K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2021
B)Mong các bạn có thể ra chỗ khác nhảy dây! C) Tiết mục đơn ca của bạn Hải hay quá! A) Mong mọi người nói nhỏ một chút ạ! (D mình chưa nghĩ ra)
Bài tập Văn 6 Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách...
Đọc tiếp

Bài tập Văn 6

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“ Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra thành từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.”

 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2)

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?

 2. Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được?

 3. Tìm bốn từ láy có trong đoạn trích trên và cho biết ý nghĩa của việc sử dụng các từ láy đó trong việc miêu tả nhân vật?

 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc”.

5. Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng nêu suy nghĩ của em về ngoại hình và tính cách của Dế Mèn (Trong đó có sử dụng một câu có phép so sánh).

1
1 tháng 2 2021

trích trong bài :bài học đường đời đầu tiên 

thuộc tác phẩm:bài học đường đời đầu tiên được rút từ chương 1

phương thứ biểu đạt :miêu tả ; tự sự

2 tháng 2 2021

câu đặc biệt: Chao ôi! - bộc lộ cảm xúc

quê hương-liệt kê, thông báo về sự tòn tại của sự vật, hiện tượng

Trả lời:

Anh của Kiều Phương  là một người ít nói, sống hơi nội tâm, có vẻ khá ích kỉ và hơi nhỏ mọn khi ghen với em mình. Tuy nhiên, khi nhận ra phẩm chất, nhân cách cao đẹp nơi cô em gái người anh đã biết hối hận.

Link:A của Kiều Phương là người như thế nào?H ảnh của người anh trong bức tranh với người a thực của KP có gì khác nhau ko? - Selfomy Hỏi Đáp

#Hoctot

 Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh, em cảm thấy rất ấn tượng trước tâm trạng của nhân vật người anh. Lúc đầu, cả nhà ai cũng vui mừng trước tài năng của Kiều Phương nhưng trừ người anh. Cậu cảm thấy mặc cảm, thấy mình bất tài, đôi khi cậu còn muốn khóc thầm. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở người em cũng đủ để cậu nổi nống, khó chịu. Lúc bấy giờ, chỉ có những cảm giác khó chịu, ghen ghét trong người anh trai. Tuy vậy nhưng cậu vẫn quan tâm đến em, lén xem tranh của em, lặng lẽ thở dài. Nhưng khi Mèo ôm cổ muốn cùng cậu đi nhận giải, cậu còn đẩy em gái ra. Nhưng khi nhìn thấy bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu ngỡ ngàng, sau đó là hãnh diện, rồi cuối cùng là xấu hổ. Cậu ngỡ ngàng vì người em gái mà cậu đã ghen ghét, đố kị lại vẽ cậu, cậu hãnh diện vì bức tranh đó đã đạt giải nhất. Còn cậu đã xấu hổ vì Mèo vẽ cậu đẹp quá, trong khi đó cậu không được hoàn hảo như trong tranh. Người anh chính là hiện thân của sự đố kị, ghen ghét. Nhưng cậu cũng đã biết nhận ra lỗi lầm của mình và thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Phương.

# Chúc bạn học tốt!

1 tháng 2 2021

Người anh trai của Kiều Phương đang độ tuổi chơi diều, hồn nhiên, rất yêu quý em gái. Cái biệt hiệu "Mèo" tặng em gái đã nói lên tính hồn nhiên, ngây thơ của người anh trai nhỏ tuổi. Đã là người anh trai thì phải ra dáng anh trai chứ! Anh trai của Kiều Phương cũng "khó chịu" khi thấy đứa em gái hay "lục lọi các đồ vật với sự thích thú". Cũng rất "hách" khi bắt bẻ em gái: “Này, em không để chúng nó yên được à?”. Cũng tò mò và xét nét "bí mật theo dõi em gái" khi nó chế tạo thuốc vẽ.

