Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo 1 số bài văn :
*Tả con chó :
Chó là một loài động vật rất có ích, vì vậy hầu hết các gia đình đều nuôi chó. Nhà thì nuôi một con, nhà thì nuôi vài con thậm chí nhiều hơn và nhà em cũng vậy.
Cách đây một thời gian, mẹ em đi chợ và mua về một con chó. Hôm mua về mẹ bảo, phải chăm sóc cẩn thận chẳng mấy chốc mà lại có một đàn chó con, nghe mẹ nói vậy em rất háo hức. Em rất yêu quý động vật, vì vậy em đặt tên cho nó là Đốm. Sở dĩ tên của nó như vậy vì nó có ba màu lông xen kẽ nhau trên cơ thể. Đầu màu đen, thân cũng màu đen nhưng lại được xen kẽ bởi những đốm trắng. Nó được ba tháng tuổi và cũng khá là mập. Hai mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve, chiếc mũi cũng màu đen và rất thính, bên cạnh là những chiếc râu ngắn. hàm răng có những chiếc nhọn hoắt, thêm một thời gian ngắn nữa thì hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm. Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt.
Thân hình mập mạp với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn ngủi, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối. Mẹ em thường trêu: “đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”, những lúc ấy em lại xị mặt ra và kêu mẹ không được thịt nó. Bốn chân có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp đệm dày, chính những lớp đệm ấy giúp nó đi lại nhẹ nhàng. Chó là loài động vật ăn tạp, vì vậy nuôi nó rất dễ, bên cạnh đó mẹ em cũng mua thuốc về tiêm để phòng các loại bệnh.
Mỗi khi em đi học về nó lại chạy ra tận cổng đón, ngoe nguẩy cái đuôi, chạy vòng quanh và quấn lấy chân em như thể đòi vuốt ve. Mặc dù đi học về rất mệt nhưng em vẫn chơi với nó. Có nhiều trò rất hay, em cầm hai chân trước và để nó đi bằng hai chân sau, bẻ ngược hai cái tai của nó lên, vì tai nó mềm nên không bị đau, lấy tay cù vào bụng nó, những lúc như vậy nó nằm ngửa ra bốn chân chổng lên trời trông rất hay. Mỗi bữa cơm em đều giành với mẹ việc cho nó ăn, đêm đến nó nằm co tròn ở một góc nha và ngủ ngon lành. Nó rất thông minh, biết phân biệt người nhà với người lạ, khi có người lạ vào, nó sủa ầm ĩ cho đến khi bố mẹ em quát mới thôi.
Em rất yêu quý con chó nhà em, gia đình em sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận để nó mau lớn và cho gia đình em một đàn chó con như lời mẹ nói!
*Tả con mèo:
“Meo…meo…meo, rửa mặt như mèo”. Đó là bài hát yêu thích của em Phượng, em gái em. Vì ngày nào Phượng cũng hát bài đó nên mẹ đã mua cho hai chị em một con mèo tam thể rất đẹp.
Chú mèo tên là Tom. Bộ lông ba sắc màu vàng, đen, trắng xen kẽ nhau mượt mà và còn đem lại cho Tôm một bộ y phục tuyệt diệu. Cái đầu tròn tròn bằng nắm tay người lớn, được điểm sáng bằng cái mũi nho nhỏ, xinh xinh với hai cái lỗ ươn ướt màu hồng phấn. Hai bên khóe miệng, những sợi râu mép trắng như cước lúc nào cũng cử động liên tục. Chân chú như quả bí đao. Bốn chân nhỏ và thon. Cái đuôi dài thướt tha, duyên dáng. Bộ móng vuốt của Tôm thì rất lợi hại vừa nhọn trông vừa đáng sợ như một vũ khí phòng thân khi có chuyện gì xảy ra
Tôm rất thích được vuốt ve, chiều chuộng. Những lúc đang xem tivi, chú nằm vào lòng em như muốn em xoa vào bộ lông mềm mại của chú. Những ngày nắng ấm, Tôm thường ra sân nằm cạnh gốc chanh, ưỡn cái bụng trắng hồng ra đón nắng. Đôi mắt cũng ra vẻ lim dim, ngắm nhìn những đám mây giữa vòm trời trong xanh lồng lộng.
Ban đêm, Tôm tỏ ra chăm chỉ và cần mẫn làm việc lắm. Không có một xó xỉnh nào mà chú không lục lọi. Đặc biệt là dưới bếp lũ chuột hay qua lại. Đôi mắt của chú trong đêm tối như những tia hào quang xuyên thủng bức màn đêm. Đôi bàn chân của chú được “trang bị” một lớp đệm dày và êm nên những bước đi của Tôm rất nhẹ nhàng. Vì vậy, những con chuột nhắt, chuột cống bẩn thỉu không thể nào qua khỏi chiếc miệng với những chiếc răng sắc nhọn của chú.
Em rất quý Tôm vì chú đã giúp gia đình em diệt sạch lũ chuột hư đốn. Với công lao to lớn này của chú em sẽ cho chú mèo Tôm “một người thợ săn chuột” bữa tiệc với vài con cá bống và một cốc sữa con bò. Tôm quả là một con mèo khôn ngoan và biết nghe lời.
#H
Link : 67 bài văn tả con vật lớp 4 - Tập làm văn 4
Mùa hè thời tiết rất nóng nực, em thường ra bờ hồ ngồi chơi để tận hưởng hơi nước mát rượi. Những lúc như thế, em lại ngồi mơ màng ngắm nhìn mặt hồ phẳng lặng và những gốc cây ngọn cỏ xung quanh. Ồ, trên bóng nước vừa lướt qua một bóng chuồn chuồn. Em chăm chú nhìn theo cho đến khi chú đậu lại trên chiếc lá sen.
Chú chuồn chuồn nước này có màu vàng nghệ xen lẫn đen ở dọc thân mình thẳng đuột. Người chú nhỉnh hơn qua tăm một chút với cái đầu to đồ sộ so với cơ thể. Từ đầu đến đuôi của chú dài khoảng 3 cm, nếu không để ý sẽ không phát hiện ra. Dưới ánh nắng mặt trời, lớp áo vàng trên lưng chú phản chiếu óng ánh như rắc kim tuyến. Bốn cánh của chú phân đều ở hai bên, cánh sau lớn hơn cánh trước để giữ thăng bằng và điều chỉnh hướng bay.
