K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

28 tháng 3 2018

cám ơn:谢谢

mik 

^.^

28 tháng 3 2018

Đọc thế nào?

27 tháng 3 2018

Tìm điều kiện để hàm số y=(m-1)x+2laf hàm số bậc nhất 

Bảo e với ạ

27 tháng 3 2018

Ngữ Văn lớp 9 hả?

27 tháng 3 2018

I. Mở bài: giới thiệu về bạo lực học đường
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sang, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa được. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

II. Thân bài: nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
- Hành vi này càng ngày càng phổ biến
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác
- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô
- Thầy cô xúc phạm đến học sinh
- Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh
3. Nguyên nhân dãn đến hiện tượng bạo lực học đường:
- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình
- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường
- Xã hội dửng dung trước những hành động bạo lực
- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất
- Làm cho gia định họ bị đau thương
- Làm cho xã hội bất ổn
b. Với người gây ra bạo lực:
- Phát triển không toàn diện
- Mọi người chê trách
- Mất hết tương lai, sự nghiệp
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
- Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất
- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lách tính trạng bạo lực học đường

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường
- Đây là một hành vi không tốt
- Em sẽ làm gi để ngăn chặn tình trạng này

12 tháng 8 2018

Dàn ý : 

I. Mở bài: giới thiệu về bạo lực học đường
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sang, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa được. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

II. Thân bài: nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
- Hành vi này càng ngày càng phổ biến
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác
- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô
- Thầy cô xúc phạm đến học sinh
- Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh
3. Nguyên nhân dãn đến hiện tượng bạo lực học đường:
- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình
- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường
- Xã hội dửng dung trước những hành động bạo lực
- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất
- Làm cho gia định họ bị đau thương
- Làm cho xã hội bất ổn
b. Với người gây ra bạo lực:
- Phát triển không toàn diện
- Mọi người chê trách
- Mất hết tương lai, sự nghiệp
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
- Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất
- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lách tính trạng bạo lực học đường

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường
- Đây là một hành vi không tốt
- Em sẽ làm gi để ngăn chặn tình trạng này

26 tháng 3 2018

bạn afk nhiều lắm phải không . chịu khó đi

26 tháng 3 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

26 tháng 3 2018

1. Nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn này ở vào một cảnh ngộ éo le, ní nghèo trong những ngày cuối đời mình. Là một người từng đi khắp mọi nơi trên Trái Đất có thể nói là không thiếu một xó xỉnh nào, thế về cuối đời, Nhĩ lại bị buộc chặt vào giường bệnh bời một căn bệnh ác khiến anh gần như bị liệt toàn thân và sự sống của anh đã gần cạn kiệt. Anh không thể nào tự mình dịch chuyên được dù chỉ là nửa người trên giường bệnh. Cũng chính lúc này đây, Nhĩ mới phát ra cái bãi bồi màu mỡ ngay bên kia sông, nơi bên quê thân thuộc đó, vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ.  

Xây dựng tình huống ấy, Nguyễn Minh Châu nhằm phát hiện những luật của đời sống và chiêm nghiệm triết lí về cuộc đời con người. Theo cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bât thường, nhe nghịch lí, ngẫu nhiên... tất cả vượt ra ngoài những dự định, và ước mơ cả những hiểu biết và toan tính của con người.

Qua những suy ngẫm của nhân vật Nhĩ, tác giả còn muốn mang đên người đọc một nội dung triết lí nữa, mang tính tổng kêt những nghiệm của cả đời người: “con người ta trên đường đời thật khó có được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình" và sự giàu có lẩn mới đẹp rất gần gũi như cái bãi bồi bên kia sông hay người vợ tảo tần, tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này khi sáp giã biệt cuộc Nhĩ mới cảm nhận, thấm thìa được.

2. Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, ở cảnh ngộ bị buộc chặt vào giường bệnh, giữa một buổi sáng đầu thu, Nhĩ đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên được nhìn từ khung cửa sổ căn phòng của mình, là một vẻ đẹp mà trước đây, dù có điều kiện đi khắp thế giới, anh không thể nhận thấy được.

