K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 6 2017

Đáp án A

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) và Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) đều là các chiến lược thuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ thực hiện xuyên suốt sau Chiến tranh thế giới thứ hai

2 tháng 8 2017

Đáp án D

Chiến dịch Tây Nguyên đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam

28 tháng 9 2019

Đáp án A

Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra chiều hướng và những điều kiện giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực vì xu thế hòa bình ngày càng được củng cố trong các mối quan hệ quốc tế. Sau hơn bốn thập kỉ cuối thế kỉ XX diễn ra chiến tranh lạnh đã dẫn đến thiệt hại về người và của đối với các nước trên thế giới. Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào phát triển kinh tế

6 tháng 10 2017

Đáp án B

Sau năm 1954, miền Bắc nước ta đã được giải phóng và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam vẫn tiếp tục chiến đấu đánh đổ đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai, cũng có nghĩa nhân dân ta vẫn còn phải tiếp tục cuộc đấu tranh gian khổ chống đế quốc Mĩ nhằm hoàn toàn cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

Chú ý:

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được hoàn thành khi miền Nam được giải phóng (1975)

26 tháng 6 2017

Đáp án A

Vào thời điểm thập kỉ 60 – 70 của thế kỉ XX, khu vực Đông Nam Á còn rất nghi kỵ, thậm chí căng thẳng và đối đầu với nhau thì việc ASEAN kết nạp Việt Nam cũng như Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo cho môi trường khu vực gắn kết lại với nhau hướng tới một ASEAN gồm 10 nước Đông Nam Á. Với việc Việt Nam tham gia, ASEAN có điều kiện hơn để hướng tới xây dựng cộng đồng và đóng góp vai trò trung tâm của mình trong hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực.

=> Việt nam gia nhập ASEAN mở ra triển vọng cho sự liên kết khu vực Đông Nam Á

2 tháng 12 2019

Đáp án C

- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhờ có sự lãnh đạo của đảng, đứng đầu là chủ tich Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: đảng ta đã với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, đường lối tiền hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam, với phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự - chính trị - ngoại giao.

=> Sự lãnh đạo sáng suốt của đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố có tính quyết định nhất đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước

31 tháng 10 2019

Đáp án B

Khi chiến tranh thế giới thứ hai bủng nổ, Đảng ta đã quyết định chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật. Đây là quyết định thể hiện sự nhạt bén trong lãnh đạo của Đảng ta.

Chú ý:

- Đáp án A, C: năm 1940 Nhật mới vào Đông Dương => năm 1939 chưa có nhiệm vụ trực tiếp chống Nhật và cũng không liên minh với Nhật để chống Pháp.

- Đáp án D: Năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng ta mới phát động tổng khởi nghĩa.

6 tháng 1 2017

Đáp án C

Khoa học – công nghệ của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng và đạt được nhiều thành tựu

6 tháng 10 2019

Chọn đáp án D

Kế hoạch Mácsan do Ngoại trưởng Mĩ Mácsan đề ra (6/1947), với kế hoạch này Mĩ giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế sau chiến tranh, đồng thời cũng nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Việc thực hiện kế hoạch này đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

14 tháng 1 2018

Đáp án A

Bài học kinh nghiệm nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là một bài học quan trọng mà Đảng ta giải quyết đúng đắn, sáng tạo phù hợp với những điều kiện lịch sử của thời đại mới về mối quan hệ: Giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp; Giữa con đường giải phóng dân tộc với con đường giải phóng giai cấp công nhân và những người lao động bị áp bức, bóc lột. Bài học này được Đảng ta thực hiện đúng qua các thời kì cách mạng. Từ khi có Đảng, đường lối này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam. Là ngọn cờ bách chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam. Đảng ta đã giải quyết thắng lợi một loạt vấn đề cơ bản về chiến lược, sách lược trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cho phép Đảng ta khơi dậy được sức mạnh của quá khứ, của hiện tại, của tương lai, sức mạnh của dân tộc ta với sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn để xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh.