K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2019

bạn buồn chuyện gì à? kb vs tớ nhé =)

27 tháng 10 2019

ko đc đăng linh tinh

27 tháng 10 2019

:v 

Ko đăng linh tinh nha bẹn 😕😕

27 tháng 10 2019

mk ban lam

ban xem bai o duoi nha

Hồi nhỏ, ba mẹ và mấy chị em tôi sống chung trong căn nhà cùng với ông bà ngoại và cậu, mợ. Lúc ấy, gia đình tôi được một người quen tặng một con cún rất dễ thương. Nó tên là Si Tô - cái tên đã có trước khi Si Tô là thành viên mới chính thức của gia đình tôi.

Tôi nhớ khi về nhà tôi, Si Tô là một chú cún nhỏ dễ thương với bộ lông xù kết hợp với màu nâu hạt dẻ, trông bộ lông vô cùng quyến rũ và đập vào mắt người khác khi nhìn Si Tô lần đầu. Không những vậy, sự đáng yêu ấy còn được hấp dẫn hơn với đôi mắt đen long lanh và tròn xoe như hạt nhãn. Chiếc mũi của chú cún bé bé xinh xinh lúc nào cũng ướt cùng với đôi tai to, thính, lúc nào cũng vểnh vểnh lên như nghe ngóng điều gì. Nét đáng yêu ấy còn thể hiện qua cái đuôi tí xíu, nho nhỏ lúc nào cũng ngoe nguẩy theo nhịp những bước chân ngắn, mập mạp đi một cách uyển chuyển. Ngày tháng trôi qua, Si Tô lớn dần và ngày càng thân thiết với mọi người và vóc dáng của chú cún ngày càng tuyệt đẹp hơn.

Tôi nhớ rất rõ mỗi lần tôi và Ngọc Ngân đi học mẫu giáo về, từ xa, Si Tô đã đứng ngay sau cánh cổng đợi, ánh mắt hướng về phía chúng tôi. Ba mẹ mở cửa và Si Tô rất mừng, nhảy cẫng lên vui mừng thật đáng yêu! Ba tôi khép cửa và tôi, Ngọc Ngân vuốt ve bộ lông mượt mà ấy, thực sự rất thích Si Tô nằm xuống và ngước nhìn kêu lên “ư ử” như muốn nói ràng “chào hai chị - cử chỉ thân thiện, đáng yêu làm sao! Lúc ấy, tôi bảo: “Si Tô đợi hai chị cất cặp nha!”. Rồi tôi và Ngọc Ngân lon ton chạy vào nhà cất cặp và thưa ông bà ngoại đi học mới về. Sau đó bà ngoại đưa tôi đồ ăn nhẹ buổi chiều của Si Tô. Tôi, Ngọc Ngân cho Si Tô ăn. Si Tô ăn rất chậm rãi, chắc nó không đói lắm. Sau đó, tôi lấy một hộp sữa trong tủ lạnh đổ vào chén của Si Tô một nửa, Si Tô hớp từng ngụm nhỏ trong bát. Ăn xong, tôi và Ngọc Ngân ôm Si Tô chơi với nhau.Sau đó, ba ra tắm cho Si Tô rồi mặc đồ cho nó.Trông nó thật đáng yêu làm sao, giống như một cô “công chúa nhỏ”! Và ngày nào cũng thế, tình bạn của chúng tôi ngày càng khăng khít hơn, không xảy ra chuyện gì. Si Tô là một chú cún nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu, thân thiện.

Si Tô là chú bảo vệ nhỏ của nhà tôi. Tuy “nhỏ nhưng có võ”. Mồi lần có tiếng động hay người lạ, Si Tô sủa vang ầm ĩ cả nhà.

Và một ngày thật đáng buồn! Hôm ấy khi tôi còn là một đứa trẻ cấp hai, vào đêm cỡ chín giờ hơn thì gia đình tôi cho Si Tô ăn cơm rồi và nó đang nằm dài ngoài sân. Lúc đó, cửa chính đang mở hé nhỏ vì chị tôi mới ra ngoài mua đồ gần nhà sẽ về nhà liền nên đóng cửa hờ lại. Sau đó, ba tôi định ra ngoài sân đổ xích Si Tô lại thì không thấy nữa. Ba hỏi mọi người con Si Tô đâu rồi ai cũng nói không biết và tôi nhớ ra lúc nãy chị hai đi ra ngoài và tôi nghe tiếng Si Tô sủa to nhưng tôi nghĩ là mấy người hàng xóm hay mấy đứa bạn cùng tuối tôi hoặc lớn hơn hay đi qua nhà ngoại tôi vào buổi tối nên tôi không quan tâm lắm và sau đó thì không nghe tiếng chó sủa gì cả. Và rồi tôi cùng Ngọc Ngân, ba, cậu và anh đi kiếm vòng vòng quanh đâu đó và hỏi người ta có thấy không, có người nói là tôi không biết, tôi không thấy, có cô kia thì nói: “Khi nãy có thấy một đứa con trai tầm hai mươi vô nhà rồi ra có mang theo cái ba-lô, tôi tưởng người nhà mấy anh nên không để ý lắm”. Cô nói thêm là: “Đứa con trai đó mặc áo đen hay xanh gì đó tại tối quá tôi nhìn không rõ với không nhớ kĩ lắm”. Nhưng hôm đó nhà tôi không ai mặc áo như vậy cả. Sau đó ba tôi cám ơn cô xong ba nói: “Thôi về nhà đi, người ta bắt con Si Tô mình rồi không kiếm được đâu!”.

