kể 1 câu chuyện về chủ đề hãy cho tuổi thơ 1 mái ấm gia đình
help meeeeee......
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
dễ vậy mà cũng không biết
tam giác -> tác giam -> đánh nhốt -> đốt nhánh -> thiêu cành -> thanh kiều (mà người nước ngoài đọc không dấu) -> thank kiu -> thanks you
Bác Hải là một nông dân cần cù, chất phác. Bác là người họ hàng của gia đình em. Em được biết đến bác là nhờ một lần về thăm quê ngoại. Gặp bác khi bác đang cày ruộng.
Hôm ấy, trên đường về quê em phải qua một cánh đồng rộng. Xa xa là dãy núi tím ngắt. Con mương nhỏ dẫn nước chạy men theo con đường trải đá răm. Đang vui vẻ nói chuyện cùng bố. Bố em dừng lại chào to: "Chào bác Hải, trưa rồi mà vẫn không nghỉ tay à?"
Bác Hải đang cày ruộng. Bác ngừng trâu. Dừng lại, nở nụ cười thật tươi chào lại bố con em. Năm nay bác chừng ngoài bốn mươi tuổi rồi. Dáng người bác cao lớn, vạm vỡ. Trên khuôn mặt chữ điền là đôi mắt to và sáng. Da bác rám nắng, tay chân chắc nịch. Bác say sưa cày ruộng trong chiếc áo đen đã bạc màu, ướt đẫm mồ hôi. Chiếc quần vải màu xanh dày dặn được xắn cao để lộ màu da chân đỏ au, vồng lên những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc. Đôi tay cứng cáp điều khiển cái cày khéo léo. Một tay bác cầm chuôi cày, còn tay kia thì cầm cái roi dài để phết vào mông trâu khi nào trâu lười biếng. Theo lưỡi cày, đất được lật lên ngọt xớt, phơi mình trên thửa ruộng chạy dài, thẳng tắp. Thỉnh thoảng bác lại quất nhẹ vào lưng trâu, miệng quát to: "Ngọ! Ngọ!". Hai con trâu đi chậm rãi dần vì phải kéo cả lưỡi cày, lật bao nhiêu lớp bùn đất. Trong ruộng có nước, khi lưỡi cày đi qua, nó để lại trong nước những hình xoắn tròn to, rồi nhỏ dần nhỏ dần. Khi cày đã thấm mệt, bác dừng lại nghỉ ngơi. Bác ngồi dưới một gốc cây to rồi lấy trong túi ra một gói thuốc rê đã được vê thành từng điếu rồi châm lửa hút. Lúc này, các động tác của bác chậm rãi. Hai con trâu khoan thai, vẫy đuôi găm cỏ. Mặt trời giờ đã lên cao, ánh nắng rải chan hoà khắp thửa ruộng. Mặt bác nhễ nhãi mồ hôi, nhưng bác vẫn cùng con trâu tiếp tục cày xong thửa ruộng. Trâu sau một lát nghỉ ngơi, lại ngoan ngoãn bì bõm kéo cày theo sự điều khiển của bác. Em thấy quý và cảm phục bác làm sao. Nhìn những hàng đất cày thành luồng trông rất đẹp dưới nắng trưa, em lại nhớ đến câu tục ngữ: "Ăn một bát cơm, nhớ người cày ruộng".
Em và bố tiếp tục lên xe vào nhà nội, mỗi lúc một xa, bóng bác Hải khuất dần. Để làm ra hạt gạo, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức. Em thầm cảm ơn các bác nông dân, những người đã cho ta bát cơm trắng, dẻo thơm trong sự nhọc nhằn vất vả của mình.
Đặt ( là số tự nhiên) (1)
Ta có:(mod )
suy ra
mà nên chẵn
Do đó đặt ( là số tự nhiên)
Phương trình (1) trở thành:
đến đây giải phương trình ra suy ra điều phải chứng minh nhé
chổ VD 3n thì là 3^n nha
Viết đoạn văn nói về điều bn muốn làm
Mở bài
+ Giới thiệu bạn mình là ai?
+ Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?
Thân bài
Kể về kỉ niệm đó:
+ Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?
+ Sự việc chính và các chi tiết.
+ Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?
Kết bài
+ Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
+ Suy nghĩ của em về người bạn đó.
- Mở bài: Giới thiệu về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm em xúc động và nhớ mãi.
- Thân bài: Kể lại kỉ niệm xúc động của hai người:
+ Chuyện diễn ra như thế nào: đầu tiên, diễn biến, kết quả.
+ Điều gây xúc động mạnh nhất ( đưa yếu tố miêu tả vào)
- Kết bài: Kỉ niệm đó vì sao em nhớ mãi. Đó là kỉ niệm có ảnh hưởng thế nào tới tình cảm của hai người, với những người xung quanh.
