K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Nhận xét khái quát về ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện:

- Ngôn ngữ đối thoại là biểu hiện sự giao tiếp qua lại giữa hai phía, dùng ngôn ngữ, lời nói để truyền đạt suy nghĩ, quan điểm của bản thân.

- Ngôn ngữ đối thoại xuất hiện trong tác phẩm xuất hiện trong cuộc nói chuyện của ông Cai với người dân, ông Cai với “ anh chàng cảm tử”, bà Cai với dân chúng đất U Minh..

- Nhận xét về ngôn ngữ đối thoại được sử dụng:

+ Làm cho câu chuyện được kể chân thật, gần với cuộc sống thật

+ Góp phần khắc họa hình ảnh các nhân vật trong câu chuyện:

Trong cuộc đối thoại của ông Cai với nhân vật “anh chàng cảm tử “khi đuổi cọp đã thể hiện thái độ bình tĩnh, không chút sợ hãi , thông minh hơn người của ông Cai khi xử lý tình huống đối diện với cọp. Điều này trái ngược hoàn toàn với nhân vật “ anh chàng cảm tử” run sợ, lo lắng được thể hiện qua các câu nói  “ Trời ơi! Làm sao tôi đốn tre bứt mây làm cần câu cho kịp?”, “Anh coi chừng, nó lại gần tôi..”

→ Sự gan dạ, dũng cảm, bình tĩnh, tốt bụng của nhân vật ông Cai

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Phẩm chất và tính cách của nhân vật Cai Thoại: là người có tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm, gan dạ, nhân nghĩa, tốt bụng, hòa hợp với thiên nhiên…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Tác dụng của yếu tố kì ảo được tác giả sử dụng:

- Thể hiện cách kể chuyện mang màu sắc truyền kỳ → tạo sự thu hút với độc giả

- Là yếu tố góp phần xây dựng hình ảnh nhân vật 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Ý nào sau đây nên lên giá trị nhận thức của truyện Hai cõi U Minh?

A. Giúp người đọc hiểu về cuộc sống và con người thời mới mở vùng đất U Minh

B. Giúp người đọc yêu mến và trân trọng con người thời mới mở vùng đất U Minh

C. Giúp người đọc có những rung động, khoái cảm về vẻ đẹp của vùng đất U Minh

D. Giúp người đọc có được niềm vui khi tham quan và khám phá vùng đất U Minh

25 tháng 3

Nguyên nhân nào khiến cho truyện có màu sắc vừa hư vừa thực?

A. Câu chuyện li kì, như là truyện thần thoại, truyền thuyết

B. Câu chuyện có thực từ thở con người mở mang vùng U Minh

C. Câu chuyện nhằm tố cáo bọn buôn chủ đất vùng U Minh ngày xưa

D. Quá trình mở đất U Minh được kể bằng câu chuyện có nhiều yếu tố kì lạ, kì ảo

25 tháng 3

Truyện được kể từ điểm nhìn nào?

A. Ông Tổng Bá- điển chủ đất ven bờ U Minh

B. Người kể chuyện, tự xưng là “chúng tôi”

C. Vợ ông Cai Thoại

D. Tổng Bá và Cai Thoại

25 tháng 3

Ta có thể thấy những câu thơ mang theo mùa hè rất sinh động và đẹp. Thể hiện được vẻ đẹp của mùa hè mùa của tuổi trẻ và khát vọng sự tự do. Có thể thấy được tác giả đã chờ mùa hè rất lấu, khung cảnh mùa hè hiện lên thật đẹp.Tiếng ve đang ngân nga trong những vườn cây, thấy tiếng sáo diều đang vi vu trên bầu trời cao xanh ngoài khung cửa sổ nhà lao. Những màu sắc thật tươi tắn, rực rỡ của ngày hè, là những cánh đồng lúa chín vàng óng đang đến ngày thu hoạch, những hạt bắp vàng đang óng ánh giữa sân, những cơn mưa mùa hè tươi mát. Mùa hè gợi nhớ đến những kỉ niệm hè, những kì nghỉ hè.

25 tháng 3

Dòng nào sau đây nêu nội dung chính của văn bản?

A. Truyện kể về việc cọp hoành hành xóm mới, bắt trâu bò, lợn gà…

B. Truyện kể về Tống Bá ức hiếp người dân nhưng rất sợ Cai Thoại

C. Truyện viết về Cai Thoại chinh phục cọp và giai thoại về ông

D. Truyện tả cảnh dân làng bỏ Tổng Bá kéo lên U Minh lập nghiệp 

25 tháng 3

Đoạn tóm tắt in nghiêng của văn bản có tác dụng gì?

A. Giúp người đọc hình dung được bối cảnh câu chuyện

B. Giúp người đọc hiểu quan hệ giữa Tổng Bá và lũ cọp

C. Giúp người đọc hình dung được vùng đất U Minh ngày nay

D. Giúp người đọc hiểu mối quan hệ của Cai Thoại và Tổng Bá

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

     Chào thầy cô và các bạn, hôm nay, em xin trình bày về vấn đề so sánh yếu tố kì ảo trong “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ với yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích: “ Thạch Sanh”

     Trong nền văn học Việt Nam, yếu tố kì ảo có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng tác phẩm, đem đến cảm giác mới lạ cho người đọc, mở ra một thế giới của trí tưởng tượng. Mặt khác, yếu tố này góp phần phản ánh được quan điểm, ước mơ, khát vọng của tác giả. Trong hai tác phẩm Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên và truyện cổ tích Thạch Sanh, việc sử dụng yếu tố kì ảo có những điểm tương đồng và khác nhau.