Sau đó chúng tôi về nhà, tôi và Ngọc Ngân rất buồn vì chú chó con ấy rất dễ thương và thân với hai chị em tôi. Lúc đó, đây là lần đầu tiên mà tôi thấy trống rồng khi biết mình đã mãi mãi mất đi một người bạn thân rất tốt bụng và thân thiện.

Tôi nhớ mãi cái hình dáng đáng yêu, ngộ nghĩnh ngày nào của Si Tô. Từ đó vẻ sau, gia đình tôi không nuôi chó nữa, kông phải chúng tôi hết yêu chúng mà là vì sợ việc này sẽ xảy ra một lần nữa và lại buồn khi nhìn thấy một con vật hiền lành, đáng yêu của mình bị người khác bắt đi.

I. Mở bài:

  • Giới thiệu tác phẩm, tác giả và nhân vật Cô bé bán diêm:

Trong những câu truyện cổ tích bất hủ của khó tàng văn học thế giới, không thể nào không kể đến truyện cổ tích "Cô bé bán diêm" của Andersen. Nhân vật chính của câu truyện - nhân vật cô bé bán diêm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bao thế hệ độc giả
II. Thân bài:
1. Số phận, hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp :

  • Cô bé đã từng có một gia đình khá giả, hạnh phúc, từ khi mẹ mất sớm, rồi bà cô cũng mất, gia đình phá sản, sa sút
  • Không những không được no ấm, không được đi học như bè bạn cùng trang lứa, cô bé còn trở thành nơi để người cha nát rượu hành hạ, cứ mỗi lần say là ông ta lại đánh đập, đuổi đi
  • Cô bị chính cha mình bắt đi bán diêm để kiếm tiền, ngay cả trong đêm cuối năm, khi mà gia đình quây quần đoàn tụ, nếu không đem được tiền về để ông ta mua rượu, cô sẽ phải chịu những trận đòn tàn nhẫn, bị đánh đuổi thật vô tình
  • Trong đêm giao thừa rét mướt, tuyết rơi trắng xóa các con phố và cái lạnh cắt da cắt thịt, khi mà nhà nhà sáng rực ánh đèn cùng mùi thơm của thức ăn tỏa ra khắp ngóc ngách, cô bé phải đi bán diêm
  • Những căn nhà sáng rực ánh đèn và tỏa ra mùi hương của đồ ăn thơm phức nhưng ngược lại với khung cảnh ấy là hình ảnh cô bé bán diêm vô cùng đáng thương
  • Quần áo mỏng manh mang đầy những mảnh vá, đôi dép gỗ duy nhất đã bị mất, cô phải đi chân trần trên nền tuyết lạnh buốt
  • Đi đến đâu, gặp ai cô cũng mời mua diêm nhưng chẳng ai đoái hoài hay thương tình mua giúp cô một bó
  • Giỏ diêm bị người ta xô phải nên rơi hết trên đất, nhiễm ẩm nên không thể bán được cho ai nữa
  • Sợ về bị cha đánh mắng, cô không dám trở lại nhà mà ngồi co ro ở góc tường nơi cuối phố, hứng chịu từng đợt gió rét xé thịt 

2. Ước mơ hạnh phúc cảm động:
Giữa hoàn cảnh thực đáng thương, cô chỉ còn lại một bó diêm để sưởi ấm
Những ước mơ về hạnh phúc được thể hiênn qua những lần cô bé quẹt diêm
a. Lần quẹt diêm thứ nhất:

  • Lần thứ nhất, diêm bén lửa rất nhạy, ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng dần.
  • Trong ánh lửa hiện ra một lò sưởi lớn rực hồng và tấm áp
  • Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. 
  • Điều đó gắn với thực tế của cô bé: cô bé đang rét và cần được sưởi ấm.
  • Nhưng rồi que diêm tắt, lò sưởi vụt mất, niềm hy vọng như vụt tắt.

b. Lần quẹt diêm thứ hai:

  • Khi que diêm thứ hai cháy và sáng rực lên ,cô bé thấy bàn ăn sáng trọng, thức ăn ngon, hương thơm hấp dẫn vỗ cùng
  • Mộng tưởng này cũng gắn với thực tế, cô bé đang đói trong khi ngoài đường sực nức mùi ngỗng quay, những đứa trẻ khác đang quây quần bên bàn ăn thịnh soạn cùng gia đình
  • Khi quan diêm tắt đi cũng là lúc quay trở về với hiện thực đói rét phũ phàng

c. Lần quẹt diêm thứ ba:

  • Lần thứ ba quẹt diêm, cô bé thấy cây thông noel với hàng ngàn ngọn nến lấp lánh, trang trí bởi những tấm bưu tranh màu sặc sỡ. 
  • Cây thơ trong đêm cuối năm chính là biểu tượng của sự hạnh phúc trọn vẹn
  • Đây là mộng tưởng gắn với thực tế vì không khí ngày đầu năm mới mà em đang hằng ao ước. 
  • Nếu như hai lần trước là những ước mong cơ bản - được ấm, được no thì lần này, khao khát được nâng lên thành niềm hạnh phúc - điều mà bất cứ đứa trẻ nào cũng đều khao khát

d. Lần quẹt diêm thứ tư:

  • Lần thứ tư cô bé thấy người bà đã mất xuất hiện với nụ cười dịu dàng.
  • Điều này gắn với thực tế vì em đang cô đơn khao khát được yêu thương, chở che
  • Có bà bên cạnh cũng chính là được ấm, được no, được hạnh phúc

e. Lần quẹt diêm thứ năm:

  • Cuối cùng, cô quẹt hết chỗ que diêm để níu giữ bà, bà hiện lên thật to lớn đẹp lão, hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời.
  • Đây là giây phút khao khát trở thành mong muốn cao nhất, mãnh liệt nhất -  khao khát được giải thoát, được đến Thiên đường nowi có bà, mẹ những người luôn yêu thương em vô điều kiện. Ở nơi đoa cũng không còn khổ  đau, đói rét.

