K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 8 2019

Đáp án A

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản phải chịu thiệt hại nặng nề. Đứng trước tình hình đó, Nhật Bản đã chọn giải pháp liên kết với Mĩ - vốn là nước đồng minh chiếm đóng Nhật để đạt được một số quyền lợi quan trọng từ Mĩ:

- Chấm dứt chế độ chiếm đóng của quân Đồng minh.

- Được bộ chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh (SCAP) thực hiện một số chính sách tích cực về chính trị và kinh tế. Đặc biệt nhận được sự viện trợ của Mĩ -> kinh tế được phục hồi.

- Chi phí quốc phòng thấp -> Có điều kiện để tập trung phát triển kinh tế.

=> Với những quyền lợi mà Nhật Bản đạt được đã chửng tỏ nguyên nhân chủ yếu khiến Nhật liên minh chặt chẽ với Mĩ là do muốn đảm bảo quyền, lợi ích quốc gia Nhật Bản. Quyền lợi quốc gia, dân tộc luôn là tiêu chí được đặt lên hàng đầu không chí với riêng Nhật Bản mà đó là điểm chung với tất cả các quốc gia trên thế giới.

26 tháng 8 2019

- Tháng 09/1940, Nhật kéo vào Đông Dương.

- Ngày 07/12/1941, Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng - căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới.

- Nhật tấn công vào Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

→ Mĩ đã tuyên chiến với Đức, Italia, Nhật và chiến tranh Thái Bình Dương chính thức bùng nổ.

→ Chiến tranh thế giới thứ hai đã làn rộng khắp thế giới.

10 tháng 9 2018

Vai trò quyết định của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít:

1. Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

2. Đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, giải phóng lãnh thổ của mình.

3. Giúp đỡ các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít. Tiến công đến tận sào huyệt của chủ nghĩa phát xít Đức tiêu diệt chúng.

4. Tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện.

5. Tổ chức các hội nghị quốc tế: I-an-ta, Pốt-xđam bàn việc kết thúc chiến tranh.

5 tháng 12 2017

- Ngày 06/08-1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma làm 8 vạn người thiệt mạng.

- Ngày 08/08, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu.

- Ngày 09/08, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ hai huỷ diệt thành phố Na-ga-da-ki, giết hại 2 vạn người.

- Ngày 15/08, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

15 tháng 7 2018

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.

- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.

- Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la.

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

5 tháng 5 2019

1. Mao Trạch Đông:

- Mao Trạch Đông (1893 - 1976), là nhà hoạt động cách mạng Trung Quốc, Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở Hồ Nam, là người sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác.

     + Năm 1921, ông tham gia Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1934 ông tham gia cuộc Vạn lí trường chinh năm 1935, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

     + Ngày 1-10-1949, ông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ông đã liên tiếp giữ vị trí là người đứng đầu nhà nước và Đảng Cộng sản Trung Quốc trong nhiều năm. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng và nhà nước Trung Hoa. Mao Trạch Đông đã có những đóng góp đáng kể cho sự thắng lợi của cách mạng, nâng cao vị thế cùa Trung Quốc trên trường quốc tế. Năm 1976, ông qua đời.

2. Gan-đi:

- M. Gan-đi (1869 - 1948), là nhà yêu nước Ấn Độ (tâm hồn vĩ đại) và được nhân dân gọi là "thánh, là lãnh tụ Đảng Quốc đại với đường lối đấu tranh bất bạo động.

 

     + Ông sinh ra trong một gia đình khá giả, tốt nghiệp ngành luật ở Anh đã từng làm cố vấn luật cho một công ti ở Nam Phi và tham gia vào hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân.

     + Năm 1915, ông về nước vận động phong trào đấu tranh bất bạo động chống thực dân Anh. Sau khi Ấn Độ giành được độc lập (1947), ông đã ra sức hoạt động để ngăn chặn chiến tranh "huynh đệ tương tàn" giữa người Hồi giáo và Ấn Độ giáo. Ngày 30-1-1948, Gan-đi bị một phần tử phản động ám sát.

9 tháng 9 2018

Những nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện:

1. Mã Lai

- Nguyên nhân: chính sách bóc lột nặng nề của thực dân Anh.

- Nét chính: Đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản thông qua tổ chức Đại hội toàn Mã Lai lãnh đạo.

- Hình thức đấu tranh phong phú:

     + Đòi dùng tiếng Mã Lai trong trường học.

     + Đòi tự do kinh doanh, cải thiện việc làm.

     + Giai cấp công nhân cùng tham gia tích cực. Tháng 4/1930: Đảng Cộng sản được thành lập đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển nhưng chưa đủ điều kiện để lãnh đạo phát triển cách mạng.

2. Miến Điện

* Đầu XX:

- Phong trào đấu tranh phát triển dưới nhiều hình thức (bất hợp tác, tẩy chay hàng hóa Anh, không đóng thuế...).

- Phong trào đã lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Tiêu biểu là nhà sư Ốttama đã khởi xướng và lãnh đạo.

 

* Trong thập niên 30:

- Phong trào phát triển lên bước cao hơn.

- Tiêu biểu là phong trào Tha Kin đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia đòi quyền làm chủ đất nước (đòi cải cách quy chế đại học, thành lập trường đại học riêng cho Miến Điện, đòi tách Miến Điện ra khỏi Ấn Độ và được quyền tự trị).

Kết quả: năm 1937 Miến Điện được tách ra khỏi Ấn Độ và hưởng quyền tự trị trong khối liên hiệp Anh.

6 tháng 2 2018

- Trương Định: Tham gia vào cuộc khởi nghĩa với tinh thần dũng cảm cùng với lòng yêu nước mãnh liệt, không chịu nhìn đất nước rơi vào tay kẻ thù. Các hành động: phối hợp đánh địch với Nguyễn Tri Phương → tinh thần, ý thức tự nguyện cao khi tham gia khởi nghĩa.

- Chống lệnh triều đình, quyết tâm ở lại kháng chiến. Phất cao cờ "Bình Tây Đại nguyên soái" → Tìm mọi cách củng cố niềm tin của dân chúng, khiến bọn cướp nước phải run sợ!

- Trương Định chống trả quyết liệt thì bị trúng đạn, rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết-→Lòng yêu nước và trung thành, thậm chí còn căm thù giặc cao độ, không lay chuyển, không thay đổi, không chịu nhục.

24 tháng 5 2018

1. Một số sĩ phu ra Bình Thuận xây dựng Đồng Châu xã do Nguyễn Thông cầm đầu mưu cuộc kháng chiến lâu dài.

2. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Trương Quyền ở Tây Ninh; Phan Tôn, Phan Liêm ở Ba Tri; Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông (Rạch Giá) Nguyễn Hữu Huân ở Tân An, Mĩ Tho ...; Âu Dương Lân ở Vĩnh Long , Long Xuyên, Cần Thơ...

3. Do lực lượng chênh lệch, cuối cùng phong trào thất bại nhưng đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và ý chí bất khuất của nhân dân ta.

15 tháng 1 2018

- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế .

- Ngày 20/06/ 1867, Pháp ép Phan Thanh Giản nộp thành Vĩnh Long không điều kiện.

- Từ 20 đến 24/ 06/1867), Pháp chiếm Vĩnh Long , An Giang và Hà Tiên không tốn một viên đạn