K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

        Tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi là một tác phẩm đặc sắc viết vùng đất và cuộc sống của con người Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nội dung của tiểu thuyết xoay quanh cuộc sống phiêu bạt của cậu bé An qua những miền đất rừng phương Nam. Qua câu chuyện của An, nhà văn đã miêu tả lại hình ảnh về cuộc sống nông thôn, những khó khăn, gian khổ mà người dân phải trải qua, cũng như tình yêu đất nước và sự hy sinh của những người dân miệt vườn trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Về mặt nghệ thuật, Đoàn Giỏi đã vô cùng tinh tế trong việc lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh, phong phú, từ đó đã khắc họa bức tranh sống động về cảnh vật và con người. Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn, người đọc dễ dàng hòa mình vào không gian và cảm nhận được hơi thở của cuộc sống miệt vườn Nam Bộ - một không gian tươi sáng, sống động, tràn ngập ân thanh. Điểm nhìn của tác phẩm được chuyển đổi vô cùng đa dạng: là góc nhìn của nhân vật an rồi kể theo ngôi thứ nhất, những cảm nhận của An về khu rừng U Minh chân thật hơn bao giờ hết, có đôi lúc là góc nhìn của tía má nuôi, của thằng Cò…Tất cả đều bổ sung lẫn nhau để tạo ra một góc nhìn thiên nhiên đa chiều và sâu sắc. Ngoài ra, "Đất rừng phương Nam" đã dựng lên hình ảnh con người nam Bộ phóng khoáng, thuần hậu, giàu tình cảm và yêu thiên nhiên sâu sắc… Qua tác phẩm “ Đất rừng phương Nam”, tác giả muốn bày tỏ sự yêu mến với vẻ đẹp hùng vĩ nhưng thơ mộng của núi rừng phương Nam. Đồng thời, bộc lộ tình cảm trân trọng, thương yêu, tự hào với những con người nơi đây.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

- Văn học trung đại: Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm),...

- Văn học hiện đại: Trái tim hổ (Nguyễn Huy Thiệp), Ma đưa (Nam Cao),…

--> Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến: "Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình".
=> Khi ta ghen tị với người khác, ta dành phần lớn thời gian và năng lượng để suy nghĩ về họ, về thành công của họ, và so sánh bản thân với họ. Điều này khiến ta xao nhãng khỏi mục tiêu của bản thân và không thể tập trung vào việc phát triển bản thân.

25 tháng 3

vgg

 

* Bạn dựa vô đây để tự viết ^^
=> Lối sống không có sự đố kị là một lối sống đẹp, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân và cho xã hội. Nó thể hiện sự trưởng thành, lòng vị tha và sự tự tin vào bản thân.
=> Đố kị là một cảm xúc tiêu cực xuất phát từ sự so sánh bản thân với người khác và cảm thấy không bằng họ. Nó có thể dẫn đến những suy nghĩ và hành động tiêu cực như ghen ghét, hận thù, nói xấu, hãm hại người khác.
=> Lối sống không có sự đố kị trái ngược hoàn toàn với điều đó. Nó thể hiện sự trân trọng những gì mình có, biết ơn những thành công của người khác và luôn hướng đến sự phát triển của bản thân.
+ Lối sống không có sự đố kị mang lại nhiều lợi ích cho bản thân:
--> Khi ta không ghen ghét, đố kị với người khác, ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và vui vẻ hơn. Ta có thể tập trung vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống và tận hưởng những gì mình đang có.
--> Khi ta không ganh ghét, đố kị, người khác sẽ cảm thấy tin tưởng và yêu quý ta hơn. Ta có thể xây dựng những mối quan hệ bền vững và tốt đẹp với mọi người.
--> Khi ta không bị chi phối bởi những cảm xúc tiêu cực, ta có thể tập trung vào mục tiêu của mình và nỗ lực để đạt được nó. Ta có thể phát huy tối đa tiềm năng của bản thân và thành công trong cuộc sống.
+ Lối sống không có sự đố kị cũng góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn:
--> Khi mọi người không ghen ghét, đố kị với nhau, xã hội sẽ trở nên hòa bình và yên ổn hơn.
--> Khi mọi người cùng nhau hướng đến sự phát triển của bản thân, xã hội sẽ tiến bộ và phát triển hơn.
=> Lối sống không có sự đố kị là một lối sống đẹp và cần được nhân rộng. Mỗi người hãy tự ý thức và rèn luyện để có được lối sống này, góp phần xây dựng một cuộc sống tốt đẹp cho bản thân và cho xã hội.
+ Để có được lối sống không có sự đố kị, mỗi người cần:
--> Hãy học cách yêu thương và trân trọng bản thân. Nhận thức rằng mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, không ai hoàn hảo cả.
--> Thay vì so sánh bản thân với người khác, hãy tập trung vào mục tiêu của mình và nỗ lực để đạt được nó.
--> Hãy biết ơn những gì mình đang có, thay vì than vãn về những gì mình không có.
--> Hãy học cách vui mừng với thành công của người khác và chia sẻ những khó khăn với họ.
=> Lối sống không có sự đố kị là một hành trình rèn luyện bản thân. Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt và kiên trì thực hiện, bạn sẽ dần dần có được lối sống đẹp này.