3. Thông điệp của tác giả

  • Bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ cho những số phận nhỏ bé đáng thương phải chịu nhiều bất hạnh. Giây phút cô bé được giải thoát cũng là lúc cô bé lìa xa cõi đời
  • Phê phán một thực tế đau lòng: Người cha tàn nhẫn hành hạ chính đứa con của mình và một xã hội vô tâm, thờ ơ trước những mảnh đời bất hạnh.

I. Mở bài:

  • Giới thiệu tác phẩm, tác giả và nhân vật Cô bé bán diêm:

Trong những câu truyện cổ tích bất hủ của khó tàng văn học thế giới, không thể nào không kể đến truyện cổ tích "Cô bé bán diêm" của Andersen. Nhân vật chính của câu truyện - nhân vật cô bé bán diêm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bao thế hệ độc giả
II. Thân bài:
1. Số phận, hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp :

  • Cô bé đã từng có một gia đình khá giả, hạnh phúc, từ khi mẹ mất sớm, rồi bà cô cũng mất, gia đình phá sản, sa sút
  • Không những không được no ấm, không được đi học như bè bạn cùng trang lứa, cô bé còn trở thành nơi để người cha nát rượu hành hạ, cứ mỗi lần say là ông ta lại đánh đập, đuổi đi
  • Cô bị chính cha mình bắt đi bán diêm để kiếm tiền, ngay cả trong đêm cuối năm, khi mà gia đình quây quần đoàn tụ, nếu không đem được tiền về để ông ta mua rượu, cô sẽ phải chịu những trận đòn tàn nhẫn, bị đánh đuổi thật vô tình
  • Trong đêm giao thừa rét mướt, tuyết rơi trắng xóa các con phố và cái lạnh cắt da cắt thịt, khi mà nhà nhà sáng rực ánh đèn cùng mùi thơm của thức ăn tỏa ra khắp ngóc ngách, cô bé phải đi bán diêm
  • Những căn nhà sáng rực ánh đèn và tỏa ra mùi hương của đồ ăn thơm phức nhưng ngược lại với khung cảnh ấy là hình ảnh cô bé bán diêm vô cùng đáng thương
  • Quần áo mỏng manh mang đầy những mảnh vá, đôi dép gỗ duy nhất đã bị mất, cô phải đi chân trần trên nền tuyết lạnh buốt
  • Đi đến đâu, gặp ai cô cũng mời mua diêm nhưng chẳng ai đoái hoài hay thương tình mua giúp cô một bó
  • Giỏ diêm bị người ta xô phải nên rơi hết trên đất, nhiễm ẩm nên không thể bán được cho ai nữa
  • Sợ về bị cha đánh mắng, cô không dám trở lại nhà mà ngồi co ro ở góc tường nơi cuối phố, hứng chịu từng đợt gió rét xé thịt 

2. Ước mơ hạnh phúc cảm động:
Giữa hoàn cảnh thực đáng thương, cô chỉ còn lại một bó diêm để sưởi ấm
Những ước mơ về hạnh phúc được thể hiênn qua những lần cô bé quẹt diêm
a. Lần quẹt diêm thứ nhất:

  • Lần thứ nhất, diêm bén lửa rất nhạy, ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng dần.
  • Trong ánh lửa hiện ra một lò sưởi lớn rực hồng và tấm áp
  • Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. 
  • Điều đó gắn với thực tế của cô bé: cô bé đang rét và cần được sưởi ấm.
  • Nhưng rồi que diêm tắt, lò sưởi vụt mất, niềm hy vọng như vụt tắt.

b. Lần quẹt diêm thứ hai:

  • Khi que diêm thứ hai cháy và sáng rực lên ,cô bé thấy bàn ăn sáng trọng, thức ăn ngon, hương thơm hấp dẫn vỗ cùng
  • Mộng tưởng này cũng gắn với thực tế, cô bé đang đói trong khi ngoài đường sực nức mùi ngỗng quay, những đứa trẻ khác đang quây quần bên bàn ăn thịnh soạn cùng gia đình
  • Khi quan diêm tắt đi cũng là lúc quay trở về với hiện thực đói rét phũ phàng

c. Lần quẹt diêm thứ ba:

  • Lần thứ ba quẹt diêm, cô bé thấy cây thông noel với hàng ngàn ngọn nến lấp lánh, trang trí bởi những tấm bưu tranh màu sặc sỡ. 
  • Cây thơ trong đêm cuối năm chính là biểu tượng của sự hạnh phúc trọn vẹn
  • Đây là mộng tưởng gắn với thực tế vì không khí ngày đầu năm mới mà em đang hằng ao ước. 
  • Nếu như hai lần trước là những ước mong cơ bản - được ấm, được no thì lần này, khao khát được nâng lên thành niềm hạnh phúc - điều mà bất cứ đứa trẻ nào cũng đều khao khát

d. Lần quẹt diêm thứ tư:

  • Lần thứ tư cô bé thấy người bà đã mất xuất hiện với nụ cười dịu dàng.
  • Điều này gắn với thực tế vì em đang cô đơn khao khát được yêu thương, chở che
  • Có bà bên cạnh cũng chính là được ấm, được no, được hạnh phúc

e. Lần quẹt diêm thứ năm:

  • Cuối cùng, cô quẹt hết chỗ que diêm để níu giữ bà, bà hiện lên thật to lớn đẹp lão, hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời.
  • Đây là giây phút khao khát trở thành mong muốn cao nhất, mãnh liệt nhất -  khao khát được giải thoát, được đến Thiên đường nowi có bà, mẹ những người luôn yêu thương em vô điều kiện. Ở nơi đoa cũng không còn khổ  đau, đói rét.

