K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2022

Đối với mỗi cuộc đời con người sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết. Vậy sẻ chia là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy?

Sẻ chia là một dạng tình cảm xuất phát từ trái tim, sự đồng cảm, và tình yêu thương, được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những người xung quanh. Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Bạn biết đấy, cuộc sống là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Biết sẻ chia chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự gắn kết với những người xung quanh, từ đó không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Đồng thời khi ai đó gặp khó khăn, giúp được họ – dù chỉ một chút thôi – chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản hơn rất nhiều.

Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp và cảm phục những con người mang trong mình đức tính này. Những tình nguyện viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh thường quân không quản ngại khó khăn đến với vùng bão lũ hay đơn giản hơn là một cậu bé biết dành tiền ăn sáng tặng cho người hành khất…, đó đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho vườn đời thêm rực rỡ.

Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”.

28 tháng 9 2022

a. Vai trò của Đăm Săn với tư cách của người chiến thắng càng được tôn vinh qua những câu nói và hành động của nô lệ của 2 phía cuộc chiến.

+ Những nô lệ của Mtao Mxây nhận thấy tù trưởng của họ đã bị thất bại, việc đi theo Đăm Săn là điều tất yếu. Đăm Săn đã gõ vào một nhà, gõ vào gạch, đập vào phên mỗi nhà trong làng.

+ Đăm Sàn nói với nô lệ của mình những lời có cánh: ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói.

b. Cuộc chiến đấu của Đăm Săn không chỉ chiến thắng tù trưởng Mtao Mxây, mở rộng đất đai, mà còn bắt được nhiều nô lệ: Đoàn người đông như bầy cà tong, ùn ùn như kiến như mối. Đăm Săn là linh hồn của cộng đồng.

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Thái độ và tình cảm của cộng đồng đối với mục đích của cuộc chiến và người anh hùng bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây và cùng với phần Cảm nhận về vẻ đẹp của Đăm Săn để học tốt môn Ngữ Văn 10 hơn.

Trong chương trình học Ngữ Văn 10 phần Thuyết minh về tác hại của thuốc lá với con người là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Nêu cảm nhận về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Ngữ liệu 1: VIÊN NGỌC ẨN                                   Xuân ĐìnhÔng Tư thấm mệt gác cây cần lên chiếc thuyền nan, nước mắt nhìn trời, miệng chửi đổng. Mẹ kiếp! Nắng dữ! Suốt ba tháng liền chẳng một giọt mưa. Cứ kiểu này thì làm ăn mẹ gì đây!Câu cá tràu trên con bàu Lâm Yên này đã gần hai chục năm, ông Tư chắt bóp dè sẻn, tuy không dư dả, nhưng cũng đắp đổi qua ngày. Đặc biệt năm nay trời hạn hán...
Đọc tiếp

Ngữ liệu 1: VIÊN NGỌC ẨN

                                   Xuân Đình

Ông Tư thấm mệt gác cây cần lên chiếc thuyền nan, nước mắt nhìn trời, miệng chửi đổng. Mẹ kiếp! Nắng dữ! Suốt ba tháng liền chẳng một giọt mưa. Cứ kiểu này thì làm ăn mẹ gì đây!

Câu cá tràu trên con bàu Lâm Yên này đã gần hai chục năm, ông Tư chắt bóp dè sẻn, tuy không dư dả, nhưng cũng đắp đổi qua ngày. Đặc biệt năm nay trời hạn hán mãi, cá tràu chẳng chịu vầy tổ đẻ trứng. Sự tình cứ thế này, ông không biết phải đào đâu ra tiền gạo nuôi đàn con nheo nhóc và bà vợ ốm đau mãi ấy! Ông Tư cảm thấy mệt mỏi rã rời nghĩ đến cảnh đàn con thơ ngồi trên mui thuyền ngóng mắt chờ cha, vợ đau nằm trong xó xỉnh cầu nguyện cho chồng làm ăn gặp vận. Càng nghĩ ông càng buồn!