Thói quen sử dụng bao bì ni lông của mỗi con người là một việc làm gây ôn nhiễm cho Trái Đất. Như ta đã biết, bao bì no-lông có đặc tính không phân hủy plas. Cứ mỗi năm là hàng ngàn hàng triệu bao bì được sử dụng, thải rác bừa bãi. Không có người quét dọn bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật. Không những bao bì ni lông dẫn đến sói mòn đất tắc nghẽn cống rãnh kênh mương gây lũ lụt.mà nó còn kèm theo là lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho con người: ung thư phổi, hen xuyễn,... Tuy nó rất tiện lời lại rẻ tiền thích hợp điều kiện sống nhưng tác hại ảnh hướng đến không nhỏ. Đừng đế thói quen xấu làm hại đến tương lai, lối sống của mình. Mỗi con người hãy chung tay góp phần xây dựng một môi trường sống xanh sạch đẹp, không có bao bì ni lông.
#Mưa
Tham khảo:
Bao bì nilon là một loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện sử dụng. Ngày nay, nó được sử dụng rất nhiều để đóng gói thực phẩm, bột giặt, bảo quản nước đá, các loại chế phẩm hóa học hay đựng những phế liệu nhỏ, lưu hành từ chợ cho đến các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, những người bán hàng rong, len lỏi vào mọi nơi của cuộc sống hiện đại.Sau khi hoàn thành chức năng của mình thì những túi nilon này sẽ tràn ngập các bãi rác, chôn vùi dưới lòng đất, ao hồ, cống, rãnh… Chúng góp phần vào những hiện tượng như xói mòn, thoái dóa đất đai, ứ đọng nước thải, gây cản trở cho sự phát triển của cây trồng, tác nhân xấu đối với môi trường sinh thái.Theo thống kê của sở Tài nguyên – Môi trường TP. HCM cho thấy, mỗi ngày người dân Thành phố này thải ra môi trường khoảng 60 tấn túi nilon đã qua sử dụng.Theo phân tích của các nhà khoa học, sau khi sử dụng, rác thải nilon phải mất từ 500 đến 1000 năm mới tự phân hủy.
~Std well~
#Mina
Sinh thời, Thạch Lam đã từng nói rằng: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức”. Đúng như vậy! Đối với những nhà văn chân chính, khai thác tâm lí, tâm trạng của con người luôn là nỗi niềm trăn trở của họ bởi thiên chức của nhà văn là hướng về con người. Bàn về vấn đề này đã có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Và có lẽ rằng bằng chính nhận thức về nghề nghiệp nên trong các sáng tác của Thạch Lam đều mang đậm diễn biến tâm lí của nhân vật. Tiêu biểu cho khuynh hướng đó chính là truyện “Hai đứa trẻ” mà thể hiện rõ nhất cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam chính là Liên- một cô bé hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng mang dáng dấp của một thiếu nữ trưởng thành.
Tâm lí, tâm trạng của con người được diễn biến khá phức tạp và bất ngờ. Chính vì thế phải có cái tài thấu hiểu mới có thể miêu tả tâm lí nhân vật một cách cụ thể nhưng thu hút người đọc, để lại cho họ những dấu ấn khó phai mờ. Vì thế, có thể nói rằng “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Tâm lí, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình. “Thước đo” chính là tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, sơ sở để hình thành phong cách nhà văn. Nhận định trên đã thừa nhận chân lí trong sáng tác nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí.
Điều đó đã được minh chứng qua rất nhiều tác giả văn học của nước nhà mà tiêu biểu là Nam Cao. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật có thể gọi là “hóa công”, Nam Cao đã đặt dấu chân văn chương của mình cho nhiều thế hệ bạn đọc. Với một Chí Phèo, một anh Hộ,… có những diễn biến tâm lí hết sức bất ngờ được bàn tay tài tình của Nam Cao xây dựng mà đã gây nên bao đau đớn, trăn trở cho người tiếp nhận. Và qua tâm trạng Liên trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã minh chứng cho người đọc thấy được tài năng của mình trong văn học. Bằng những cảm nhận tài tình với cách miêu tả đời thường, bình dị nhưng cũng khá góc cạnh, sắc sảo, Thạch Lam đã đưa Liên đến với chúng ta nhẹ nhàng nhưng cũng rất ấn tượng, làm lay động trái tim người đọc về một cô gái có diễn biến tâm lí đặc sắc trước cảnh trời và con người ở một phố huyện nghèo.
Về tác giả Thạch Lam, ông là nhà văn xuất sắc có đóng góp to lớn cho công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà (giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm 1945). Mặc dù ông là người có chân trong Tự lực văn đoàn, theo khuynh hướng văn học lãng mạn nhưng Thạch Lam có một quan điểm văn chương lành mạnh, tiến bộ. Ông là cây bút truyện ngắn tài hoa, là người mở đầu cho lối viết truyện không có cốt truyện hay nói cách khác là chuyện tâm tình. Nhà văn hướng ngòi bút của mình tới những thân phận bất hạnh trong xã hội cũ hay cụ thể hơn là những mảnh đời vô danh, vô nghĩa bằng trái tim nhân đạo sâu sắc. Văn của Thạch Lam có ngôn ngữ giản dị, trong sáng kết hợp giữa hiện thực và trữ tình rất phù hợp với tâm lí nhân vật. Và có thể nói rằng “Hai đứa trẻ” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam. Truyện in trong tập “Nắng trong vườn”, qua cái nhìn của Liên về phố huyện trong khoàng thời gian từ chiều tối tới đêm khuya. Khi tàu về ta lại càng thấy cái tài của Thạch Lam.