3. Thông điệp của tác giả

  • Bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ cho những số phận nhỏ bé đáng thương phải chịu nhiều bất hạnh. Giây phút cô bé được giải thoát cũng là lúc cô bé lìa xa cõi đời
  • Phê phán một thực tế đau lòng: Người cha tàn nhẫn hành hạ chính đứa con của mình và một xã hội vô tâm, thờ ơ trước những mảnh đời bất hạnh.

III.Kết bài:

  • Nêu cảm nhận chung về nhân vật :

Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích cùng tên của nhà văn Andersen chính là một trong những nhân vật tiêu biểu và đặc sắc nhất trong lòng biết bao thế hệ độc giả trên thế giới. Không chỉ góp phần đem lại một câu truyện độc đáo, nhân vật cô bé bán diêm còn để lại trong lòng chúng ta những dư âm sâu sắc về những bài học nhân sinh và thông điệp cuộc sống. Qua đó, ta cũng thấy đưoecj sự tài năng và tấm lòng nhân đạo của người cầm bút.

Cù Chính Lan là một chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Quê hương anh bị giặc Pháp tàn phá, bắn giết gây nhiều thiệt hại về của về người. Anh rất căm thù chúng và quyết tiêu diệt chúng để góp phần đánh đuổi chúng ra khỏi đất nước mình.

Một lần anh được phân công đi đánh xe tăng địch ở đường số 6. Đoàn xe của chúng đã bị diệt gần hết, chỉ còn một chiếc cuối cùng đang tìm đường tẩu thoát. Anh nói với đồng đội:

– Phải đánh bằng được chiếc xe này!

Nói xong, anh băng lên chạy theo xe bất chấp đạn của địch đang bắn lại như mưa. Anh luồn lách tới gần rồi nhanh nhẹn trèo lên xe địch, bị trượt ngã xuống anh lại leo lên và ném vào thùng xe hai trái lựu đạn, nhưng hai trái lựu đạn này lại bị địch hất trả ra ngoài.

Hết lựu đạn của mình, anh lấy lựu đạn của đồng đội rồi chạy tắt qua rừng, đón đầu chiếc xe tăng đang rút chạy. Lần này là lần thứ năm anh lại nhảy lên xe. Tay trái anh cố mở nắp xe. Tay phải anh cầm lựu đạn và lấy răng cắn chốt. Chờ cho quả lựu đạn đã bắt đầu xì khói, anh mới ném vào thùng xe rồi nhảy vội xuống.

Một tiếng nổ vang lên. Các tên giặc trong xe chết ngay. Chiếc xe sững lại và bốc cháy.

Sau trận đó, anh được thưởng huân chương và được phong là Anh hùng quân đội.

Anh Cù Chính Lan đúng là một chiến sĩ quân đội dũng cảm, kiên cường

27 tháng 10 2019

Lòng dũng cảm là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay, và ngày nay tinh thần đó vẫn được gìn giữ và phát huy. Tiêu biểu cho tinh thần dũng cảm đó chính là tấm gương của anh Nguyễn Văn Nam ở Nghệ An đã hy sinh thân mình để cứu bốn bạn giữa dòng nước xoáy.

Không chỉ có gia đình em mà tất cả mọi người khi xem ti vi và đọc báo đều khâm phục trước tinh thần dũng cảm của anh Nguyễn Văn Nam, một học sinh lớp mười hai tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An, thêm vào đó là sự xót thương trước sự ra đi của anh.

Hôm đó là ngày 30/4 cả nước được nghỉ nhân kỉ niệm ngày “Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước” trong khi anh Nam đang đi bắt chim thì nghe thấy tiếng kêu thất thanh của một bạn ở gần bờ sông, anh vội chạy ra thì thấy những cánh tay đang chới với giữa dòng nước xoáy. Không chút do dự anh đã lao xuống dòng nước để cứu người, có tất cả bốn bạn, sau khi đưa được ba bạn vào bờ anh tiếp tục quay trở lại để cứu bạn cuối cùng, khi vào gần đến bờ do đã kiệt sức anh đã dùng hết sức đẩy mạnh bạn đó vào để ba bạn trên bờ kéo lên còn bản thân anh đã bị dòng nước cuốn trôi đi mất, thấy vậy các bạn vội đi gọi người cứu nhưng không kịp, và phải mất một thời gian sau đó, gia đình và lực lượng công an mới tìm thấy thi thể của anh. Những bức ảnh được đưa lên báo hay trên ti vi ta thấy được nỗi đau, sự mất mát hằn sâu trên khuôn mặt của gia đình anh Nam, tất cả mọi người đều đau xót và cảm động. Vẫn còn đó là ước mơ và hoài bão của anh với hy vọng thi đỗ vào một trường đại học, để làm rạng danh gia đình – bố mẹ và bà của anh vừa khóc vừa kể với các nhà báo, nhưng anh đã ra đi trong sự vinh quang với một hành động cao đẹp của mình để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, bạn bè và tất cả mọi người.

Anh Nguyễn Văn Nam là một tấm gương tiêu biểu cho lòng dũng cảm, anh được nhà trường và Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tại nơi anh theo học tuyên dương và khen thưởng về hành động của mình. Hành động của anh như một sự thức tỉnh đối với những ai có thái độ sống thờ ơ, vô cảm đối với những người xung quanh, chỉ biết lo cho bản thân mình.

Anh Nguyễn Văn Nam xứng đáng là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm để chúng ta học tập và noi theo, nó thể hiện một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một đạo lý làm người mà mỗi chúng ta cần phải có.

