K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Đến cuối phiên xét xử, Poóc-xi-a đã đưa ra lời tuyên án cho Sai-lốc với hình phạt thích đáng: “một nửa tài sản của y sẽ bị tịch thu để trả lại cho người bị mưu hại, còn nửa kia sẽ bị sung vào quỹ riêng của nhà nước”

→ Từ đó, có thể hình dung tâm trạng của Sai-lốc: ngỡ ngàng, ngạc nhiên, không thể tin được bản thân mình đi kiện nhưng cuối cùng lại kết tội và bị tịch thu hết tài sản.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

- Lời thoại của Gra-ti-a-nô:

+ “ Ôi, quan tòa công minh quá, hả, Sai-lốc? Quan tòa giỏi quá?”

+ “ Ôi, quan tòa giỏi quá, nhỉ, Sai- lốc? Ôi, quan tòa giỏi quá”

- Lời thoại của Sai- lốc:

+ “ Ôi, vị quan tòa cao quý! Ôi, chàng trẻ tuổi ưu việt”

+ “ Thật là chí lí! Ôi! Vị quan tòa ngay thẳng và sáng suốt! Ngài thật là già dặn hơn bên ngoài nhiều lắm”

+ “ Quan tòa thật là công minh quá!”

+ “ Quan thật là giỏi quá! Án quyết như thế, mới là án quyết! Nào, anh, chuẩn bị đi”

→  Nhận xét: 

- Điểm giống: cả hai lời thoại của Gra-ti-a-nô và Sai-lốc đều là những lời khen, lời ca ngợi với vị quan tòa khi xử kiện

- Điểm khác:

+  Đối với lời thoại của Sai-lốc thì đó là lời khen, nịnh bợ của Sai- lốc với quan tòa khi nghe quan tòa thực thi công lý trên phiên xét xử. 

+ Đối với lời thoại của Gra-ti-a-nô là lời khen với quan tòa nhưng mục đích là nói với Sai- lốc. Từ đó thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai của Gra-ti-a-nô với Sai-lốc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Qua đoạn trích, mỗi khi cất lời ca tụng vị quan tòa, người đọc có thể hình dung nhân vật Sai lốc với tâm trạng ung dung, giọng điệu thì nịnh bợ, cử chỉ thành khẩn, kính trọng khi đưa văn khế với người vị quan tòa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

- Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của nhân vật ( lời thoại, cử chỉ, điệu bộ, hành vi,…) thể hiện và thúc đẩy xung đột, bộc lộ tính cách đáng cười của nhân vật hài kịch

- Hành động kịch của Poóc- xi-a ở đây là lời đối thoại với Sai lốc để giải thích về lý do việc Sai -lốc phải khoan hồng

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Đoạn trích sử dụng những kiểu lời thoại: đối thoại

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

*Tác giả:

a. Tiểu sử, cuộc đời:

+ Tên khai sinh: William Shakespeare

+ Năm sinh: 1564 - 1616

+ Là nhà văn vĩ đại nhất của Anh và nhà viết kịch đi trước thời đại 

+ Ông được vinh danh là nhà thơ tiêu biểu của nước Anh và là “ Thi sĩ của dòng sông Avon”

b. Sự nghiệp văn chương: 

- Vô cùng đồ sộ, phong phú: Viết hơn 40 vở kịch, đều dưới dạng thơ 

- Các tác phẩm tiêu biểu:

+ Bi kịch: Romeo và Juliet, Hoàng tử Hamlet, Vua Macbeth…..

+ Hài kịch: Hài kịch của những hiểu lầm, Hai chàng ở thành Veron; Đêm thứ mười hai, , ….

+ Thơ: Shakespaere’s Sonnets,…

- Vở hài kịchNgười lái buôn thành Vơ-ni-dơ:

+ Thể loại: Hài kịch

+ Hoàn cảnh sáng tác: thế kỉ XVI ( 1596-1571)

+ Phương thức biểu đạt: Tự sự 

+ Nội dung: Viết về một thương gia thành Venice tên là Antonio, người đã không có khả năng trả một khoản nợ lớn vay từ một người Do Thái chuyên cho vay lấy lãi tên là Shylock.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

- Lời thoại em ấn tượng nhất: lời thoại cuối của viên thị trưởng:

 “ Sao ấy à? Không, tôi chỉ là một thằng già ngu xuẩn thôi! Một con cừu ngốc nghếch như con nít ấy! Ba mươi năm trời, tôi làm việc quan, không có một thằng nhà buôn… Vậy mà bỗng dưng tất cả đều gào lên: quan thanh tra, quan thanh tra? Hử, đứa nào réo lên đầu tiên cái thằng ấy là quan thanh tra? Trả lời xem nào”

- Chú ý : 

+ Thể hiện lại diễn biến thái độ của viên thị trưởng sau khi biết mình bị lừa: từ tức giận, phẫn nộ đến tự trách.