Ông chạnh lòng nhớ lại những những tháng năm còn sống với bố mẹ. Bao nhiêu nỗi nhọc nhằn cay đắng vì lũ ông mà bố mẹ phải gánh chịu không một lời than thở. Tình thương ấy cứ gắn mãi trong lòng mỗi người cho đến khi mấy chị đi lấy chồng, ông lấy vợ, ở riêng. Tình thương ấy đã thấm mềm trong cơ thịt và với ông, nó như một sợi dây vô hình đã ràng buộc ông vào con thuyền lênh đênh, vào cái nghề cực khổ này. Bỗng một tiếng tù và rúc lên một hồi kéo ông về với thực tại. Con vịt mồi nằm trên sạp gỗ trố cặp mắt ráo hoảnh nhìn ông. Cây cần câu lưỡi vẫn buộc trên thân. Ông thầm nghĩ: không lẽ hôm nay chẳng hơn gì hôm qua sao!

Mặt trời đã tròn bóng. Tiếng mái chèo lại bắt đầu khua bì bõm trên mặt nước. Một thân một xuồng lẩn quất trong cái hốc bờm, lau lách bên mép bờ bàu. Cứ thế, con xuồng lấn dần những gần cây số đường nước mà vẫn chưa bói ra mẻ nào! Bất chợt từ phái bên kia đám lùng, một cái vẫy ầm tóe nước. Ông khấp khởi mừng thầm, lao nhanh xuồng tới. Quả đúng như dự đoán. Một tổ cá vầy trong bụi cỏ to hớn chiếc nón. Trứng trắng đã ngả sang màu đen xạm dàn trải trên lớp màn đục. Ông đoán chắc là chúng sắp nở con. Cái nghề sống gần hai mươi năm ấy đã dạy ông biết chắc một điều: trứng sắp nở, bố mẹ nó sẽ tợn hơn nhiều, bất chấp cái chết để bảo vệ cho bằng được đàn con ra đời. Lòng ông rộn niềm vui. Tay ông buộc vịt, tra mồi mà đầu ông mải nghĩ đến cuộc đọ sức tuy không cần xứng về lực nhưng tài mưu lược đôi bên có lẽ ngang tầm. Ông buột miệng quả quyết kêu lên: “Tao sẽ thắng vì lũ con tao đang cần chúng mày!”.

Quả thực ông Tư đã thắng! Hai con cá tràu nằm sườn sượt trong lòng xuồng. Chốc chốc chúng ngoi đầu lên, vẫy đuôi đành đạch như muốn tìm đường tẩu thoát về với lũ con sắp ra đời của chúng nhưng bất lực…

Ngồi nhìn cặp cá, ông Tư sắp sẵn trong đầu: một con bán đi lấy tiền đong gạo. Con cá mẹ lớn hơn làm thịt nấu cháo cho lũ con đánh bữa đỡ lòng qua những ngày đói khát.

Sự dự tính tưởng chắc như com vào miêng. Ai ngờ, con cá đã trút hết vảy để lộ cái thân hình nõn nà, bà Tư sơ ý, đánh rơi xuống bàu, lẩn mất tăm.

Cơ sự đã thế ấy, hai vợ chồng và lũ con ông ngồi sững sờ nhìn nhau, chết điếng.

Sáng hôm sau khi ông mặt trời thức dậy, như thường lệ, ông Tư tu một bát nước chè hẩm, cho cần và vịt mồi vào xuồng rồi lướt sóng ra đi. Ông gặp tổ cá sớm hơn hôm qua. Trước mắt ông cái tổ con đen sạm cũng chỗ ấy, hôm qua, một con cá tràu thân trắng tợ bông đang lững lờ bơi qua bơi lại. Mắt ông hoa lên, ông dụi tay xem lại. Bất chợt ông thảng thốt kêu lên: “Chính nó rồi!”. Trời ơi! Vượt mấy cây số đường nước với cái hình hài trơ trụi thế kia mà vẫn cố tìm về. Và về kịp, lúc những chấm cá tràu li ti bắt đầu hiện li ti trên mặt nước. Lòng ông bàng hoàng, tay chân bủn rủn. Không còn ham muốn gì nữa, ông đanh quay xuồng lặng lẽ trở về…

Từ đó, trên cái bàu Lâm Yên này, không còn ai tháy bóng dáng con thuyền của gia đình ông Tư đỗ ở đấy nữa… 

tóm tắt văn bản giúp ạ 

 
1
27 tháng 9 2022
27 tháng 9 2022

Ngữ liệu 1: VIÊN NGỌC ẨN

                                   Xuân Đình

Ông Tư thấm mệt gác cây cần lên chiếc thuyền nan, nước mắt nhìn trời, miệng chửi đổng. Mẹ kiếp! Nắng dữ! Suốt ba tháng liền chẳng một giọt mưa. Cứ kiểu này thì làm ăn mẹ gì đây!

