K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2024

là biện pháp tu từ nghệ thuật điệp á bạn

20 tháng 3 2024

Mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Bên cạnh những tiện ích to lớn mà mạng xã hội đem lại thì nơi đây cũng tiềm ẩn nhiều tác hại nếu chúng ta lạm dụng nó.

Vì quá lạm dụng mạng xã hội mà một số người hiện nay rơi vào trạng thái "sống ảo". Sống ảo khiến họ đánh mất đi quyền giao lưu, quyển được tham gia trực tiếp vào các hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Nhưng họ lại chọn ngồi một chỗ và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người ở khắp nơi. Nếu hàng ngày bạn dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những người xa lạ thì những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất và bỏ qua sự tồn tại của họ. Những trò chơi trên Internet cũng khiến giới trẻ dễ nghiện, từ đó dẫn tới xao nhãng, thậm chí quên ăn, quên ngủ chỉ để chơi trò chơi. 

Với học sinh, mạng xã hội giúp các em kết nối với nhau mà không cần đến lớp, có thể trao đổi và chia sẻ bài học. Có rất nhiều tài liệu học bổ ích hỗ trợ các em trong quá trình học tập và phát triển kỹ năng sống. Cũng có thể kết bạn từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng mạng xã hội giống như con dao hai lưỡi, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ xấu. Các em học sinh thường còn non nớt về kỹ năng sống nên dễ trở thành mục tiêu của những kẻ xấu. Nghiện mạng xã hội còn ảnh hưởng đến sức khỏe: cận thị, đau mỏi vai gáy,...cũng ảnh hưởng đến cả học tập, có những em mải kết bạn, trò chuyện mà quên đi nhiệm vụ chính là học tập.

Vì vậy, hãy sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, phụ huỳnh nên chú ý theo sát các con, tiếp cận với những luồng thông tin chính thống, tích cực, không hùa theo những thông tin xấu.

20 tháng 3 2024

tra mạng

 

Bài thơ "Đưa con đi học" của Tế Hanh là một bức tranh sinh động về ngày đầu tiên đi học của một đứa trẻ. Bài thơ đã thể hiện thành công tình cảm yêu thương, dạt dào của người cha dành cho đứa con của mình. Mở đầu bài thơ là hình ảnh người cha đưa con đi học trong buổi sáng mùa thu:
"Sáng nay mùa thu sang
Cha đưa con đi học
Sương đọng cỏ bên đường
Nắng lên ngời hạt ngọc"
Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả qua những hình ảnh quen thuộc như sương đọng, nắng lên, hạt ngọc... tạo nên một khung cảnh đẹp đẽ, thơ mộng. Tuy nhiên, trong khung cảnh ấy lại ẩn chứa một nỗi buồn man mác. Đó là nỗi buồn của người cha khi con mình đã lớn, đã đến lúc phải đi học, xa vòng tay yêu thương của cha mẹ. Tiếp theo, bài thơ miêu tả tâm trạng của đứa trẻ khi lần đầu tiên đến trường:
"Lúa đang thì ngậm sữa
Xanh mướt cao ngập đầu
Con nhìn quanh bỡ ngỡ
Sao chẳng thấy trường đâu?"
Đứa trẻ nhìn cảnh vật xung quanh và cảm thấy bỡ ngỡ, không biết trường học ở đâu. Nỗi bỡ ngỡ ấy thể hiện sự non nớt, thơ ngây của đứa trẻ. Cuối cùng, bài thơ thể hiện niềm vui sướng của người cha khi con mình đã tìm được trường:
"Hương lúa toả bao la
Như hương thơm đất nước
Con ơi đi với cha
Trường của con phía trước"
Hương lúa thơm ngào ngạt như hương thơm của đất nước. Người cha muốn con mình cảm nhận được hương thơm ấy và biết yêu quê hương, đất nước. Trường học hiện ra trước mắt đứa trẻ như một thế giới mới đầy ắp điều kỳ diệu. Bài thơ "Đưa con đi học" là một bài thơ hay, giàu cảm xúc. Bài thơ đã thể hiện thành công tình cảm yêu thương của người cha dành cho đứa con của mình. Bài thơ cũng gợi cho chúng ta những suy nghĩ về tuổi thơ và về mái trường. Bài thơ "Đưa con đi học" đã gợi cho em nhiều cảm xúc. Em cảm động trước tình yêu thương của người cha dành cho đứa con của mình. Em cũng cảm thấy bồi hồi khi nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình. Bài thơ đã giúp em hiểu được tầm quan trọng của việc học tập. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ.

