K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2019

Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn phải chịu những bất công, những định kiến đầy nghiệt ngã của xã hội. Sinh ra là người phụ nữ đã định sẵn những bất công, khác với các bậc nam nhi, họ bị coi thường, khinh rẻ, đối xử tàn nhẫn. Đó chính là nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh trong thơ Nguyễn Du, là Vũ Thị Thiết trong tác phẩm của Nguyễn Dữ... Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không có tiếng nói, cũng như bất kì địa vị vị gì. Hồ Xuân Hương đã được xem như một hiện tượng của nền văn học Việt Nam. Vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương, có người phụ nữ đề cao người phụ nữ, cất những vần thơ đấu tranh cho số phận của người phụ nữ, châm biếm, đả kích, thậm chí là hạn bệ các "thần tượng" trong xã hội lúc bấy giờ là vua chúa, quan lại, giai cấp thống trị. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương là bài thơ "Bánh trôi nước".

Thơ Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo trong câu từ, châm biếm chua cay khi phê phán giai cấp thống trị, những con người có chức có quyền nhưng sống tàn nhẫn, giả dối, đáng khinh. Lần đầu tiên có người dám lên tiếng và đả kích mạnh mẽ như vậy. Tuy nhiên, khi viết về những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương lại luôn dành cho họ sự đồng cảm sâu sắc cùng với thái độ thiết tha nhất, bài thơ "Bánh trôi nước" viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đó là một thân phận nổi trôi, phù du và vận mệnh, cuộc sống của mình họ không được tự định đoạt mà hoàn toàn là do những người đàn ông, những người chồng của họ.

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non"

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi mở những hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước. Bánh trôi nước là loại bánh làm bằng bột gạo nếp, qua bàn tay của những người nghệ nhân thì khi nặn xong chúng có hình dạng tròn trịa cùng một màu trắng đặc trưng của gạo. Ở trong bài thơ này, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước để nói về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn, trắng của những chiếc bánh trôi gợi ra vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thể của những người phụ nữ.

Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận, tương lai đầy mịt mờ, tăm tối "Bảy nổi ba chìm với nước non". Về ý nghĩa tả thực, ta có thể hiểu đây là là quá trình luộc chín bánh, hoàn thành bước cuối cùng. Nhưng đây cũng chỉ là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi nó gợi ra số phận, cuộc đời đầy thăng trầm, biến đổi của những người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội xưa, sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công.

Bởi từ khi sinh ra đến lúc dựng vợ gả chồng thì họ hoàn toàn không được quyết định bất cứ vấn đề gì, kể cả tình yêu, đối tượng kết hôn, hạnh phúc của cả cuộc đời mình, vì trong xã hội xưa có quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", hay "xuất giá tòng phu", nghĩa là một khi đã lấy chồng thì mọi việc đều phải theo chồng. Vì vậy mà số phận thăng hay trầm đều hoàn toàn dựa vào người chồng của mình:

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Đến câu thơ này thì ý niệm của hai câu thơ đầu được thể hiện, triển khai một cách rõ nét, cụ thể hơn. Nếu như những chiếc bánh trôi tròn, méo, rắn, nát đều phụ thuộc vào tay người nặn, nếu như được họ cẩn trọng, nâng niu thì khi hoàn thành chiếc bánh sẽ có hình tròn mà màu trắng trong. Ngược lại, nếu người nghệ nhân vô tâm, hời hợt thì chiếc bánh sẽ bị méo mó, và khi luộc trong nước sẽ bị vỡ. Đối với người con gái trong xã hội xưa cũng vậy, nếu may mắn gặp được người cũng biết yêu thương, trân trọng thì cuộc sống của học sẽ hạnh phúc, vui vẻ; còn khi lấy phải người chồng độc đoán, vũ phu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh. Nhưng dẫu cuộc sống có bất biến, phù du thì những người con gái ấy vẫn giữ được vẻ đẹp trong trắng thủy chung trong tâm hồn. Đến đây thì hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa được hoàn thiện, không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà vẻ đẹp tâm hồn của họ rất đáng được trân trọng.

Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa, đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

29 tháng 11 2019

Bánh trôi rất ngon:))

29 tháng 11 2019

đổ lỗi cho người vô tội....đại khái vậy đó bn #

triển tiếp nha,đánh máy mk mỏi tay lắm ><

29 tháng 11 2019

Tham khảo:

Trong cuộc sống hằng ngày, mối quan hệ giữa người với người đôi khi không vừa lòng nhau, gây xích mích nhau, nói xấu nhau. Trong những trường hợp như vậy ta phải làm như thế nào?

Tục ngữ có câu: “Ngậm máu phun người ắt dơ miệng mình”

Chúng ta cùng nhau giải thích ý nghĩa câu tục ngữ trên như thế nào?