Câu cá tràu trên con bàu Lâm Yên này đã gần hai chục năm, ông Tư chắt bóp dè sẻn, tuy không dư dả, nhưng cũng đắp đổi qua ngày. Đặc biệt năm nay trời hạn hán mãi, cá tràu chẳng chịu vầy tổ đẻ trứng. Sự tình cứ thế này, ông không biết phải đào đâu ra tiền gạo nuôi đàn con nheo nhóc và bà vợ ốm đau mãi ấy! Ông Tư cảm thấy mệt mỏi rã rời nghĩ đến cảnh đàn con thơ ngồi trên mui thuyền ngóng mắt chờ cha, vợ đau nằm trong xó xỉnh cầu nguyện cho chồng làm ăn gặp vận. Càng nghĩ ông càng buồn!

Ông chạnh lòng nhớ lại những những tháng năm còn sống với bố mẹ. Bao nhiêu nỗi nhọc nhằn cay đắng vì lũ ông mà bố mẹ phải gánh chịu không một lời than thở. Tình thương ấy cứ gắn mãi trong lòng mỗi người cho đến khi mấy chị đi lấy chồng, ông lấy vợ, ở riêng. Tình thương ấy đã thấm mềm trong cơ thịt và với ông, nó như một sợi dây vô hình đã ràng buộc ông vào con thuyền lênh đênh, vào cái nghề cực khổ này. Bỗng một tiếng tù và rúc lên một hồi kéo ông về với thực tại. Con vịt mồi nằm trên sạp gỗ trố cặp mắt ráo hoảnh nhìn ông. Cây cần câu lưỡi vẫn buộc trên thân. Ông thầm nghĩ: không lẽ hôm nay chẳng hơn gì hôm qua sao!

Mặt trời đã tròn bóng. Tiếng mái chèo lại bắt đầu khua bì bõm trên mặt nước. Một thân một xuồng lẩn quất trong cái hốc bờm, lau lách bên mép bờ bàu. Cứ thế, con xuồng lấn dần những gần cây số đường nước mà vẫn chưa bói ra mẻ nào! Bất chợt từ phái bên kia đám lùng, một cái vẫy ầm tóe nước. Ông khấp khởi mừng thầm, lao nhanh xuồng tới. Quả đúng như dự đoán. Một tổ cá vầy trong bụi cỏ to hớn chiếc nón. Trứng trắng đã ngả sang màu đen xạm dàn trải trên lớp màn đục. Ông đoán chắc là chúng sắp nở con. Cái nghề sống gần hai mươi năm ấy đã dạy ông biết chắc một điều: trứng sắp nở, bố mẹ nó sẽ tợn hơn nhiều, bất chấp cái chết để bảo vệ cho bằng được đàn con ra đời. Lòng ông rộn niềm vui. Tay ông buộc vịt, tra mồi mà đầu ông mải nghĩ đến cuộc đọ sức tuy không cần xứng về lực nhưng tài mưu lược đôi bên có lẽ ngang tầm. Ông buột miệng quả quyết kêu lên: “Tao sẽ thắng vì lũ con tao đang cần chúng mày!”.

Quả thực ông Tư đã thắng! Hai con cá tràu nằm sườn sượt trong lòng xuồng. Chốc chốc chúng ngoi đầu lên, vẫy đuôi đành đạch như muốn tìm đường tẩu thoát về với lũ con sắp ra đời của chúng nhưng bất lực…

Ngồi nhìn cặp cá, ông Tư sắp sẵn trong đầu: một con bán đi lấy tiền đong gạo. Con cá mẹ lớn hơn làm thịt nấu cháo cho lũ con đánh bữa đỡ lòng qua những ngày đói khát.

Sự dự tính tưởng chắc như com vào miêng. Ai ngờ, con cá đã trút hết vảy để lộ cái thân hình nõn nà, bà Tư sơ ý, đánh rơi xuống bàu, lẩn mất tăm.