Đầu tiên, tác giả miêu tả cảm xúc, cảm giác mong manh, tinh tế lúc chiều tàn, khi đêm xuống, Liên lắng nghe lòng mình, phát hiện những cảm giác mơ hồ, khó hiểu. Với một cô gái trẻ đầy suy tư những đường nét, âm thanh và màu sắc của chiều xuống càng khiến cho tâm trạng cô thêm lâng lâng, khó tả. Buổi chiều ấy bắt nguồn từ những âm thanh quen thuộc, tiếng trống thu không vang xa từng tiếng gọi buổi chiều về, hình ảnh của những đám mây hồng ở cuối trời do ánh mặt trời hắt lên. Dưới con mắt của Liên, hình ảnh hoàng hôn thật khác. Trên nề áng mây ấy, những ngọn tre cao vút như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Trong gian hàng đơn sơ, chỉ có vài thứ hàng đơn giản, âm thanh của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, đến cả tiếng của những con muỗi vo ve, mà Liên cũng cảm nhận được chứng tỏ rằng không gian bây giờ yên tĩnh. Ngoài Liên ra, không khí thật chìm vào buổi hoàng hôn, người ta thấy được sự chuyển đổi đó khi nhắc tới những âm thanh, những dấu hiệu quen thuộc của buổi chiều tà. Trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà phố huyện này mới có, nghĩ rồi Liên lại có một nỗi buồn man mác, có lẽ là do suy nghĩ của Liên về cuộc sống nơi đây: nghèo nàn và tàn tạ. Những nét vẽ của đồng quê với hình ảnh và những âm thanh quen thuộc, buổi chiều êm như nhung đó dưới con mắt của một cô gái nó lại trở thành cái cớ cho sự buồn lâng lâng không rõ vì sao.
Tâm trạng của Liên còn thể hiện qua cái nhìn bức tranh thiên nhiên và con người khi chợ tàn. Xuất hiện ở cảnh chợ tàn là hình ảnh của những người bán hàng vẫn đang nán lại dù đã vãn chợ từ lâu, mấy đứa trẻ con nhà nghèo thì nhặt nhạnh những thứ còn xót lại, đó chỉ là những thanh tre, thanh nứa nhưng chúng rất mải mê với công việc. Hình ảnh những rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị cùng với những gì xuất hiện trong đầu Liên khiến cho cô buồn. Buồn không chỉ là do cô cảm nhận về cuộc sống nghèo khổ, xơ xác ở nơi đây mà buồn còn do Liên không có gì để giúp đỡ họ, kể cả những đứa trẻ. Một vài chi tiết nhỏ nhặt nhưng lạ nói lên nhiều điều, tâm sự của một người giàu lòng trắc ẩn.
Khi chợ tàn, màn đêm dần buông xuống, Liên mở gian hàng mà cứ ngồi trên chõng tre ngắm nghía nơi ở của mình. Đó là hình ảnh ánh sáng và bóng tối quen thuộc, đó là hình ảnh những ngôi sao, hình ảnh của sự yên tĩnh trong đêm khi có thể nghe rõ tiếng hoa bàng rơi khẽ trên vai. Và đó là hình ảnh của những kiếp người lam lũ trên mảnh đất này. Đầu tiên, là hình ảnh của mẹ con chị Tí với gánh hàng nước vẫn mở, ban ngày mẹ con chị mò cua bắt tép- một công việc bấp bênh qua ngày, đêm đến mẹ con chị lại mở quán nước để kiếm thêm. Bên cạnh đó là gia đình bác Xẩm với hình ảnh manh chiếu rách và tiếng đàn bầu, đứa con nhỏ bò ra nghịch cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe. Còn bác Siêu thì lật đật với gánh hàng phở ế hàng mà lại đắt đỏ. Rồi cụ Thi điên ngày nào cũng đến mua rượu uống rồi lại lảo đảo bước ra cười khanh khách. Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận riêng nhưng đều giống nhau ở điểm là nghèo khổ, bất hạnh thậm chí là bế tắc. Dường như qua ngòi bút Thạch Lam, Liên luôn động lòng thương tới những mảnh đời bất hạnh, khốn khó kia mặc dù hoàn cảnh của cô chẳng khấm khá hơn họ là bao.
