K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2021

dòng 14

25 tháng 2 2021

này hỏi cách copy tớ giúp cho ok

tình bạn thì mình đã trải qua nhiều sự việc nhưng mik ko thể nói đc 

xin lỗi

25 tháng 2 2021

quả mơ

25 tháng 2 2021

quả mơ em ạ

25 tháng 2 2021

  Tham khảo :

Người xưa có câu “Lương y như từ mẫu”. Một bác sĩ tài giỏi còn phải có tấm lòng như người mẹ hiền. Em thật may mắn khi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của vị bác sĩ như thế. Bác sĩ ấy, trùng hợp lại chính là mẹ yêu của em.

Mẹ em khoác chiếc áo blue trắng tinh khôi đã hơn mười năm nay. Từ ngày tốt nghiệp trường trung cấp y năm hai mươi lăm tuổi đến nay, mẹ đã bước sang tuổi ba mươi sáu. Trong ký ức tuổi thơ của em và trong cuộc sống thường ngày, mẹ giống như một thiên thần áo trắng với khuôn mặt trái xoan thanh tú, dễ gần. Sống mũi cao ngay thắng. Đôi mắt đằng sau cặp kính cận nhẹ đen lấy, sáng suốt mà cũng chan chứa tình yêu, tình yêu dành cho gia đình và cho những người mẹ chăm sóc. Đôi môi mẹ luôn nở nụ cười ấm áp. Mái tóc đen và dài thường được cột lên gọn gàng sau lưng. Dáng người thanh mảnh, cao gầy của mẹ được bọc trong chiếc áo blue trắng – chiếc áo tượng trưng cho người bác sĩ. Trước ngực áo là bảng tên nho nhỏ, xinh xinh ghi đầy đủ họ tên của mẹ cùng chức danh bác sĩ mà em vô cùng tự hào.

Mẹ em là bác sĩ khoa sản và mẹ chưa bao giờ ngừng yêu công việc của mình. Đã có lần em tò mò hỏi mẹ tại sao mẹ lại chọn trở thành bác sĩ khoa sản. Ánh mắt mẹ nhìn về phía xa xa, thoáng hiện lên một thứ ánh sáng hạnh phúc giản đơn, giọng mẹ trầm ấm: “Năm 13 tuổi, mẹ vô tình giúp đỡ một bà đỡ trong xóm đỡ đẻ cho một bà mẹ sinh non vì trượt ngã. Khoảnh khắc đón một đứa trẻ đỏ hỏn vào tay, nghe tiếng khóc của nó chào cuộc sống này, mẹ cảm thấy rất kỳ diệu”. Và sau này mẹ nuôi ước mơ trở thành bác sĩ như thế. Hơn mười năm qua, biết bao sinh linh bé nhỏ đã qua bàn tay gầy gầy, thoang thoảng mùi thuốc sát trùng để đến với thế gian này. Có nhiều đứa bé còn được bố mẹ đưa tới nhà thăm hỏi mẹ em khi chúng lớn hơn một chút.

Vì yêu cầu công việc nên mẹ rất bận rộn, ca trực ở bệnh viện cứ dồn dập không thôi. Có những hôm, mẹ trực đến tận 3 giờ sáng, chợp mắt được một lát, điện thoại báo có ca mổ lại vội vàng đi ngay. Nhưng mẹ chưa bao giờ quên quan tâm, lo lắng cho gia đình em. Mỗi lần em ốm, mẹ mất ăn mất ngủ chăm sóc, cộng thêm việc bệnh viện khiến mẹ mệt mỏi vô cùng. Nhiều lần tỉnh táo sau cơn sốt mê man, em đau lòng nhìn vào đôi mắt đầy quầng thâm của mẹ. Mẹ hiểu và yêu thương những đứa trẻ hơn bao giờ hết, có lẽ cũng vì tình cảm đặc biệt ở một nữ bác sĩ khoa sản và tình yêu vô bờ bến mẹ dành cho chúng em mà mẹ luôn bao dung cho mọi lỗi lầm mà chị em em gây ra.

