K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2020

Sự biến động về rừng đã gây ra những hậu quả gì?

+ lũ lụt => sạt lở đất => hạn hán

+ làm cho động vật mất đi nguồn lương thực và nơi sống

+ làm cho cây hiếm đi

+ không cân bằng hệ sinh tháo

HỌC TỐT

6 tháng 9 2020

sự biến động về rừng ( chắc là phá rừng ) đã gây ra các hậu quả như :

- gây biến đổi khí hậu

- mưa bão , sạt lở đất , lũ quét , .... xảy ra thường xuyên hơn .

- động vật và thực vật quý hiếm trở nên giảm dần , 1 số loài có khả năng bị tuyệt chủng hoặc đã bị tuyệt chủng .

- đất đai bị xói mòn ( do mưa bão , .... )

- đặc biệt : sẽ mất đi hệ sinh thái ...

tham khảo nhé ..

TL
22 tháng 8 2020

Sản xuất lúa gạo, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản phát triển , xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu .

Nguyên nhân :

+ Mặt tự nhiên : (tự nêu ) : khí hậu , đất ,...

+ Áp dụng kĩ thuật nông nghiệp tiên tiến vào sản xuất

+ Sản xuất theo quy trình ,an toàn , đảm bảo yêu cầu đưa ra.

23 tháng 8 2020

NẾN KINH TẾ NƯỞC TA TRƯỚC THỜI KÌ ĐỔI MỚI
- Nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước.

- Đất nước bị chia cắt từ năm 1954 đến tận ngày giải phóng miền Nam 30 - 4 - 1975. Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Cuối thập ki 80 của thế kỉ XX nền kinh tế nước ta bị rơi vào khủng hoảng kéo dài, với tình trạng lạm phát cao, sàn xuất bị đình trệ, lạc hậu.

23 tháng 8 2020

Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả"

TL
19 tháng 8 2020

* Các dạng biểu đồ đã học

- Biểu đồ hình quạt( hình tròn)

- Biểu đồ hình cột

- Biểu đồ tích hợp

* Cách vẽ : tự nêu .

TL
21 tháng 8 2020

thứ nhất biểu đồ tích hợp hay kết hợp là biểu đồ cột - đường rồi em ơi .

thứ hai là không pk thi hsg vs có biểu đồ đó đâu nhé . như chúng ta thấy đó , biểu đồ nhiệt độ và lg mưa rất quen thuộc đó là biểu đồ tích hợp nhé!

thứ ba , không spam nhé! câu tl giống nhau rồi.

Câu 1 a. cho câu thơ sau: bữa ấy mưa xuân phơi phới bay hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình, hãy cho biết câu thơ trên đúng vs kiểu thời tiết nào ở nc ta? giải thik hiện tg 'mưa xuân' được nhắc đến trong câu thơ trên? b. trình bày đặc điểm khí hậu của nc ta vào mùa gió Đông Bắc(mùa đông) Câu 2: Dựa vào atlat địa lí VN ( tr 20 ) hãy lập bảng số liệu về sản...
Đọc tiếp

Câu 1

a. cho câu thơ sau:

bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình, hãy cho biết câu thơ trên đúng vs kiểu thời tiết nào ở nc ta? giải thik hiện tg 'mưa xuân' được nhắc đến trong câu thơ trên?

b. trình bày đặc điểm khí hậu của nc ta vào mùa gió Đông Bắc(mùa đông)

Câu 2:

Dựa vào atlat địa lí VN ( tr 20 ) hãy lập bảng số liệu về sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2000-2007 và rút ra nhận xét về tình hình phát triển ngành thủy sản ở nc ta giai đoạn trên

Câu 3:

Cm VN là nc đông dân, cơ cấu dân số trẻ, MĐDS cao.

Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?

Câu 4:

Hãy cho bt việc phân bố dân cư ko đều ở nc ta sẽ dẫn đến những hậu quả j cho phát triển KT-XH?

2
TL
18 tháng 8 2020

câu 3

Nhận xét về tình hình dân số nước ta:

+ Từ năm 1954 – 2014, dân số nước ta tăng nhanh liên tục (tăng 66,9 triệu người)

+Tỉ lệ tăng dân số có giảm nhưng không ổn định giữa các thời kì.

- giai đoạn 1954 - 1960, tỉ lệ tăng dân số đạt mức cao nhất (từ 1,10% lên 3,93%)

-giai đoạn 1960 - 2014, tỉ lệ tăng dân số giảm dần (từ 3,93% xuống 1,03%)

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giám nhưng số dân vẫn tăng nhanh là bởi vì:

+Nước ta có dân số đông, quy mô dân số lớn.

+Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ cao.

+Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng vẫn thuộc loại cao trên thế giới. mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng một triệu người.

câu 4

Phân bố dân cư chưa hợp lí dẫn đến những hậu quả như:

+Về kinh tế : ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên, có nơi thừa, nơi thiếu lao động.