Bài làm

Có lẽ tôi đã yêu ngôi trường này từ ngày tôi bước vào cánh cổng lớp bảy đây.. Mới đây thôi không dài nhưng bao nhiêu đó đã làm cho tôi luôn ghi sâu kỉ niệm bên ngôi trường này. Những kỉ niệm hằng sâu trong tim kí ức tuổi học trò tôi, biết khi nào nó sẽ rời xa tôi, nếu một ngày tôi nhỡ quên nó thì tôi không là đứa con ngoan của ngôi trường yêu dấu ấy.....!

Chẳng có ai mà không có kỉ niệm bên ngôi trường của mình ... chỉ trừ khi những bạn tuổi hồng bất hạnh không được đi học. Thật thương cho số phận của họ, họ luôn ước mơ một ngày đến trường vui đùa , luôn muốn ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của mình , coi thầy cô như cha mẹ. Thế mà tại sao giờ đây có một ít người không coi trọng thầy cô ngôi trường mình .. phải chăng điều đó khó làm hay sao? Nó có quá khó không? - tôi tự hỏi . Không đâu các bạn ạ! Hãy thử một lần dù một lần để yêu thương thầy cô, ngôi trường thì bạn sẽ thấy mình thay đổi hoàn toàn . Cảm giác được ở trường thật sự rất thú vị. Bên ánh nắng sân trường từng nụ cười rạng rỡ , hồn nhiên trên gương mặt thanh thoát của những cô cậu học trò nhỏ làm sân trường thêm rộn rã . Từng hàng ghế đá thân thương chan chứa kỉ niệm phượng hồng với tà áo dài duyên dáng đỗi thướt tha của sinh viên Việt Nam làm tôi đỗi tự hào . Ngôi trường đã để lại ấn tượng lớn cho tôi còn thầy cô thì tôi không thể bao giờ quên được. Nhớ những ngày thầy đã dạy cho tôi từng chút một, một nguời thầy bao dung nhân ái , đôi lúc nghiêm nghị nhưng ai biết đâu thầy đã khó nhọc sương phai. Còn các cô luôn quan tâm học trò nhỏ như chúng tôi , yêu thương từ ánh mắt trìu mến kia. Họ đã làm cho tôi thêm cảm xúc lân lân khó tả , làm sao biết đến bao giờ tôi mới có thể đền đáp công lao to lớn giáo dục chúng tôi. Tôi mãi khắc ghi những dấu ấn sâu đậm bên ngôi trường thân thương này.

Người ta thường ví thời gian như dòng sông trôi, nó cứ trôi mãi trôi mãi chẳng có bến dừng. Và tình yêu của tôi dành cho ngôi trường cũng thế nó sẽ mãi không bao giờ hết. Dẫu các bạn xem ngôi trường của mình như thế nào chứ riêng tôi tôi xem ngôi trường như ngôi nhà thứ hai của chúng tôi . Một ngôi trường luôn dang rộng đón nhận các đàn con thân yêu, những đứa con ngây thơ của tuổi mới lớn, những đứa con còn bộc trực cần những người cha người mẹ dạy dỗ. Ngôi trường đã là ngôi nhà thứ hai thì những người thầy, người cô như cha mẹ của chúng tôi. Họ lúc nào cũng tận tụy bên những trang giáo án. Những trang giáo án chứa bao tâm quyết, hi sinh của những bậc làm cha mẹ nơi đây dành cho chúng tôi. Tôi không biết trường các bạn ra sao nhưng ngôi tường của chính tôi đang học thì tôi yêu quý nhất. Yêu mái trường ngói đỏ lung linh, yêu hàng phượng vĩ thắp sáng tuổi học trò, yêu thầy cô, bạn bè quí mến.

Tôi vẫn nhớ như in cái ngày tôi đặt chân vào ngôi trường này, tất cả, tất cả dường như lạ lẫm. Tôi cũng như các bạn khác thôi, đôi lúc rụt rè , sợ hãi có lúc còn nép sau lưng người thân. Dần năm tháng trôi qua tôi càng thấy ngôi trường rất thân thương, luôn yêu thương chúng tôi, yêu các đàn con bé nhỏ, ngây thơ.

Tôi vẫn thường tự hỏi: " Tại sao thầy cô lại luôn mang đến cho chúng em tất cả kiến thức mà thầy cô có được" . Đến bây giờ tôi mới hiểu được thầy cô luôn muốn chúng tôi thành tài, luôn mong chúng tôi nên người giữa biển đời mênh mông rộng lớn. Một biển đời còn lắm chông gai, gian khổ, đang cần những đôi tay của thầy cô dìu dắt trên con đường lạ lẫm kia. Con đường ấy đang ở tương lại và tôi sẽ mãi hướng về nơi ấy , một nơi hy vọng cho tương lai tốt đẹp.