Mẹ là người đồng hành bên em từng bước đi, từng ngày trưởng thành. Dù không thể ngày ngày túc trực kề bên, nhưng tình cảm của mẹ luôn chân thành, sâu sắc hơn bao giờ hết. Mẹ đã dạy cho em rất nhiều bài học làm người, rất nhiều câu chuyện cảm động về những sinh mệnh bé nhỏ mà kiên cường. Mẹ truyền cho em tình yêu thương đồng loại và động lực theo đuổi ước mơ của mình.

Mẹ đã trở thành tượng đài yêu thương bất tử trong trái tim em. Dẫu nhiều ngày đi sớm về khuya, dẫu nhiều đêm không được ôm trong vòng tay mẹ, em vẫn yêu và tự hào về mẹ của mình. Mẹ chính là món quà vô giá mà cuộc đời đem đến cho em. Em sẽ luôn cố gắng để không phụ tình yêu, niềm tin của mẹ.

#H

Link : Bài văn tả người thân lớp 5 (135 mẫu) - Tập làm văn lớp 5

25 tháng 2 2021

Bà nội, đó là hai tiếng gọi thân thương mà tôi được gọi, có biết bao nhiêu người không còn bà để mà gọi và tôi thấy tôi thật hạnh phúc khi được có bà nội trên đời này. Bà không chỉ đơn giản là một người bà nội mà bà còn là tri ân tri kỉ của tôi. Mọi chuyện tôi đều nói với bà, tâm sự với bà và cho tôi những lời khuyên bổ ích. Bà như cơn mưa mùa hạ tưới mát tuổi thơ tôi.

Bà nội tôi trải qua một cuộc đời lam lũ vất vả người phụ nữ sinh ra trong bom đạn vì thế bà càng thêm sức dẻo dai chịu đựng. Bà tôi có khuôn mặt mà tôi thấy người ta khen là phúc hậu. Cuộc đời trải qua biết bao khó nhọc những lúc chạy giặc bà phải ngụp trong nước giấu mình trong bèo kể cả những đoạn mương sông bẩn thỉu nhất. Sau đó khi về nhà chồng, bà tôi một tay nuôi dưỡng bố và các bác của tôi trong khi đó ông nội còn đang bận công tác ngoài thủ đô. Một mình chăm sóc bảy người con tôi thấy bà nội tôi thật khỏe khoắn. Thật không may, về già bà nội tôi lại bị tai biến mạch máu não.

Mặc dù đã tám mốt tuổi thế nhưng trông bà tôi vẫn trẻ như hồi còn sáu mươi. Ai vào cũng phải khen nước da hồng hào trắng khỏe, khuôn mặt bà giờ không còn được trẻ trung đẹp đẽ như thuở xưa nữa mà thay vào đó là những những nếp nhăn chằng chịt. Nghe bố tôi nói rằng bà tôi ngày xưa xinh lắm, đẹp lắm và cho đến bây giờ cái tuổi xế bóng chiều tôi vẫn thấy bà tôi rất đẹp. Đó là vì nước da trắng vốn có của bà nội, là mái tóc tuy đã ở cái tuổi tám mốt nhưng lại chỉ điểm vài sợi trắng trên đầu. Khi gội đầu thì không còn nhìn thấy những sợi trắng đó nữa. Mái tóc dài ngày xưa của bà được cắt ngắn đi cho gọn gàng và dễ gội. Khuôn mặt ấy vẫn phúc hậu như ngày nào nhưng lại thật là đáng thương khi khuôn mặt ngày càng béo ra, không phải vì béo tốt mà là do bệnh. Nói đúng hơn là bị phù mặt, những vết nám chấm to như những mụn ruồi xuất hiện trên mặt của bà. Mắt của bà híp lại, đôi lông mày rụng hết phần dưới đi, mi mắt cũng rụng còn lại những sợ mi ngắn cũn. Điều đó không làm bà xấu đi mà làm bà đẹp hơn vì sau căn bệnh ấy bà vẫn đẹp, vẫn trẻ như vẫn còn sáu mươi.