+ Thể hiện đúng các cử chỉ hành động của nhân vật: đập tay lên trán, khoa tay, giậm chân xuống sàn….

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

- Đoạn trích “Quan thanh tra” của Gogol đã vạch trần bản chất của bộ máy quan chức cồng kềnh, mục nát dưới chế độ Sa hoàng. Đồng thời, đoạn trích đã châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu, những góc khuất của xã hội. Từ đó, phản ánh hiện thực xã hội bất công, phân chia nhiều tầng lớp trong xã hội

- Thông điệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống hiện nay đặc biệt khi đất nước ngày càng phát triển, vấn đề tham nhũng, quan liêu trở nên vô cùng quan trọng và trở thành một vấn đề thời sự cần được giải quyết.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Em đồng ý với ý kiến “Nhân vật tích cực trong đoạn trích Quan thanh tra chính là tiếng cười” vì:

Trong tác phẩm hài kịch, tiếng cười của Gogol không chỉ có mục phản ánh, phê phán hiện thực với các thói hư tật xấu của con người trong xã hội qua hình tượng nhân vật:Khlét-xa-cốp, thị trưởng, chánh án,…Qua tiếng cười ấy, nhà văn muốn khán giả nhìn nhận vào chính bản thân mình, nhìn vào con người bên trong thật sự của chính mình, đưa ra lời cảnh báo cho khán giả về lối sống trống rỗng, không có ý nghĩa hiện tại. Vì thế, “ Quan thanh tra” của Gogol đã chỉ ra con đường khai sáng với nhận thức bản thân mỗi người và tiếng cười hài kịch ấy sẽ sống mãi trong lòng mỗi độc giả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

Từng nhân vật trong đoạn hài kịch được hiện lên đoạn trích vô cùng sinh động với các thói hư tật xấu trái ngược với vẻ ngoài hào nhoáng của mình:

+ Chủ sự bưu vụ coi việc bóc trộm thư từ của nhân dân là thú vui lớn nhất trên đời

+ Ác tê my- viện trưởng viện tế bần thâm hiểm nhưng bề ngoài vẫn nhã nhẵn, tử tế 

+ Viên thị trưởng: bề ngoài hào nhoáng, có gia đình hạnh phúc nhưng bên trong lại là người lừa bịp, dối trá “ không có một thằng nhà buôn, một thằng thầu khoán nào có thể bịp được tôi, tôi đã lừa được những thằng đểu giả thạo nghề…”

+ Am-mốt phi-ô đo- rô-vích: trước cảm thấy may mắn vì mình không được nhắc tên nhưng sau đó nghe được dòng thư thì cảm thấy phẫn nộ, sử dụng các lời lẽ thô thiển

 →  trái ngược với hình ảnh chức danh vị chánh án. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

- Em ấn tượng nhất với nhân vật quan thị trưởng. Vì: 

+ Trước khi biết được sự thật về quan thanh tra, thị trưởng còn tức giận, không tin với lời nói của chủ sự bưu vụ, bảo vệ danh tính cho quan thanh tra bởi Ngài sẽ cưới con gái thị trưởng và rồi thị trưởng sẽ được trở thành quan to có uy quyền tại nơi đây. Thế nhưng, sau khi đọc được thư, thấy được những dòng thư viết về mình “ ngu như một con ngựa thiến lông xám”, ngài thị trưởng cảm thấy vỡ mộng, choáng váng, không tin được mình đã bị lừa một cách dễ dàng như vậy. Tới cuối cùng, quan thị trưởng đã chấp nhận sự thật rằng mình bị lừa với thái độ tức giận, phẫn nộ tới chê trách chính với bản thân mình “ Không, tôi chỉ là một thằng già ngu xuân thôi! Một con cừu ngốc nghếch như con nít ấy…”

+ Nhân vật thị trường đã không từ thủ đoạn: lừa bịp, dối trá; luồn lọt với quan trên hay thậm chí dùng những cách đê tiện và nhục nhã nhất như lợi dụng cả vợ và con gái để tiến thân. Tất cả những nét ấy trong tính cách của thị trưởng đều xuất phát từ ý muốn được giàu sang

→  Đây chính là bộ mặt thật của người đứng đầu thành phố- xấu xa, đê tiện, lừa lọc đầy dối trá. Từ đó thể hiện hình ảnh tiêu biểu cho hình tượng quan lại thời bấy giờ trong xã hội.