Giờ đây không gì sánh bằng đi học cả. Tôi đã học được rất nhiều điều ở ngôi trường này. Tôi được bạn bè quý mến , được thầy cô yêu thương , quan tâm tôi rất nhiều , nhưng người muốn chúng tôi thành đạt là ngôi trường và thầy cô đây. Thầy cô ơi biết đến khi nào con mới đền đáp được công ơn của các thầy cô dành cho con. Điều ấy con luôn khắc ghi trong tim của con , dù mai này thời gian cứ trôi mãi , cuộc sống và chính con sẽ đổi thay nhưng con vẫn luôn khắc ghi sâu công lao của thầy cô. Công lao to lớn nhường nào. Bây giờ con mới biết rằng dù có dùng tiền để đền đáp công ơn của thầy cô thì cũng chỉ là vô nghĩa mà thôi. Nếu một ngày tôi nhỡ quên đi kỉ niệm bên ngôi trường , tôi có dùng tiền đền đáp thì có lẽ cũng chỉ là vô dụng thôi. Nhưng điều ấy sẽ không xảy ra đối với tôi, tôi luôn luôn mãi ghi nhớ về ngôi trường này . Ngôi trường thân yêu ơi con mong sao trường sẽ mãi dang rộng cánh cổng để đón các đàn con thân yêu, những người con còn ngây thơ bộc trực của tuổi mới lớn. Trường sẽ mãi là trường này đây , một ngôi trường đang ở trước mắt con, ngôi trường thân thương , luôn yêu các đàn con nhỏ. Thầy cô ơi , thầy cô cũng mãi là người dìu dắt mang đến cho chúng con kiến thức rộng mở đưa con đến tương lai còn xa kia ấy. Nơi được gọi là bờ bến tương lai.

Tôi nguyện làm đứa con ngoan của trường những biết là sẽ không thể nào được thế. Những con chỉ mong một điều rằng trường thân yêu ơi hãy luôn dang rộng vòng tay đón những đứa con thân yêu , mới lớn . Luôn đưa đàn con đến bờ bến tương lai rộng mở tri thức .Con mãi khắc ghi sâu kỉ niệm bên trường yêu dấu. Tôi sẽ không bao giờ quên một kỉ niệm vô giá không có vậ giá trị nào sánh bằng.Trường tôi là thế đấy , tôi yêu trường tôi lắm......!

# Học tốt #

27 tháng 10 2019

Ngôi trường của em là một ngôi trường mới tinh vẫn còn hơi mùi sơn tường. Những năm trước trường em trông rất cũ, nhưng trong năm học mới này chúng em đã được chuyển sang một ngôi trường thật khang trang và đẹp đẽ. Em như cũng rất ấn tượng với những dãy nhà cao tầng của trường em cũng được sơn màu vàng thật đẹp. Mái trường màu vàng được ánh nắng mặt trời soi chiếu vào càng thêm đậm màu. Nhìn từ xa mái trường em thật bắt mắt biết bao nhiêu. Thế rồi em cũng nhận thấy được từng phòng học của trường em dường như lúc nào cũng vang lên lời giảng thật nhiệt huyết của thầy cô. Lớp học ai ai cũng ngoan ngoãn lắng nghe cô giáo giảng bài.

Phóng tầm mắt ra xa là sân trường như cũng thật rộng rãi nhờ có những hàng cây xanh đã tỏa những tán lá thật rộng ra. Sân trường cũng chính là nơi chúng em vui chơi những giờ ra chơi lý thú để giúp cho chúng em lấy lại cân bằng sau mỗi tiết học. Cơn gió như cứ thật nhẹ nhàng khẽ làm đu đưa hàng cây xanh và mang đến cho chúng em được cảm giác mát rượi. Em cũng yêu lắm sân trường của em. Em như cảm nhận được mỗi khoảng đất, hay cả những chiếc ghế đá đều in dấu biết bao nhiêu là kỷ niệm của em về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè. Mái trường thực sự là nơi mà em yêu thương và gắn bó. Thời gian cứ thấm thoát trôi qua và em cũng đã gắn bó với ngôi trường này 1 năm. Năm nay em đã lên lớp 7 và được học ở một ngôi trường khang trang như thế này thì thật thú vị biết bao nhiêu.

Ngôi trường như chất chứa biết bao nhiêu những kỷ niệm về những người thầy cô, những đứa bạn bè mà em rất yêu quý nữa. Có thể nói được thầy cô của em dưới mái trường này thì luôn luôn dịu dàng mà nghiêm khắc. Thầy cô luôn hết lòng truyền lại cho em và các bạn, những kiến thức thật quý giá biết bao nhiêu. Với em ngôi trường không chỉ là nơi che nắng che mưa nữa mà là nơi có thầy cô thân yêu của em. Thầy cô quả thật như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng em như trưởng thành hơn và trở thành người công dân có ích cho xã hội. Em như nhận thấy được ngôi trường còn ghi dấu không thể nào có thể phai mờ trong em. Em biết được rằng ngôi trường luôn luôn là điểm tựa lý tưởng và chắp cánh cho em những ước mơ. Ngôi trường là nơi có những người bạn trang lứa có thể đồng hành cũng như động viên em để cho em sẻ chia được những vui buồn trong cuộc sống. Có những người bạn tốt thật là tuyệt vời biết bao nhiêu, khi không hiểu bài em cũng có thể nhờ bạn Hường giảng lại cho em. Cũng từ chính dưới mái trường này em cảm nhận được niềm hạnh phúc và vui sướng khi nhận được sự quan tâm của thầy cô và bạn bè.

Ngôi trường của em có những hàng cây xanh ngút ngàn, những phòng học thật rộng, có cả những trang thiết bị hiện đại lại được trang bị đầy đủ. Tất cả như tạo lên một không gian lớp thật đủ đầy giúp cho chúng em học tập trong điều kiện tốt nhất. Nhưng không phải chỉ có vậy thôi mà em yêu ngôi trường. Có lẽ những điều kiện vật chất này nó cũng chỉ là một phần, mà quan trọng hơn ở ngôi trường này em cũng cảm nhận được tình yêu thương của thầy cô nữa.

Em yêu mái trường này lắm vì nó cũng chính là nơi lưu giữ biết bao tình cảm gắn bó yêu thương của thầy cô, bạn bè dành cho em. Mai này dù có trưởng thành và xa mái trường thì em vẫn luôn luôn nhớ về mái trường THCS Nam Hà của em.

27 tháng 10 2019

bn tham khảo ^^

Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”…cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.

