K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2018

hôm nay thôi nha

18 tháng 9 2018

Cái bóng nhỏ của thằng bé đnag khuất dần phía cuối con đường tôi đang nhìn 
Vòm phượng vĩ đã nở hoa từ bao giờ khi tôi ngước lên 
Lòng tôi chợt buồn nhớ quê khi nghe tiếng hò của cô lái đò trong bóng chiều tà 
Cánh chim nhỏ đang bay trên bầu trời khiến cô bé lặng lẽ nhìn theo
 

Tôi đã đạt được điểm tốt khi cô giáo kiểm tra bài cũ trong giờ ngữ văn ngày hôm nay.
 

Ko chắc lắm ạ,mong anh xem kĩ,có khi lại sai ấy ạ.

19 tháng 9 2018

+ ) Nhân vật bà cô : 

      - Nhân vật bà cô gây ấn tượng mạnh với người đọc bởi dã tâm, lời nói cay nghiệt, độc ác và bảo thủ trước những lề lối tàn nhẫn của xã hội cũ.

      - Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm " mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không"

      -  Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch

     - Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con

      - Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng

      - Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu

=> Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ" bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.

+ ) Hai lần khóc của chú bé Hồng

  - Lần khóc thứ nhất : Khi nói chuyện với bà cô : Khóc vì thương mẹ bị đày đọa, bị đối xử bất công; khóc vì căm giận những thành kiến cổ hủ của xã hội phong kiến khiến mẹ gặp bất hạnh, bị khinh bỉ khi đi tìm hạnh phúc

  - Lần khóc thứ hai : Khi gặp lại mẹ : Khóc vì sung sướng, hạnh phúc khi được gặp lại mẹ, điều mà bấy lâu cậu mong ước.

22 tháng 9 2018

Nàng tiên cá là truyện cổ tích nổi tiếng của nhà văn, nhà thơ người Đan Mạch Hans Christian Andersen, được xuất bản đầu tiên vào ngày 7 tháng 4, 1873. Truyện kể về một nàng tiên cá nhỏ mong muốn từ bỏ cuộc sống dưới đáy biển và thân p kể về 1 nàng tiên cá nhỏ sống trong một vương quốc dưới nước cùng với cha của nàng – vua biển cả, bà nội nàng và năm người chị, mỗi người chỉ hơn kém nhau có một tuổi. Khi mỗi một nàng tiên cá được 15 tuồi, nàng được phép bơi lên mặt nước để nhìn ngắm thế giới phía trên. Khi các chị nàng đủ tuổi, mỗi người họ bơi lên mặt nước và khi trở về, nàng tiên cá lắng nghe một cách thèm muốn những miêu tả của các chị nàng về mặt đất và loài người.

Khi đến lượt nàng tiên cá nhỏ, nàng bơi lên mặt nước và thấy một con tàu với một chàng hoàng tử đẹp trai và đem lòng yêu chàng từ ngoài xa. Một cơn bão lớn kéo đến và nàng tiên cá cứu được chàng hoàng tử trước khi chàng chết đuối. Nàng mang hoàng tử còn đang mê man vào bờ gần một ngôi đền. Nàng đợi ở đó đến khi một cô gái từ ngôi đền đi đến và tìm thấy chàng. Chàng hoàng tử chưa bao giờ nhìn thấy nàng tiên cá nhỏ.

Nàng tiên cá nhỏ hỏi bà nội nàng nếu con người không chết đuối thì họ có bất tử không. Bà nội nàng giải thích rằng tuổi thọ của con người ngắn hơn của loài tiên cá 300 năm, nhưng khi tiên cá chết, họ sẽ biến thành bọt biển, trong khi con người có một linh hồn bất diệt sống trên Thiên đàng. Nàng tiên cá nhỏ, ao ước có được chàng hoàng tử và một linh hồn bất diệt, cuối cùng tìm đến Phù thủy Biển. Phù thủy Biển trao cho nàng một lọ thuốc để nàng có được đôi chân, đổi lại nàng phải đưa lưỡi của nàng cho mụ, vì nàng có một giọng hát mê hồn, hay nhất trần gian. Tuy nhiên, Phù thủy Biển cảnh báo nàng, một khi trở thành con người, nàng sẽ không bao giờ trở lại biển được nữa. Chất thuốc đó uống vào sẽ khiến nàng cảm thấy như có một lưỡi kiếm xuyên qua người, khi hồi phục, nàng sẽ có một đôi chân tuyệt đẹp và có thể nhảy múa đẹp hơn bất cứ con người nào. Tuy nhiên, mỗi bước đi sẽ khiến nàng cảm thấy như đi trên những lưỡi dao sắc, khiến chân nàng chảy máu. Thêm vào đó, nàng sẽ chỉ có thể có được một linh hồn nếu nàng có được nụ hôn của tình yêu chân thật và nếu chàng hoàng tử yêu và cưới nàng, thì một phần linh hồn của chàng sẽ chảy sang người nàng. Nếu không, khi chàng hoàng tử cưới một người con gái khác, thì bình minh ngay ngày hôm sau, trái tim nàng tiên cá nhỏ sẽ tan vỡ, nàng sẽ chết và tan biến thành bọt biển.

