K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2017

Bê-li-cốp không chết, ông tỉnh ngộ và trút bỏ hết những chiếc bao bên ngoài mình để sống cuộc đời tự do hơn. Ông trở nên thân thiện, trò chuyện với mọi người vui vẻ, cởi mở hơn. Ông cùng đạp xe với Va-ren-cô mỗi khi hai người gặp nhau. Ông chuyển tới căn nhà thoáng mát, có nhiều cửa sổ hơn, và sống cuộc đời mới.

2 tháng 8 2017

Trong câu nói của bác Siêu:

- Nghĩa sự việc do các thành phần chính biểu hiện “họ không phải đi gọi”

   - Nghĩa tình thái biểu hiện: Từ “đâu” thể hiện ý phân trần, bác bỏ ý nghĩa mong muốn của chị Tí rằng họ sẽ ở trong huyện ra

+ Từ “dễ” thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn về sự việc (tương đương với từ có lẽ, hẳn là, chắc hẳn”)

7 tháng 4 2018

Hình tượng Người trong bao – nhân vật Bê-li-cốp

Chân dung Bê-li-cốp: kì quái, khác người

+ Cách ăn mặc, phục sức

+ Tất cả đều cho vào trong bao, mang bao: giày, ủng, kính, ô...

+ Cố giấu ý nghĩ vào trong bao

+ Không dám to tiếng, có ý kiến

Tính cách Bê-li-cốp:

- Khái quát khát vọng: thu mình trong vỏ bọc, ngăn cách với những tác động bên ngoài

- Sống với mọi người, trong một môi trường xã hội, khát vọng ấy thêm phần khó hiểu, lập dị

- Bê-li-cốp nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ngợi ca, tôn sùng quá khứ

- Thích sống theo thông tư, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều, rập khuôn như chiếc máy

- Tính cách kì quái thể hiện trong cách ngủ, mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè...

→ Nhân vật cô độc, luôn lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả mọi thứ, hèn nhát, cô độc, giáo điều

- Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ tới tinh thần, lối sống của mọi người

Đây là nhân vật điển hình cho xã hội, là hiện tượng đang tồn tại trong bộ phận trí thức Nga cuối thể kỉ XIX, đang phát triển mạnh trên con đường tư bản hóa nước Nga cuối thế kỉ XIX

25 tháng 12 2017

Trong bài Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng nhiều yếu tố chung và quy tắc chung của ngôn ngữ toàn dân:

- Các từ trong bài thơ đều là ngôn ngữ chung

- Các thành ngữ của ngôn ngữ chung: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa

- Các quy tắc kết hợp từ ngữ

- Các quy tắc cấu tạo câu: câu tường thuật tỉnh lược chủ ngữ và các kiểu câu cảm thán ở câu thơ cuối

b, Phần cá nhân trong lời nói thể hiện ở:

- Lựa chọn từ ngữ

- Sắp xếp từ ngữ

Hãy phân tích những ngữ liệu dưới dây về mặt từ ngữ (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.a)Trèo lên cây bưởi hái hoa,Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,Em đã có chổng anh tiếc lắm thay!(Ca dao)b)Thuyền ơi có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.(Ca dao)c)Yêu trẻ, trẻ đến nhà;...
Đọc tiếp

Hãy phân tích những ngữ liệu dưới dây về mặt từ ngữ (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

a)

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

Em đã có chổng anh tiếc lắm thay!

(Ca dao)

b)

Thuyền ơi có nhớ bến chăng, 

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

(Ca dao)

c)

Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.

(Tục ngữ)

d)

Con đem con cá bống (1) ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống (2)... Nói xong, Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống (3) xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống (4) . Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống (5) lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống (6) ngày một lớn lên trông thấy.

(Tấm Cám)

1
14 tháng 7 2019

Hiện tượng không biến đổi hình thái của từ:

- Nụ tầm xuân (1): phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của hoạt động hái

- Nụ tầm xuân (2): chủ ngữ của động từ mở

- Bến (1): phụ ngữ cụm động từ nhớ

- Bến (2): chủ ngữ động từ đợi

- Trẻ (1): phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng

- Trẻ (2): chủ ngữ của động từ đến

- Bống (1): bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ đem

- Bống (2): bổ ngữ cho động từ thả

- Bống (3): Bổ ngữ động từ thả

- Bống (4) bổ ngữ động từ giấu

- Bống (5) chủ ngữ hành động ngoi lên

- Bống (6): chủ ngữ của câu

20 tháng 4 2018

Ý nghĩa thời sự của truyện “Người trong bao”

- Lối sống hèn nhát, cố chấp, bảo thủ vẫn tồn tại trong xã hội, đặc biệt trong học đường ( ích kỉ, giáo điều, hèn nhát...)

- Cần bày tỏ thái độ trước lối sống trong bao đó:

+ Phê phán, chỉ trích, không đồng tình

+ Xác định lối sống lành mạnh, chan hòa, đúng chuẩn mực văn hóa, đạo đức cộng đồng

26 tháng 9 2019

- Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên này. Loại người này hiếm, thực ra không có

- Tác giả loại bỏ người thứ hai:

   + Loại người sau đây chắc chắn không ít, sợ rất nhiều thứ: quyền thế và đồng tiền. Nhưng đối với cái tài, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ giày xéo. Đấy là hạng người hèn nhát, thô bỉ nhất, đồi bại nhất.

6 tháng 10 2017

Tôi là Bê-li-cốp, một giáo viên dạy tiếng Hi Lạp cổ. Tôi thấy sợ thế giới bên ngoài nên đi đâu tôi cũng luôn mặc kín bưng, tôi thích nhét các vật dụng như đồng hồ, ô... vào trong bao. Khi tới nhà đồng nghiệp hay bạn bè, tôi thường ngồi nhìn mọi vật xung quanh, không nói năng gì rồi ra về. Tôi thích ngủ kín mít chăn, đóng kín cửa, tôi cũng không thích giao du với hàng xóm. Tôi cảm thấy khó chịu khi ai đó vẽ tranh châm biếm tôi và Va-ren-ca người phụ nữ tôi yêu thương nên tôi kể với Co-va-len-ca. Tôi nghĩ cần sống đúng theo chỉ thị, hành xử phải thận trọng, cẩn thận. Tôi thấy kinh khủng khi Va-ren- ca là con gái mà đạp xe, nên tôi góp ý với em cô ấy. Không ngờ thằng bé xô tôi ngã nhào xuống cầu thang, đúng lúc đó Va-ren-ca trở về nhìn thấy tôi thì phá lên cười, tôi thấy xấu hổ vô cùng.

9 tháng 9 2019

Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì ngôn ngữ có những yếu tố chung cho mọi cá nhân trong xã hội (âm, tiếng, từ, cụm từ cố định...)

- Trong ngôn ngữ có những quy tắc và phương thức cho mọi cá nhân

- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng

Lời nói là tài sản riêng của cá nhân:

- Khi giao tiếp, người nói chỉ sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói

- Trong lời nói cá nhân có cái riêng biệt: giọng nói, vốn từ vựng, sự sáng tạo nghĩa từ, sáng tạo kết hợp từ, sáng tạo khi sử dụng ngôn ngữ chung.

- Cá nhân có thể tạo ra yếu tố mới theo các quy tắc, phương thức chung

20 tháng 3 2018

- Các hư từ: lại, mà

- Tác dụng: nhấn mạnh sức mạnh, chiến thắng của dân tộc, bộc lộ niềm vui tự hào về nhân dân mình.