Và có lẽ rằng, thể hiện rõ nhất tâm lí của Liên chính là hoạt động cuối cùng của phố huyện- chuyến tàu đêm từ Hà Nội về mang theo bao kí ức của cô. Khi tàu đến, vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt những người nơi đây, khi họ mong tàu là mong một tương lai tươi sáng hơn, còn chị em Liên, đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Liên đang tìm đến những nguồn vui trong quá khứ để bù đắp cho những khó khăn hiện tại của gia đình. Đối với Liên mà nói, con tàu là miền kí ức tuổi thơ trở về nên cô mong mỏi được nhìn thấy chúng chạy qua. Ánh mắt Liên tập trung vào ánh sáng của đoàn tàu, ánh sáng đó như mở ra bao kí ức đẹp, cũng là miền khao khát, tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà ngay ở nơi phố huyện nghèo này phải rất lâu nữa mới có được. Khung cảnh khi mắt Liên nhìn cho tới khi chỉ còn một chút le lói nữa mới thôi cũng cho ta thấy rõ điều đó. Dù không bán được gì hay cô không mong chờ gì nhiều khi hành khách trên tàu có thể xuống và mua nhiều thứ cho gian hàng của cô, mà đợi tàu là xuất phát từ nhu cầu tinh thần, cô mong những con người từ mọi miền, hương vị của kí ức chảy qua… Chỉ là một lát cắt của cuộc sống nhưng Thạch Lam cho chúng ta thấy tâm hồn của Liên thật nhạy cảm, mơ hồ, tinh tế nhưng cũng rất dung dị, đời thường.
Không những miêu tả tâm hồn Liên một cách khá sắc sảo mà Thạch Lam còn phối hợp nhịp nhàng giữa ngoại cảnh và tâm hồn nhân vật. Buổi chiều, cửa hàng hơi tối- đôi mắt Liên ngập dần trong bóng tối và cảm giác buồn man mác trước dư vị của ngày tàn. Đêm xuống, tâm hồn Liên yên bình hẳn- đêm phố huyện yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng hoa bàng rơi khe khẽ. Tới đêm khuya, khi tàu đến từ xa, Liên đánh thức An dậy, khi tàu đến rồi vụt qua, Liên dắt tay em đứng lên ngắm nhìn; tàu đi vào trong đêm tối và không còn nhe thấy tiếng xe lửa nữa thì Liên đi nghỉ rồi chìm vào giấc ngủ tĩnh mịch và đầy bóng tối … Việc thể hiện rõ ngoại cảnh với tâm lí nhân vật làm cho truyện ngắn hợp lí, tuy không có cốt truyện nhưng nó vẫn lôi cuốn người đọc.
Về mặt nghệ thuật, Thạch Lam dùng thủ pháp đối lập, tương phản- thủ pháp được các nhà văn lãng mạn ưa dùng. Đến với “Chữ người tử tù” của nguyễn Tuân, ta bắt gặp sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối nơi ngục tù, ẩm ướt. Và với “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, nó lại càng thể hiện rõ ràng hơn. Ánh sáng thì nhỏ nhoi, yếu ớt, bóng tối thì bao trùm, bủa vây. Ánh sáng thì chỉ là những khe sáng, hột sáng, vệt sáng còn bóng tối thì dày đặc như màn đêm không đáy. Chưa hết, sự đối lập còn thể hiện giữa quá khứ rực rỡ và hiện tại buồn chán của Liên. Khi còn ở Hà Nội, Liên được đi chơi bờ hồ, ướng những thức uống xanh đỏ. Giờ đây, khi đâng ở cái tuổi bay bổng nhất thì bị giam hãm ở cái quán nhỏ nơi phố huyện nghèo này. Thêm vào đó nữa là sự đối lập giữa cái thoảng qua là đoàn tàu thì rực rỡ, tráng lệ và cái hiện tại là bóng tối thì bền vững, bủa vây. Tất cả làm nên một ngoại cảnh thúc đẩy diễn biến tâm trạng, tâm lí của Liên làm cho người đọc cảm nhận được ở Liên vừa là một đứa trẻ vừa là một cô gái trưởng thành. Thêm vào đó, Thạch lam lựa chọn hệ thống hình ảnh thi vị, nhẹ nhàng, giàu sức gợi, câu văn có nhịp điệu êm mượt, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhạy cảm của nhân vật.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam. Qua đây, ta có thể thấy được rằng, Thạch lam là một nghệ sĩ được đánh giá cao về tài năng chỉ qua việc xây dựng hình ảnh nhân vật Liên. Miêu tả tâm trạng nhân vật Liên, Thạch Lam muốn thể hiện được sự nghèo khổ hiện thực cua xót ấy vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc với nhân vật bé nhỏ của mình. “Thước đo tài năng” đã đánh giá Thạch Lam ở vị trí cao vì thế không những “Hai đứa trẻ” mà truyện khác của ông sẽ vượt qua thời gian, lưu dấu ấn mãi cho các thế hệ bạn đọc hiện tại và sau này
Sinh thời, Thạch Lam đã từng nói rằng: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức”. Đúng như vậy! Đối với những nhà văn chân chính, khai thác tâm lí, tâm trạng của con người luôn là nỗi niềm trăn trở của họ bởi thiên chức của nhà văn là hướng về con người. Bàn về vấn đề này đã có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Và có lẽ rằng bằng chính nhận thức về nghề nghiệp nên trong các sáng tác của Thạch Lam đều mang đậm diễn biến tâm lí của nhân vật. Tiêu biểu cho khuynh hướng đó chính là truyện “Hai đứa trẻ” mà thể hiện rõ nhất cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam chính là Liên- một cô bé hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng mang dáng dấp của một thiếu nữ trưởng thành.