Cơ sự đã thế ấy, hai vợ chồng và lũ con ông ngồi sững sờ nhìn nhau, chết điếng.

Sáng hôm sau khi ông mặt trời thức dậy, như thường lệ, ông Tư tu một bát nước chè hẩm, cho cần và vịt mồi vào xuồng rồi lướt sóng ra đi. Ông gặp tổ cá sớm hơn hôm qua. Trước mắt ông cái tổ con đen sạm cũng chỗ ấy, hôm qua, một con cá tràu thân trắng tợ bông đang lững lờ bơi qua bơi lại. Mắt ông hoa lên, ông dụi tay xem lại. Bất chợt ông thảng thốt kêu lên: “Chính nó rồi!”. Trời ơi! Vượt mấy cây số đường nước với cái hình hài trơ trụi thế kia mà vẫn cố tìm về. Và về kịp, lúc những chấm cá tràu li ti bắt đầu hiện li ti trên mặt nước. Lòng ông bàng hoàng, tay chân bủn rủn. Không còn ham muốn gì nữa, ông đanh quay xuồng lặng lẽ trở về…

Từ đó, trên cái bàu Lâm Yên này, không còn ai tháy bóng dáng con thuyền của gia đình ông Tư đỗ ở đấy nữa… 

tóm tắt văn bản giúp ạ 

27 tháng 2 2023

Chiến tranh qua đi, để lại biết bao mất mát tổn thương. Đó không chỉ là những nỗi đau về vật chất mà còn là nỗi đau về tinh thần. Như vết cứa rất sâu vào trái tim của con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Truyện ngắn Người ở bến sông Châu là một truyện ngắn như thế, thấm đượm giá trị nhân văn và tình yêu thương, ca ngợi con người mà đặc biệt là những người phụ nữ.

Câu truyện xoay quanh về nhân vật dì Mây. Cô gái trẻ trung xinh đẹp, tóc dì đen dài, óng mượt "Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”. Trước khi đi xung phong dì có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San. Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn. Hoàn cảnh trớ trêu đã đẩy chú dì vào cảnh người mỗi ngả chia li cách biệt. Có thể thấy chiến tranh, bom đạn thật tàn nhẫn khi đã đẩy họ vào hoàn cảnh tách biệt.

Khi từ chiến trường bom đạn chờ về. Dì Mây bị đạn phạt vào chân, phải đi tập tễnh, bằng chân giả. Tuy nhiên nỗi đau thể chất đó không thấm vào đâu khi ngày dì trở về cũng là ngày dì phải chứng kiến người đàn ông mình yêu thương, nghĩ tới nhiều nhất, người đàn ông mà dì viết tên hằng ngày vào cuốn nhật kí ở Trường Sơn đã đi lấy người phụ nữ khác. Thử hỏi làm sao dì có thể chịu đựng được cú sốc tinh thần dã man tới vậy, lòng người con gái giờ đây là sự hụt hẫng, bàng hoàng, trớ trêu và đầy tuyệt vọng. Nhưng trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó ta vẫn thấy được sự kiên cường, mạnh mẽ của dì Mây. Thái độ của dì rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San. Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ. Có thể thấy dù đau đớn, tuyệt vọng nhưng dì vẫn nén vào trong, dì là đại diện cho phẩm chất kiên cường của những người phụ nữ bước ra từ chiến tranh và bom đạn

Ở dì Mây còn nổi bật lên phẩm chất tốt bụng, vị tha và bao dung. Khi dì Mây nghe tin cô Thanh vợ chú San khó sinh cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ dì đã ngay lập tức giúp đỡ không hề suy nghĩa, đắn đo điều gì. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.

Có thể thấy dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái Việt Nam sẵn sàng hi sinh thầm lặng, đánh đổi cả thanh xuân tuổi trẻ và hạnh phúc của cá nhân mình vì những điều lớn lao khác.

26 tháng 9 2022

giúp mik bài này đi mik cần gấp

 

26 tháng 9 2022
Kỳ công thứ nhất: Con sư tử Nemean

Nemean là con sư tử mình đồng da sắt. Mọi vũ khí mà Heracles đâm vào nó đều vô dụng. Chàng phải dùng chùy và tay không để đập chết con quái vật. Sau đó, Heracles dùng móng vuốt của con sư tử để lột da nó, dùng bộ da cứng cáp đó làm áo giáp và lấy đầu nó làm mũ đội.