Có một mái ấm gia đình hạnh phúc, ấm êm, có bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày; có nụ cười thật hiền lành, ấm áp của ba sau một ngày làm việc mệt nhọc. Có những giây phút quây quần bên nhau kể cho nhau nghe những điều hay, ý đẹp.

Để xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của ba mẹ mà còn là của những đứa con. Không thể một người xây và một người phá, như thế sẽ không thể tạo nên sự bền vững trong tình yêu thương. Những vết rạn nứt luôn hiện hữu quanh đây và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào không hay.

Chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn, hạnh phúc của gia đình. Những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng chan chứa nghĩa tình của ba mẹ là điều tuyệt vời nhất.

Mái ấm gia đình chính là nơi nhiều mong ngóng và đợi chờ, nơi trở về sau những năm tháng bôn ba nơi phương trời xa. Đó chính là nhà, là nơi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng bao dung và rộng lượng đón nhận và sẵn sàng tha thứ.

Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.

Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.

Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.

Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Hãy mở lòng để tạo những mái ấm gia đình thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.

27 tháng 10 2019

Gia đình - hai từ rất đỗi thân thuộc với chúng ta, hai tiếng ấy sao thân thương mà ấm áp. Gia đình - nơi mà ta đã trải qua bao niềm vui, nỗi buồn, luôn cùng nhau cố gắng. Hẳn mỗi chúng ta có rất nhiều kỉ niệm với gia đình của mình, và tôi cũng vậy, có một kỉ niệm sâu sắc đã in hằn vào tâm trí tôi: đó là ngày mẹ tôi trở về nhà sau hai năm đi ra nước ngoài làm ăn về. Ngày mẹ trở về, với một cô bé học lớp Ba, cuộc sống của cô bé ấy như được bừng sáng lên hơn bao giờ hết.

Gia đình tôi có ba người: mẹ, chị gái và tôi. Bố tôi mất sớm do tai nạn giao thông. Gia đình tôi sống ở nông thôn, làm nghề nông chủ yếu, nên từ khi bố mất cuộc sống của cả gia đình từ cơm áo gạo tiền mọi thứ đổ dồn hết lên đôi vai gầy gò bé nhỏ của mẹ tôi. Mẹ - một người phụ nữ trải qua nỗi đau mất chồng khi còn trẻ, trong mình vẫn còn đang mang thai - đó là tôi, đã phải gồng mình lên mà sống, vì hai đứa con, vì cuộc sống sau này của chúng. Làm ăn ở quê vất vả, sau khi sinh tôi, và khi tôi được bốn tuổi, mẹ đã sang một tỉnh khác để làm đầu bếp cho một công ty. Nhưng mọi việc không được suôn sẻ, sau ba năm, mẹ lại trở về quê và quyết định tham gia vào xuất khẩu lao động ở nước ngoài.

Số phận của người phụ nữ ấy - mẹ tôi, thật trắc trở, ra nước ngoài làm ăn được một năm thì mẹ tôi phát bệnh, bà cố gắng, duy trì, uống thuốc điều trị bên đấy, nhưng vì chi phí đắt đỏ, và không làm thêm được nữa bà đã về nước.

Đứa trẻ như tôi, từ bé đã xa mẹ, khi biết tin mẹ được về nước, lòng tôi vui xiết khôn tả. Tôi và chị gái ở nhà với ông bà nội, được ông bà chăm sóc tận tình. Những ngày biết mẹ sắp về rồi mà tôi thấy sao thời gian trôi lâu quá vậy, con bé cứ đếm từng ngày từng giờ trông ngóng, nó thật muốn có mẹ ở bên như bao người khác. Và rồi ngày ấy cũng đến, đi học buổi sáng về, lòng tôi nôn nao. Đến cổng, thấy xe máy, xe đạp đầy sân, tôi đoán mẹ đã về đến nhà. Tôi chạy đua với từng giây, tôi mong ngóng ngày này lâu lắm rồi, tôi vui lắm, tôi đã nghĩ sẽ chào mẹ thật to, cười thật tươi hỏi mẹ thật nhiều. Nhưng không, đứa trẻ ấy chạy sà vào ngay lòng mẹ, không chào hỏi bất kì ai. Nó khóc, nó khóc to, nó ôm mẹ nó khóc. Lúc đó tôi thấy hơi ấm của mẹ thật tuyệt, nó ấm áp, không còn khiến cho tôi thấy trống vắng nữa. Tôi cũng sợ mẹ đi xa nữa, nên tôi cứ ôm mẹ mãi mà sụt sùi. Mẹ ôm tôi thật lâu, tôi biết mẹ thương tôi nhiều lắm, bởi nó gầy gò, đen đen, sức khỏe yếu (do khi mang thai tôi mẹ lại phải chịu cú sốc mất chồng, sức khỏe không được tốt nên từ bé đến lớn tôi vẫn gầy vậy). Niềm vui của tôi, mẹ và chị gái như hòa làm một, tình cảm ruột thịt mẹ con bao ngày xa cách. Tôi thật thích cái ôm của mẹ, cái vuốt tóc, xoa lưng vỗ về. Với tôi cả thế giới lúc đó là mẹ.