Kể từ khi họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương, hết lời ca ngợi, người bố "ngây người ra" nhìn sáu bức tranh do Mèo vẽ, "ôm thốc" Mèo lên, và nói: "Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn". Người mẹ hiền thì "không kìm được cơn xúc động" khi kịp nghe, kịp chứng kiến chuyện vui về con gái. Chú Tiến Lê hứa "sẽgiúp Kiều Phương phát huy tài năng".Trong không khí ấy, người anh trai thơ bé "luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài", ngồi bên bàn học, chú bé ấy "chỉ muốn gục xuống khóc", chú cảm thấy mình chẳng có "một năng khiếu gì". Tâm trạng đó rất thực, rất người, nhất là đối với tuổi thơ. Chú buồn vì cảm thấy mình không có tài năng. Chú cảm thấy cô đơn vì bị bố mẹ "bỏ rơi", bố mẹ hầu như chỉ săn sóc, yêu quý con gái nhiều hơn, nhất là khi thấy bố mẹ "hào hứng mua sắm cho em gái những thứ cần cho côngviệc vẽ". Có nhà giáo cho rằng đó là "lòng tự ái, thói đố kị" của người anh trai (!?). "Bi kịch" của người anh một phần do bố mẹ thiếu sự tinh tế trong thể hiện tình yêu thương, săn sóc các con. Chú bé buồn, cảm thấy mình không có một năng khiếu gì, đó là một sự tự ý thức giàu nhân bản. Hay gì những con người, những trẻ em có thói tự phụ, kiêu căng, tự cho mình là tài giỏi nhất!

Tạ Duy Anh đã phát hiện ra "phần mờ" trong tâm hồn trong sáng tuổi thơ. Người anh đã "xem trộm" những bức tranh của Mèo, một việc làm mà chú "vẫn coi khinh". Chú đã "trút ra một tiếng thở dài…". Thở dài vì cảm thấy mình bất tài,chứ không phải đố kị tài năng. Có lúc chú "gắt um lên" khi em gái có một lỗi nhỏ; "không thân" với Mèo như trước nữa, nhưng "không hiểu vì sao",… Trước kia thấy "rất ngộ" gương mặt "lem nhem" của em gái, nhưng giờ đây thấy em gái "xịu xuống, miệng dẩu ra" khi bị "quát" thì anh trai lại tưởng là em gái "chọc tức" mình. Em gái trước khi đi thi vẽ đã quan sát người mẫu… thì anh trai lại tưởng là "nó có vẻ cứ hay xét nét tôi, khiến tôi rất khó chịu". Em gái từ trại thi vẽ quốc tế trở về vui sướng giành được giải nhất, muốn được anh chia vui cho, ôm lấy cổ anh nói thầm: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải" thì anh lại "viện cớđang dở việc đẩy nhẹ nó ra". Những biểu hiện ấy là những nhược điểm của tuổi thơ, khi mà nhân cách đang hình thành và phát triển. "Bi kịch" của người anh được tự người anh nói ra một cách thành thực, chân thật. Ta càng cảm thông và quý mến.


 

Lần 1: Người anh khóc khi thấy mình bị bỏ rơi, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình bởi vì mình không có tài năng đặc biệt như em gái.

- Tâm trạng: buồn bã, tiêu cực, ích kỉ.

Lần 2: Người anh khóc vì sự bất ngờ từ hình ảnh trong bức tranh mà em gái đã vẽ.

- Tâm trạng: vừa tự hào lại vừa xấu hổ, hối hận.

# Chúc bạn học tốt!

Biện pháp tu từ : So sánh

Tác dụng : Nhấn mạnh sự khổ cực của bầm ( người mẹ ) 

p/s: kham khảo thôi nhé, đừng chép vào vì môn văn mình giốt nhất đấy :(

#ht

2 tháng 2 2021

Biện pháp tu từ so sánh và điệp ngữ "đi"

Việc sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và điệp "đi" nhằm nhấn mạnh nỗi vất vả của bầm " Con đi đánh giặc mười năm .Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi". " Con đi trăm núi ngàn khe. Chữ bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm", , con đi bôn ba khắp nơi, bầm ở nhà một mình nếm trải tư vị cô đơn, chua xót, nỗi  thương nhớ người con xa cách. Qua đây, ta cũng thấy được tâm trạng buồn, sầu lắng và tình cảm của anh chiến sĩ, anh vô cùng kính yêu và tôn trọng người mẹ của mình. Tình mẫu tử là thứ tình cảm đẹp nhất, thiêng liêng nhất.