Tâm lí, tâm trạng của con người được diễn biến khá phức tạp và bất ngờ. Chính vì thế phải có cái tài thấu hiểu mới có thể miêu tả tâm lí nhân vật một cách cụ thể nhưng thu hút người đọc, để lại cho họ những dấu ấn khó phai mờ. Vì thế, có thể nói rằng “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Tâm lí, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình. “Thước đo” chính là tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, sơ sở để hình thành phong cách nhà văn. Nhận định trên đã thừa nhận chân lí trong sáng tác nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí.
Điều đó đã được minh chứng qua rất nhiều tác giả văn học của nước nhà mà tiêu biểu là Nam Cao. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật có thể gọi là “hóa công”, Nam Cao đã đặt dấu chân văn chương của mình cho nhiều thế hệ bạn đọc. Với một Chí Phèo, một anh Hộ,… có những diễn biến tâm lí hết sức bất ngờ được bàn tay tài tình của Nam Cao xây dựng mà đã gây nên bao đau đớn, trăn trở cho người tiếp nhận. Và qua tâm trạng Liên trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã minh chứng cho người đọc thấy được tài năng của mình trong văn học. Bằng những cảm nhận tài tình với cách miêu tả đời thường, bình dị nhưng cũng khá góc cạnh, sắc sảo, Thạch Lam đã đưa Liên đến với chúng ta nhẹ nhàng nhưng cũng rất ấn tượng, làm lay động trái tim người đọc về một cô gái có diễn biến tâm lí đặc sắc trước cảnh trời và con người ở một phố huyện nghèo.
Về tác giả Thạch Lam, ông là nhà văn xuất sắc có đóng góp to lớn cho công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà (giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm 1945). Mặc dù ông là người có chân trong Tự lực văn đoàn, theo khuynh hướng văn học lãng mạn nhưng Thạch Lam có một quan điểm văn chương lành mạnh, tiến bộ. Ông là cây bút truyện ngắn tài hoa, là người mở đầu cho lối viết truyện không có cốt truyện hay nói cách khác là chuyện tâm tình. Nhà văn hướng ngòi bút của mình tới những thân phận bất hạnh trong xã hội cũ hay cụ thể hơn là những mảnh đời vô danh, vô nghĩa bằng trái tim nhân đạo sâu sắc. Văn của Thạch Lam có ngôn ngữ giản dị, trong sáng kết hợp giữa hiện thực và trữ tình rất phù hợp với tâm lí nhân vật. Và có thể nói rằng “Hai đứa trẻ” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam. Truyện in trong tập “Nắng trong vườn”, qua cái nhìn của Liên về phố huyện trong khoàng thời gian từ chiều tối tới đêm khuya. Khi tàu về ta lại càng thấy cái tài của Thạch Lam.
Đầu tiên, tác giả miêu tả cảm xúc, cảm giác mong manh, tinh tế lúc chiều tàn, khi đêm xuống, Liên lắng nghe lòng mình, phát hiện những cảm giác mơ hồ, khó hiểu. Với một cô gái trẻ đầy suy tư những đường nét, âm thanh và màu sắc của chiều xuống càng khiến cho tâm trạng cô thêm lâng lâng, khó tả. Buổi chiều ấy bắt nguồn từ những âm thanh quen thuộc, tiếng trống thu không vang xa từng tiếng gọi buổi chiều về, hình ảnh của những đám mây hồng ở cuối trời do ánh mặt trời hắt lên. Dưới con mắt của Liên, hình ảnh hoàng hôn thật khác. Trên nề áng mây ấy, những ngọn tre cao vút như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Trong gian hàng đơn sơ, chỉ có vài thứ hàng đơn giản, âm thanh của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, đến cả tiếng của những con muỗi vo ve, mà Liên cũng cảm nhận được chứng tỏ rằng không gian bây giờ yên tĩnh. Ngoài Liên ra, không khí thật chìm vào buổi hoàng hôn, người ta thấy được sự chuyển đổi đó khi nhắc tới những âm thanh, những dấu hiệu quen thuộc của buổi chiều tà. Trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà phố huyện này mới có, nghĩ rồi Liên lại có một nỗi buồn man mác, có lẽ là do suy nghĩ của Liên về cuộc sống nơi đây: nghèo nàn và tàn tạ. Những nét vẽ của đồng quê với hình ảnh và những âm thanh quen thuộc, buổi chiều êm như nhung đó dưới con mắt của một cô gái nó lại trở thành cái cớ cho sự buồn lâng lâng không rõ vì sao.