Máu là chất lỏng để nuôi cơ thể khi còn lưu thông trong thân thể ta. Nếu ra khỏi cơ thể ta thì nó trở thành chất bẩn. Khi ta làm cho người khác vấy máu bẩn thì ta là người vấy máu bẩn trước. Bằng Hình ảnh ví von cụ thể, câu tục ngữ muốn nêu lên một vấn đề: Nói xấu người khác là mình tự nói xấu mình .

Nói xấu là việc làm không nên, nó thể hiện sự nhỏ nhen ích kỉ. Để thỏa mãn tự ái, lòng ganh tỵ, sự tức giận nhất thời, mình đi bêu xấu người khác nhằm để hạ danh dự, uy tín của đối phương. Việc làm đó bộc lộ một nhân cách thấp hèn. Nghe ta nói xấu người khác, người nghe dễ nhận ra những điều xâu xa đó ở ta . đôi khi trở nên lố bịch khi mình thao thao nói xấu người khác mà người nghe đã biết rồi. Đây chính là thói xấu mà ta nên tránh. Ta nên thẳng thắn mạnh dạn góp ý, trình bày quan điểm của mình khi có những bất đồng để cùng nhau xây dựng tình cảm tốt đẹp tạo sự thân ái, nhất là trong lớp trong trường, trong các đoàn thể trong địa phương. Chúng ta cần phải tránh những thói hay nói xấu sau lưng, nói xấu người khác. Lời khuyên có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng cuộc sống tốt đẹp từ trong gia đình đén ngoài xã hội.

Câu tục ngữ là lời nhắc nhở ân cần khuyên ta tránh thói xấu gây chia rẽ mất đoàn kết, lại tự thể hiện nhân cách thấp kém. Tránh thói nói xấu người khác ta sẽ tạo được sự đoàn kết thân ái, góp phần xây dwungj một quan hệ xã hội văn minh lịch sự.

Chúc bạn học tốt!

phân tích nội dung nghệ thuật của từng câu thơ và từng đoạn trong bài thơ sau , kĩ vào nha Tiếng gà trưa Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng Tiếng gà trưa Có tiếng bà vẫn mắng: - Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt! Cháu về lấy gương soi Lòng dại thơ lo lắng Tiếng gà trưa Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu Cho con gà mái...
Đọc tiếp

phân tích nội dung nghệ thuật của từng câu thơ và từng đoạn trong bài thơ sau , kĩ vào nha

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng:
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng

Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt

Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

1
29 tháng 11 2019

" Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái tơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng".

Sau một câu kể là một câu tả, câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp lại từ " Này" là từ dùng để chỉ và lưu ý người nghe tưởng tượng. Các tính từ " hồng" " trắng" " "óng" đều là gam màu tươi sáng gợi lên bức tranh đàn gà lộng lẫy tác giả còn sử dụng biện pháp so sánh " Long óng như màu nắng" gợi lên vẻ đẹp rực rỡ. Tác giả tạo ra điều bất ngờ trong bài thơ không miêu tả tiếng gà trưa mà nói đến sự xuất hiện bất ngờ " ổ rơm hồng những trứng" đó là phép lạ mà tiếng gà trưa đem lại.
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng:
– Gà đẻ mà mậy nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Hình ảnh người bà xuất hiện với tình cảm yêu thương và lo lắng cho cháu.

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối cùng bán gà
Cháu được quần áo mới

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt

Hình ảnh bà cặm cụi chắt chiu dành dụm: Khum tay chọn trứng dành cho con gà mái ấp, khi thời tiết mùa đông đến thời tiết lạnh giá khắc nghiệt bà lo đàn gà chết. Cách ngắt nhịp ở khổ 5 rất linh hoạt, tạo ra nhịp điệu chậm dãi chứa đựng những suy ngẫm để cuối cùng xuất hiện thật bất ngờ, cảm động " Để cuối năm bán gà" – " Cháu đi quần áo mới". Một chi tiết bé nhỏ giản dị nhưng lại chứa đựng tình yêu thương sâu sắc vô bờ bến của bà.

Tiếng gà trưa
Mang bao niềm hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Niềm vui của người cháu khi có quần áo mới. Tuổi thơ gắn liền với niềm vui bé nhỏ, gắn liền hình ảnh người bà dành cho cháu. Quần áo là vật bình thường, tình yêu thương của bà mới là sâu sắc. Bà đã cần kiệm chắt chiu để có niềm vui nho nhỏ dành cho cháu. Bằng những chi tiết rất đổi đời thường giản dị tác giả đã làm nổi bật hình ảnh người bà hiền thảo giàu đức hi sinh. Đó là những người bà, người mẹ Việt Nam anh hùng.