Trước mắt anh là một không gian có chiều sâu, rộng từ những làng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông.

Vẻ đẹp đó chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc tinh tế những bông hoa bằng lăng cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn, con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt trời lẽn những khoảng bờ bãi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhỉ một thứ màu vàng dan xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá, như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Những cảnh sắc đó vốn quen thuộc gần gũi, nhưng giờ đây lại như rất mới mẻ với Nhĩ, như thể lần đẩu tiên anh mới được gặp.

Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Đó là một khao khát vô vọng vì lúc này đây anh sắp phải giã biệt cuộc đời. Điều ước muôn ấy của anh cũng chính là sự tỉnh thức về những giá trị vững bền bình thường và sâu xa của cuộc sống. Những giá trị đó lức còn trẻ, thường bị người ta bỏ qua hay quên làng khi những ham muốn xa vời đang lôi kéo mình.

Ở đây với Nhĩ, sự tỉnh thức này còn xen lẫn cả với niềm ân hận và nỗi xót xa: “Họa chăng chỉ có anh đã từng trải đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ dẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bèn kia”.

3. Có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Trước hêt, điều này thể hiện ở việc lựa chọn và xử lí tình huông truyện. Tác giả đặt Nhĩ, nhân vật của mình vào một hoàn cảnh đậc biệt ngoặt nghèo, giáp ranh giữa sự sống và cái chết. Trong văn học xưa nay, đã có không ít tác phẩm khai thác tình huống như thế. Nhưng thường thì các nhà văn khác dùng tình huống này để nói về khát vọng sống, ngợi ca sức sống mãnh liệt của con người hay biểu dương lòng nhân ái, sự hi sinh cao thượng (ví dụ như truyện Tinh yêu cuộc sống của Giắc Lân-đơn, Chiếc lá cuôi cùng của 0 Hen-ri). Còn ở truyện này, Nguyễn Minh Châu không khai thác tình huống truyện theo hướng đó mà nhằm qua đây chiêm nghiệm một triêt lí về đời người.

Nhân vật Nhĩ trong truyện này, tuy là một nhân vật tư tưởng, nhưng dưới ngòi bút của nhà văn, anh đã hiện lên thật cụ thể, chân thực và sinh động. Nhĩ không bị biến thành cái loa phát ngôn cho tác giả. Trái lại, đời sống nội tâm của anh, diễn biến tâm trạng của anh dưới sự tác động của hoàn cảnh ngặt nghèo đã nối được nhà văn miêu tả thật tinh tẽ và hợp lí.

ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chi của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường, cũng có thể nói là ki quặc: " Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát y như dang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”.

Hành động này cùa Nhĩ có thể được hiểu là anh đang rất nôn nóng thúc giục cậu con trai của mình hãy nhanh chóng lên kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.

Nhưng cũng có thể hiểu một cách khái quát hơn. Đây là ý muôn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình để nhắn tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.

5. Trong truyện ngắn này, nhiều hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng nghĩa là mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng

-     Hình ảnh bãi bồi bên kia sông ngoài ý nghĩa thực như chung ta đã biết còn là vẻ đẹp của đời sống trong những cái thực bình dị, gần gũi, thân thuộc như một bãi bồi, một bến quê nói rộng ra là quê hương xứ sở.

-     Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng là hai chi tiết gợi ra cho biết sự sống của Nhĩ đã ở vàọ những ngày sau cuối.

-     Đứa con trai của Nhĩ sa vào một đám chơi phá cờ thế trên là đường gợi ra điều mà Nhĩ gọi là sự vòng vèo, chùng chình trong đời sống con người.

-     Hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện cũng mang ý nghĩa biểu tượng như đã phân tích ở câu trên.

6. Truyện ngắn này chứa đựng những suy nghĩ, trải nghiệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện là đoạn vàn diễn tả những suy nghĩ của Nhĩ khi thấy đứa con ham chơi quên cả việc bố nhờ: "Không khéo rồi thằng con trai lại trễ mất chuyển đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh đửợc những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có cái gì đáng hấp dần ở bên kia sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chăn trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận đầu đời, lời lẽ không bao giờ giải thích kết”.