Dáng hình của bà nội tôi giờ đây vì bệnh mà béo lên, nhưng khổ nỗi bà chỉ béo mỗi phần bụng còn chân tay thì lại gầy gò. Không kể đến cánh tay bên phải bị liệt, bà không thể tự xúc cơm được nữa mà phải có người xúc cho. Còn gì khổ hơn khi mất đi một cánh tay, tôi thương bà tôi nhiều lắm cả cuộc đời tu nhân tích đức mà đến cuối đời lại không thể sống một cuộc sống an lành. Nhiều khi bà nội tôi khóc như trẻ con, những nếp nhăn xô lại và những giọt nước mắt ào ra trên hai gò má. Cái miệng mếu xệch đi trông mà không kìm được nước mắt, gặp người thân đi xa về bà càng khóc nhiều hơn. Mỗi đêm bà dậy đi vệ sinh tôi tỉnh giấc nghe thấy những hơi thở khó khăn của bà mà chạnh lòng nghĩ bản thân chưa làm được gì cho bà. Cứ mỗi lần đứng lên ngồi xuống là cả một sự khó nhọc của bà ngay cả khi lật mình khi ngủ nữa.

Bà tôi cơ cực vậy đấy và giờ đây tôi yêu thương bà hơn bất cứ điều gì, cả cuộc đời ấy tôi sẽ cố gắng giúp cho bà vui mỗi ngày. Mai này lớn lên tôi sẽ trở thành một bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho những người bà thoát khỏi căn bệnh quái ác kia.

25 tháng 2 2021

được rồi!!!!!!!

30 tháng 1 2023

2 khổ thơ đầu: 