30 tháng 10 2024

ádasd

=> Nỗi buồn man mác, hiu quạnh:
+ Khung cảnh thiên nhiên:
--> Bến vắng, đò biếng lười, quán tranh im lìm, cỏ non tràn biếc, bướm rập rờn...
--> Hình ảnh tĩnh lặng, đượm buồn, gợi cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.
+ Âm thanh:
--> Tiếng mưa rơi "êm êm", tiếng sáo đen "mổ vu vơ", tiếng cò "vụt bay ra"...
--> Âm thanh lẻ loi, thưa thớt, càng tô đậm thêm sự vắng vẻ, buồn thương.
=> Nét đẹp thanh bình, thơ mộng:
+ Bức tranh thiên nhiên sau cơn mưa:
--> Lúa xanh rờn, ướt lặng, cò trắng bay lả tả...
--> Hình ảnh tươi sáng, gợi cảm giác thanh bình, yên ả.
+ Con người:
--> Cô gái yếm thắm cúi cuốc cào cỏ ruộng.
--> Hình ảnh con người lao động bình dị, làm cho bức tranh thêm sinh động.
=> Nỗi niềm u hoài, bâng khuâng:
--> Khung cảnh thiên nhiên và con người đan xen, hòa quyện, thể hiện tâm trạng của nhà thơ:
--> Buồn man mác, hiu quạnh nhưng vẫn có nét đẹp thanh bình, thơ mộng.
--> Nỗi niềm u hoài, bâng khuâng trước cuộc sống.
=> Niềm tin vào cuộc sống:
+ Hình ảnh cô gái yếm thắm cúi cuốc cào cỏ ruộng:
--> Biểu tượng cho sức sống tiềm tàng, mãnh liệt.
--> Thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng.

20 tháng 3 2024

nhân vật gì ạ?

20 tháng 3 2024

Ta là Lê Lợi, chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn. Giặc Minh sang xâm lược nước ta. Chúng bóc lột nhân dân đến tận xương tủy. Điều đó khiến cho ta vô cùng đau lòng.

Ta quyết định thành lập nghĩa quân, lấy tên là Lam Sơn ngày đêm rèn sức luyện tài để đợi ngày đánh giặc. Do nghĩa quân mới thành lập chưa lâu nên lực lượng còn non yếu lại gặp nhiều khó khăn: thiếu thốn lương thực, vũ khí…

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người tên là Lê Thận làm nghề đánh cá. Lê Thận khi kéo lưới thấy nặng tưởng rằng cá to. Hóa ra khi vớt lên chỉ thấy một thanh thanh sắt, liền vứt xuống sông. Liên tiếp ba lần như vậy, chắc hẳn Lê Thận thấy kỳ lạ nên đã quyết định đem về nhà. Về sau, Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn, chiến đấu vô cùng dũng cảm. Chuyện này về sau ta nghe Lệ Thận kể lại mới hiểu rõ đó là ý trời.

Một lần nọ, ta cùng tùy tùng đến thăm nhà Lê Thận. Bỗng nhiên thấy phía góc nhà lóe sáng, ta tiến đến gần xem là cầm lên xem là vật thì gì thì thấy hai chữ “Thuận Thiên”. Trong một lần bị giặc đuổi, ta cùng tùy tùng đi qua một khu rừng, nhặt được một cái chuôi. Ta trèo lên cây xem thử thì thấy một cái chuôi gươm nạm ngọc quý giá. Bỗng nhớ đến lưỡi gươm nhà Lê Thận, ta mang chuôi về tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.

Một năm trôi qua, nhờ có gươm thần giúp sức, nghĩa quân của ta đánh đến đâu thắng đến đó. Thanh thế ngày một vang xa. Quân Minh được dẹp tan. Ta được nhân dân tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ.

Một ngày nọ, ta cho cưỡi thuyền trên hồ Tả Vọng thì thấy một con Rùa Vàng nổi lên. Rùa không sợ người, còn nói với với ta:

- Việc lớn đã thành. Xin bệ hạ trả lại gươm báu cho đức Long Quân.

Sau khi nghe Rùa Vàng nói, ta bèn đem gươm báu trả lại rồi nói:

- Xin cảm tạ ngài cùng đức Long Quân đã cho mượn gươm báu để đánh tan quân giặc, bảo vệ nước nhà.

Nghe xong, Rùa Vàng gật đầu rồi lặn xuống hồ. Từ đó, người dân đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Gươm (hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm).