Hai đôi cánh ấy trong suốt và mỏng manh như nilon vậy. Một cơn gió lao xao thổi qua làm chú rung rinh như sắp bay đi mất. Nhưng không, chú vẫn đậu vững trên phiến lá như đang trầm tư suy nghĩ điều gì. Cái đầu chú hơi gục xuống làm em tưởng tượng đôi mắt to quá khổ làm chú không ngẩng đầu lên được. Chà, đôi mắt đó mới đặc biệt làm sao! Nó trong veo như thủy tinh và to quá nửa cái đầu chú, không bao giờ nhắm mắt lại.
Em từng nhìn tranh mô phỏng qua kính lúp một chú chuồn chuồn, gần miệng chúng còn có những sợi lông nhỏ xíu để cảm ứng xung quanh. Cổ chuồn chuồn ngắn tũn, nối phần đầu hình khối với phần thân dài. Hai đôi chân mảnh khảnh như thể gió thổi một chút sẽ ngã. Thế nhưng đừng coi thường những chiếc chân bé nhỏ đó, vì ở mỗi chân lại đều có thiết kế đặc biệt như những chiếc giày đinh của cầu thủ trên sân cỏ.
Bầu trời nổi lên những đám mây đen báo hiệu một cơn mưa lớn, thảo nào chú chuồn chuồn này lại bay là là như vậy. Em lưu luyến đứng dậy đi về nhà, trước khi đi không quên nhìn lại chú chuồn chuồn dễ thương lần nữa.
2. Lời bài hát Đom đóm
Lời 1:
Em đi mất rồi, còn anh ở lại ...
Người giờ còn đây không? Thuyền này còn liệu sang sông?
Buổi chiều dài mênh mông, lòng người giờ hòa hay đông
Hồng mắt em cả bầu trời đỏ hoen
Ta như đứa trẻ ngây thơ, quên đi tháng ngày ngu ngơ
Người là ngàn mây bay, mình là giọt sầu chia tay
Người cạn bầu không say, còn mình giãi bày trong đây
Này gió ơi, đừng vội vàng, lắng nghe được không?
Điệp khúc:
Gió ơi xin đừng lấy em đi
Hãy mang em về chốn xuân thì
Ngày nào còn bồi hồi tóc xanh
Ngày nào còn trò chuyện với anh
Em nói em thương anh mà
Nói em yêu anh mà
Cớ sao ta lại hóa chia xa
Đóa phong lan lặng lẽ mơ màng
Nàng dịu dàng tựa đèn phố Vinh
Đẹp rạng ngời chẳng cần cố Xinh
Hạt ngọc rơi rớt trên mái nhà, sau luống cà, như thế là ...
Rap:
Xa nhau, xa nhau, thôi thì nỗi nhớ hà cớ gì người mang? Woo..
Bên nhau không lâu, như là người thấy tờ giấy này nghìn trang ...
Vậy hãy để màu nắng phiêu du, phiêu du trên đỉnh đầu
Và sẽ nói em nghe, em nghe, câu chuyện này là...
Cả bầu trời vàng, đỏ, tím, xanh xanh
Em luôn tồn tại ở trong trái tim anh
Lời 2:
Thuở mới niên thời tay nắm tay,
Cành lá me vàng ôm đắm say
Nhẹ nhàng lá rơi,
Đọng lại vấn vương ven đường
Điệp khúc:
Gió ơi xin đừng lấy em đi
Hãy mang em về chốn xuân thì
Ngày nào còn bồi hồi tóc xanh
Ngày nào còn trò chuyện với anh
Em nói em thương anh mà
Nói em yêu anh mà
Cớ sao ta lại hóa chia xa
Đóa phong lan lặng lẽ mơ màng
Nàng dịu dàng tựa đèn phố Vinh
Đẹp rạng ngời chẳng cần cố Xinh
Yêu em nhiều..
Lòng này nhói đau, thương em nhiều, cạn tình biển sâu
Biển sâu anh hát
Nếu có ước muốn ngược thời gian
Nhắm mắt cố xóa dòng đời này ái phong trần vỡ tan
Đành lòng sao em xé nát tan tâm can.. họa kì thư theo bóng trăng vàng
Giá như bây giờ, giá như em ở đây
Điệp khúc:
Gió ơi xin đừng lấy em đi
Hãy mang em về ... về chốn xuân thì
Ngày nào còn bồi hồi tóc xanh
Ngày nào còn trò chuyện với anh
Em nói em thương anh mà
Nói em yêu anh mà
Cớ sao ta lại hóa chia xa
Đóa phong lan lặng lẽ mơ màng
Nàng dịu dàng tựa đèn phố Vinh
Đẹp rạng ngời chẳng cần cố Xinh
3. Hợp âm Đom Đóm (J97)
Dạo:
[Cmaj7] [Bm7] [Am7] [D7] [G] [G7]
Hà [Cmaj7]há.. [D]...em [Bm7]đi mất rồi...còn [Em]anh ở lại.... [Am7] [D7] [G]
Verse:
[G]Người giờ còn đây không, thuyền này liệu còn sang sông
[Em]Buổi chiều dài mênh mông, lòng người giờ hòa hay đông
[Am]Hồng mắt em cả bầu [C]trời đỏ hoen....
[D]Ta như đứa trẻ ngây thơ, quên đi tháng ngày ngu ngơ
[G]Người là ngàn mây bay, mình là giọt sầu chia tay
[Em]Người cạn bầu không say, còn mình giãi bày trong đây!
[C]Này gió ơi ! Đừng vội [D]vàng lắng nghe được [G]không?