26 tháng 3 2018
 

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/soan-bai-ben-que-trang-100-sgk-van-9-c36a23803.html#ixzz5ArKAloMP

25 tháng 3 2018

đoạn 1 cho biết dù trời đã rất khuya nhưng Bác vẫn chưa ngủ, đồng thời thể hiện tình yêu của anh đội viên với Bác

25 tháng 3 2018

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

             Người Cha mái tóc bạc

             Đốt lửa cho anh nằm

             Rồi Bác đi dém chăn

             Từng người từng người một

             Sợ cháu mình giật thột.

             Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

             Anh đội viên mơ màng

             Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

             Bóng Bác cao lồng lộng

             Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

            Bác thương đoàn dân công

            Đêm nay ngủ ngoài rừng

            Rải lá cây làm chiếu

            Manh áo phủ làm chăn

            Trời thì mưa lâm thâm

            Làm sao cho khỏi ướt!

            Càng thương càng nóng ruột

            Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

            Bác vẫn ngồi đinh ninh

            Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

            Mà sao Bác vẫn ngồi

            Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

            Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

           Anh đội viên thức dậy 

           Thấy trời khuya lắm rồi...

           Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

           Mời Bác ngủ Bác ơi!

           Trời sắp sáng mất rồi

           Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

            Lòng vui sướng mênh mông

            Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác

25 tháng 3 2018

Về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay

Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đà hội nhập với sự phát triển của thế giới với rất nhiều cơ hội và thử thách được mở ra.Và thanh niên chúng ta, những người chủ tương lai của đất nước phải góp một phần sức cho quê hương của mình. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ và xem lại cách sống của mình, và một câu hỏi lớn được đặt ra: Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?
Trước hết chúng ta phải hiểu được “lý tưởng sống” là gì? Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới,là lí do,mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn,giúp ích cho mình,gia đình xã hội và đất nước. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, với lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc.

Hơn thế nữa, tự đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn. Để đạt được khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lý tưởng. Lý tưởng này sẽ hướng dẫn đời họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Vì có một lý tưởng để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời, là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con người.

Bạn có bao giờ tự hỏi bạn tồn tài trên cuộc đời vì lý do gì không? Một câu hỏi lẽ ra rất dễ nhưng nó làm cho bạn phải bắt đầu ngồi lại suy nghĩ về bản thân mình.Có thể bạn cũng đã có được một mục đích sống cho riêng mình,nhưng bạn vẫn nên xem lại mục đích đó có thật sự cao đẹp hay không bạn ạ.Chúng ta sống trong cộng đồng là sống vì mọi người,vì quê hương, vì đất nước.

Nhiều người từng nghe câu nói trong bài hát khá nổi tiếng của Trịnh Công Sơn: "Sống ở đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...." Phải mất một thời gian dài tôi và các bạn mới có thể mới ra rằng ý nghĩa của câu này là "hãy mở rộng tấm lòng của bạn với cuộc sống này, với mọi người xung quanh bạn và đừng mong đợi bạn sẽ nhận lại được gì... Hãy san sẻ tấm lòng để cuộc sống này đẹp hơn và đừng nghĩ rằng những cái gì mình đã cho đi là lớn lao mà nó chỉ là những cái gì nhỏ nhoi nhất nhẹ nhàng... chỉ để gió cuốn đi...". Đó cũng là một phần của lý tưởng sống đẹp.

Lý tưởng của ta không cần lớn lao dù chỉ là một chiếc lá, nhưng chúng ta cũng cần có cho mình một lý tưởng bình dị như để vươn lên. Phải sống có lý tưởng! Bạn có thể ra đi từ nhiều phía, theo những con đường khác nhau, nhưng cuối cùng mỗi người phải lựa chọn cho mình mục đích của cuộc sống. Ta sống cho ta, cho những người thân, bạn bè và cho mọi người. Vì vậy, chỉ có hạnh phúc khi "mình vì mọi người và mọi người phấn đấu vì hạnh phúc của từng người". Rõ ràng lý tưởng là mục đích sống, là ý nghĩa của mỗi cuộc đời. Lý tưởng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho mọi người để đạt đến thành công trong sự nghiệp. Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

