không hề có một cuộc sống tự do , hạnh phúc cả.Họ luôn luôn là người phải hi sinh tất cả mọi thứ kể cả thanh xuân.Họ phải chịu đựng biết bao nhiều là sự vùi dập của các thế lực phong kiến tàn bạo.Nhưng dù vậy , những người phụ nữ ấy vẫn can đảm ,cố gắng chống chọi để vượt qua mọi khó khăn trở ngại đó mà đến được một con đường tương lai tốt đẹp.

1 tháng 7 2022

tham khảo:

Qua tác phẩm người con gái nam xương , Vũ Nương hiện lên là một phụ nữ đảm đang , giàu tình thương . Tuy chưa vun vén được với chồng bao lâu thì chồng ra trận . Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa con trai tên là Đản . Vừa phụng dưỡng mẹ già , vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ , lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt . Tới khi mẹ chồng già yếu , ốm đau , nàng ''hết sức thuốc thang'' , ''ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn'' . Lúc mẹ chồng qua đời , nàng ''hết lòng thương xót'' , việc ma chay tế lễ được lo liệu , tổ chức rất chu đáo ''như đối với cha mẹ đẻ mình'' . Chỉ bấy nhiêu đấy thôi , ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ : nàng dâu hiếu thảo , người vợ đảm đang thủy chung , người mẹ hiền đôn hậu .Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.Hoàn toàn không hề có bất cứ điều gì không trong sạch.Từ đó, ta có thể thấy ý kiến: "Vũ Nương là một người vợ thủy chung, son sắt, trọng danh dự, nặng tình nghĩa" là hoàn toàn đúng đắn.

Câu phủ định :Hoàn toàn không hề có bất cứ điều gì không trong sạch.

Thán từ: Chỉ bấy nhiêu đấy thôi ,

1 tháng 7 2022

helpp cần gấp