[Dm7]- [G7]
Chorus:
[Cmaj7]Gió ơi xin đừng [D]lấy em đi,
[Bm7]Hãy mang em về [Em]chốn xuân thì
[Am7]Ngày nào còn bồi hồi tóc xanh,
[D]Ngày nào còn trò chuyện với anh
Em [G]nói em thương anh mà, [Dm7]nói em yêu [G7]anh mà
[Cmaj7]Cớ sao ta lại [D]hóa chia xa,
[Bm7]Đóa Phong Lan lặng [Em7]lẽ mơ màng
[Am7]Nàng dịu dàng tựa đèn phố Vinh,
[D]Đẹp rạng ngời chẳng cần cố [G]xinh
*Dạo:
[Cmaj7]hạt ngọc rơi rớt [Bm7]trên mái nhà, sau luống cà, như thế là......
[Cmaj7] [Bm7]- [Em] [Am7] [Bm7] [Em] [E] [F#]
Rap:
[G]xa nhau, xa nhau, thôi thì nỗi nhớ hà cớ gì người mang?Woo...
[Em]Bên nhau không lâu, như là tờ giấy người thấy này nghìn trang
Vậy hãy để màu [Am7]nắng phiêu du phiêu du trên đỉnh đầu
và sẽ [C]nói em nghe em nghe câu chuyện này là...
[D7]cả bầu trời vàng, đỏ, tím, xanh xanh...
Em luôn tồn tại ở trong tim anh
Verse 2:
[G]Thuở mới niên thời tay nắm tay,
[Em7]Cành lá me vàng ôm đắm say
[Am7]Nhẹ nhàng lá rơi, [D]đọng lại vấn vương ven [G]đường..
[Dm7] [G7]
Chorus:
[Cmaj7]Gió ơi xin đừng [D]lấy em đi,
[Bm7]Hãy mang em về [Em]chốn xuân thì
[Am7]Ngày nào còn bồi hồi tóc xanh,
[D]ngày nào còn trò chuyện với anh
Em [G]nói em thương anh mà, [Dm7]nói em yêu [G7]anh mà
[Cmaj7]Cớ sao ta lại [D]hóa chia xa,
[Bm7]Đóa Phong Lan lặng [Em7]lẽ mơ màng
[Am7]Nàng dịu dàng tựa đèn phố Vinh,
[D]Đẹp rạng ngời chẳng cần cố [G]xinh
*Bridge:
Yêu em [C]nhiều, lòng này nhói [D]đau,
Thương em [Bm7]nhiều, cạn tình biển [Em7]sâu..biển sâu anh hát
[C]Nếu có ước muốn ngược thời gian,
[D]Nhắm mắt cố xóa dòng đời này [Bm7]ái phong trần vỡ [Em]tan
Đành lòng [C]sao em xé nát tâm [D]can...họa kỳ
[Bm7]Thư theo bóng trăng [Em]vàng
[Am7]Giá như bây giờ, [C]giá như em ở [D]đây! -> [E]
[Dmaj7]Gió ơi xin đừng [E]lấy em đi,
[C#m7]Hãy mang em về [F#m]chốn xuân thì
[Bm7]Ngày nào còn bồi hồi tóc xanh,
[E]Ngày nào còn trò chuyện với anh
Em [A]nói em thương anh mà, [Em7]nói em yêu [A7]anh mà
[Dmaj7]Cớ sao ta lại [E]hóa chia xa,
[C#m7]Đóa Phong Lan lặng [F#m7]lẽ mơ màng
[Bm7]Nàng dịu dàng tựa đèn phố Vinh,
[E]Đẹp rạng ngời chẳng cần cố [A]xinh.
Tôi vốn được sinh ra từ biển cả. Cuộc đời tôi gắn liền với nhừng cuộc phiêu lưu thật dễ thương và kỳ thú.
Mẹ tôi, người có nước da xanh lơ màu trời, luôn vỗ về, âu yếm tôi. Ngày ngày, tôi theo mẹ đi khắp đó đây, lúc thì nhảy lăn tăn nô đùa với những chị rong biển dịu dàng, lúc thì trò chuyện với các chàng san hô tráng trẻo...
Thế rồi một hôm, tôi cảm thấy nóng bức và trong chốc lát, ông Mặt trời đã hút tôi lên cao. Tôi được gió đưa đi khắp nơi, từ những rặng núi cao đến cánh đồng lúa chín như tấm thảm vàng. Nhưng hoàng hôn đã buông xuống, mọi vật quanh tôi chìm dần trong giấc ngủ, tôi thấy nhớ mẹ, nhớ nhà và, ôi chao! Lạnh quá! Đang co ro chợt tôi bị rơi xuống một dòng sông nho nhỏ và hiền hòa. Ngày ngày tôi cùng các bạn có nhiệm vụ rất quan trọng: Làm vệ sinh cho mọi người sau giờ lao động. Các bà mẹ thường nhờ tôi kỳ cọ cho các cô các cậu bé nghịch bẩn.