Nhà văn Pháp Đi-dơ-rô từng nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Câu nói đó, lời khẳng định đó thật rõ ràng. Nó khuyên chúng ta sống thì phải có mục đích, lý tưởng phải cao đẹp thì sống mới có ý nghĩa, mới làm được những điều vĩ đại. Trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa, kinh tế thế giới hội nhập, khoa học kĩ thuật hiện đại, con người đặt ra vấn đề về lẽ sống của cuộc đời và sống như thế nào cho xứng đáng ? Chúng ta nên hiểu sống có mục đích và lý tưởng cao đẹp là như thế nào ? Đó là phải sống để xây dựng đất nước, sống vì xã hội vì sự tiến bộ của nhân loại.

Vậy thì tại sao ta phải sống có lí tưởng cao đẹp ? Vì nếu “sống không mục đích không làm được gì cả” và nếu “ mục đích tầm thường thì không làm được điều gì vĩ đại”.Thế chúng ta phải làm gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích cho xã hội? Trước hết, ta cần phải xác định lý tưởng sống đúng đắn-dự tính về tương lai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào. Tiếp theo ta cần phải lên kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng.Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vân dụng những điều đã học vào thực tế.

Ngày xưa, anh hùng Lý Tự trọng đã từng nói:”Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đ ường nào khác!” Trong thời kỳ chiến tranh bao lớp thanh niên xông pha lên đường với một mục tiêu - lý tưởng tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tư do của đất nước. Tư tưởng đó đã đi vào lời ca tiếng hát của bao nhiêu thế hệ người Việt Nam. "Anh lên xe trời đổ cơn mưa, Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ; Em xuống núi nắng vàng rực rỡ; Cái nhành hoa gạt mối riêng tư" hay "Khi tạm biệt mua xuân; Anh lính về biên giới; Cô gái vào ca ba".

Bên cạnh một tình yêu nồng cháy của tuổi trẻ nhưng ho phải tạm gác lại để dành tất cả cho một mục tiêu cao cả. Trong thời kỳ ngày nay có lẽ chúng ta khó có thể tìm kiếm được một ca khúc nói vê tình yêu đep như vậy. Biết bao thế hệ thanh niên đ ã ngã xuống vì một lý tưởng duy nhất là giành lại độc lập t ự do cho đất nước. Đến hôm nay khi đất nước hoà bình và đang trên đà phát tri ển,thì lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên,thế hệ trẻ lại càng rộng hơn,bao la hơn,”Vì một Việt Nam Phát triển”.

Thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ thể của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên càng gần phải sống có mục đích cao đẹp. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em” lời nhắn như thiêng liêng ấy phải được thực hiện! Bác luôn mong lớp lớp thanh niên sau này sẽ không chùn bước trước những khó khăn trước mắt,luôn vững chí bền tâm vượt qua thử thách để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lắp biển
Quyết chí ắt làm nên”
(Hồ Chí Minh)

Chúng ta chắc còn nhớ hai chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển robocon Việt Nam,hay những tấm huy chương vàng,huy chương bạc từ những môn Olympic Toán, Lý, Hoá, Sinh, trong những giải thể thao hàng đầu của châu lục và thế giới Đó là một tấm gương gần gũi, rõ ràng mà thanh thiếu niên cần noi theo. Tôi xin được nhắn nhủ các bạn thanh thiếu niên, học sinh: “Hãy học tập để nắm lấy tri thức vì tri thức là sức mạnh. Có tri thức, các bạn như đứng trên vai những người đi trước để cao hơn người khác. Hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người không biết cố gắng mà thôi”. Và chắc hẳn ai trong chúng ta đều biết những Enstein, Môza, Đác-uyn,… Tất cả họ đều là những người sống có lý tưởng cao đẹp, tất cả đều làm nên điều vĩ đại và được lưu danh muôn thuở. Như mục đích “ra đi tìm đường cứu nước, hi sinh cuộc đời vì cách mạng, vì dân tộc “ của Bác. Đó là một minh chứng rất cao đẹp.