 

 

20 tháng 3 2024

Nhân dịp sinh nhật lần thứ mười của em, ba đã mua tặng em một bộ dụng cụ học tập với nhiều màu sắc bắt mắt và chiếc hộp bút trong đó khiến em say mê. Chiếc hộp bút mới xinh đẹp đến mức không thể bỏ qua. Hình ảnh các nhân vật đáng yêu trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Nhật Bản "Hàng xóm tôi là Totoro" được in trên chiếc hộp bút đó. Cô chị Satsuki, cô em Mei và nhân vật quan trọng nhất là Totoro, được vẽ trên chiếc hộp bút, cùng với hai Totoro nhỏ màu xanh và trắng. Mặt trước của chiếc hộp bút là hình ảnh các nhân vật đang nằm trên bụng thú thần, giữa cánh rừng bao la, có vẻ hoang vu nhưng không kém phần tươi đẹp. Mặt sau là hình ảnh hai chị em cùng các Totoro nhỏ và lớn đang ngồi trên một cành cây hướng ra bờ sông, chơi trò gì đó có vẻ thích thú lắm. Chiếc hộp bút được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp và được thiết kế theo dạng hình chữ nhật. Kích thước của chiếc hộp bút này khoảng 22cm dài, 5cm rộng và 3cm cao, vừa vặn và xinh xắn khi cho vào cặp xách. Em rất hài lòng và yêu thích chiếc hộp bút này.

Chiếc hộp bút mà ba tặng em có thiết kế thông minh với cả hai mặt đều mở được ngăn, dễ dàng sử dụng. Các ngăn được giữ chặt bởi hai viên nam châm giữa, và có đầu nhựa hình tròn được gắn để giữ các loại bút và thước. Tất cả các ngăn được thiết kế sao cho em có thể dễ dàng lấy và đặt bút một cách tiện lợi. Chiếc hộp bút này còn được trang bị gọt bút chì tiện dụng, giúp em tiết kiệm không gian trong cặp sách.

Với chiếc hộp bút này, em đã trở nên năng động và cẩn thận hơn trong việc giữ gìn dụng cụ học tập. Em luôn đặt bút vào ngăn sau khi sử dụng, và để chiếc hộp bút gọn gàng trong cặp sách hoặc trên giá sách khi về nhà. Chiếc hộp bút này đã trở thành vật dụng không thể thiếu của em, và đánh dấu một kỉ niệm đáng nhớ trong ngày sinh nhật lần thứ mười của em.

Chiếc hộp bút của em là một món quà sinh nhật mà mẹ tặng cho em năm ngoái. Nó là một chiếc hộp bút hình chữ nhật được làm bằng nhựa cứng, với kích thước vừa vặn để em có thể dễ dàng bỏ vào cặp sách. Bên ngoài hộp bút được trang trí hình ảnh chú mèo Kitty ngộ nghĩnh với bộ lông màu hồng và chiếc nơ màu đỏ trên đầu.

Mở nắp hộp bút ra, em sẽ thấy hai ngăn chính được chia thành nhiều ngăn nhỏ hơn. Ngăn lớn bên trái em dùng để đựng các loại bút như bút chì, bút mực, bút màu,... Ngăn nhỏ bên phải em dùng để đựng các dụng cụ học tập khác như tẩy, thước kẻ, gọt bút chì,... Nhờ có chiếc hộp bút này mà em có thể sắp xếp các đồ dùng học tập của mình một cách gọn gàng và ngăn nắp.

Chiếc hộp bút không chỉ là một dụng cụ học tập mà còn là người bạn đồng hành thân thiết của em trong suốt những năm tháng học trò. Nó luôn bên cạnh em trên mỗi giờ học, giúp em ghi chép bài cẩn thận và sáng tạo. Em rất yêu quý chiếc hộp bút của mình và sẽ giữ gìn nó cẩn thận.

           giúp cần gấp  Đây, cây cầu sắt vẫn sừng sững hiên ngang từ thuở máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc (1964 - 1966). Khi đó cầu sắt qua sông Thương giữa lòng thị xã Bắc Giang được mệnh danh “Cầu Hàm Rồng thứ hai”. Lửa bom giặc bao trùm suốt ngày đêm. Cùng đó ngày đêm đạn pháo ta chống trả cũng đỏ kín trời. Bộ đội ta người trước thương vong, người sau liền...
Đọc tiếp

           giúp cần gấp 

Đây, cây cầu sắt vẫn sừng sững hiên ngang từ thuở máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc (1964 - 1966). Khi đó cầu sắt qua sông Thương giữa lòng thị xã Bắc Giang được mệnh danh “Cầu Hàm Rồng thứ hai”. Lửa bom giặc bao trùm suốt ngày đêm. Cùng đó ngày đêm đạn pháo ta chống trả cũng đỏ kín trời. Bộ đội ta người trước thương vong, người sau liền thế chỗ trong bệ pháo. Khói bom tan, cây cầu vẫn hiên ngang sừng sững tiếp nối hai bờ và dòng Thương vẫn êm đềm chảy…

Có phải mang tên Thương mà sông dịu hiền, tươi mát!