25 tháng 3

vgg mh hiểu

 

25 tháng 3

Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính ngưỡng: Thầy có nhớ em không ạ? Thầy giáo nói: Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào. Người học trò nói: Em đã học lớp 3 của thầy hồi đó, em đã ăn cắp chiếc đồng hồ của một bạn trong lớp. Em chắc là thầy nhớ chuyện đó mà. Một bạn trong lớp có một chiếc đồng hồ rất đẹp, vì vậy em quyết ăn trộm nó. Bạn ấy khóc và mách với thầy có người cắp đồng hồ của bạn. Thầy bảo cả lớp đứng cho thầy soát túi. Em nhận ra rằng hành động của mình sẽ bị phơi bày ra trước mặt tất cả các học sinh và giáo viên. Em sẽ bị gọi là thằng ăn cắp, một kẻ nói dối và hạnh kiểm của em sẽ bị hoen ố mãi mãi.

Thầy đã bắt chúng em đứng quay mặt vào tường và nhắm mắt lại. Thầy đã soát từng chiếc túi, và khi lấy chiếc đồng hồ từ túi của em, thầy tiếp tục soát đến túi của bạn cuối cùng. Xong xuôi, thầy kêu chúng em mở mắt ra và thầy ngồi xuống ghế. Em sợ thầy sẽ nêu tên em ra trước các bạn.

Thầy giơ cái đồng hồ cho cả lớp thấy và đưa trả lại cho bạn ấy. Thầy không bao giờ nói tên người ăn cắp chiếc đồng hồ. Thầy không nói với em một lời và không bao giờ đề cập chuyện đó với bất cứ ai. Suốt những năm tiểu học, không một giáo viên hay học sinh nào nói với em về chuyện ăn cắp đồng hồ. Em nghĩ rằng thầy đã cứu vớt cho nhân phẩm của em ngày đó. Thầy không nhớ em sao? Sao thầy lại không nhớ em được, thưa thầy? Em chắc là thầy phải nhớ câu chuyện em đã ăn cắp cái đồng hồ và thầy không muốn làm em xấu hổ. Đó là một câu chuyện không thể nào quên…

Người thầy đáp: Thầy không thể nào nhớ được ai đã lấy cắp cái đồng hồ ngày đó, bởi vì khi thầy soát túi tất cả các em, thầy cũng nhắm mắt mà (Nhị Tường dịch).

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
25 tháng 3

Câu này có nghĩa là Cho dù con có gặp bất cứ điều gì thì luôn có cha bên cạnh, luôn có cha chở che, bao bọc và cha cũng chính là động lực giúp con đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Trong văn bản Hai cõi U Minh, ở phần cuối đoạn trích, sau vài chục năm ông Cai biến mất, mọi người đều tin rằng ông Cai đã chết, thậm chí “ mấy ông kì lão trong xóm bàn bạc, muốn hùn tiền cất giấu ngôi miếu nhỏ thờ ông” nhưng khi vừa hùn tiền xong thì lại nghe tin ông Cai Thoại vẫn còn sống. Bởi vào đêm, có người đi bắt trăn lại gặp ông “thấp thoáng bên đống lửa, trong sương mù, kế bên có con bạch quỳ xuống chầu chức”. Đây là chi tiết ấn tượng với em nhất, vì:

- Miêu tả hình ảnh của con người hòa hợp với sinh vật trong thiên nhiên rộnglớn 

- Đây là chi tiết mang yếu tố kỳ ảo, góp phần tạo nên hình ảnh huyền thoại bất tử của nhân vật ông Cai. Bởi tác giả không miêu tả cái chết của ông, không để dân làng lập bàn thờ mà để ông xuất hiện vĩnh cửu cùng lời đồn, lời kể. Ẩn sâu trong hình ảnh đó là ước mơ của nhân dân về người anh hùng có công với dân tộc, sẽ luôn sống mãi trong lòng mỗi người. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Thông điệp của tác giả Sơn Nam muốn gửi gắm trong Hai cõi U Minh: Vẻ đẹp của con người trong công cuộc khám phá, xây dựng cuộc sống mới của nhân dân Nam Bộ.