Kỳ công thứ hai: Con rắn Hydra

Lúc này, Hydra đang tác oai tác quái khắp vùng Argolis. Heracles tìm đến đầm lầy Lerna, nơi sinh sống của con quái vật để tiêu diệt nó. Lợi thế thuộc về con quá vật khi mà con quái vật dường như bật tử. Mỗi lần Heracles chặt đứt một đầu của Hydra thì những đầu khác lại mọc ra. May mắn, nhờ có sự trợ giúp của người cháu Iolaus, dùng đuốc đốt cháy những vết chém của Heracles khiến Hydra không thể mọc lại đầu được nữa. Nhờ thế chàng chặt được cái đầu chính của con quái vật và chôn đầu nó xuống dưới một tảng đá khổng lồ hình đầu chó mà tương truyền đó là cách khiến Hydra không thể hồi phục được nữa.

Heracles nhúng những mũi tên của mình vào máu của Hydra. Chúng trở thành những mũi tên tẩm độc có thể giết người ngay tức khắc.

Kỳ công thứ ba: Con nai ở Cerynaea.

Đây là con nai với đôi gạc bằng vàng, sống trên núi Cerynaea, thú nuôi của nữ thần Artemis.

Chiến công thứ ba của Heracles là bắt sống con hươu cái sống trong rừng Oinoe ở Cerynitia. Nó là thú cưng linh thiêng của Artemis, món quà của tiên nữ pleiad Taygete tặng cho nữ thần vì đã giúp nàng thoát khỏi sự theo đuổi của thần Zeus. Con hươu này đặc biệt ở chỗ có cặp sừng bằng vàng và bốn móng bằng đồng.

Heracles phải dựa vào ánh sáng phát ra từ chiếc sừng của con vật để đuổi theo. Chàng buộc lòng chạy bộ rong ruổi theo con hươu suốt một năm trời đi khắp Hy Lạp, từ Thrace, Istria cho đến Hyperboreans. Cuối cùng, người anh hùng nghĩ ra cách đặt bẫy/bắn tên làm cho con hươu bị thương mới tóm được. Tên vua Eurystheus từng chắc mẩm rằng hành động báng bổ này sẽ khiến nữ thần nổi giận và trừng phạt Heracles.

Thế nhưng, trên đường mang con hươu về, Heracles đã gặp hai vị thần Apollo và Artemis để cầu xin tha thứ. Chàng kể lại rằng đây chỉ là yêu cầu trong thử thách chuộc tội, đồng thời hứa sẽ trả con vật về rừng ngay khi hoàn thành thử thách. Artemis đồng ý nên âm mưu của Eurystheus bất thành.

Chưa dừng lại ở đó, để phá lời hứa của Heracles với nữ thần, Eurystheus yêu cầu chàng phải giao nộp con hươu vào kho tàng của mình. Người anh hùng giả vờ đồng ý nhưng đưa ra điều kiện Eurystheus phải tự mình đến đem con vật đi. Tên vua ngây thơ đồng ý. Và ngay thời điểm hắn vừa định chạm vào con vật, Heracles đã thả tay ra để con hươu thần chạy vọt đi mất.

Sau hành động này, nữ thần Artemis rất tức giận, nhưng Heracles đã khéo léo đẩy hết tội lỗi sang cho vua Eurystheus, người đã ra lệnh cho chàng đi bắt con nai. Nữ thần Artemis đã ban cho cho Heracles một cây gậy 7 màu.

Kỳ công thứ tư: Con lợn rừng ở Erymanthus

Chiến công thứ tư của Heracles là bắt sống con lợn rừng trên núi Erymanthus, phía bắc Arcadia, theo yêu cầu của vua Eurystheus.

Thế nhưng, Eurystheus là một kẻ hèn nhát nên vừa thấy con quái vật đã sợ hãi trốn vào một cái chum đồng khổng lồ. Kể từ đó, hắn cũng yêu cầu người anh hùng từ nay về sau phải trình diện ‘chiến lợi phẩm’ bên ngoài cổng thành Tiryns.

Đây là con lợn rừng khổng lồ rất hung dữ và Heracles được ra lệnh phải bắt sống nó. Chàng lần theo dấu vết và bắt sống được nó trên đỉnh núi Erymanthus bằng cách lùa con quái vật vào bãi tuyết rồi tóm chặt lấy nó.