     Việc sử dụng yếu tố kì ảo của hai tác phẩm có nhiều điểm tương đồng. Trước hết, trong cả hai tác phẩm Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên và truyện cổ tích Thạch Sanh đều xuất hiện những nhân vật kì ảo, không có thật. Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, hình ảnh các nhân vật kì ảo được miêu tả vô cùng chi tiết, ẩn giấu những ý nghĩa như hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi là tên tướng bại trận của Bắc Triều, cái hồn bơ vơ ở Nam Triều, tranh miếu chiếm đền Thổ Công. Đây là hiện thân của cái ác, lừa lọc, giả dối. Hay hình ảnh nhân vật Thổ Công giữ chức Ngực sự đại phu từ thời Lý Nam Đế, chết vì cần vương.. Diêm Vương là người đứng đầu Minh ti, trực tiếp phán xử vụ án giữa Tử Văn và hồn ma tướng giặc. Đây đều là những nhân vật kì ảo, không có thực, góp phần thể hiện cốt truyện. Còn trong truyện cổ tích Thạch Sanh, cũng có những nhân vật không có thực, chỉ tồn tại trong thế giới cổ tích như: Ngọc Hoàng, thái tử, chằn tinh.. , đồ vật thần kì như niêu cơm thần ăn mãi không hết, tiếng đàn giúp cho Thạch Sanh được giải oan. Tiếp đó, sự tương đồng còn được thể hiện trong mô típ của cả hai tác phẩm: vong hồn vẫn còn tồn tại sau khi chết, trong thế giới thần linh có sự phân chia Thiện- Ác… Đây là mô típ với những tình tiết khá quen thuộc xuất hiện trong nền văn học Việt Nam từ thể loại truyện cổ tích thần kì tới truyện truyền kì 

     Mặc dù vậy, yếu tố kì ảo được sử dụng có những điểm khác biệt nhất định. Đầu tiên, sự xuất hiện của nhân vật chính trong cả hai tác phẩm: Truyện Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên với nhân vật chính là Ngô Tử Văn, được tác giả giới thiệu vô cùng cụ thể: tên, nơi sinh gắn với những địa điểm có thật “huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang”. Truyện cổ tích Thạch Sanh, nhân vật chính Thạch Sanh có nguồn gốc xuất thân kì ảo: Là thái tử do Ngọc hoàng cử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già nghèo khó nhưng tốt bụng luôn giúp đỡ mọi người…Tiếp đó, sự khác nhau được thể hiện trong kết thúc truyện: Nếu như trong Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên, Tử Văn trở về, nhận chức phán sự đền Tản Viên thì ở truyện cổ tích Thạch Sanh, Thạch Sanh được kết duyên với công chúa và được truyền lại  ngôn vua. Hơn thế nữa, về giá trị của tác phẩm được thể hiện qua mô típ chuyện cũng có nhiều điểm riêng biệt: Truyện cổ tích Thạch Sanh đã đề cao triết lý sống: “ ở hiền gặp lành”, kẻ ác phải chịu báo ứng còn trong Chức phán sự đền Tản Viên đề cao sự cứng cỏi, can đảm của kẻ sĩ, đấu tranh tìm sự công bằng không phải cho mình mà cho người yếu thế.

     Qua sự phân tích, đánh giá giữa những điểm tương đồng và khác biệt, ta có thể thấy yếu tố kì ảo trong thể loại truyền kì là sự kế tục của thể loại văn học dân gian: Sự xuất hiện của những nhân vật kì ảo không có thực hay là mô típ truyện có những chi tiết hoang đường, huyền ảo như: người chết sống lại, thế giới thần linh cũng phân chia thiện ác… Dòng truyện kì ảo trung đại, dù vẫn còn mang bóng dáng của văn học dân gian, nhưng đây là những sáng tác đậm dấu ấn cá nhân của tác giả, gắn liền với sự bừng ngộ, sự ý thức của con người đối với hiện thực. Cảm hứng của Nguyễn Dữ khi sáng tác Truyền kì mạn lục là lấy cái “ kì” để nói cái “ thực”.. Vì lẽ đó, yếu tố kì ảo được sử dụng như một phương thức kể chuyện khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động. Ngoài ra, yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực đan xen vào nhau, cùng tồn tại để bộ lộ tư tưởng của tác giả. Điều này khác với truyền cổ tích Thạch Sanh khi mà yếu tố kì ảo có vai trò to lớn, không thể thiếu trong sự phát triển tình tiết, giải quyết xung đột: chiếc đàn thần, niêu cơm của Thạch Sanh….

     Có thể nói rằng, văn học dân gian có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của văn học viết. Các tác giả của nền văn học viết đã tiếp thu nội dung một cách chọn lọc về đề tài, nguồn cảm hứng, … Đặc biệt trong phương diện nghệ thuật, thông qua việc sử dụng yếu tố kỳ ảo trong thể loại văn học viết đã phản ánh quan niệm, ước mơ của người viết. Cùng với đó, việc vận dụng một cách sáng tạo yếu tố trên góp phần thể hiện dấu ấn cá nhân của mình trong mỗi tác phẩm. 

     Phần trình bày của em đến đây là kết thúc, em rất mong nhận được phản hồi từ thầy cô và các bạn để bài làm của em thêm hoàn thiện. Em cảm ơn ạ.