K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2023

Các định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai là:

- Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật - công nghệ cao.

- Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp (như Cách mạng công nghiệp lần thứ tư) tác động mạnh mẽ đến sự liên kết và phát triển công nghiệp theo ngành, theo vùng.

- Hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng gắn với sự khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Phát triển ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp xanh, nhằm hạn chế phát thải khí CO2 và các chất độc hại ra môi trường.

7 tháng 11 2023

* Tác động của ngành công nghiệp đến môi trường thể hiện rõ ở hai mặt

- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. 

=> Ví dụ: Tạo ra các loại máy ép bùn trong xử lý nước thải công nghiệp như máy ép bùn khung bản, máy ép bùn băng tải,… Các loại máy lọc không khí của một số hãng như Sharp, Hitachi, Daikin…

- Tiêu cực: 

+ Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.

+ Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.

+ Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.

+ Tình trạng cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.

=> Ví dụ: Việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nếu như không được xử lí chất thải đúng quy trình và khai thác có kế hoạch sẽ dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường: nước, không khí… và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

* Cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì

- Trong quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, than, khí đốt sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đặc biệt là môi trường nước, không khí… và khai thác với mức độ quá lớn, không có kế hoạch dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Ngược lại, các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và địa nhiệt,… sẽ không cạn kiệt trong quá trình sử dụng, hầu hết các địa phương có sẵn rộng rãi và không gây ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo dẫn đến ít phụ thuộc hơn vào nguồn năng lượng không thể tái tạo như dầu mỏ, than, khí đốt. 

7 tháng 11 2023

* Phân biệt vai trò của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Điểm công nghiệp:

+ Đơn vị cơ sở cho các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác.

+ Giải quyết việc làm tại địa phương.

+ Đóng góp vào nguồn thu của địa phương.

+ Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.

- Khu công nghiệp:

+ Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại.

+ Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

+ Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Trung tâm công nghiệp: góp phần định hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ và tạo động lực phát triển cho khu vực lân cận.

- Vùng công nghiệp: thúc đẩy hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ, góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực theo lãnh thổ.

* Phân biệt đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Điểm công nghiệp:

+ Hình thức tổ chức đơn giản nhất, gồm một số cơ sở sản xuất nằm trong phạm vi của một điểm dân cư hoặc xa điểm dân cư.

+ Các cơ sở sản xuất thường phân bố gần nguồn nhiên, nguyên liệu (hoặc vùng nông sản).

+ Giữa các cơ sở sản xuất không có hoặc có rất ít mối liên hệ với nhau.

- Khu công nghiệp tập trung:

+ Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.

+ Vị trí phân bố thuận lợi để vận chuyển hàng hóa và liên hệ với bên ngoài.

+ Tập trung tương đối nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp. Các cơ sở này sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất; được hưởng quy chế riêng, ưu đãi sử dụng đất, thuế quan; ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất; có, khả năng hợp tác sản xuất cao,…

+ Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và hỗ trợ.

+ Nhiều hình thức: đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, công viên khoa học,...

- Trung tâm công nghiệp:

+ Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi.

+ Gồm các khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp => mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

+ Trong trung tâm công nghiệp gồm nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và bổ trợ.

- Vùng công nghiệp:

+ Hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

+ Có không gian rộng lớn, gồm nhiều điểm, khu và trung tâm công nghiệp, có mối liên hệ mật thiết với nhau trong sản xuất.

+ Có một số hạt nhân tạo vùng tương đồng.

+ Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.

3 tháng 2 2023

- Quan niệm: tổ chức lãnh thổ công nghiệp là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và sự kết hợp sản xuất trong lãnh thổ trên cơ sở khai thác lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, thành tựu khoa học – công nghệ,… nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế – xã hội – môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

+ Góp phần sử dụng một cách hợp lí các nguồn lực về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.

+ Thu hút nguồn lực từ bên ngoài.

