K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

- Biện pháp điệp vần: dương…hương

- Tác dụng: Nhấn mạnh sự cô đơn dưới “bóng dương” đã làm tâm trạng sầu càng thêm sầu, buồn càng thêm buồn. Sự cô đơn như bao trùm, cùng nỗi nhớ về vùng đất xưa mà “muôn hàng lệ rơi”.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

Trong bài thơ Tiếng đàn mưa biện pháp tu từ điệp thanh được Bích Khê sử dụng rất đặc biệt: điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một một câu thơ. Việc sử dụng như vậy có tác dụng: Khắc họa nên tâm trạng của con người tha hương trước cảnh mưa rơi. Rời xa quê hương, cảm nhận được sự cô đơn mà cuộc sống mang lại, con người lại nhớ về những khung cảnh đầy quen thuộc. Nỗi khắc khoải của một tâm hồn, mang một nỗi nhớ nhung xa vời. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, và khi người buồn, thì tiếng mưa rơi cũng trở thành một tiếng đàn buồn thương, xuyến xao và ngập tràn nỗi nhớ thương. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

a.

- Biện pháp tu từ điệp thanh – sử dụng lặp lại thanh điệu theo từng nhóm âm tiết: “lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống”

- Tác dụng: Gợi lên, nhấn mạnh khung cảnh khi mưa rơi xuống. Mưa rơi từ những cánh đồng tới những núi non suối thác. Một khung cảnh chỉ toàn những giọt nước mưa rửa trôi những thứ cũ để mang đến những cái mới lạ.

b.

- Biện pháp tu từ điệp thanh – sử dụng lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu: Thanh bằng.

- Tác dụng: Khẳng định nỗi buồn đó chính là của tác giả một nỗi buồn miên man, mênh mông bao trùm lên cảnh vật. 

c.

- Biện pháp tu từ điệp thanh: Kết hợp sử dụng lặp lại thanh điệu theo từ nhóm “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” và lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu (thanh bằng) “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

- Tác dụng: Khắc hoạ một không gian vừa có chiều cao, bề rộng, độ sâu của thiên nhiên miền Tây – nơi đoàn binh Tây Tiến hành quân đi qua vừa hùng vĩ, vừa hoang sơ dữ dội. ⇒ Tạo dựng khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và tính chất khốc liệt của cuộc hành quân.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

“Tiếng đàn mưa” của Bích Khê đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc, điển hình là cảm xúc của nhân vật “khách tha hương”. Mưa rơi xuống lầu, lại rơi xuống thềm hoa lan xinh đẹp. Mưa rơi từ những cánh đồng tới những núi non suối thác. Một khung cảnh chỉ toàn những giọt nước mưa rửa trôi những thứ cũ để mang đến những cái mới lạ. “Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi” đâu đó ta nghe thấy tiếng của nỗi lòng đầy tâm sự. Tiếng đàn có thể cất lên trong tiếng mưa chút buồn. Nó gợi lên cái tâm tư riêng khó đoán của người khách. Đến khổ tiếp theo, tác giả qua việc miêu tả một cách tinh tế vẻ đẹp thiên nhiên sau cơn mưa. Đồng thời cũng thể hiện được chính tâm trạng, yêu mến thiên nhiên đất nước của người khách. Cuối cùng, đứng trước bản ngân nga trong tiếng mưa, người “khách tha hương” đã bộc lộ hết ra ngoài, nước mắt tuôn rơi, như đang tuôn chảy vào từng lớp cảm xúc và tâm hồn. Tóm lại, bài thơ đã thực sự thành công khi nói về nỗi nhớ sự cô đơn mà không hề nặng nề về cảm xúc mà cứ nhẹ rơi như những giọt mưa mang âm thanh của tiếng đàn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

- Em ấn tượng với hình ảnh “Mưa trong ý khách mưa cùng nước non”.

- Đâu đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên, đất nước, nơi đang tồn tại của nhân vật. Chính những cung bậc cảm xúc và tình yêu thiên nhiên như vậy, mới nghe được tiếng mưa như một tiếng đàn và cũng mới thấu được cái đẹp mà thiên nhiên đem lại.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

Ở ba khổ thơ đầu, nước non xuất hiện như một tiếng đàn ngân nga giữa mùa xuân. Mượn cảnh nước non để gợi cảm xúc và suy tư. Tuy nhiên đến hai câu thơ cuối, tiếng đàn ngân vang ấy đã không còn thể kìm lại được nữa, sự cô đơn, nhớ nhung đã tuôn chảy ra ngoài “muôn hàng lệ rơi”. Tạo nên mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

- Đặc điểm chung là đều trong trạng thái rụng rơi, gợi lên những nỗi buồn miên man.

- Khắc họa tâm trạng: Một nỗi lòng đầy tâm sự, lúc vui lúc buồn, những kí ức về mảnh đất quê hương đã trôi mãi vào khoảng không gian kí ức rất xa, không thể quay lại.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

- Những từ ngữ được sử dụng nhiều lần: “mưa; ý khách; bóng dương”.

- Tác dụng: Nhấn mạnh nội dung chính của bài thơ là sự cô đơn cùng nỗi nhớ của những người con xa quê. Trân trọng chốn quê hương yên bình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

- Bố cục, nội dung chính:

+ Khổ 1: Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa. 

+ Khổ 2: Những nơi mưa rơi xuống.

+ Khổ 3: Cảnh vật khi mưa rơi xuống. 

+ Khổ 4: Nguyên nhân khiến “khách tha hương” rơi lệ. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

- Đặc điểm:

+ Được cấu tạo từ hai câu thất – bảy chữ (song thất) và 1 cặp lục bát (1 câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng).

+ Chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu lục “lan; ngàn”, tiếng cuối câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát “ngàn; đàn”.