          Tế Hanh có mặt trong phong trào thơ mới chặng cuối vs những vần thơ trĩu nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương tha thiết.Có thể nói,quê hương chính là nguồn cảm hứng dồi dào,mãnh liệt nhất,chảy dọc thơ ông không bao giờ cạn.Một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất nguồn cảm hứng ấy,bộc lỗ mạnh mẽ nhất tình yêu quê hương của tác giả chính là bài thơ "Quê hương".Bài thơ đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của quê hương làng chài hiện lên qua tâm tưởng của đứa con xa quê,đầu bài là vẻ đẹp lúc đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi bình minh tươi sáng.
     Bài thơ đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của quên hương làng chài hiện lên qua tâm tưởng của đứa con xa quê,đặc biệt là vẻ đẹp lúc đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi bình minh tươi sáng.Trong hình ảnh xa quê,nhà thơ nhớ da diết,khôn nguôi cảnh đoàn thuyền quê mình ra khơi đánh cá.Trước hết tình yêu quê hương của tác giả đã được thể hiện gián tiếp qua cách nhà thơ giới thiệu về quê hương của mình trong 2 câu thơ mở đầu bài thơ:
                                      "Làng tôi vốn làm nghề chài lưới:
                                    Nước bao vây ,cách biển nửa ngày sông."
        Hai câu thơ đầu là một lời giới thiệu thật ngắn gọn nhưng cũng thật đầy đủ về quê hương của mình từ không gian sinh sống đến công việc thường ngày. “Làng tôi” – một cách gọi quen thuộc nhưng đầy thân tình. Chỉ một cách gọi như vậy thôi nhưng cũng chan chứa biết bao nhiêu tình cảm thật sâu nặng. Sau hai tiếng “làng tôi” đó, người đọc lần lượt thấy rõ những đặc điểm của quê hương ấy.Quê hương là 1 làng chài,bốn bề sông nước"bao vây",một làng nghèo thuộc vùng duyên hải miền Trung"cách biển nửa ngày sông" Đó là một làng làm nghề đánh cá với truyền thống lâu đời.Con sông mà nhà thơ nhắc tới là sông Trà Bồng chảy qua huyện Bình Sơn ,phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi.Lời giới thiệu đó như ngân lên 1 cảm xúc tự hào,một nỗi nhớ khôn nguôi của tác giả đối vs quên hương mình.Đối vs ông thì đó cũng là 1 làng chài nghèo như bao làng khác nhưng khi xa quê tác giả lại nhớ đến đau quặn lòng va da diết.
      Trong hoàn cảnh xa quê,nhà thơ nhớ da diết cảnh đoàn thuyền quê mình ra khơi đánh cá.Sau lời giới thiệu khái quát về quê hương,tác giả đã mở ra trước mắt người đọc hình ảnh đoàn thuyền ra khơi trong 1 khung cảnh thật đẹp.
                                  Khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồng
   Một buổi lao động của dân chài nơi đây bắt đầu bằng 1 buổi sớm mai,trong 1 không gian khoáng đại,trong lành,yên ả vs bầu trời cao rộng trong xanh.Không gian lí tưởng vs trời yên biển lặng chính là niềm mong ước bao đời của người dân chài lưới quê ông khi ra khơi.Đây quả là 1 khung cảnh đẹp,một không gian cao rộng,một buổi ra khơi lí tưởng báo hiệu 1 ngày ra khơi đầy hứa hẹn.Trong khung cảnh đó hiện lên hỉnh ảnh những chàng trai khỏe khoắn,mạnh mẽ đang bơi thuyền để ra khơi đánh cá:
                                      Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
    Nổi bật giữa không gian đó chính là hình ảnh những con thuyền đang băng mình vượt lên phía trước với những bàn tay chèo lái khỏe khoắn của người dân làng chài.Trong kí ức của nhà thơ,hình ảnh con thuyền ra khơi hiện lên rất mạnh mẽ :
                                      Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
                                      Phăng mái chèo,mạnh mẽ vượt trường giang
    Bằng biện pháp so sánh con thuyền như con chiến mã và 1 loạt những động từ hăng,phăng,vượt như vẽ lên cho ta hình ảnh 1 con thuyền dũng mãnh,khỏe khoắn đang băng mình ra khơi.Phải chăng đó cũng là cái sức sông ,cái khí thế đầy tự tin ,kiễu hành của người dân làng chài nơi đây.Câu thơ giúp ta hình dung được sức sống mạnh mẽ,hùng tráng,đầy sinh lực như con tuấn mã của đoàn thuyền.Đó cũng chính là vẻ đẹp của người dân chài khỏe mạnh .
                                     Cánh buồm giương,to như mảnh hồn làng
                                     Rướn thân trăng bao la thâu góp gió..
     Hình ảnh nhân hóa cánh buồm rướn thân trắng giúp ta hình dung được cánh buồm no gió đẹp như con thiên nga giữa không trung bao la.Dường như sự nhiệt tình của con người đi chinh phúc đại dương được truyền qua cảnh vật.Cánh buồm là 1 vật hữu hình,cụ thể được so sánh với mảnh hồn làng là 1 hình ảnh vô hình,trừu tượng.Cách so sánh độc đáo,táo bạo,bất ngờ ấy làm cho hình ảnh cánh buồm quen thuộc bỗng trở nên lớn lao.Cánh buồm trở thành linh hồn của quê hương là biểu tượng thiêng liêng của 1 vùng quê miền biển luôn in dấu trong sâu thẳm trái tim Tế Hanh trong suốt những năm xa nhà.
    Qua hình ảnh của tác giả,bức tranh quê hương hiện lên thật tươi đẹp,tràn đầy sức sống.Đó là vẻ đẹp của cuộc sống lao động đầy hứng khởi đang diễn ra hằng ngày trên miền biển.Qua bức tranh ta thấy ,ta cảm nhận được nỗi nhớ tình yêu quê hương tha thiết sâu nặng cúng như niềm tự hào về vẻ đpẹ quê hương của chính nhà thơ:Cảm xúc ấy,tính chất ấy thấm đẫm trong từng câu, từng chữ ,từng hình ảnh.
     Nét đắc sắc, nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ này là sự sáng tạo các hình ảnh thơ. Bài thơ cho thấy một sự quan sát tinh tế, một sự cảm nhận và miêu tả sắc sảo. Hình ảnh thơ phong phú, vừa chân thực lại vừa bay bổng và lãng mạn khiến cho cả bài thơ rất có hồn và tràn đầy thú vị.Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào cả bài thơ.
      Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động, đầy chất lãng mạn trữ tình về một làng quê miền biển, với những hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và những sinh hoạt lao động thường ngày của làng chài. Bài thơ như một lời nói hộ những tình cảm yêu quê hương đất nước của người con xa quê. 

2 khổ thơ cuối:

        Tế Hanh có mặt trong phong trào thơ mới chặng cuối vs những vần thơ trĩu nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương tha thiết.Có thể nói,quê hương chính là nguồn cảm hứng dồi dào, mãnh liệt nhất,chảy dọc thơ ông không bao giờ cạn.Một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất nguồn cảm hứng ấy,bộc lỗ mạnh mẽ nhất tình yêu quê hương của tác giả chính là bài thơ "Quê hương".Bài thơ đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của quê hương làng chài hiện lên qua tâm tưởng của đứa con xa quê,đầu bài là vẻ đẹp lúc đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi bình minh tươi sáng.
        Theo bước chuyển của đoàn thuyền,tán thưởng của nhà thơ trở về bến đỗ ồn ào ,tấp nập,nhộn nhịp của quê mình:
                                 Ngày hôm sau,ồn ào trên bến đỗ
                                Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
                               "Nhờ ơn trời biển lặng ghe đầy ghe",
                                Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
      Cảnh sinh hoạt bến đỗ khiến cho làng chài quê vốn bình lặng nay trỗi dậy 1 sức sống mới.Lời cảm tạ chân thành thổi ra từ tận đáy lòng của những người dân chài lưới.Nhờ ơn trời mà cá đầy khoang thuyền,được mùa cá bà con lang chài vui sướng,trong niềm vui ấm no,hạnh phúc và thầm thốt lên lời cảm tạ đất trời đã cho biển lặng sóng êm ,cho "cá đầy khe".Nhà thơ còn nhớ như in hình ảnh những người dân chài từ xa trở về:
                                  Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
                                  Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
   Chất mặn mòi của biển dường như đang quyện sâu thớ thịt của dân chài lưới khỏe mạnh,can trường được tôi luyện trong gió sóng đại dương,trong mưa nắng dãi đầu.Nỗi nhớ,tình yêu và niềm tự hòa của tác giả về vẻ đẹp của con người lao động chốn quê nhà.Nhớ ề quê hương tác giả không thể nào quên hình ảnh con thuyền đã gắn bó với người dân chài lưới quê ông bao đời:
                          Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
                          Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
   Bằng nghệ thuật nhân hóa,nhà thơ đã thổi linh hồn vào con thuyền,khiến cho sự vật vô tri vô giác trở nên sinh động,có linh hồn có cảm xúc.Nhà thơ như đang sống trong cảnh vật để cảm thấu được linh hồn của chúng.Đó là cảm nhận rất tinh tế và rất riêng của 1 tâm hồn sâu nặng vs quê hương,yêu quê hương tha thiết.
                             " Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
                                Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
                                Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
                                Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ."
    Hai câu thơ đầu nói đến những chàng trai làng chài có"làn da ngăm rám nắng"khỏa mạnh,can trường được tôi luyện trong gió sóng đại dương,trong mưa nắng dãi đầu.Họ mang theo hương vị biển.Hai chữ "nồng thở"rất thần tình làm nổi bật nhịp sống lao động hăng say,dũng cảm của những dân chài mang tình yêu biển.hình tượng thơ mang vẻ đẹp lãng mạng.Sau 1 chuyến ra khơi vất vả trở về,nó mỏi mệt nằm im trên bến.Con thuyền là 1 biểu tượng đẹp của làng chài,của những cuộc đời trải qua bao phong sương thử thách,bạo dạn dày sóng gió.Con thuyền được nhân hóa với nhiều yêu thương,vần thơ giàu cảm xúc.
      Qua bài thơ “Quê hương”, ta thấy được cảm xúc mạnh mẽ của tác giả được thể hiện qua các hình ảnh, cách miêu tả và lời than thở của nhà thơ. Tác giả đã cảm nhận về quê hương mình không chỉ bằng những cảm giác bên ngoài mà còn bằng cả chiều sâu tâm hồn, điều đó đã góp phần bộc lộ cảm xúc trữ tình của tác giả trong bài thơ này.