Tâm trạng của Liên còn thể hiện qua cái nhìn bức tranh thiên nhiên và con người khi chợ tàn. Xuất hiện ở cảnh chợ tàn là hình ảnh của những người bán hàng vẫn đang nán lại dù đã vãn chợ từ lâu, mấy đứa trẻ con nhà nghèo thì nhặt nhạnh những thứ còn xót lại, đó chỉ là những thanh tre, thanh nứa nhưng chúng rất mải mê với công việc. Hình ảnh những rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị cùng với những gì xuất hiện trong đầu Liên khiến cho cô buồn. Buồn không chỉ là do cô cảm nhận về cuộc sống nghèo khổ, xơ xác ở nơi đây mà buồn còn do Liên không có gì để giúp đỡ họ, kể cả những đứa trẻ. Một vài chi tiết nhỏ nhặt nhưng lạ nói lên nhiều điều, tâm sự của một người giàu lòng trắc ẩn.
Khi chợ tàn, màn đêm dần buông xuống, Liên mở gian hàng mà cứ ngồi trên chõng tre ngắm nghía nơi ở của mình. Đó là hình ảnh ánh sáng và bóng tối quen thuộc, đó là hình ảnh những ngôi sao, hình ảnh của sự yên tĩnh trong đêm khi có thể nghe rõ tiếng hoa bàng rơi khẽ trên vai. Và đó là hình ảnh của những kiếp người lam lũ trên mảnh đất này. Đầu tiên, là hình ảnh của mẹ con chị Tí với gánh hàng nước vẫn mở, ban ngày mẹ con chị mò cua bắt tép- một công việc bấp bênh qua ngày, đêm đến mẹ con chị lại mở quán nước để kiếm thêm. Bên cạnh đó là gia đình bác Xẩm với hình ảnh manh chiếu rách và tiếng đàn bầu, đứa con nhỏ bò ra nghịch cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe. Còn bác Siêu thì lật đật với gánh hàng phở ế hàng mà lại đắt đỏ. Rồi cụ Thi điên ngày nào cũng đến mua rượu uống rồi lại lảo đảo bước ra cười khanh khách. Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận riêng nhưng đều giống nhau ở điểm là nghèo khổ, bất hạnh thậm chí là bế tắc. Dường như qua ngòi bút Thạch Lam, Liên luôn động lòng thương tới những mảnh đời bất hạnh, khốn khó kia mặc dù hoàn cảnh của cô chẳng khấm khá hơn họ là bao.
Và có lẽ rằng, thể hiện rõ nhất tâm lí của Liên chính là hoạt động cuối cùng của phố huyện- chuyến tàu đêm từ Hà Nội về mang theo bao kí ức của cô. Khi tàu đến, vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt những người nơi đây, khi họ mong tàu là mong một tương lai tươi sáng hơn, còn chị em Liên, đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Liên đang tìm đến những nguồn vui trong quá khứ để bù đắp cho những khó khăn hiện tại của gia đình. Đối với Liên mà nói, con tàu là miền kí ức tuổi thơ trở về nên cô mong mỏi được nhìn thấy chúng chạy qua. Ánh mắt Liên tập trung vào ánh sáng của đoàn tàu, ánh sáng đó như mở ra bao kí ức đẹp, cũng là miền khao khát, tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà ngay ở nơi phố huyện nghèo này phải rất lâu nữa mới có được. Khung cảnh khi mắt Liên nhìn cho tới khi chỉ còn một chút le lói nữa mới thôi cũng cho ta thấy rõ điều đó. Dù không bán được gì hay cô không mong chờ gì nhiều khi hành khách trên tàu có thể xuống và mua nhiều thứ cho gian hàng của cô, mà đợi tàu là xuất phát từ nhu cầu tinh thần, cô mong những con người từ mọi miền, hương vị của kí ức chảy qua… Chỉ là một lát cắt của cuộc sống nhưng Thạch Lam cho chúng ta thấy tâm hồn của Liên thật nhạy cảm, mơ hồ, tinh tế nhưng cũng rất dung dị, đời thường.
Không những miêu tả tâm hồn Liên một cách khá sắc sảo mà Thạch Lam còn phối hợp nhịp nhàng giữa ngoại cảnh và tâm hồn nhân vật. Buổi chiều, cửa hàng hơi tối- đôi mắt Liên ngập dần trong bóng tối và cảm giác buồn man mác trước dư vị của ngày tàn. Đêm xuống, tâm hồn Liên yên bình hẳn- đêm phố huyện yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng hoa bàng rơi khe khẽ. Tới đêm khuya, khi tàu đến từ xa, Liên đánh thức An dậy, khi tàu đến rồi vụt qua, Liên dắt tay em đứng lên ngắm nhìn; tàu đi vào trong đêm tối và không còn nhe thấy tiếng xe lửa nữa thì Liên đi nghỉ rồi chìm vào giấc ngủ tĩnh mịch và đầy bóng tối … Việc thể hiện rõ ngoại cảnh với tâm lí nhân vật làm cho truyện ngắn hợp lí, tuy không có cốt truyện nhưng nó vẫn lôi cuốn người đọc.