Nàng tiên cá nhỏ uống thuốc và gặp được hoàng tử. Chàng say đắm vẻ đẹp và sự duyên dáng của nàng mặc dù nàng bị câm. Trên hết, chàng yêu thích điệu nhảy của nàng. Nàng tiên cá nhảy múa vì chàng dù mỗi lần chân chạm đất, nàng như dẫm lên dao sắc. Khi cha hoàng tử yêu cầu chàng cưới công chúa của vương quốc láng giềng, chàng hoàng tử nói với nàng tiên cá nhỏ là chàng sẽ không đồng ý, bởi chàng không yêu công chúa. Chàng còn nói chàng yêu người con gái của ngôi đền bên bờ biển mà chàng nghĩ là người đã cứu chàng. Nhưng hóa ra nàng công chúa lại là người con gái của ngôi đền, được gửi đến đó để học hành. Chàng hoàng tử yêu nàng công chúa nước láng giềng và đám cưới được cử hành ngay sau đó.

Hoàng tử và công chúa kết hôn, trái tim của nàng tiên cá nhỏ tan vỡ. Nàng nghĩ đến tất cả những thứ nàng đã từ bỏ, những nỗi đau mà nàng đã phải chịu đựng. Nàng tuyệt vọng, nghĩ rằng cái chết đang chờ đợi nàng, nhưng trước khi bình minh đến, các chị nàng mang cho nàng một con dao mà Phù thủy Biển cho họ, đổi bằng bộ tóc dài của các chị nàng. Nếu nàng tiên cá nhỏ đâm hoàng tử với con dao ấy mà để máu chàng chảy xuống chân nàng, nàng sẽ trở lại là tiên cá, tất cả những nỗi đau nàng chịu đựng sẽ chấm dứt và nàng sẽ sống cho hết tuổi thọ của mình.

Nàng tiên cá không thể giết chàng hoàng tử đang ở bên cô dâu của chàng vì chàng không hề biết sự thật. Khi bình minh đến, nàng gieo mình xuống biển. Cơ thể nàng tan thành bọt biển, nhưng thay vì thôi tồn tại, nàng cảm thấy được ánh mặt trời ấm áp; nàng đã trở thành một linh hồn, một người con gái của không trung. Những người con gái khác nói với nàng rằng nàng trở thành người giống họ vì nàng đã cố gắng bằng tất cả tấm lòng vì một linh hồn bất diệt. Nàng sẽ có được một linh hồn của riêng nàng bằng cách làm điều thiện trong 300 năm; với mỗi một đứa trẻ ngoan nàng tìm được, thời hạn đó sẽ rút ngắn một năm, và với mỗi một đứa trẻ hư hỏng, nàng sẽ khóc và mỗi giọt nước mắt sẽ thêm một tháng vào thời gian thử thách và cuối cùng, nàng sẽ bay vào vương quốc của Chúa.

18 tháng 9 2018

tóm tắt 5 câu là sao bn

19 tháng 9 2018

Đề 1 :

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sang cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt – mùa thu miền Trung – không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam. Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng quê mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.

Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ… tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm.

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Tâm hồn tôi sẽ nghèo đi biết chừng nào. Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!

15 tháng 8 2019

Trong cuộc đời mỗi người, hẳn ai cũng dành cho mình mọt khoẳng lặng, dù là nhỏ thôi, để dành cho những kí ức tuyệt vời không dễ dàng gì có thể xóa nhòa trong tâm trí mình. Tôi cũng vậy, trong cuộc đời tôi, những kỉ niệm trong những tháng năm được ở bên ông ngoại là những hồi ức đáng trân trọng với tôi nhất. Tôi luôn luôn nhớ về ông, luôn mong muốn được cùng ông chia sẻ cả niềm vui lẫn nỗi buồn trong cuộc đời.