Chiến lợi phẩm của Heracles sau kỳ công này là một cây chùy làm bằng sấm sét.

Kỳ công thứ năm: Chuồng ngựa của Augeas

Chiến công thứ năm của Heracles, vua Eurystheus dành cho chàng một công việc “sỉ nhục” nhất với một người anh hùng: dọn chuồng bò khổng lồ của vua Augeas chỉ trong một ngày!

Đàn gia súc 3,000 con của Augeas được cho là khỏe mạnh và bất tử. Chúng không được chăm sóc sạch sẽ trong suốt 30 năm qua, và phân của chúng chất đầy trong chuồng khiến cho mọi người đều cảm thấy kinh khủng, không dám bước vào.

Người anh hùng đã đến thỏa thuận với vua Augeas để nhận “tiền công dọn dẹp” là 1/10 đàn gia súc. Nhà vua không ngần ngại đồng ý vì nghĩ rằng đây là việc bất khả thi.

Sau đó, Heracles đã nảy ra sáng kiến đào đất để chuyển hướng hai dòng sông Alpheus và Peneus đi ngang qua và dọn sạch mọi thứ bẩn thỉu trong chuồng bò này chỉ trong một ngày.

Thế nhưng, sau khi công việc hoàn thành, Augeas lại trở mặt không trả tiền công vì cho rằng Heracles làm việc này theo mệnh lệnh của Eurystheus. Cùng lúc đó, Eurystheus cũng thông báo rằng công việc này không được tính vào chiến công của Heracles vì người anh hùng đã… või vĩnh tiền công và nước sông mới là “người” dọn dẹp chuồng bò chứ không phải đích thân chàng. Vì vậy, chàng phải làm bù thêm một thử thách khác. 

Kỳ công thứ sáu: Đàn chim ở hồ Stymphalian

Chiến công thứ sáu của người anh hùng bán thần là tiêu diệt bầy chim dữ ở hồ Stymphalia, vùng Arcadia. Chúng là bầy chim ăn thịt người của thần chiến tranh Ares, với chiếc mỏ bằng đồng và bộ lông kim loại sắc bén phóng ra để tiêu diệt nạn nhân.

Thân hình nặng nề không cho phép Heracles tiến sâu trong vùng đầm lầy. Vì vậy nữ thần Athena đã nhờ thần Hephaestus làm cho chàng một chiếc trống lắc đặc biệt. Từ bên ngoài hồ Stymphalia, nó phát ra âm thanh rất lớn khiến bầy chim xáo xác bay ra khỏi nơi cư ngụ, tạo điều kiện thuận lợi cho Heracles bắn chết từng con một. (Lúc này, những mũi tên của Heracles đã tẩm máu độc của mãng xà Hydra nên có thể giết chết bất kỳ sinh vật nào, kể cả các vị thần bất tử).

Vài sự thật thú vị:

– Chiếc trống lắc của Heracles có tên là krotala, cấu trúc tương tự như song loan (castanets), một nhạc cụ cổ xưa thuộc bộ gõ.

– Một vài con chim hồ Stymphalia còn sống sót, thoát khỏi mũi tên độc của Heracles, bay đến sống trên đảo Aretias tại biển Euxine. Sau này, những người anh hùng Argonaut trong hành trình của mình đã một lần nữa gặp lại chúng.

– Bầy chim này được đưa lên trời thành hai chòm sao Aquila và Cygnus, nằm hai bên của chòm sao Sagitta (mũi tên của Heracles).

Kỳ công thứ bảy: Con bò mộng ở Crete

Đây là con bò đã ân ái cũng hoàng hậu Pasiphae, vợ của vua Minos, để sinh ra quái vật Minotaur. Sau sự kiện đó, nó còn hung hăng tàn phá vườn tược và hoa màu trên khắp hòn đảo. Vì vậy, tất nhiên vua Minos rất muốn loại trừ con bò này và sẵn lòng cho phép người anh hùng thực hiện thử thách.

Heracles không tốn nhiều sức lực để bắt sống nó và đưa lên thuyền trở về Tiryns.