Vào một buổi chiều nọ, tôi được bác nông dân mang về nhà, cho vào ấm và đun lên. Lúc đầu, tôi cảm thấy khoan khoái, dễ chịu vô cùng. Nhưng một lúc sau, tôi cảm thấy nóng bức quá mà bác nông dân nọ lại chẳng chịu ngừng tay. Những tiếng rên của tôi tuy nhỏ nhưng bác vẫn nghe: "e...e...e... nóng quá", rồi đến lúc tôi rên to hơn: "ục...ục...ục... đừng đun nữa!", không chịu đươc, tôi đành buồn rầu bảo: "rè...rè...rè... vĩnh biệt" và thoát ra ngoài qua ống vòi. Sáng hôm sau, tôi nhập vào họ hàng li ti nhà tôi và kết thành một đám mây bay bồng bềnh trên nền trời xanh ngắt, ơ trên ấy thật sung sướng. Chúng tôi luôn thấy mát mẻ và dễ chịu. Cứ rong ruổi hoài với những ngọn gió lang thang, chúng tôi lúc thì kết lại với nhau thành những tảng lớn, lúc thì phân tán thành những đám mây nhỏ. Có bạn thì muốn lại gần mặt trời, có bạn thì muốn lên cao, bạn thì muốn xuống thấp để nhìn cho rõ cảnh vật kỳ thú của núi đồi sông nước dưới kia... Một hôm tôi đang cùng bạn bè mình bay đến bàn bạc với đám mây mỡ gà ở phía chân trời. Bay mãi bay mãi mà đám mây kia vẫn cứ xa tít tắp. Mỏi mệt, nặng trĩu nỗi buồn, chúng tôi như muốn đứt hơi, đứng lơ lửng giữa tầng không. Thì bỗng nhiên bao nhiêu là mây dồn lại phía chúng tôi. Gió cứ vậy xua chúng tôi chạy đến chóng mặt ra phía Bắc. Rồi gió ngừng thổi. Cả bầu trời xám lại. Mặt trời chạy trốn từ lúc nào. Nhìn xuống phía dưới tôi thấy một dòng sông loáng nước. Và một cái đập chắn khổng lồ. Một cảnh tượng kỳ lạ, mới mẻ và thật hùng vĩ. Càng sa xuống thấp, tôi càng ngạc nhiên vì có những cột thép to lớn với những cánh tay rắn rỏi kéo căng những sợi dây điện to lớn. Tiếng thác đổ, tiếng chạy ì ì của một cái máy nào rất lớn. Tôi biết ngay đây là sông Đà và kia là nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Thế rồi trời nổi cơn mưa. Theo các bạn tôi lao nhanh xuống đất. Thật may mắn, tôi rơi ngay vào mặt nước sông Đà. Tôi chạy rất nhanh tới cái đập nước sừng sững trước mặt. Và chưa kịp suy nghĩ và ngắm cảnh tôi chạy như bay đến một dòng nước xiết. Thật là chóng mặt đến kinh khủng. Tôi thấy như có ai hút lấy tôi với một mãnh lực ghê gớm. Tôi hụt hẫng và cùng các bạn lao nhanh về phía ngọn thác đang đổ xuống ầm ầm phía xa. Chỉ nháy mắt tôi đã lao vào một vật gì thật cứng và tôi nghe rất rõ tiếng máy nhà máy điện đang chạy. Cuốn tôi phăng phăng xuống phía hạ lưu, dòng nước đã bắt đầu được hiền hòa hơn. Chúng tôi thong thả chảy dọc đê sông Hồng để được ngắm những bãi bắp non, những màu xanh trên những cù lao màu mỡ phù sa... Chúng tôi vẫn không quên những thích thú khi nhảy ào vào máy phát điện...
Tôi mê mải nghe các bạn kể về những xứ sở mà các bạn ấy đã đi. Bao nhiêu nơi kỳ thú mà qua lời kể, tôi thấy rằng mình còn thèm muốn được chu du. Thì ra họ hàng nước nhà tôi có khả năng du lịch rất nhiều nơi, cả trên trời lẫn dưới đất.
Một ngày nọ tôi bỗng nghe tiếng vỗ sóng dào dạt, vui tươi... Trước mặt tôi, mẹ biển cả yêu dấu đang mở lòng đón những đứa con trở về... Tôi nhìn màu nước xanh thẳm, tôi nếm vị mặn của muối mà rưng rưng, cảm động. Trên trời, những đứa con của mẹ hiền lại kết thành những đám mây bạc để tiếp tục cuộc hành trình mang lợi ích đến cho đời... Tôi muốn nghỉ ngơi trong lòng mẹ một thời gian. Rồi một ngày nào đó, tôi lại bay đi
Ở tít trên cao những đám mây kia, có rất nhiều vương quốc khác nhau, mà mỗi vương quốc đều mang một vẻ đẹp riêng. Vương quốc Nắng là chỗ ở của những tia nắng. Mùa xuân, nắng ấm áp đánh thức chồi non say ngủ, còn đến hè lại rực rỡ phủ trên cành phượng đỏ, báo hiệu một kì nghỉ sắp tới cho đám học trò. Và khi mùa thu đến, nắng nhuộm vàng cho lá cho hoa, rồi đông sang, những tia nắng hiếm hoi lại làm ấm lại hơi đông giá lạnh. Còn vương quốc Mây thì lại là nơi sinh sống của bao nhiêu áng mây rực rỡ nào trắng, nào hồng, nào xanh… Mây bồng bềnh trôi khắp bầu trời, mang đến cho vũ trụ bao điều kì diệu. Vậy nhưng kì lạ nhất có lẽ là vương quốc Mưa.
Ở vương quốc Mưa, mỗi ngày có hàng triệu triệu hạt mưa sinh ra. Điều đặc biệt là tất cả các hạt mưa đều phải tham gia khóa huấn luyện của hoàng gia quy định, đó là theo chân những đám mây kia, tự phiêu lưu, tìm tòi những điều mới mẻ. Ai có thể vượt qua thử thách này sẽ nhận được tấm huy chương dũng cảm. Mưa Nhỏ là con út trong gia đình có hàng nghìn chị em. Các chị của cô bé cũng đã nhiều lần tham gia những khóa huấn luyện tương tự, và họ kể cho cô nghe rất nhiều, rất nhiều điều kì thú của thế giới Mặt Đất. Những điều ấy khiến Mưa Nhỏ háo hức vô cùng, cứ ước mong một ngày mình sẽ được thực hiện những cuộc phiêu lưu kì thú. Và ngày đó cuối cùng cũng đến.
Sáng sớm tinh mơ, khi thần Mặt trời hé những tia nắng đầu tiên, Mưa Nhỏ được đưa lên một con tàu Mây màu xám. Đang lơ lửng giữa trời cao, cô bé thấy mình nặng dần, nặng dần... và lao nhanh xuống phía dưới. Cảm giác háo hức, phấn khởi lúc đầu dường như bị lấn át bởi sự sợ hãi khi phải một mình tự khám phá thế giới mới. Có thể Mưa Nhỏ sẽ rơi xuống nền đất khô cứng kia, hay là rơi xuống một vũng lầy, một sa mạc cát… Chỉ mới nghĩ thế thôi, mắt cô đã nhắm tịt lại. Sắp rồi, sắp chạm đến rồi... và một, hai, ba… toong! Mưa Nhỏ mở mắt ra và thở phào nhẹ nhõm khi thấy mình vẫn còn nguyên vẹn. Vượt qua sự sợ hãi ban đầu, cô bé bắt đầu mở to đôi mắt tròn xoe ngắm nhìn thế giới xung quanh. Chao ôi, thật là đẹp! Nơi cô đáp xuống là một hồ nước rộng, xung quanh là những bông hoa màu hồng, màu trắng rực rỡ, những chiếc lá xanh mượt mà đang giơ tay vẫy vẫy… Hít một hơi thật sâu để lấy can đảm, Mưa Nhỏ rụt rè hỏi chị hoa màu hồng:
- Chị ơi, đây là đâu vậy?