Ngày tôi còn nhỏ, bố mẹ tôi rất bận, thật sự là vậy. Tôi còn mơ hồ loáng thoáng nhớ về chuyện ngày xưa với những lời ông nói với bố mẹ tôi, rằng các con hãy còn trẻ, bởi vậy, hãy cứ cố gắng hết mình phấn đầu cho sự nghiệp, chuyện ở nhà, chuyện chăm sóc tôi, ông nói sẽ phụ cùng ba mẹ tôi chăm sóc. Và cứ thế, suốt thời niên thiếu của mình, người gần gũi với tôi nhất, ngoài ba mẹ, đó chính là ông ngoại của tôi. Chính vì vậy, cả quãng đường trưởng thành của tôi luôn có sự hiện hữu của ông và cũng chính vì thế ông trở thành một trong người quan trọng nhất cuộc đời tôi, người mà tôi vô cùng yêu thương, trân quý.

Những gì tôi còn nhớ về người ông của mình, đó là ông tôi đã rất già, mái tóc ông bạc trắng, da nhăn nheo, nhưng ông có nụ cười vô cùng vô cùng ấm áp. Ông tôi là bộ đội về hưu, bởi vậy, với ông những dòng kí ức về một thời vàng son, một thời hào hùng mà ông cùng với các đồng đội của mình đã sống, chiến đấu và cống hiên cho Tổ quốc luôn là những hoài niệm mà ông trân trọng nhất. Vì tôi còn quá nhỏ nên tôi cũng không hiểu rõ mọi chuyện là ra sao nhưng tôi chắc rằng ông tôi đã từng là một người lính rất cừ khôi, bằng chứng là trong không gian ngôi nhà nhỏ của ông bà chật ních những bằng khen, huân huy chương cống hiến của ông. Ông rất hay kể cho tôi nghe về những chuyện ngày xưa ấy với tình cảm trân quý nhất. Ông thường nhìn về một phía với ánh mắt xa xăm, khi kể về những năm tháng khó khăn, tôi thấy ông có chút chạnh lòng nhưng ánh mắt ấy vẫn đầy bồi hồi xúc động, ông kể, cuộc sống ngoài chiến địa gian khổ và hiểm nguy vô cùng, nhưng các ông có tình cảm đồng đội, tình cảm quân dân đoàn kết, yêu thương, gắn bó nên đã vượt qua tất cả. Còn mỗi khi nhắc đến những đồng đội đã cùng mình vào sinh ra tử, ông thường không giấu được xúc động, ông rất thương yêu và trân quý những người bạn chiến hữu của mình. Hồi đó tôi còn nhỏ, vẫn chưa thấm thía hết được những tình cảm ông kể trong câu chuyện của mình, nhưng bây giờ lớn hơn, hiểu chuyện hơn, tôi cũng thấy thấu hiểu hơn rất nhiều.

Tôi luôn cảm nhận được những tình cảm sâu sắc từ nơi ông, tôi còn nhớ, sáng nào cũng vậy, mẹ thường đưa toi sang với ông ngoại rất sớm để mẹ còn kịp đi làm vì nơi mẹ công tác phải đi một quãng đường rất xa. Lần nào sang với ông, kể cả tôi đã ăn sáng, ông cũng pah cho tôi thêm ly sữa nóng để tôi uống thêm, khỏe thêm. Sau đó, ông đưa tôi đi học, trên đường đi, ông luôn hỏi chuyện tôi, kể về những chuyện xảy ra ở trường, mối quan hệ bạn bè. Ông khuyến bảo tôi làm người phải giữ cho tâm hồn mình sự chính trực, luôn luôn phải biết yêu thương hòa đồng với cộng đồng, kính trên nhường dưới, biết ơn những người đã giúp đỡ mình…Những bài học của ông đối với tôi đều vô cùng hữu ích và tôi trân trọng những bài học đó rất nhiều.

Tôi nhớ ông và nhớ đến những kỉ niệm mà hai ông cháu có với nhau, đó là những buổi trưa hè hai ông cháu nằm cùng nhau trò chuyện, tâm sự, những buổi chiều mùa thu cùng ông ra đồng thả diều, chơi sáo….Ôi những kí ức tuổi thơ bên ông cũng là những kí ức tươi đẹp và thanh bình nhất của cuộc đời tôi.

Tôi rất yêu thương ông và luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với người ông kính yêu của mình.


18 tháng 9 2018

Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương là ngưưoì con gái thùy mị nết na tư dung tốt đẹp nên Trương Sinh đem lòng yêu mến bảo mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ.Biết chồng có tính đa nghi Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép ăn ở đúng mực.Đất nươc có chiến tranh, Trương Sinh đi lính ,Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con chăn sóc mẹ già.Mẹ Trương Sinh nhớ thương con mà ốm Vũ Nương hết lòng chăm sóc tận tình và khuyên lơn.Khi mẹ chồng chết ,Vũ Nương lo ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ.Những tưởng hạnh phúc sẽ đén với nàng nhưng ngày nàng mong đợi là ngày nàng phải chịu một nỗi oan khó rửa sạch.Khi bế con ra mộ mẹ, Trương Sinh tình cơ biết con còn có một người khác mà đêm đêm vẫn đến, về đến nhà chàng mắng chửi thậm tệ và ruồng bỏ đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mặc cho hàng xóm và nàng đã hết sức thanh minh.Vũ Nương uất ức tự tử ở bên Hoàng Giang được tiên rẽ nối trở thành tiên.Ở nhà,đêm tối bóng chàng in trên vách thấy con gọi cha Trưong Sinh mới vỡ lẽ ra nỗi oan của vợ thì quá muộn.Ở dưới thủy cung ,Vũ Nương luôn hướng về gia đinh nhừo sự giúp đỡ cua Linh Phi và Phan Lang .Vũ Nương đươc Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang.Sự trở về của nàng vô cùng lộng lâỹ lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.

18 tháng 9 2018

Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn,.., Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…

Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!

Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề !

Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày.

Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ.

Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.cam nghi ve nguoi cha em

Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con… Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!

bạn tham khảo nha

19 tháng 9 2018

nếu a^2(b+c)=b^2(a+c)=20182019 thì c^2(à+b) bằng mấy

18 tháng 9 2018

Có ý kiến cho rằng đoạn trích ” trong lòng mẹ” là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Đúng vậy, mặc dù Hồng sống trong sự cô đơn, tủi nhục, nhưng cậu bé vẫn dành tình yêu tha thiết mãnh liệt cho mẹ. Tình cảm ấy là tình cảm tự nhiên, chân thành, xuất phát từ tâm hồn chứ không cần nuôi dưỡng bằng vật chất ” mẹ không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thân tôi tới một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà”. Vậy mà chú vẫn yêu thương mẹ, không để những rắp tâm bẩn xâm phạm đến mẹ của mình, bé Hồng vẫn một lòng yêu thương và kính mến mẹ, vượt qua những thành kiến tàn ác, những reo rắc xấu xa. Tình yêu thương tha thiết của bé Hồng dành cho mẹ đã thắp nên niềm tin mạnh mẽ là mẹ sẽ trở về qua câu nói : ” không, cháu không muốn vào. Cuối năm mợ cháu thể nào cũng về”. Vì thương mẹ, bé Hồng căm tức đến tột cùng những hổ tủi đã đầy đọa mẹ, bé Hồng đã thầm ước” giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là những vật như hoàn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết lấy về mà cắn, mà nhai mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Khi được gặp mẹ và được ở trong lòng mẹ thì chú bé Hồng đã sung sướng tới mức cực điểm. Vừa nhìn thấy một người giống mẹ chú đã chạy theo gọi bối rối, điều đó chứng tỏ hình ảnh mẹ luôn thường trực trong tâm trí trong nỗi nhớ và chú luôn khát vọng và khi ở trong lòng mẹ chú đã òa lên khóc nức nở, những giọt nước mắt của mừng tủi, của niềm sung sướng hạnh phúc. Chú Hồng cảm nhận được tình yêu thương tha thiết của mẹ, dường như chú bé đang xà vào lòng mẹ để cảm nhận những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt, cảm thấy hơi quần áo của mẹ và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra thơm tho lạ thường. Qua đó, ta thấy một lần nữa bé Hồng lại được sống trong một thế giới dịu dàng, ăm ắp tình mẫu tử bất diệt.

