Bằng đoạn văn khoảng 6 - 8 câu, hãy nêu cảm nhận của em về những phẩm chất của nhân vật Thái y lệnh Phạm Bân trong truyện " Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng ".
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo đc không ạ ? mình bận quá !
“Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bột phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
dịch thơ
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàn đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên có”.
Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đời Hạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:
“Hồ tử tất như khau
Quyện điểu quy cựu lâm”
(Cáo chết tất quay đầu về núi gò
Chim mỏi tất bay về rừng cũ)
(Khuất Nguyên)
Đó là dù đi những đâu không gì vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hướng về quê hương. Cả một đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sống nơi đô thành làm cho tóc mai rung, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều ko thay đổi ấy là: Giòng quê”(hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con nngười của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.
Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngùi ấy xuất phát từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳng còn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười nói và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà là việc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. Một vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà ko được coi là người con của quê hương quả là một tình huống bi hài, cười ra nước mắt.
Giọng thơ trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình cảm dạt dào, chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tác giả, chúng ta mới cảm nhận hết được sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách.
Lá cây mềm mại mịn màng, thân cây lại sần sùi , gai góc.
Có ai hỏi tôi rằng kỉ niệm cảm động nhất trong cuộc đời của tôi là gì?tôi sẽ ko ngần ngại đáp :có lẽ cuộc chia tay năm lớp 5 khiến tôi cảm động nhất.Vì hôm ấy chính là cái ngày tôi ko còn được học ở đây nữa.Đấy là ngày buồn tủi nhất của tôi.Nhớ năm lớp 5,tôi cùng các bạn trong lớp ríu rít trò chuyện thì bỗng dưng nhận được cuộc điện thoại từ bố:"Con à hôm nay gia đình mình sẽ chuyện nhà đi nhé con,con nhớ nói lời chia tay các bạn con nhé!",vừa nghe xong những lời bố nói. Hai dòng nước mắt tôi tuôn trào.Ngày này sao lại đến nhanh thế,bao nhiêu dự định của tôi vs các bạn vs thầy cô vs mái trường thân yêu này có lẽ sẽ bị dở dang.Ngồi suy nghĩ gần 2 tiếng đồng hồ tôi mới quyết đinh đi gặp các bạn trong lớp và nói lời chia tay.khi bước vào lớp ai cũng hân hoan mừng rỡ,tôi chợt suy nghĩ trong đầu lỡ mình nói ra sẽ khiến các bạn mất vui nhưng suy nghĩ thế nào chắc nhất định cũng phải nói ra. Lúc ấy tôi bỗng dơ tay lên ý kiến,các bạn trong lớp đều vui vẻ lắng nghe.Tôi nói:''hôm nay là ngày cuối cùng chúng ta gặp nhau ....".Lan vội vàng hỏi "sao thế" tôi đáp gia đình mình có việc bận."khi ấy các bạn áy náy đều khóc sưng cả mắt,cô giáo chủ nhiệm chạy lại ôm tôi cô khóc khẽ ".Về trường mới em cố gắng học cho giỏi nhé!.Thế rồi cô tặng tôi một quyển sách để làm quà.Tôi cảm ơn cô đó là một buổi chia tay đầy cảm động có lẽ đó là kỉ niệm mà tôi ko bao giờ quên được
Qua câu chuyện người thầy thuốc Thái y lệnh họ Phạm trong mắt em là một thái y tốt bụng, nhân từ, không ngại khó khăn, máu mủ và nhất là không sợ bị chém đầu. Bản thân em cảm thấy khâm phục vì sự dũng cảm cứu người không ngại sống chết, hiểm nguy. không những cứu người mà người còn đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp kẻ tật bệnh cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị. Khi bị đặt vào tình huống giữa lựa chọn khám bệnh cho người đàn bà đang nguy kịch và quý nhân trong cung theo lệnh vua, ông đã không màng tính mạng, giữ trọn nghiệp nghề, sống có lương tâm, cứu chữa hết mình bệnh nhân của mình. Ngài là một vị lương y nhân từ.