Vì ở nông thôn, người thân anh em họ hàng biết tin mẹ về, mọi người đến chơi, hỏi thăm mẹ. Mẹ vui lắm, bởi mẹ cũng nhớ tất cả mọi người. Nụ cười trên gương mặt người mẹ gầy gầy xương xương khiến tôi vừa thương, vừa yêu mẹ nhiều hơn. Tôi và mẹ đã trò chuyện rất nhiều trong buổi trưa đó, tôi líu lo không ngừng. Mẹ hỏi han sức khỏe, tình hình học tập, ở nhà với ông bà có ngoan không. Rồi mẹ kể những câu chuyện khi mẹ sống ở nước ngoài. Giọng mẹ ấm áp, thủ thỉ, ngọt ngào. Tôi có thể cảm nhận ánh mắt của mẹ yêu thương đến nhường nào. Cả ngày hôm đó tôi cứ dính mẹ không ngừng. Tôi nhớ lắm lúc mẹ nấu cơm, mẹ nấu món ăn mà tôi thích nhất - món thịt kho tàu. Nhìn từng cử chỉ, cách mẹ nấu, mẹ nói cho tôi biết làm thế nào để cô đường cho đẹp, cho gia vị ra sao. Mẹ chọc cho tôi cười, bởi tôi biết mẹ chỉ cần chị em tôi vui, khỏe mạnh và hạnh phúc thì lòng mẹ cũng vui, hạnh phúc. Tối đến, hai chị em nằm cạnh mẹ, được mẹ kể chuyện cổ tích cho nghe, rồi mẹ hát ru cho ngủ. Cảm giác sau hai năm, giọng hát ấy vẫn ngọt ngào, êm nhẹ, dễ đưa vào giấc ngủ. Đó là một ngày hạnh phúc biết bao!

Ngày mẹ về nhà sau hai năm đã cho tôi một nguồn động lực rất lớn. Tôi an tâm hơn, tôi tự tin hơn khi có mẹ ở bên. Tôi sẽ luôn có mẹ đi họp phụ huynh, được mẹ đưa đi tham gia cuộc thi lớn như các bạn khác. Mẹ đã dành cả cuộc đời dành cả thanh xuân của mình để chăm lo cho hai người con mà không một lời than vãn. Mẹ chỉ cần các con khỏe mạnh làm, người tốt là mẹ vui. Tôi cũng vậy, sẽ học tập thật tốt, và làm một đứa con ngoan của mẹ, sẽ luôn làm cho mẹ vui, không để mẹ lo lắng. Tôi yêu mẹ nhiều lắm, và tôi luôn thủ thỉ với mẹ một câu rằng: "Mẹ ơi! Con yêu mẹ".

27 tháng 10 2019

cảm ơn

dễ vậy mà cũng không biết

tam giác -> tác giam -> đánh nhốt -> đốt nhánh -> thiêu cành -> thanh kiều (mà người nước ngoài đọc không dấu) -> thank kiu -> thanks you

27 tháng 10 2019

Bác Hải là một nông dân cần cù, chất phác. Bác là người họ hàng của gia đình em. Em được biết đến bác là nhờ một lần về thăm quê ngoại. Gặp bác khi bác đang cày ruộng.

Hôm ấy, trên đường về quê em phải qua một cánh đồng rộng. Xa xa là dãy núi tím ngắt. Con mương nhỏ dẫn nước chạy men theo con đường trải đá răm. Đang vui vẻ nói chuyện cùng bố. Bố em dừng lại chào to: "Chào bác Hải, trưa rồi mà vẫn không nghỉ tay à?"

Bác Hải đang cày ruộng. Bác ngừng trâu. Dừng lại, nở nụ cười thật tươi chào lại bố con em. Năm nay bác chừng ngoài bốn mươi tuổi rồi. Dáng người bác cao lớn, vạm vỡ. Trên khuôn mặt chữ điền là đôi mắt to và sáng. Da bác rám nắng, tay chân chắc nịch. Bác say sưa cày ruộng trong chiếc áo đen đã bạc màu, ướt đẫm mồ hôi. Chiếc quần vải màu xanh dày dặn được xắn cao để lộ màu da chân đỏ au, vồng lên những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc. Đôi tay cứng cáp điều khiển cái cày khéo léo. Một tay bác cầm chuôi cày, còn tay kia thì cầm cái roi dài để phết vào mông trâu khi nào trâu lười biếng. Theo lưỡi cày, đất được lật lên ngọt xớt, phơi mình trên thửa ruộng chạy dài, thẳng tắp. Thỉnh thoảng bác lại quất nhẹ vào lưng trâu, miệng quát to: "Ngọ! Ngọ!". Hai con trâu đi chậm rãi dần vì phải kéo cả lưỡi cày, lật bao nhiêu lớp bùn đất. Trong ruộng có nước, khi lưỡi cày đi qua, nó để lại trong nước những hình xoắn tròn to, rồi nhỏ dần nhỏ dần. Khi cày đã thấm mệt, bác dừng lại nghỉ ngơi. Bác ngồi dưới một gốc cây to rồi lấy trong túi ra một gói thuốc rê đã được vê thành từng điếu rồi châm lửa hút. Lúc này, các động tác của bác chậm rãi. Hai con trâu khoan thai, vẫy đuôi găm cỏ. Mặt trời giờ đã lên cao, ánh nắng rải chan hoà khắp thửa ruộng. Mặt bác nhễ nhãi mồ hôi, nhưng bác vẫn cùng con trâu tiếp tục cày xong thửa ruộng. Trâu sau một lát nghỉ ngơi, lại ngoan ngoãn bì bõm kéo cày theo sự điều khiển của bác. Em thấy quý và cảm phục bác làm sao. Nhìn những hàng đất cày thành luồng trông rất đẹp dưới nắng trưa, em lại nhớ đến câu tục ngữ: "Ăn một bát cơm, nhớ người cày ruộng".

Em và bố tiếp tục lên xe vào nhà nội, mỗi lúc một xa, bóng bác Hải khuất dần. Để làm ra hạt gạo, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức. Em thầm cảm ơn các bác nông dân, những người đã cho ta bát cơm trắng, dẻo thơm trong sự nhọc nhằn vất vả của mình.