26 tháng 2 2021

Cái này trong câu đố đúng ko?

25 tháng 2 2021

Câu 1 : "Dế Mèn phiêu lưu ký" là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi (truyện đồng thoại). Trong truyện, Dế Mèn là nhân vật chính đã trải qua những cuộc phiêu lưu lý thú, đầy mạo hiểm. Sự trải nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học mà Dế Mèn rút ra qua bao nhiêu hiểm nguy sóng gió chính là hành trang để Mèn bước vào đời và trở thành một chàng Dế cao thượng. Chính vì thế, có thể nói rằng cuộc đời của Dế Mèn là một bài học lớn: đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Trước hết, ta bắt gặp một chàng dế thanh niên đẹp trai “cả thân mình là một màu nâu bóng mỡ rồi cánh, râu, vuốt… của Dế Mèn đều toát lên vẻ đẹp đó. Có thể nói, không ai lại không thích cái vẻ khoẻ khoắn ấy. Đúng là một “thanh niên” như nhà văn Tô Hoài đã gọi tên. Người đọc không chỉ có thiện cảm với vẻ cường tráng của Mèn, chúng ta chắc cũng thích cách làm việc, sinh hoạt “ điều độ, chừng mực”, cái sự biết lo xa của một chú dế đang còn thanh niên qua việc chú biết đào hang nhiều ngách, luyện tập để cơ thể khỏe mạnh…

Tuy nhiên bên cạnh nhiều điểm đáng mến ấy, Dế Mèn cũng còn những nét tính cách chưa tốt khiến cho người đọc bớt đi thiện cảm với cậu. Trước hết phải nói đến thói kiêu ngạo. Biết mình có vẻ đẹp cường tráng, có những cái ưu điểm lợi hại cậu thường thử sức hay đúng hơn là khoe sự lợi hại đó bằng việc đạp gãy cỏ trong vùng. Rồi để khoe cặp râu và đôi cánh cậu chọn cách đi đứng nhún nhảy cho ra vẻ…

Tuy nhiên, thói xấu ấy chưa gây hậu quả, chưa làm hại ai, bởi thế ở chừng mực nào đấy, chúng ta có thể thông cảm với cậu. Nhưng đến khi, sự kiêu ngạo, coi thường người khác ngày càng lớn và bị đẩy đến đỉnh điểm thì nó đã gây hậu quả ghê gớm mà chính Dế Mèn cũng không hề lường trước. Coi thường Dế Choắt, không thèm giúp Choắt đào hang rồi hơn nữa, trêu chọc chị Cốc, gây hiểu lầm và Dế Choắt là người chịu hậu quả. Cái chết thương tâm và lời trăng trối của Dế Choắt làm Mèn tỉnh ngộ, nhận ra sự ngông cuồng và hậu quả vô cùng tai hại mà mình gây ra. Kết thúc đoạn trích là cảnh Dế Mèn đắp mộ cho Dế Choắt trong nỗi đau đớn, xót xa và ân hận day dứt khôn nguôi. Cái chết và nấm mộ của Dế Choắt là lời nhắc nhở, hơn thế là bài học đầu đời đắt giá cho Dế Mèn. Câu chuyện về Dế Mèn mà nhà văn kể trong đoạn trích thật hay và ý nghĩa. Qua câu chuyện về Dế Mèn, ta bắt gặp hình ảnh con người. Chính xác hơn là hình ảnh những chàng trai mới lớn, chập chững bước vào đời. Nhiều nhiệt huyết, giàu sức trẻ và ước muốn làm chủ, khám phá thế giới nhưng cũng dễ vấp váp, sai lầm. Và điều quan trọng hơn, chính là lời nhắc nhở phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mình mắc phải.

Nhân vật Dế mèn trong tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” là một nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu của các em thiếu nhi. Qua những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, ta nhận ra rằng: trường đại học chân chính nhất để rèn luyện con người chính là cuộc đời.

Câu 2 : Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống. Cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau thì bao la, hào phóng; con người Cà Mau  thì mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác như được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

 

  

25 tháng 2 2021

Mik ko cần dài đâu chỉ cần ngắn gọn là đc