+ Đối với các nước đang phát triển, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thủy đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

* Sự khác nhau giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Tiêu chí

Điểm công nghiệp

Khu công nghiệp

Trung tâm công nghiệp

Vùng công nghiệp

Hình thức

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trung bình

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất

Không gian

- Đồng nhất hoặc nằm gần - xa điểm dân cư.

- Phân bố gần nguồn nguyên - nhiên liệu

Ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống. Vị trí thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và liên hệ với bên ngoài

Gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.

Không gian rộng lớn, gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và

trung tâm công nghiệp

Cơ cấu

Gồm 1 - 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu công nghiệp hoặc nông sản.

Tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp. Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và hỗ trợ

Bao gồm: khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp.

 

Có các nhân tố tạo vùng tương đồng. Có vài ngành công nghiệp chủ yếu, tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng.

Sự liên kết

Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp ít có mối liên hệ với nhau.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao

Có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

Có mối liên hệ mật thiết với nhau trong sản xuất

* Ngành công nghiệp tác động đến môi trường:

- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Tiêu cực: ô nhiễm môi trường nước và không khí, ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng, cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.

* Định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai:

- Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật - công nghệ cao.

- Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp tác động mạnh mẽ đến sự liên kết và phát triển công nghiệp theo ngành, theo vùng.

- Hoạt động sản xuất công nghiệp gắn với sự khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Phát triển theo hướng công nghiệp xanh, hạn chế phát thải khí CO2 và các chất độc hại ra môi trường.

7 tháng 11 2023

- Tình hình phát triển công nghiệp may ở Việt Nam: 

+ Những năm gần đây, ngành này liên tục có bước phát triển tích cực, đạt mức tăng trưởng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước.

+ Trong 06 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 18 tỷ USD, tăng 8,61% so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù, tăng trưởng cao, nhưng trước những diễn biến của thương mại toàn cầu đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi ngành cần có giải pháp ứng phó,…

+ Công nghiệp may Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường như Châu Âu, Canađa, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong đó Châu Âu chiếm thị phần lớn nhất từ 34 - 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam.

- Phân bố không đồng đều. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến 31/12/2010, ngành công nghiệp may có 3.710 doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng miền. 

+ Tại miền Bắc, nơi tập trung tới 30% doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp lại chủ yếu đóng tại thủ đô Hà Nội. 

+ Khu vực miền Nam chiếm tới 62% lượng doanh nghiệp toàn ngành, cũng chủ yếu tập trung tại TP. Hồ Chí Minh. 

+ Còn khu vực miền Trung chỉ chiếm 8% lượng doanh nghiệp toàn ngành. 

3 tháng 2 2023

Một số sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm: Dầu ăn thực vật, sữa tươi, sữa bột, bột ngũ cốc, thịt hộp, thịt - cá chế biến đông lạnh, hoa quả sấy, bánh kẹo…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

7 tháng 11 2023

- Vai trò

+ Cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, uống hằng ngày của con người.

+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản.

+ Là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác.

+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

- Đặc điểm

+ Đa dạng về cơ cấu ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt,…

+ Vốn đầu tư thường ít, thời gian thu hồi vốn nhanh.

+ Phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.

- Phân bố: Đây là ngành đang phát triển mạnh và phân bố rộng rãi trên thế giới -> Sự phân bố này chủ yếu do vài trò và đặc điểm của ngành tạo ra.

3 tháng 2 2023

- Vai trò

+ Tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân.

+ Nhiều sản phẩm của ngành là mặt hàng có giá trị xuất khẩu.

+ Góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

- Đặc điểm

+ Cơ cấu công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đa dạng: dệt - may, da giày, giấy - in,…

+ Vốn đầu tư thường ít, quy trình sản xuất đơn giản, thời gian sản xuất ngắn.

+ Thường gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng khắp thế giới do ngành này tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân, vốn đầu tư thường ít, quy trình sản xuất đơn giản, thời gian sản xuất ngắn nên quay vòng vốn nhanh, là mặt hàng có giá trị xuất khẩu,…