Kỳ công thứ tám: Đàn ngựa cái của Diomedes

Chiến công thứ tám của Heracles là bắt sống đàn ngựa đực hung hãn của tên vua khổng lồ Diomedes xứ Thrace. Sự nguy hiểm của đàn ngựa này xuất phát từ việc chúng được nuôi bằng thịt người.

Ban đầu, Heracles không hề biết về sự hoang dại của đàn ngựa. Chàng gửi người bạn thân Abderus đến chuồng ngựa trong khi mình đến gặp Diomedes. Sau khi phát hiện Abderus bị chính lũ ngựa ăn thịt, người anh hùng vô cùng tức giận và ném luôn tên vua ác độc vào chuồng chịu chung số phận.

Với sức mạnh của mình, Heracles dễ dàng “rọ mõm” đàn ngựa hung dữ để đem về Mycenae. Dĩ nhiên một tên vua bạc nhược như Eurystheus chẳng biết làm gì với đàn ngựa nguy hiểm này, hắn đành hiến tế lên nữ thần Hera. Cũng có tài liệu nói rằng hiến tế lên Zeus, nhưng vị thần tối cao từ chối phẩm vật này, thậm chí còn để chúng bị sói, gấu, sư tử xâu xé đến chết.

Kỳ công thứ chín: Đai lưng của Hyppolyte

Theo yêu cầu của công chúa Admete – con gái Eurystheus, nhiệm vụ thứ chín của Heracles là đoạt được chiến thắt lưng của nữ hoàng tộc Amazon, Hippolyta, vốn là con gái của thần chiến tranh Ares.

Sự việc vốn rất thuận lợi khi nữ hoàng Hippolyta vì ngưỡng mộ những chiến công của Heracles nên sẵn lòng trao tặng cho người anh hùng chiếc thắt lưng của mình. Heracles thậm chí còn mời nữ hoàng Amazon lên thuyền của mình dùng bữa.

Thế nhưng nữ thần Hera không để yên như vậy. Bà cải trang thành một thành viên trong tộc Amazon, lan truyền thông tin rằng Heracles thật ra chỉ muốn bắt nữ hoàng của bọn họ đi.

Tin lời, những nữ chiến binh đã cưỡi ngựa xông đến thuyền của Heracles khiêu chiến khiến chàng hiểu lầm rằng Hippolyta chỉ đang lừa gạt mình chứ không thật lòng muốn trao tặng báu vật. Vì vậy, chàng giết nàng rồi tước đoạt chiếc thắt lưng, đánh trả các chiến binh trước khi giong thuyền trở về. 

Kỳ công thứ mười: Đàn bò đỏ Geryon

Thử thách thứ mười mà Eurystheus giao cho người anh hùng Heracles là chiếm đoạt bầy gia súc của tên khổng lồ ba đầu Geryon, vốn sống trên hòn đảo Erytheia xa về phía tây thế giới.

Khi đến nơi, chàng hạ gục con chó hai đầu Orthus của Geryon chỉ với một cú đánh bằng chùy gỗ olive. Eurytion, gã chăn gia súc, cũng bị hạ gục theo cách tương tự.

Nghe báo động, tên khổng lồ Geryon chạy đến, ba đầu của hắn đều được vũ trang và khiên giáp đầy đủ. Hắn tấn công người anh hùng ở bờ sông Anthemus, nhưng cuối cùng vẫn bị tiêu diệt bằng mũi tên độc của chàng xuyên qua trán.

Dĩ nhiên, tên vua Eurystheus vô dụng chẳng biết xử lý đàn gia súc này như thế nào ngoài việc dâng tế chúng cho nữ thần Hera. 

Kỳ công thứ mười một: Những quả táo vàng của Hesperides

Sau khi Heracles hoàn thành mười kỳ công để chuộc tội như thỏa thuận ban đầu, vua Eurystheus cho rằng chiến công thứ hai và thứ năm không được tính vì lần đầu có sự trợ giúp của Iolaus, lần sau vì Heracles đã đòi tiền công (hoặc chàng không làm mà con sông đã làm việc dọn dẹp chuồng ngựa).

Vì vậy, hắn ra thử thách tiếp theo cho người anh hùng bán thần phải lấy được quả táo từ khu vườn của những nàng tiên Hesperides.

Hesperides là tên gọi chung của ba nàng tiên nữ trông coi vườn táo vàng của nữ thần Hera. Vườn táo nằm trong một khu rừng nhỏ, được bao bọc xung quanh bởi tường thành cao và được con rồng Ladon canh gác.