- Ồ, chào cô bé! Đây là một hồ sen em ạ! Còn chị là Sen Hồng, xung quanh là gia đình, họ hàng nhà chị cả. Em giới thiệu về mình xem nào!
- Vâng! Em là Mưa Nhỏ. Em vừa mới từ trên kia xuống ạ! Mưa Nhỏ vừa nói vừa chỉ về phía bầu trời.
- A, chị biết rồi. Em tham gia vào thử thách tìm huy chương dũng cảm đúng không?
- Sao chị biết hay thế ạ?
- Là vì trước đây không lâu, chị cũng đã được đón một hạt mưa như em.
- Hay quá! Vậy có gì chị giúp em với. Em vừa xuống, chẳng biết gì về nơi đây cả.
- Sẵn sàng thôi, Mưa Nhỏ ạ. Còn bây giờ, em cứ ở tạm trên cánh hoa của chị một lát cho đỡ mệt rồi hẵng đi tiếp nhé!
Mưa Nhỏ vội vàng nói lời cảm ơn. Thật may mắn! Được nằm trên cánh hoa mịn màng của chị Sen Hồng, cô bé hình dung về những vùng đất xa lạ, những cảnh vật xa lạ mình sẽ đi qua… Chắc sẽ thú vị lắm đây! Chỉ tưởng tượng thôi, cô đã thấy lâng lâng… và thiếp đi lúc nào không biết.
Bỗng...
Sao lại thế này? Cánh hoa của chị Sen Hồng đang tách khỏi thân và rơi nhanh xuống hồ, Mưa Nhỏ cũng lao nhanh xuống. Chết mất thôi, Mưa Nhỏ chưa kịp nghĩ gì hơn thì đã thấy cánh hoa đáp nhẹ nhàng xuống dòng nước và đang được chị gió thổi xa dần xa dần theo mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Chao ôi, tuyệt đẹp! Trong ánh bình minh, mặt nước lấp lánh như dát bạc. Xung quanh cô, mấy chú cá nhỏ đang bơi qua bơi lại, còn cánh hoa vẫn cứ dập dờn theo sóng trôi xa mãi. Một chàng Nhái Bén tinh nghịch nhảy lên bắt chị Chuồn chuồn. Hụt rồi! Chàng ta tức tối nhảy tiếp, lại hụt. Thế nhưng cú nhảy của Bén lại khiến Mưa Nhỏ rơi tõm xuống nước. Và chẳng còn lựa chọn nào khác cô bé lại hòa vào dòng chảy trong hồ, chảy mãi chảy mãi… Rồi trước mắt Mưa Nhỏ là một dòng sông nhỏ, xa xa là đồng lúa mênh mông, tiếng chị gió rì rào rì rào… Và, lạ chưa. Mưa Nhỏ xuất hiện một con thuyền đang băng băng lướt sóng, rồi tiếng đập nước bì bõm vang vọng cả mặt nước. Hấp! Mưa Nhỏ bắn lên vai một cậu bé. A..a..a… Cho tôi xuống! Mưa Nhỏ lại rơi tõm xuống mặt nước. Hú hồn! Sợ quá! Mưa Nhỏ ôm ngực. Phải cẩn thận hơn mới được. Tự nhủ thế nhưng chỉ một lúc sau Mưa Nhỏ lại tinh nghịch bám vào mái chèo đang đẩy nước của một con thuyền và thực hiện cú nhảy ngoạn mục. Phóc! Tõm! Phóc! Ha…ha… Vui quá! Mưa Nhỏ cười khanh khách, chơi quên cả thời gian…
Và nắng dần lên, gay gắt hơn, không khí bắt đầu tỏa hơi nóng hầm hập... Những hạt nước li ti trên thân cô bé đang dần bốc hơi.
- Không, tôi chưa muốn trở về đâu, tôi chưa làm được gì cả!
Chẳng kịp nghĩ thêm, Mưa Nhỏ bật mình lên thật cao và… bay vào một khu vườn cạnh sông. Thêm một cú nhảy thật ngoạn mục! Mưa Nhỏ đáp xuống lá của một cây, cố gắng giữ mình không rơi.
- Làm thế nào bây giờ nhỉ? Cô bé tự lẩm bẩm. Chẳng lẽ chuyến đi của mình kết thúc thế này sao! Huy chương của mình nữa!
Mưa Nhỏ cố gắng quan sát. Cô bé đang ở trong một vườn rau khá rộng, xung quanh trồng thật nhiều các loại rau xanh mát mắt, rồi lại còn các cây ăn quả. Nhưng chỗ luống rau cô bé đang ghé chân thì lại có màu vàng, lá còn rủ xuống nữa. Nếu mặt trời cứ chiếu gay gắt thì những cây rau này sẽ chết mất thôi. Bỗng Mưa Nhỏ nghe tiếng thì thầm:
- Bạn giọt nước ơi! Bạn thật mát, thật dễ chịu!
- Ối, bạn ở đâu vậy?
- Mình là cây rau bạn đang trú chân đấy. Chúng mình mấy ngày nay không được tưới nước rồi, chắc chẳng bao lâu nữa mình sẽ chết. Nãy giờ có bạn đến, mình thấy dễ thở hơn.
- Thế mình có thể giúp được gì cho bạn không?
- Chúng mình cần nước.
Mưa Nhỏ lặng im nghĩ ngợi. Cô bé chính là một giọt nước, xung quanh cô bé cũng có rất nhiều giọt nước đồng bạn trong chuyến đi. Có nên làm gì không nhỉ? Mình quá nhỏ bé, liệu có giúp được gì cho những cây rau này. Nhưng, nếu mình không làm gì, các bạn ấy sẽ chết mất. Mưa Nhỏ lại nhìn quanh. Cô bé thấy các bạn của mình cũng đang ngó nghiêng, nghe ngóng.
- Các bạn ơi! Mình có đề nghị này! Mưa Nhỏ nói với những người bạn giọt nước đồng hành cùng chuyến đi.