Nhưng hiện nay,một bộ phận lớn thanh niên lại không suy nghĩ được như thế. Họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: “Được đến đâu thì hay đến đó”,"Nước đến chân mới nhảy”. Tuổi trẻ ngày nay có nhiều thời gian để dành cho tình yêu nên có lẽ họ không thể nhận ra những hạnh phúc mà họ đang có mà chỉ toàn nhìn thấy sự khổ đau trong tình yêu, phải chăng tuổi trẻ ngày nay khi đã được đáp ứng quá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần thì dần trở nên ích kỷ hơn. Chỉ biết nghĩ cho riêng mình.Và mục tiêu của phần lớn các bạn trẻ ngày nay là phải thật thành công trong cuộc sống, khẳng định được vị trí của mình trong xã hội; kiếm thật nhiều tiền để có thể thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống của riêng mình.Trong khi rất nhiều người đang cố gắng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn thì lại không ít người lại tỏ ra rất hờ hững với những gì đang diễn ra cho đất nước mình. Thật đáng buồn cho một tương lai đất nước!

Các bạn luôn mong muốn mình sẽ là người tài giỏi nhưng lại không có được một lý t ưởng cho riêng mình,thì cuộc đời bạn sẽ trôi về đâu ? Hãy tưởng tượng mà xem: một thanh niên sống không mục đích, không có định hướng, học tập chỉ do ba me gượng ép ; chàng ta chẳng hề ham thích những lựa chọn ấy và cũng chẳng hề thich học những môn học ấy; rồi cậu rớt đại học, thất nghiệp (chẳng ai nhận những người không có học vấn cả, dù cậu đã qua các năm trung học rồi nhưng với tinh thần thiếu ý chí thì xét lại cậu cũng chẳng đủ sức cho công việc)…không có tiền câu đâm ra vòi vĩnh bố mẹ(tuy nhiên vẫn có một số người tốt, không phạm phải những sai lầm này)…tiêu xài tiền, rồi đủ các thói hư, tật xấu. Cuối cùng chàng thanh niên ấy đã kết thúc cuộc đời trong nhà tù hoặc trên giường bệnh sau bao năm ăn chơi, nghiện ngập. Đó là ví dụ về một con người không có lý tưởng sống. Còn những người sống có mục đích nhưng lại là mục đích tầm thường như ăn no mặc ấm, hạnh phúc gia đình, kiếm được nhiều tiền, cưới vợ đẹp,…Những người này vì lợi ích của bản thân, họ dễ dàng làm bạn với cái ác và sẽ phạm tội. Chúng ta thường đọc thấy trên báo công an hay thấy trên tivi những tin liên quan đến ông này bà nọ có chức vụ, lạm dụng quyền hạn để trục lợi; hay những nhóm tội phạm, nhất là các nhóm thanh thiếu niên trẻ cướp giât, phạm tội… để kiếm tiền ăn chơi hay những thanh niên, học sinh (kể cả người lớn) ghiền chơi games đến mê mệt. Tất cả, những người sống không có mục đích và những người có mục đích tầm thường đều có kết quả không tốt.

Tóm lại,thanh niên chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một lý tưởng sống cao đẹp,vì mọi người,vì quê hương đất nước. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai tươi sáng. Cuối cùng xin kết thúc bằng lời của chiến sĩ cách mạng, một người cộng sản trẻ tuổi, một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại, Paven Copsagine trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (tác giả Nikolai Ostrovsky): "Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, mà có thể nói rằng: Tất cả đời mình ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Và ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lý hay một sự bi đát tình cờ nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này".

25 tháng 4 2018

bạn coppy ở trên mạng à

24 tháng 3 2018

kb cái coi. có nick f k???

24 tháng 3 2018

ok ib đi ông 

23 tháng 3 2018

so diffecult

23 tháng 3 2018

Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ‐ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ ‐ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”﴾1﴿. “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác﴾2﴿. Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài﴾3﴿. Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ﴾4﴿. Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ﴾ Lưu Hữu Phước﴿ hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”﴾Tố Hữu﴿﴾5﴿. Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên﴾ biện pháp nhân hóa “thấy”﴿ là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương﴾6﴿.Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt