K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 3

- Tinh thần chiến đấu cao đẹp: Họ vốn là người dân ấp, dân lân không phải là người lính diễn binh thực sự mà "mến nghĩa làm quân chiêu mộ" 

- Quân trang của họ trang bị rất thô sơ: manh áo vải, ngọn tầm vông... Điều đó càng làm nổi bật sự anh dũng cao đẹp của những người nông dân nghĩa sĩ... 

- Những chiến công đáng tự hào đã được họ lập nên: đốt nhà dạy đạo, chém đầu quan hai.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 3

- Là những người nông dân cần cù lao động, vất vả, cuộc sống gắn liền với đồng ruộng. Hoàn toàn xa lạ với những vũ khí như khiên, súng, mác....

- Họ là những người “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa, âm thầm lặng lẽ lao động mà vẫn nghèo khó suốt đời.

- Lúc đầu người dân cảm thấy lo sợ khi thực dân Pháp đến xâm lược sau đó đến trông chờ tin quan rồi chuyển thành ghét và căm thù giặc, cuối cùng họ đã đứng lên chống lại.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 3

Nguyễn Đình Chiểu đóng một vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông chiến đấu bằng ngòi bút, hòa mình trong cuộc chiến đấu của nhân dân và trở thành người phát ngôn của phong trào yêu nước chống Pháp.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 3

Phân cảnh 1: Dẫn chuyện: "Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường."

(Hai tướng sĩ đi ra, cầm kiếm chém qua chém lại, tướng ta khụy xuống, tướng thù quay lưng, hai tay nâng thanh kiếm lên đắc chí. Tướng ta đứng dậy, đâm một nhát sau lưng, tướng thù quay lại, một tay ôm vết thương, giơ kiểm chỉ chỉ)

Tướng thù: "Ngươi.. Ngươi."

Tướng ta: "Ngươi đừng hòng xâm chiếm được nước ta."

Tướng thù: "Hahahha.. Ta chết nơi đây, ta át sẽ bắt dân chúng nhà ngươi phục tùng, quỳ gối. Suốt kiếp dân chúng nhà ngươi lầm than.. hahahha."

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 3

Phân cảnh 2:

(Một nhóm phụ nữ đầu kia đi lại, một người đầu này)

Phụ nữ 1.1: "Ơ, chào chị."

Phụ nữ 1.0: "Chào.."

(Lại gần)

Phụ nữ 1.2: "Chào chị nhá, lâu lắm mới gặp chị. Dạo này mẹ chồng chị thế nào rồi? Hôm trước em qua thăm mà.. nom cụ còn yếu lắm."

Phụ nữ 0: "Cảm ơn em đã hỏi. Mẹ chồng chị giờ cũng đỡ nhiều rồi. Hôm nay vợ chồng chị lên trên đền Tản Viên lễ bái, bệnh cụ chắc cũng có ngày thuyên giảm."

Phụ nữ 1.3 "Mà sao chị phải đi lên tận trên ấy, đền nhà mình?"

Phụ nữ 0: "Không phải đâu em ạ. Đền nhà mình hồi trước linh thiêng là như thế, bây giờ lên cứ thấy rờn rợn. Mẹ chồng chị ngày trước đi, thấy một cái bóng thoát ẩn thoát hiện.. Thế rồi về lăn ra ốm thập tử nhất sinh.. Mãi không khỏi."

Cả nhóm xì xầm "Sợ thế.. Sợ thế.."

Phụ nữ 1.3: "Em nghe người ta nói, con cụ Lý đầu làng đi lễ đền về, không biết gặp phải cái gì.. Mà.. mà về chết tức tưởi."

Cả nhóm xì xầm: "Không biết chuyện gì đã xảy ra với cái đền này nữa.."

Phụ nữ 0: "Nghĩ mà khổ quá.. Thổ công ngày trước phù hộ cho dân lành. Tự dưng bây giờ làm khổ dân chúng.. Như thế là sao ấy nhỉ."

Cả nhóm xì xầm: "Lạ thật.. đúng là lạ quá mà.."

(Một người phụ nữ khác chạy từ xa đến, hớt hải gọi)

Phụ nữ 2: "Chị em ơi.. Ới chị em ơi."

Cả nhóm: "Sao thế.. sao thế."

Phụ nữ 2: "Có người đốt đền."

Cả nhóm: "Đốt đền á.. Thật á.. ai.. ai?"

Phụ nữ 2: "Em mới ở ngoài chợ về, nghe mấy bà bán cá nói với nhau là có người đốt đền."

Cả nhóm: "Mà có biết là ai không? Ai thế này? Gan thật."

Phụ nữ 2: "Nghe đâu có thằng nho sinh. Tên là Ngô Tử Văn, quê ở huyện Yên Dũng, tỉnh Lạng Giang. Ờ.. Ờ

(vẻ thở dốc, chưa hết mệt, người bên cạnh vuốt vuốt lưng cho)

" Cậu ý.. Cậu ý đốt đền.. Người ta đã khuyên ngăn cậu ý rồi, bảo là cậu ý không nghĩ cho mình thì cũng phải nghĩ cho gia đình, cho cả làng.. Không thì ma về nó trù, nó ám cả làng. Nhưng mà cậu ý không nghe.. Đúng là cứng cỏi "(chữ cứng cỏi nhấn mạnh)

Phụ nữ 1.1:" Không biết cái cậu nho sinh ấy giờ thế nào rồi ấy nhỉ. "

Phụ nữ 1.2:" Thế chúng mình đi xem đi. "

Cả nhóm:" Ừ.. đi.. đi.. "

(Đi vào cánh gà)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 3

1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện câu hỏi                                                                 Một hôm, một chú chó con đang đi bộ trên đường thì bỗng nhiên thấy mình bị mắc kẹt trong một cái lồng. Chú chó con đau khổ và không thể thoát ra được. Tình cờ một chú mèo đi ngang qua, thấy chú chó con đang khóc lóc. Mèo bèn đến gần và hỏi han. Sau khi biết được chuyện, mèo quyết định giúp chú chó con thoát khỏi...
Đọc tiếp

1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện câu hỏi                                                                 

Một hôm, một chú chó con đang đi bộ trên đường thì bỗng nhiên thấy mình bị mắc kẹt trong một cái lồng. Chú chó con đau khổ và không thể thoát ra được. Tình cờ một chú mèo đi ngang qua, thấy chú chó con đang khóc lóc. Mèo bèn đến gần và hỏi han. Sau khi biết được chuyện, mèo quyết định giúp chú chó con thoát khỏi cái lồng đó. Mèo liền bắt đầu cào cào, tuy nhiên nó không thể đào được lối thoát nào. Lúc này, chó con mới chợt nhớ ra rằng mình từng thấy một con mèo đào hố trước đó. Chó con liền yêu cầu mèo đào đúng vào vết đào cũ; và cuối cùng, chú chó đã thoát được khỏi chiếc lồng. Từ đó, chú chó con và chú mèo trở thành đôi bạn thân thiết. Chúng luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống và trở thành tấm gương cho tình bạn đích thực.                                                                                                                                             (Nguồn trích: Internet)

 Câu 1: Theo em, phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là                     

Câu 2: Văn bản trên có đặc điểm của chuyện đồng thoại vì                             

 Câu 3: Hình ảnh tấm gương trong câu: ''Chúng luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống và trở thành tấm gương cho tình bạn đích thực.'' được xây dựng bằng nghệ thuật nào                                                                                                 

 Câu 4: Trong câu văn: ''  Một hôm, một chú chó con đang đi bộ trên đường thì bỗng nhiên thấy mình bị mắc kẹt trong một cái lồng.'' có thể sử dụng thành ngữ nào sau đây để diễn tả phù hợp tình cảnh của chú chó con:                     

A, Bão táp mưa sa                                                  B, Tai bay vạ gió               

C, Ba chân bốn cẳng                                             D, Lên thác xuống ghềnh 

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 3

- Truyện có yếu tố kì ảo

- Trong truyện, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần ma quỷ có sự tương giao. Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của thể loại. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 3

Chủ đề truyện: đề cao chính nghĩa, dũng cảm cương trực nhất định chiến thắng gian tà.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 3

Kết thúc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thể hiện một cách sâu sắc triết lí dân gian ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, gieo gió gặt bão. Kẻ gian trá, xấu xa như hồn ma tướng giặc họ Thôi đã phải chịu tội còn người cương trực, khẳng khái như Ngô Tử Văn xứng đáng được muôn đời ngợi ca. Lòng cảm phục và thái độ ngợi ca của Nguyễn Dữ đã được thể hiện một cách trực tiếp trong lời bình ngay sau kết thúc truyện. Theo ông, con người sống trên đời không sợ “cứng quá thì gãy” mà chỉ sợ không thể cứng được. Ngô Tử Văn một kẻ sĩ nước Vỉệt là người đã luôn giữ cho mình sự cứng cỏi để vượt qua mọi thế lực phi nghĩa. Cũng từ nhân vật này, người đọc có thể thấy Nguyễn Dữ rất đề cao sự cứng cỏi trong nhân cách kẻ sĩ. Thực ra đã là trí thức thì cần rất nhiều phẩm chất tốt đẹp. Quan niệm của Nguyễn Dữ về nhân cách kẻ sĩ không phải không đúng nhưng có lẽ chưa đầy đủ, trọn vẹn. Nếu kẻ sĩ lức nào cũng cứng quá thì chắc chắn cũng sẽ cổ lúc phải gãy. 

Có khi sức hấp dẫn của những câu chuyện lại ở kết thúc giàu ý nghĩa. Viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ không chỉ làm người đọc hài lòng bởi một kết thúc có hậu mà còn khiến chúng ta phải có những giây phút lắng lại để chiêm nghiệm về ý nghĩa của kết thúc đó.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 3

a. Chi tiết Diêm Vương xử kiện là chi tiết giàu ý nghĩa. Dù cho ở đâu, trần gian hay âm phủ thì công lý đều được thực thi, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người xấu sẽ phải nhận quả báo. Cõi âm, đó là nơi con người sẽ phải đến để nhận sự phán xét và thưởng phạt cho những việc làm khi còn sống của mình. Đó là niềm tin vào sự luân hồi, quả báo sau khi chết của người xưa. Chi tiết này cũng giúp cốt truyện trở nên kịch tính, cam go, đồng thời Nguyễn Dữ gián tiếp ca ngợi vẻ đẹp dũng cảm và khảng khái của Ngô Tử Văn. Bởi vậy, có thể nói, chi tiết Diêm Vương xử kiện dồn nén một cách sâu sắc tư tưởng và ý đồ của nhà văn.

b. Chức phán sự của Ngô Tử Văn là hình thức thưởng công xứng đáng, khích lệ những người dũng cảm đấu tranh cho công lý và chính nghĩa.