- Bạn cứ nói! Các giọt nước đồng thanh.
- Mình muốn giúp đỡ những bạn rau này, các bạn ấy đang rất khát nước.
- Chúng ta nhỏ thế này, giúp làm sao được?
- Mình nghĩ ta sẽ chia nhau ra, thấm vào lòng đất dưới các gốc rau, không giúp được nhiều nhưng các bạn ấy sẽ đỡ khát, đợi được đến khi con người tới tưới.
- Như thế thì chúng ta sẽ tan biến ư, mình sợ lắm! Tiếng một hạt nước run rẩy.
- Tớ cũng sợ. Nhưng tớ nghĩ sự tan biến của mình là có ích mà. Nếu mình không giúp các bạn rau, thì tí nữa mình cũng sẽ bốc hơi dưới ánh Mặt Trời thôi.
- Tớ đồng ý với bạn. Một giọt nước, rồi nhiều giọt cùng lên tiếng.
Thế là, dưới cái nắng dần gay gắt của Mặt Trời, Mưa Nhỏ cùng các bạn lăn nhanh khỏi những chiếc lá, rơi nhẹ nhàng xuống các gốc rau, thấm dần... thấm dần… vào lòng đất. Lạ thay cô bé không nghĩ nhiều về chiếc huy chương dũng cảm mà cô từng ao ước. Cô cười thật tươi, nghĩ về những điều thú vị mà mình đã trải qua rồi dần tan biến…
Ơ kìa, mình đang ở đâu thế này? Mưa Nhỏ mơ màng. Cô bé thấy mình đang lơ lửng giữa không trung, xung quanh là ánh nắng lung linh và hàng vạn sợi hơi nước. A, mình biết rồi, mình đã tan biến nhưng cũng đã bốc hơi. Mình đang trở về Vương quốc Mưa đây mà. Mưa nhỏ thầm thì rồi theo những dòng hơi nước bay lên cao, cao mãi… Trên đường về vương quốc, Mưa Nhỏ còn cố gắng nói vọng: “Mặt đất ơi, đợi nhé, tôi sẽ trở lại, sẽ trở lại, sẽ trở lại...”
Việt Nam là một trong số nước phát hiện dịch bệnh sớm, sau Trung Quốc - nước phát hiện dịch bệnh bùng phát đầu tiên với số người bị nhiễm bệnh và tử vong đứng hàng đầu thế giới. Dịch bệnh đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội đất nước. Cả nước đang đồng tâm, hiệp lực đối phó với đại dịch từng ngày, từng giờ.
Như bao cuộc chiến trong lịch sử đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng của dân tộc ta, toàn dân cùng một ý chí, đoàn kết một lòng coi "Chống dịch như chống giặc". Có một điều đặc biệt khác với các cuộc chiến trong lịch sử là trong cuộc chiến chống đại dịch toàn cầu này, ngành y tế với đội ngũ các y, bác sĩ, nhân viên y tế đang giữ vai vai trò nòng cốt, xung kích đi đầu và đối mặt với hiểm nguy, vô cùng gian khó, ngày đêm bảo vệ tính mạng cho đồng bào. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, ngành y tế đã phải thực hiện cùng một lúc đồng bộ nhiều nhiệm vụ, nhiều giải pháp, là nòng cốt tham mưu cho Đảng, Chính phủ để lãnh đạo, chỉ đạo đất nước đối phó với dịch bệnh.
Cũng không khác gì các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trước đây, bao gia đình các y, bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế gác lại cuộc sống thường nhật. Họ phải tạm rời xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu với đại dịch, nhiều y, bác sĩ không thể có một cái ôm, một "nụ hôn" với đứa con thơ hay ở bên cạnh chăm sóc cha mẹ già đang trọng bệnh. Tất cả vì cuộc chiến với đại dịch vì sự an toàn tính mạng cho hơn 90 triệu người dân. Nhiều bài thơ, ca khúc, bức thư,… đã viết lên những hoàn cảnh đầy cảm xúc đó, khiến bao người rơi lệ.
Nguy hiểm là vậy, gian khó là vậy nhưng những “ chiến sĩ áo trắng” của dân tộc Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống đại dịch vẫn luôn nêu cao ý chí, bản lĩnh, kiên cường, ngày đêm động viên, chăm sóc, bảo vệ tính mạng của bệnh nhân và đồng bào cả nước. Trong số các bệnh nhân có cả những người mang quốc tịch nước ngoài nhưng với tinh thần, trách nhiệm quốc tế cao cả, chúng ta không phân biệt, đều coi là bệnh nhân, là bạn, cần phải được chăm sóc, phục vụ, chữa trị, đặt nhiệm vụ chữa bệnh cứu người lên trên hết.
Những ngày qua cả nước hướng về Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng như các bệnh viện khác trên cả nước được giao nhiệm vụ chống dịch, mong mỏi trông chờ từng tin có được từ bệnh viện. Mỗi một thông tin bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 khỏi bệnh, xuất viện là niềm vui của người dân cả nước lại vỡ òa. Đó là những món quà tinh thần vô giá mà ngành y tế, các y, bác sĩ dành cho Tổ quốc và nhân dân mình. Đội ngũ lãnh đạo, y, bác sĩ, nhân viên các bệnh viện dù vô cùng vất vả, căng thẳng nhưng luôn tự tin, đoàn kết, vững vàng đối phó với dịch bệnh.
Mặc dù Chính phủ quy định cách ly xã hội, hạn chế tiếp xúc cộng đồng nhưng người dân cả nước không kiềm chế được cảm xúc trước gian khó, hy sinh của các y, bác sĩ, cán bộ nhân viên ngành y, mọi người đã không ngại nguy hiểm đến tận bệnh viện để chia sẻ, động viên, đóng góp nhu yếu phẩm đầy tình nghĩa của mình cho các cán bộ nhân viên, y bác sĩ của các bệnh viện trên tuyến đầu.