18 tháng 9 2018

nó như cựt ko tả được

18 tháng 9 2018

Nếu có người hỏi rằng bạn thân thiết nhất của tôi là ai thì tôi sẽ trả lời ngay đó là Oanh, cô bạn có đôi mắt đen, mặt trái xoan, mái tóc dài đến thắt lưng và vóc dáng mảnh mai. Chắc các bạn ngạc nhiên khi tôi giới thiệu về bạn thân của mình với một tình cảm trìu mến như vậy. Bởi vì nghĩ đến Oanh, tôi lại nhớ câu chuyện khá thú vị xảy ra cách đây hai năm…

Lớp 6B có bạn Hùng thân hình to lớn, dềnh dàng nên các bạn đặt cho biệt danh là “Hùng béo”. Tính nết cậu ta hung hăng, hiếu thắng. Cậy mình có sức khỏe vô địch nên “Hùng béo” nghênh ngang lắm, thích gì làm nấy. Lúc véo tai bạn này, lúc đá đít bạn kia, lúc giật tóc bạn nọ… Thấy không ai dám chống lại, cậu ta càng vênh váo tợn.

Một hôm, lớp nhận thêm học sinh ở trường khác chuyển về. Đó là Oanh, bạn gái có đôi mắt rất sáng và gương mặt hiền lành. Oanh được xếp ngồi cạnh tôi.

Tôi có cảm tình với người bạn mới ngay từ cái nhìn đầu tiên. Từ gương mặt đến dáng dấp của bạn ấy toát lên vẻ thân thiện rất dễ mến.

Giờ ra chơi, Oanh cho tôi biết là bạn ấy từ Tuyên Quang theo bố về Hà Nội được một tuần nay. Bằng giọng dịu dàng, Oanh nhờ tôi giúp đỡ Oanh trong những ngày đầu tiên bỡ ngỡ. Tôi vui vẻ nhận lời.

Tan học, “Hùng béo” giở trò ma cũ bắt nạt ma mới, đứng trước cửa lớp dang tay chắn lối, không cho Oanh về. Mấy bạn gái lo sợ Oanh sẽ bị cậu ta ra oai phủ đầu. Đám con trai hồi hộp chờ xem phản ứng của Oanh ra sao. Oanh nhìn thẳng vào mặt “Hùng béo”, nhỏ nhẹ nói:

– Bạn hãy tránh ra cho tôi đi!

Hùng béo trừng mắt:

– Làm gì có chuyện lạ ấy! Có giỏi thì cứ đi qua xem nào!

Mấy bạn trai thì thầm đố nhau là Oanh có dám đương đầu với “Hùng béo” hay không. Minh nói có, Tiến nói không. Tiến khẳng định Oanh bé tí thế kia mà chống lại “Hùng béo” thì có khác nào “châu chấu đá voi”.

Không khí ngột ngạt, căng thẳng. Oanh vẫn giữ vẻ mặt bình thản và từ tốn nhắc lại lời đề nghị một lần nữa.

“Hùng béo” hung hăng khiêu khích:

– Sao? Sợ rồi hả nhóc? Sợ thì ta tha cho!

Bỗng nhiên “huỵch” một cái, cu cậu ngã lăn ra đất. Oanh đã hạ Hùng béo bằng một thế võ karatê nhanh như chớp. Mọi người ồ lên kinh ngạc. Thật là bất ngờ ngoài sức tưởng tượng!

Oanh cười nhẹ:

– Xin lỗi bạn, mình chẳng muốn thế đâu! Mình chỉ muốn nhắc bạn là không nên cậy khoẻ bắt nạt yếu, vậy thôi!

“Hùng béo” đỏ mặt xấu hổ. Chắc cậu ta đã được một bài học thấm thía. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau như muốn nói: “Thấy chưa? Oanh bé mà bé hạt tiêu đấy! Chớ có coi thường!”. Từ nay trở đi, chắc chắn “Hùng béo” sẽ không dám nghĩ rằng ở lớp 6B này, mình là người mạnh nhất.

Vậy là từ đó, tôi với Oanh như bóng với hình, đi đâu cũng có nhau. Tôi rất thích Oanh và tự hào về người bạn đáng yêu ấy. Có Oanh bên cạnh, tôi thấy tự tin hơn.

18 tháng 9 2018

mỗi ng có 1 ng mẹ bn phải tự tả chứ

18 tháng 9 2018

Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng.

Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học.

Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! (Hết)