K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2020

1. Nguồn lao động

- Số lượng: Dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.

- Chất lượng:

+Thế mạnh:

Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.

Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.

+ Hạn chế: Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.

+ Biện pháp: Để nâng cao chất lượng lao động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động cần thực hiện việc phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.

2. Sử dụng lao động

- Đặc điểm:

+ Lao động nước ta chủ yếu đang hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp.

+ Tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn đang diễn ra.

- Xu hướng:

+ Số lao động có việc làm tăng lên.

+ Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:

Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.

Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm.

-> Thay đổi phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá – hiện đại hóa đất nước hiện nay.



7 tháng 11 2020

* Dân cư nước ta phân bố không đều

- dân cư nước ta phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi

+dân cư tập trung đông ở đồng bằng ven biển và các đô thị . đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ nhưng lại chiếm 80 phần trăm dân số ở ĐBSH 1192 người /km2, tp HCM 2830 người/km2 năm 2003

+dân cư thưa thớt ở miền núi. trung du miền núi chiếm 3/4 diện tích chỉ có 20 phần trăm dân số sinh sống ở Tây Bắc 67 người /km2, Tây Nguyên 84 người /km2nawm 2003- dân cư phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị

+ năm 2003 . 74 phần trăm dân số ở nông thôn , 26 phần trăn dân số ở thành thị - dân cư phân bố không đều giữa miền Bắc và miền Nam+ ở miền Bắc có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn miền Nam nên có mật độ dân số cao hơn

+ năm 2002 mật độ dân số ở ĐBSCL là 420 người /km2 , mật độ dân số của ĐBSH trên 1000 người /km2- dân cư phân bố không đều trong một phạm vi nhỏ

+ ở ĐBSH dân cư tập trung đông nhất ở thủ đô Hà Nội , thưa thớt ở rìa phía Bắc và Tây Nam

+ ở ĐBSCL dân cư tập trung đông ở ven sông Hậu , sông Tiền thưa thớt ở Đòng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên

* Nguyên nhân

- dân cư tập trung đông đúc

+ có điều kiện tự nhiên thuận lợi địa hình bằng phẳng đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào

+ có kinh tế phát triển , nhiều trung tâm công nghiệp

+ là nơi có nghề trồng lúa nước phát triển , cần nhiều lao động

+ có lịch sử khai phá lớn , nhất là ĐBSH

- dân cư thưa thớt

+ địa hình cao hiểm trở

7 tháng 11 2020

Đặc điểm dân số nước ta:

- Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc : Hơn 84 triệu người (2006), có 54 dân tộc khác nhau

.- Dân số tăng nhanh từ cuối TK XX, sau đó giảm nhưng số người tăng lên hàng năm vẫn tới 1 triệu.

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đang có sự biến đổi.

* Giải thích: Dân số đông vừa là nguồn lao động dồi dào, vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

6 tháng 11 2020

Nhân tố kinh tế - xã hội

phát triển nông nghiệp

1. Dân cư và lao động

  • Nguồn lao động dồi dào, cần cù sáng tạo
  • Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp
  • 60% lao động trong ngành nông nghiệp

2. Cơ sở vật chất – kĩ thuật

  • Có công nghiệp chế biến nông sản phát triển
  • Cơ sở vật chất kĩ thuật đã được hoàn thiện

3. Chính sách phát triển nông nghiệp

  • Chính sách phát triển nông nghiệp tạo ra mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp.

4. Thị trường trong và ngoài nước.

  • Thị trường được mở rộng thúc đẩy SX phát triển.
  • Thị trường biến động ảnh hưởng xấu đến một số cây trồng quan trọng