Trong thời gian dịch bệnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, toàn dân đã chấp hành, ủng hộ công tác phòng chống dịch, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và dư luận quốc tế đã ghi nhận và đánh giá cao, cho rằng Việt Nam đã xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Có được kết quả như vậy, phải kể đến sự nỗ lực của ngành y, tinh thần quyết chiến quyết thắng của đội ngũ y, bác sĩ - những “ chiến sĩ áo trắng ”. Họ là những anh hùng thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng, chiến đấu với kẻ thù vô hình nhưng đầy hiểm nguy. Lịch sử đất nước sẽ ghi nhận tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vô cùng gian khó và hiểm nguy này.
Cuộc chiến chống dịch COVID-19 bước vào giai đoạn cam go, quyết liệt trong hơn 3 tháng qua, với lời hiệu triệu “Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh” toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, hiệp đồng chặt chẽ, đoàn kết, trách nhiệm sâu sát từ Trung ương đến tận tổ dân phố, thôn xóm, khu dân cư vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chống lại đại dịch COVID-19.
Phát huy truyền thống của dân tộc ta trong các cuộc đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng, trong cuộc chiến này toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng một ý chí, đoàn kết một lòng coi chống dịch như "chống giặc”. Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng đã đưa Việt Nam trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnh. Trong cuộc chiến cam go, hiểm nguy đó, không thể kể hết tinh thần chống dịch kiên cường, quả cảm của các tầng lớp nhân dân... Những tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh "ăn núi, ngủ rừng", vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ... của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” COVID-19, đã lay động hàng triệu trái tim. Tạm gác lại cuộc sống thường nhật, họ phải xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu “chống giặc” COVID-19.
Có mặt để tận mắt chứng kiến công việc bộn bề của những “người lính áo trắng” mới thấu hiểu hết nỗi gian truân, sự hy sinh cống hiến của họ. Ở nơi tuyến đầu chống dịch, các y bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế luôn hàng ngày túc trực 24/24, lao vào ổ dịch bất kể ngày đêm hoặc cả tháng chưa về đến nhà. Như chia sẻ của bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh viện Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy “Chỗ có dịch bệnh là nơi mọi người chạy đi, còn nhân viên y tế lại chạy vào”.
Một điều dưỡng tại Viện tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai bộc bạch "Chúng tôi không sợ dịch bệnh, nhưng chúng tôi chỉ lo là nếu về thì ai sẽ chăm sóc cho người bệnh đây”.
PGS.TS, Bác sĩ Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chia sẻ: “Chúng tôi làm việc không có ngày nghỉ, trực 24/24 giờ để sẵn sàng đáp ứng những tình huống khẩn cấp. Nhiều hôm nửa đêm, vừa mới chợp mắt thiu thiu ngủ, nhận cuộc gọi khẩn cấp, cả Tổ công tác lại bật dậy bàn xử lý tình huống ngay”.
Hay như từ khi phát hiện ca bệnh trong 3 toà nhà chung cư ở Quận 2, TP Hồ Chí Minh liên quan đến ổ dịch ở quán bar Buddha, bác sĩ Trương Thành Trung, Trưởng Phòng Y tế Quận 2 cho biết, quận đã huy động toàn bộ nhân viên y tế mỗi ngày lấy từ 400-500 mẫu xét nghiệm. “Chúng tôi mỗi lần mặc đồ xét nghiệm vào không muốn cởi ra để đi ăn, thường xuyên nhịn ăn để làm cho xong vì có quá nhiều xét nghiệm gửi về, người dân lại luôn hối thúc kết quả. Có những hôm phải lấy cả đêm, chỉ kịp nghỉ ngơi chốc lát rồi bắt tay ngay vào công việc”, bác sĩ Trung chia sẻ.
Bác sĩ Lưu Nguyên Thắng, Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương chia sẻ, thời gian qua, không chỉ riêng anh mà các đồng nghiệp trong Khoa đều phải làm việc liên tục, cường độ cao gấp 3 lần so với những ngày thường. Đặc biệt, dịch xảy ra trong thời điểm Tết Nguyên đán, hầu như cán bộ của Khoa không có Tết, ngày đêm họ cuốn vào guồng quay của công việc, sẵn sàng ứng trực, để thời gian sum họp với những người thân, gia đình ở lại phía sau.
Còn với Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện đến nay, những “chiến sĩ áo trắng” luôn trong tình trạng “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”. Hơn 1.000 cuộc gọi tới mỗi ngày khiến cho các nhân viên trực tại đây hiếm có một bữa cơm trọn vẹn.
Ngày thường, các bác sĩ vốn đã rất bận, nhưng trong mùa dịch vừa điều trị cho các bệnh nhân cũ, vừa phải tiếp nhận các ca cấp cứu mới. Bên cạnh đó còn kiêm thêm nhiệm vụ trực, đo thân nhiệt, nhắc nhở, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà đeo khẩu trang, rửa tay sát trùng. Có những y, bác sĩ, nhân viên y tế kiêm nhiệm vụ khuân vác, phân phối hàng hóa…
Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đang là một trong bệnh viện chủ công trong tuyến đầu điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19. Với đặc thù của một cơ sở y tế tuyến đầu về bệnh truyền nhiễm, công việc quá tải, làm việc liên tục không có ngày nghỉ là điều đã quá quen thuộc với "người lính áo trắng" nơi đây, thậm chí lây nhiễm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Song, không vì thế mà họ nản lòng. 2 bác sĩ tại Khoa Cấp cứu trong quá trình điều trị cho bệnh nhân đã bị nhiễm COVID-19, chúng ta mới thấy áp lực và căng thẳng của các nhân viên y tế nơi tuyến đầu chống dịch là như thế nào. Nhưng với họ, tự động viên nhau, nhân viên y tế nhiễm bệnh là chuyện không may.