Về mặt nghệ thuật, Thạch Lam dùng thủ pháp đối lập, tương phản- thủ pháp được các nhà văn lãng mạn ưa dùng. Đến với “Chữ người tử tù” của nguyễn Tuân, ta bắt gặp sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối nơi ngục tù, ẩm ướt. Và với “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, nó lại càng thể hiện rõ ràng hơn. Ánh sáng thì nhỏ nhoi, yếu ớt, bóng tối thì bao trùm, bủa vây. Ánh sáng thì chỉ là những khe sáng, hột sáng, vệt sáng còn bóng tối thì dày đặc như màn đêm không đáy. Chưa hết, sự đối lập còn thể hiện giữa quá khứ rực rỡ và hiện tại buồn chán của Liên. Khi còn ở Hà Nội, Liên được đi chơi bờ hồ, ướng những thức uống xanh đỏ. Giờ đây, khi đâng ở cái tuổi bay bổng nhất thì bị giam hãm ở cái quán nhỏ nơi phố huyện nghèo này. Thêm vào đó nữa là sự đối lập giữa cái thoảng qua là đoàn tàu thì rực rỡ, tráng lệ và cái hiện tại là bóng tối thì bền vững, bủa vây. Tất cả làm nên một ngoại cảnh thúc đẩy diễn biến tâm trạng, tâm lí của Liên làm cho người đọc cảm nhận được ở Liên vừa là một đứa trẻ vừa là một cô gái trưởng thành. Thêm vào đó, Thạch lam lựa chọn hệ thống hình ảnh thi vị, nhẹ nhàng, giàu sức gợi, câu văn có nhịp điệu êm mượt, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhạy cảm của nhân vật.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam. Qua đây, ta có thể thấy được rằng, Thạch lam là một nghệ sĩ được đánh giá cao về tài năng chỉ qua việc xây dựng hình ảnh nhân vật Liên. Miêu tả tâm trạng nhân vật Liên, Thạch Lam muốn thể hiện được sự nghèo khổ hiện thực cua xót ấy vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc với nhân vật bé nhỏ của mình. “Thước đo tài năng” đã đánh giá Thạch Lam ở vị trí cao vì thế không những “Hai đứa trẻ” mà truyện khác của ông sẽ vượt qua thời gian, lưu dấu ấn mãi cho các thế hệ bạn đọc hiện tại và sau này
bn tham khảo ^^
Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”…cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.
Có một mái ấm gia đình hạnh phúc, ấm êm, có bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày; có nụ cười thật hiền lành, ấm áp của ba sau một ngày làm việc mệt nhọc. Có những giây phút quây quần bên nhau kể cho nhau nghe những điều hay, ý đẹp.
Để xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của ba mẹ mà còn là của những đứa con. Không thể một người xây và một người phá, như thế sẽ không thể tạo nên sự bền vững trong tình yêu thương. Những vết rạn nứt luôn hiện hữu quanh đây và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào không hay.
Chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn, hạnh phúc của gia đình. Những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng chan chứa nghĩa tình của ba mẹ là điều tuyệt vời nhất.
Mái ấm gia đình chính là nơi nhiều mong ngóng và đợi chờ, nơi trở về sau những năm tháng bôn ba nơi phương trời xa. Đó chính là nhà, là nơi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng bao dung và rộng lượng đón nhận và sẵn sàng tha thứ.
Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.
Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.
Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.
Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.
Hãy mở lòng để tạo những mái ấm gia đình thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.
Gia đình - hai từ rất đỗi thân thuộc với chúng ta, hai tiếng ấy sao thân thương mà ấm áp. Gia đình - nơi mà ta đã trải qua bao niềm vui, nỗi buồn, luôn cùng nhau cố gắng. Hẳn mỗi chúng ta có rất nhiều kỉ niệm với gia đình của mình, và tôi cũng vậy, có một kỉ niệm sâu sắc đã in hằn vào tâm trí tôi: đó là ngày mẹ tôi trở về nhà sau hai năm đi ra nước ngoài làm ăn về. Ngày mẹ trở về, với một cô bé học lớp Ba, cuộc sống của cô bé ấy như được bừng sáng lên hơn bao giờ hết.
Gia đình tôi có ba người: mẹ, chị gái và tôi. Bố tôi mất sớm do tai nạn giao thông. Gia đình tôi sống ở nông thôn, làm nghề nông chủ yếu, nên từ khi bố mất cuộc sống của cả gia đình từ cơm áo gạo tiền mọi thứ đổ dồn hết lên đôi vai gầy gò bé nhỏ của mẹ tôi. Mẹ - một người phụ nữ trải qua nỗi đau mất chồng khi còn trẻ, trong mình vẫn còn đang mang thai - đó là tôi, đã phải gồng mình lên mà sống, vì hai đứa con, vì cuộc sống sau này của chúng. Làm ăn ở quê vất vả, sau khi sinh tôi, và khi tôi được bốn tuổi, mẹ đã sang một tỉnh khác để làm đầu bếp cho một công ty. Nhưng mọi việc không được suôn sẻ, sau ba năm, mẹ lại trở về quê và quyết định tham gia vào xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
Số phận của người phụ nữ ấy - mẹ tôi, thật trắc trở, ra nước ngoài làm ăn được một năm thì mẹ tôi phát bệnh, bà cố gắng, duy trì, uống thuốc điều trị bên đấy, nhưng vì chi phí đắt đỏ, và không làm thêm được nữa bà đã về nước.