Tôi sinh ra nơi con phố nhỏ đổ ra bờ sông Thương. Hồi đó thị xã Phủ Lạng Thương - nay là Thành phố Bắc Giang không có nhà máy nước, gần người ta dùng nước sông, xa thì đào giếng. Con phố tôi sống nhờ vào sông Thương. Những ngày hè, sông náo nhiệt như hội. Giữa dòng nước mát trong lành, trẻ con rạng rỡ nô đùa; người già trẻ lại, nét nhăn rầu rĩ vơi đi; còn các cô gái da thịt nõn nà, tóc đen dài xòa mướt cả một vùng sông

(Trích, Có một dòng Thương chảy mãi đến vô cùng, Vũ Huy Ba)

 

Câu 1: Trong đoạn 1 của văn bản, tác giả nhắc tới những địa danh nào?

Câu 2: Tìm các từ láy có trong câu văn sau  Giữa dòng nước mát trong lành, trẻ con rạng rỡ nô đùa; người già trẻ lại, nét nhăn rầu rĩ vơi đi; còn các cô gái da thịt nõn nà, tóc đen dài xòa mướt cả một vùng sông

 Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nào được dùng trong câu văn sau: Những ngày hè, sông náo nhiệt như hội.

Câu 4: Đọc đoạn văn thứ nhất, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của vùng đất sông Thương?

A.yên bình, thơ mộng

B. vẻ đẹp hào hùng, bi tráng

C. trù phú, giàu có, ấm no

D. vẻ đẹp hoang sơ, tiêu điều

Câu 5: Đọc đoạn văn thứ hai và ba, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của vùng đất sông Thương

Câu 6: Hình ảnh cây cầu sắt bắc qua sông Thương được mệnh danh là gì?

Câu 8: Tìm phép liên kết có trong hai câu văn sau là :Đây, cây cầu sắt vẫn sừng sững hiên ngang từ thuở máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc (1964 - 1966). Khi đó cầu sắt qua sông Thương giữa lòng thị xã Bắc Giang được mệnh danh “Cầu Hàm Rồng thứ hai”.

Câu 9: Thành phần biệt lập có trong câu văn sau là: Đây, cây cầu sắt vẫn sừng sững hiên ngang từ thuở máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc (1964 - 1966).

Câu 10:Giải thích nghĩa của từ  “sừng sững” trong câu Khói bom tan, cây cầu vẫn hiên ngang sừng sững tiếp nối hai bờ và dòng Thương vẫn êm đềm chảy…

Câu 11 : Hiện nay, sông Thương đang có biểu hiện bị ô nhiễm. Theo em, chúng ta cần làm gì để những dòng sông của tỉnh Bắc Giang chúng ta luôn được trong lành? (Viết một đoạn văn từ 3-5 câu văn)

Câu12: Kể tên một số bài hát về vùng đất và con người Bắc Giang mà em biết?

0
IV. Luyện tập 1: *BT1:Viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình về vấn đề: “Trang phục với vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ” BT2: Viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình về vấn đề : “Cần phải tôn trọng và đối xử bình đẳng với bạn nữ   Bài tập 3: Viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch có câu chủ đề : Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn.   Bài tập...
Đọc tiếp

IV. Luyện tập 1:

*BT1:Viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình về vấn đề: “Trang phục với vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ”

BT2: Viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình về vấn đề : “Cần phải tôn trọng và đối xử bình đẳng với bạn nữ

 

Bài tập 3:

Viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch có câu chủ đề : Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn.