Hình ảnh những bác sỹ, nhân viên y tế tranh thủ chợp mắt ngay tại nơi làm việc khiến ai nấy không khỏi nao lòng và thêm trân trọng những công lao đóng góp của họ cho sức khỏe nhân dân. (Ảnh: TTXVN) |
Biết rằng lạc quan của đội ngũ y, bác sĩ là thế, nhưng mà trong guồng quay của dịch bệnh bác sĩ, y tá và những người phục vụ đã không chỉ vất vả hơn về công tác chuyên môn mà bản thân họ còn phải tập trung cao độ, không có sai sót nào để tránh lây nhiễm chéo cho những người xung quanh. Còn trong tình cảnh họ điều trị, chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19, họ được tính là F1, vì vậy phải cách ly tuyệt đối, gần như không tiếp xúc với người ngoài, đặc biệt không được về nhà. Vì thế, nhiều y bác sĩ không thể có một “nụ hôn” với đứa con thơ, không có câu chuyện vui đùa với con nhỏ hay ở bên cạnh chăm sóc cha mẹ già…
Với bác sĩ Quách Duy Cường, Khoa Vi rút - Ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương gần 1 tháng nay đã không về nhà mà ở lại bệnh viện cùng các đồng nghiệp của mình chữa bệnh cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Điều đó đồng nghĩa với việc gần 1 tháng nay anh không được gặp vợ và cô con gái bé bỏng 16 tháng tuổi, Chelsea. Hàng ngày, cả nhà chỉ còn cách "gặp nhau" và gửi những nụ hôn qua màn hình điện thoại.
"Mỗi ngày, ba cùng các cô chú đồng nghiệp ở đây đều có rất nhiều việc phải làm. Nhưng khi kết thúc tất cả công việc, ba cùng các cô chú cũng thường chỉ nói về những chuyện vui, không ai nói về sự mệt mỏi hay lo lắng. Tất cả chỉ tiếp tục cố gắng làm thật tốt công việc của mình. Con biết để làm gì không Chelsea? Để các cô chú bị ốm sẽ được quay trở lại cười nói thật khỏe mạnh!", đây là những lời trong bức thư của bác sĩ Cường gửi cho cô con gái bé nhỏ của mình.
Như bác sĩ Cường, chắc chắn còn có hàng trăm, hàng nghìn y bác sĩ cùng với hàng ngàn chiến sĩ đang thầm lặng căng mình chăm sóc, chữa chạy cho bệnh nhân nhiễm COVID-19, phục vụ hàng chục ngàn người cách ly tập trung.
Ở Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 có 39 bệnh nhân mắc COVID-19, khối lượng bệnh nhân nhiều nên đội ngũ y, bác sĩ trong khoa phải chia làm 2 tốp, mỗi tốp có 3 bác sĩ, 8 điều dưỡng để đổi ca làm việc. Mỗi tốp làm 14 ngày rồi lại nghỉ để tự cách ly, hết thời gian cách ly lại "chiến đấu" tiếp chứ đâu được về nhà.
Bác sĩ Chuyên khoa II Đỗ Thị Phương Mai, Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cho biết, cả tháng trời bệnh viện cách ly cùng người bệnh. Đặc biệt, khi dịch bệnh bước sang giai đoạn 2 từ đầu tháng 3, chị và nhiều đồng nghiệp khác khoảng 1 tháng nay không về nhà, ở liền trong bệnh viện. Một phần vì bệnh nhân, phần dù nhớ con nhỏ nhưng về lại sợ lây bệnh sang con, sang người nhà...
Còn đối với những cán bộ y tế dự phòng, họ không đối mặt trực tiếp với loại vi rút mới này như những đồng nghiệp chuyên điều trị, thu dung bệnh nhân, nhưng họ mang sứ mệnh nặng nề khi trở thành “lá chắn thép”. Họ “đến từng nhà, rà từng xóm”, phải tiếp xúc với hàng trăm, hàng ngàn người để sàng lọc, chẩn đoán được “kẻ thù”, đâu có thể biết rằng những “kẻ thù” đó đang ẩn nấp trong bóng tối đó luôn rình rập đem đến sự nguy hiểm cho họ…
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh Tuấn, Phó khoa Xét nghiệm sinh học lâm sàng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh chia sẻ, để có được những mẫu bệnh phẩm chuyển về phòng thí nghiệm tìm virus corona, ngoài việc đến các khu cách ly, những nhân viên, kỹ thuật viên lấy mẫu xét còn phải ngày đêm gồng mình trong bộ đồ bảo hộ kín mít đến tận nhà lấy mẫu bệnh phẩm. Việc lấy mẫu vô cùng khó khăn, nguy cơ phơi nhiễm rất lớn. Có một kỷ niệm đáng sợ của nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm trực tiếp tại sân bay là cứ hễ đưa que lấy dịch mũi là người này chuẩn bị hắt hơi trực diện vào nhân viên xét nghiệm…
Gian khó, nguy hiểm luôn rình rập là vậy nhưng “chiến sĩ mặc áo trắng” của dân tộc Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống dịch vẫn luôn nêu cao ý trí, bản lĩnh, kiên cường, ngày đêm động viên, chăm sóc, bảo vệ tính mạng của bệnh nhân và đồng bào, kiều bào về nước và cả những người mang quốc tịch nước ngoài…
Dù cuộc chiến chống lại dịch bệnh còn chông gai, con đường đi còn nhiều gian khó, tính mạng các “chiến sĩ áo trắng” đang rình rập và những hy sinh, thiệt thòi đó là để giúp chúng ta kiểm soát được tình hình dịch bệnh, an toàn cho hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Vì vậy, đến thời điểm này, nước ta chưa có trường hợp nào tử vong do COVID-19 gây ra, ngoài ra số lượng người mắc COVID-19 ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với nước. Trong cuộc chiến chống đại dịch Việt Nam còn là điểm sáng trên toàn cầu, được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá cao Việt Nam.
Có được kết quả như vậy, là sự hy sinh, nỗ lực quên mình của những “chiến sĩ áo trắng”. Họ là những anh hùng thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng. Dân tộc sẽ ghi nhận sự hy sinh cao cả của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế trong cuộc chiến "chống giặc” COVID-19 vô hình này. “Người dân Việt Nam đều rất cảm ơn, tự hào về đội ngũ y, bác sĩ, những “chiến sĩ” trên tuyến đầu chống dịch. Việc điều trị thành công các ca bệnh, chưa để xảy ra trường hợp tử vong không chỉ là niềm mong mỏi, niềm tin, sự tự hào của Ngành Y tế Việt Nam mà còn niềm tự hào của dân tộc Việt Nam” như lời Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân trân trọng bày tỏ.
méo hiểu kiểu gì luôn ấy
?...........
WHAT ?.........................