Đứa trẻ như tôi, từ bé đã xa mẹ, khi biết tin mẹ được về nước, lòng tôi vui xiết khôn tả. Tôi và chị gái ở nhà với ông bà nội, được ông bà chăm sóc tận tình. Những ngày biết mẹ sắp về rồi mà tôi thấy sao thời gian trôi lâu quá vậy, con bé cứ đếm từng ngày từng giờ trông ngóng, nó thật muốn có mẹ ở bên như bao người khác. Và rồi ngày ấy cũng đến, đi học buổi sáng về, lòng tôi nôn nao. Đến cổng, thấy xe máy, xe đạp đầy sân, tôi đoán mẹ đã về đến nhà. Tôi chạy đua với từng giây, tôi mong ngóng ngày này lâu lắm rồi, tôi vui lắm, tôi đã nghĩ sẽ chào mẹ thật to, cười thật tươi hỏi mẹ thật nhiều. Nhưng không, đứa trẻ ấy chạy sà vào ngay lòng mẹ, không chào hỏi bất kì ai. Nó khóc, nó khóc to, nó ôm mẹ nó khóc. Lúc đó tôi thấy hơi ấm của mẹ thật tuyệt, nó ấm áp, không còn khiến cho tôi thấy trống vắng nữa. Tôi cũng sợ mẹ đi xa nữa, nên tôi cứ ôm mẹ mãi mà sụt sùi. Mẹ ôm tôi thật lâu, tôi biết mẹ thương tôi nhiều lắm, bởi nó gầy gò, đen đen, sức khỏe yếu (do khi mang thai tôi mẹ lại phải chịu cú sốc mất chồng, sức khỏe không được tốt nên từ bé đến lớn tôi vẫn gầy vậy). Niềm vui của tôi, mẹ và chị gái như hòa làm một, tình cảm ruột thịt mẹ con bao ngày xa cách. Tôi thật thích cái ôm của mẹ, cái vuốt tóc, xoa lưng vỗ về. Với tôi cả thế giới lúc đó là mẹ.
Vì ở nông thôn, người thân anh em họ hàng biết tin mẹ về, mọi người đến chơi, hỏi thăm mẹ. Mẹ vui lắm, bởi mẹ cũng nhớ tất cả mọi người. Nụ cười trên gương mặt người mẹ gầy gầy xương xương khiến tôi vừa thương, vừa yêu mẹ nhiều hơn. Tôi và mẹ đã trò chuyện rất nhiều trong buổi trưa đó, tôi líu lo không ngừng. Mẹ hỏi han sức khỏe, tình hình học tập, ở nhà với ông bà có ngoan không. Rồi mẹ kể những câu chuyện khi mẹ sống ở nước ngoài. Giọng mẹ ấm áp, thủ thỉ, ngọt ngào. Tôi có thể cảm nhận ánh mắt của mẹ yêu thương đến nhường nào. Cả ngày hôm đó tôi cứ dính mẹ không ngừng. Tôi nhớ lắm lúc mẹ nấu cơm, mẹ nấu món ăn mà tôi thích nhất - món thịt kho tàu. Nhìn từng cử chỉ, cách mẹ nấu, mẹ nói cho tôi biết làm thế nào để cô đường cho đẹp, cho gia vị ra sao. Mẹ chọc cho tôi cười, bởi tôi biết mẹ chỉ cần chị em tôi vui, khỏe mạnh và hạnh phúc thì lòng mẹ cũng vui, hạnh phúc. Tối đến, hai chị em nằm cạnh mẹ, được mẹ kể chuyện cổ tích cho nghe, rồi mẹ hát ru cho ngủ. Cảm giác sau hai năm, giọng hát ấy vẫn ngọt ngào, êm nhẹ, dễ đưa vào giấc ngủ. Đó là một ngày hạnh phúc biết bao!
Ngày mẹ về nhà sau hai năm đã cho tôi một nguồn động lực rất lớn. Tôi an tâm hơn, tôi tự tin hơn khi có mẹ ở bên. Tôi sẽ luôn có mẹ đi họp phụ huynh, được mẹ đưa đi tham gia cuộc thi lớn như các bạn khác. Mẹ đã dành cả cuộc đời dành cả thanh xuân của mình để chăm lo cho hai người con mà không một lời than vãn. Mẹ chỉ cần các con khỏe mạnh làm, người tốt là mẹ vui. Tôi cũng vậy, sẽ học tập thật tốt, và làm một đứa con ngoan của mẹ, sẽ luôn làm cho mẹ vui, không để mẹ lo lắng. Tôi yêu mẹ nhiều lắm, và tôi luôn thủ thỉ với mẹ một câu rằng: "Mẹ ơi! Con yêu mẹ".