 

Bài tập 4:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

       “Trong xã hội Truyện Kiều, đồng tiền đã trở thành một sức mạnh  tác quái rất ghê. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý.Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông. Tú bà, Mã Giám Sinh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người.Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm.Khuyển , Ưng vì tiền mà làm những điều ác.”

giúp mình với ạ mình đang cần gấp xin cảm ơn ạ

0
20 tháng 3 2024

Truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh là một trong những truyền thuyết dân gian phổ biến ở Việt Nam, kể về cuộc chiến giữa hai vị thần Sơn Tinh - thần núi và Thuỷ Tinh - thần nước để tranh giành tình yêu của công chúa Mỵ Nương. Tính cách của hai vị thần này được tưởng tượng mô tả thông qua các yếu tố tự nhiên, Sơn Tinh biểu trưng cho sự mạnh mẽ, kiên cường của núi non, trong khi Thuỷ Tinh thể hiện sự linh hoạt, mềm mại của nước.

Hiện tượng mà truyền thuyết này giải thích chủ yếu là hiện tượng tự nhiên như mưa, lũ, và các biến đổi của địa hình. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đại diện cho hai yếu tố chính trong quá trình hình thành và biến đổi của môi trường tự nhiên. Cuộc chiến giữa họ cũng có thể được hiểu là sự giao thoa giữa lục địa và biển, giữa đất liền và đại dương, góp phần tạo ra sự đa dạng và phong phú của cảnh quan tự nhiên.

Ngoài ra, truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh còn phản ánh ước mơ của nhân dân Việt Nam trong việc tìm kiếm sự hòa bình và cân bằng giữa con người và thiên nhiên. Trong cuộc chiến tranh giành tình yêu của công chúa Mỵ Nương, hai vị thần đã phải đối diện với nhiều thử thách và khó khăn, nhưng cuối cùng họ đã tìm ra giải pháp thông qua sự hiểu biết và sự kết hợp của hai yếu tố đối lập.

Tóm lại, truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh không chỉ là một câu chuyện giải thích hiện tượng tự nhiên mà còn là biểu tượng cho ước mơ về sự hòa hợp, cân bằng và sự hiểu biết giữa con người và tự nhiên trong tâm trí của nhân dân Việt Nam.

PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)  Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:                                          CON YÊU MẸ   - Con yêu mẹ bằng ông trời Rộng lắm không bao giờ hết - Thế thì làm sao con biết Là trời ở những đâu đâu Trời rất rộng lại rất cao Mẹ mong, bao giờ con tới! - Con yêu mẹ bằng Hà Nội Để nhớ mẹ con tìm đi Từ phố này...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

                                         CON YÊU MẸ

 

- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết

- Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!

- Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ

- Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!

- Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi

Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ

- Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Còn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy

Tính mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó

- À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế

 

      (Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất)

 

Câu 1. Văn bản “Con yêu mẹ” thuộc thể thơ nào?

A. Lục bát                  B. Tự do                     C. Sáu chữ                  D. Ngũ ngôn.

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ?

 Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi

 

A. So sánh                            

B. Nhân hóa, so sánh          

C. Ẩn dụ, so sánh                

D. Ẩn dụ.

 

Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

 

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận.

 

Câu 4. Tình yêu của đứa con dành cho mẹ được tác giả so sánh với hình ảnh nào?

           

 

           A. Ông trời, mặt trăng, con dế

            B. Hà Nội, đường đi, ông mặt trời

 

            C. Con dế, mặt trời, con đường đi

  D. Ông trời, Hà Nội, trường học, con dế.

 

Câu 5. Văn bản là tình cảm của ai dành cho ai?

 

A. Tình cảm của mẹ dành cho con

B. Tình cảm của con dành cho mẹ

 

C. Tình cảm của mẹ dành cho thiên nhiên

D. Tình cảm của con dành cho trường học.

 

Câu 6. Ý nào nêu đúng yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ “Con yêu mẹ”?

  1. Kể lại lời thủ thỉ, trò chuyện của người con với mẹ về tình cảm của con dành cho mẹ
  2. Hình ảnh “trời rất rộng lại rất cao”
  3. Hình ảnh “các đường như nhện giăng tơ”
  4. Bộc lộ tình cảm thương nhớ mẹ của người con

Câu 7. Chủ đề bài thơ là gì?

 

A. Tình mẫu tử

B. Hình ảnh ông trời và trường học

C. Hình ảnh mẹ và con

D. Tình phụ tử.

 

Câu 8. Câu thơ:“Con yêu mẹ bằng ông trời / Rộng lắm không bao giờ hết” gợi điều gì?

 

           A. Ông trời bao la, rộng lớn

            B. Hình dáng của mẹ

 

                 C. Tình yêu rộng lớn, bao la của con dành cho mẹ

            D. Sự lo lắng của mẹ dành cho con.

 

Câu 9. Em hãy ghi lại những cảm nhận của em sau khi đọc văn bản “Con yêu mẹ”.