Trên đường thực hiện chiến công thứ 11, Heracles đi ngang qua núi Caucasus – nơi thần Prometheus bị trói và chịu sự trừng phạt bị đại bàng ăn gan mỗi ngày.

Vừa đúng lúc con chim đến thực hiện công việc, chàng đã giết chết con vật và giải phóng cho vị thần Titan có ơn với loài người. Theo truyện kể, Prometheus đã chịu hình phạt này 30 năm cho đến khi được Heracles giải cứu.

Để cảm tạ công lao của người anh hùng, thần Titan đã hướng dẫn và lập mưu cho chàng nhờ vị thần chống trời Atlas lấy quả táo vàng hộ mình.

Có nhiều dị bản khác nhau về việc làm thế nào Heracles biết được nơi ở của các Hesperides. Nhưng khi đến được đó, chàng không có cách nào trộm được quả táo quý giá. Vì vậy, người anh hùng đến gặp titan Atlas, cha của các Hesperides, nhờ ông ta lấy táo giúp. Đổi lại, chàng sẽ cõng thế giới trên vai thay cho Atlas một lúc.

Khi trở lại, Atlas nảy sinh ý định để Heracles thay ông ta gánh trái đất vĩnh viễn. Nhưng chàng đã nhanh trí nói rằng mình đồng ý thế chỗ nhưng cần nâng phụ một lát trong khi chàng chỉnh sửa lại áo choàng sư tử cho đỡ đau vai. Atlas ngây thơ nghe theo, và thế là người anh hùng bán thần ung dung cầm chiến lợi phẩm trở về. 

Kỳ công thứ mười hai: Con chó Cerberus

Thử thách cuối cùng dành cho Heracles là bắt sống được Cerberus, con chó ngao ba đầu canh giữ cổng Địa ngục. Vua Eurystheus chỉ nghĩ đơn giản rằng người em họ hàng của mình không thể xuống Địa ngục nếu không chết.

Trước tiên, chàng đến Eleusis để thực hiện những nghi thức huyền bí nhằm mục đích thanh tẩy cơ thể, rửa sạch tội lỗi trước khi xuống Địa ngục. Những nghi thức này được thực hiện bởi Eumolpus, một trong những thầy tế đầu tiên phụng sự nữ thần Demeter và cũng là người sáng lập ra nghi thức này. Một tài liệu khác viết rằng đích thân nữ thần Demeter đứng ra rửa tội cho Heracles. Nhưng cũng có tài liệu cho rằng Heracles đến Athens và người rửa tội cho chàng là Musaeus, con của Orpheus.

Sau đó, người anh hùng đến mũi đất Tainaron ở Laconia, nơi có đường dẫn xuống Địa ngục. Tại đây, Heracles được thần Hermes và nữ thần Athena giúp sức, dẫn đường và giúp chàng tránh khỏi những linh hồn lang thang. Heracles đã gặp linh hồn của người anh hùng Meleager và nữ quỷ Medusa.

Trong nhiệm vụ cuối cùng của mình, Heracles phải xuống địa ngục bắt con chó ba đầu Cerberus của thần Hades mà không được sử dụng bất kì vũ khí nào hỗ trợ.

Tuy vậy, chẳng cần đến vũ khí, nhờ bộ áo giáp bằng da con sư tử Nemean, Heracles không sợ những chiếc răng nanh của Cerberus, chàng dễ dàng dùng sức mạnh của mình để bắt sống Cerberus.

Sau chiến công, chàng thả Cerberus về lại địa ngục nhưng có truyện kể rằng con chó đã tự tử vì căm giận Heracles.

Vậy là kết thúc 12 kỳ công của Heracles, cũng là kết thúc 12 năm nô lệ của chàng. Heracles được tự do và còn lập nhiều kỳ công khác nữa. Đáng tiếc thay, chàng lại chết bởi chính những mũi tên tẩm độc của mình, bởi vợ chàng – nàng Deianira tưởng rằng chất độc đó là thứ bùa yêu giúp giữ chân chồng.

Sau khi Heracles chết, thần Zeus biến chàng thành bất tử, đưa chàng lên Olympus sống đứng cùng hàng ngũ các vị thần.