+Về xã hội : gây ra nhiều vấn nạn như ùn tắc giao thông, chênh lệch giàu nghèo, trộm cắp tệ nạn xã hội…

+Môi trường : tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.

tk nhé!

TL
21 tháng 8 2020

Câu 1:

a) - Câu thơ trên đúng với kiểu thời tiết: Mưa phùn vào cuối gió mùa Đông Bắc ở các tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ, trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (Miền Bắc).

- Giải thích:

+ Vào cuối mùa đông, gió Đông Bắc từ áp cao Xi - Bia bị lệch hướng thổi vòng ra khu vực Vịnh Bắc Bộ nên mang theo 1 lượng hơi ẩm.

+ Khi vào đất liền, lượng hơi ẩm này bị ngưng tụ gây ra kiểu thời tiết lạnh, ẩm, có mưa phùn nhỏ (mùa xuân).

b) - Đặc điểm khí hậu của nước ta vào mùa gió Đông Bắc (Mùa đông):

+ Đặc trưng chủ yếu của mùa này là sự hoạt động mạnh mẽ của gió đông bắc và xen kẽ là những đợt gió đông nam.

+ Trong mùa này thời tiết - khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rất rõ rệt.
+ Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc từ vùng áp cao ở lục địa phương Bắc tràn xuống thành từng đợt, mang lại một mùa đông không thuần nhất. Đầu mùa đông là tiết thu se lạnh, khô hanh.

+ Con cuối đông là tiết xuân với mưa phùn ẩm ướt.

+ Nhiệt độ trung bình tháng, nhiều nơi xuống dưới 15°C.

+ Miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới.

+ Còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.

+ Riêng ở duyên hải Trung Bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.

TL
15 tháng 8 2020

* Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ:

- Phía Đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long.

- Phạm vi lãnh thổ: vùng có diện tích là 23,6 nghìn kim2, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

15 tháng 8 2020

okee mơn bạn nhee

15 tháng 8 2020

mạng lưới đô thị và so sánh vs vùng bắc trung bộ

TL
28 tháng 8 2020

* Khái quát:

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: nằm ở tả ngạn sông Hồng, phía bắc giáp Trung Quốc, phía đông và đông nam giáp Vịnh Bắc Bộ, phía tây và tây nam giáp miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: giáp Trung Quốc phía bắc, giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ở phía đông, giáp biển Đông ở phía đông, giáp miền Nam Trung Bộ phía nam, giáp Lào phía tây.

* Giống nhau

- Đều có mạng lưới sông ngòi dày đặc:

+ Có nhiều hệ thống sông lớn: sông Đà, sông Hồng, sông Thái Bình…

+ Hệ thống chi lưu và phụ lưu của các con sông rất nhiều.

- Hướng của sông ngòi theo hướng tây bắc – đông nam: sông Đà, sông Hồng, sông Chảy…

- Tổng lượng nước, hàm lượng phù sa lớn: sông Hồng là hợp lưu của sông Đà và sông Hồng có lưu lượng nước 83,5 tỷ m³ với lượng phù sa là 120 triệu tấn/năm.

+ Thủy chế theo mùa: mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô

* Khác nhau:

- Đặc điểm lưu vực:

+ Diện tích lưu vực sông: MB và ĐBBB có diện tích lưu vực sông lớn hơn, sông ngòi có nhiều chi lưu và phụ lưu hơn so với TB và BTB. Do độ cao địa hình thấp, cấu tạo địa chất mềm hơn, lượng mưa lớn nên sông ngòi bị cắt xẻ mạnh -> mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Độ dốc lưu vực: TB và BTB có độ dốc sông lớn, lòng sông hẹp nhiều thác ghềnh do địa hình cao và hiểm trở bậc nhất cả nước. MB và ĐBBB có độ dốc nhỏ hơn do địa hình thấp hơn, diện tích đồng bằng lớn.

- Hướng chính các con sông:

+ MB và ĐBBB bao gồm hướng TB – ĐN và vòng cung do chịu chi phối từ hướng địa hình TB – ĐN và các dãy núi chạy theo hướng vòng cung ở phía đông.

+ TB và BTB chủ yếu là hướng TB – ĐN do ảnh hưởng của hướng nghiêng địa hình và các dãy núi chính.

- Chế độ nước:

+ MB và ĐBBB mùa lũ kéo dài từ tháng VI đến tháng IX do trùng với mùa mưa, mùa cạn kéo dài từ tháng tháng X đến tháng V năm sau.

+ TB và BTB các con sông ở BTB có mùa lũ đến muộn hơn từ tháng IX đến tháng XII do có chế độ mưa vào thu đông, lượng mưa lớn vào các tháng cuối năm.

TL
29 tháng 7 2020

* Điều kiện của vùng

+ Diện tích đất đỏ badan và đất xám phù sa cổ lớn.

+ Cơ sở công nghiệp chế biến hiện đại nhất cả nước.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính chất cận xích đạo.

+ Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất.

Chúc bạn học tốt!