Câu 10. Đọc xong văn bản “Con yêu mẹ” của Xuân Quỳnh, em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình với cha mẹ?

  1. PHẦN LÀM VĂN  (4.0 điểm)

 Hiện naytình trạng nghiện game ở học sinh đang diễn ra rất phổ biến. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về hiện trạng trên.

 

1
20 tháng 3 2024

Câu 1: A. Lục bát

Câu 2: C. Ẩn dụ, so sánh

Câu 3: A. Tự sự

Câu 4: A. Ông trời, mặt trăng, con dế

Câu 5: B. Tình cảm của con dành cho mẹ

Câu 6: A. Kể lại lời thủ thỉ, trò chuyện của người con với mẹ về tình cảm của con dành cho mẹ

Câu 7: A. Tình mẫu tử

Câu 8: C. Tình yêu rộng lớn, bao la của con dành cho mẹ

Câu 9: Sau khi đọc văn bản "Con yêu mẹ", em cảm thấy xúc động và nhớ về tình cảm mẹ thương con. Bài thơ mang lại cho em cảm giác ấm áp và gần gũi với tình yêu thương gia đình, đặc biệt là tình mẫu tử. Em cảm nhận được sự quan tâm, lo lắng và hy vọng của mẹ dành cho con, cũng như tình yêu không điều kiện mà con dành cho mẹ.

Câu 10: Sau khi đọc văn bản, em sẽ thể hiện tình cảm của mình với cha mẹ bằng cách dành thời gian để chia sẻ và trò chuyện với họ về những điều quan trọng trong cuộc sống của mình, lắng nghe và thấu hiểu họ. Ngoài ra, em cũng sẽ thể hiện tình cảm qua hành động, như giúp đỡ việc nhà, chăm sóc gia đình, và tuân thủ những quy định và lời khuyên của cha mẹ. Đặc biệt, em sẽ thể hiện sự biết ơn và trân trọng đến cha mẹ hàng ngày, không chỉ trong dịp đặc biệt mà còn trong từng hành động nhỏ bé hàng ngày

Hiện nay, tình trạng nghiện game ở học sinh đang diễn ra rất phổ biến. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về hiện trạng trên.

Hiện nay, tình trạng nghiện game ở học sinh đang trở nên vô cùng phổ biến và đáng lo ngại. Đây không chỉ là một vấn đề riêng tư của từng cá nhân mà còn là một tác động đáng kể đến sức khỏe, học tập và phát triển toàn diện của thế hệ trẻ.

Một trong những vấn đề lớn khiến tình trạng này trở nên lo ngại là sự nghiện game có thể dẫn đến sự lệ thuộc và cô lập. Việc chiếm dụng quá nhiều thời gian cho game có thể làm cho học sinh bỏ qua các hoạt động xã hội, giao tiếp trực tiếp với bạn bè và gia đình. Hơn nữa, sự lệ thuộc vào game cũng ảnh hưởng đến khả năng tự quản lý thời gian và tập trung trong học tập.

Nghiện game cũng gây ra các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tinh thần. Việc mất ngủ, căng thẳng, lo âu và stress có thể là những hậu quả không mong muốn của việc chơi game quá mức. Đặc biệt, ảnh hưởng của các trò chơi bạo lực có thể gây ra các vấn đề về tâm lý và hành vi ở học sinh.

Để giải quyết tình trạng nghiện game này, cần sự chung tay của cả cộng đồng, bao gồm gia đình, trường học và cơ quan chức năng. Gia đình cần phải tham gia tích cực trong việc giám sát và hướng dẫn thời gian sử dụng máy tính và điện thoại của trẻ, cũng như tạo ra môi trường lành mạnh để khuyến khích hoạt động ngoại khóa khác. Trường học cũng cần đẩy mạnh các chương trình giáo dục về sử dụng công nghệ một cách lành mạnh và hiệu quả.

Cuối cùng, việc tạo ra nhận thức và sự hỗ trợ từ cộng đồng xã hội cũng rất quan trọng. Cần tăng cường thông tin và giáo dục cộng đồng về những ảnh hưởng tiêu cực của nghiện game đối với sức khỏe và phát triển của trẻ em. Chỉ khi có sự hợp tác và nỗ lực từ nhiều phía, chúng ta mới có thể giảm thiểu được tình trạng nghiện game ở học sinh và tạo ra một môi trường lành mạnh cho tương lai của thế hệ trẻ.