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

Thật hay cảm động sâu sắc và thiêng liêng nói lên tình cảm cao quí sâu sắc và chân thành của người chiến sĩ trên đường hành quân với người chiến sĩ. Tiếng gà trưa đã đem lại bao điều hạnh phúc bởi đó là hình ảnh của cuộc sống chân thực, bình yên làm thức dậy hình ảnh gia đình quê hương. Điều giản dị tồn tại trong bao tâm hồn con người. Âm thanh bình dị của làng quê đã đem lại niềm vui và hạnh phúc. Không nói được tình cảm yêu quí người chiến sĩ đã thốt lên lời gọi cảm động. Điệp từ " Vì" góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ vì tổ quốc vì nhân dân trong đó có cả những người thân yêu trong gia đình.

Tiếng gà trưa từ hiện thực gợi cuộc sống yên bình ấm lo hạnh phúc đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật lung linh trong thế giới tâm hồn mãi mãi được lưu giữ trong kí ức như ngọn nguồn tình cảm sâu sa để mang đến sức mạnh cho con người.

Chúc bạn học tốt!
30 tháng 11 2019

Thanks , very good

29 tháng 11 2019

Nhanh nhé, me đang cần gấp!

29 tháng 11 2019

Thể hiện lòng biết cũng như làm tròn chữ hiếu.cần yêu thương,biết ơn công sinh thành,nuôi nấng,đức hi sinh cao cả của đấng sinh thành(ba mẹ mk)ngaingung

7 tháng 12 2023

ndfvyt8b7tvgooooot7b5p9y

 

29 tháng 11 2019

Một trong những cây bút viết về hiện thực trong làng văn học Việt Nam để lại nhiều ấn tượng nhất có lẽ không thể không nhắc đến Nam Cao. Ông để lại rất nhiều những áng văn chương viết về hiện thực xã hội rất có giá trị: đời thừa, chí phèo…Trong đó tiêu biểu có “Lão Hạc”. Đặc biệt nhân vật Lão Hạc để lại nhiều những nét ấn tượng khó phai trong lòng độc giả đến giờ.

    Lão Hạc được tác giả Nam Cao khắc họa một cách rất sinh động, chi tiết đến chân thực. Thậm chí còn được coi là một hình tượng của người nông dân Việt Nam tiêu biểu trước Cách mạng Tháng Tám.

    Tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao lấy bối cảnh nông thôn Việt Nam trong những năm 1945 khi nước ta lâm vào nạn đói trầm trọng, người nông dân khốn khổ bởi chế độ một cổ hai tròng. Truyện ngắn được viết lại qua lời kể của thầy giáo Tứ một nhân vật trong truyện. Qua đó thể hiện sự tinh tế của tác giả, đồng thời thể hiện sự công bằng khách quan hơn trong cách kể về nhân vật Lão Hạc. Thông qua những lời kể mộc mạc, giản dị của Nam Cao đã khắc họa lên một bức chân dung về người nông dân gầy gò khắc khổ, nhưng hiền lành, lương thiện. Ông có một tấm lòng yêu thương con bao la vĩ đại của một người cha, tình cảm thương con vô bờ bến.

    Lão Hạc có một cuộc đời bi thảm. vợ lão mất sớm, một mình lão gà trống nuôi con. Đến tuổi anh trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái thách cao nên anh con trai không lấy được vợ mà chán nản bỏ đi lên đồn điền cao su. Lão ngày ngày vò võ mong con về, chỉ biết thui thủi tâm sự với con chó Vàng- kỉ vật duy nhất cậu con trai để lại. nhưng vì hoàn cảnh quá nghèo đói mà lão phải bán đi người bạn duy nhất của lão, bán đi chỗ dựa tinh thần của lão. Cuối cùng để giữ tấm lòng trong sạch của mình, lão phải ăn bả chó tự tử, chết như một con chó. Cuộc đời lão là một cuộc đời đơn độc, quay quắt trong cái đói nghèo, bị cái đói nghèo đày dạo. Nam Cao thông qua cuộc đời nhân vật truyện mình để tố cái xã hội thực dân nửa phong kiến, dồn đẩy người nông dân tới bước đường cùng bằng tiếng nói đanh thép, nhưng không kém phần chua xót.

    Sống trong cảnh đáng bồn vậy nhưng lão vẫn có tấm lòng vị tha, nhân hậu. Với cậu vàng lão yêu quý nó như “một bà mẹ hiếm hoi yêu quý đứa con cầu tự”. Lão cưng nựng vỗ về nó thậm chí chó nó ăn cơm như nhà giàu ăn cơm bát và hơn phần não. Lão coi nó như người bạn, ngày ngày tâm sự, trò chuyện. Còn đối với cậu con trai thì lão yêu quý gấp vạn lần. chỉ vì nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con quẫn trí bỏ đi đồn điền cao su. Chính vì vậy mà lão dằn vặt chính bản thân, quyết chí giữ lại mảnh vườn để lúc con về mà còn có cái mà cưới vợ. Lão nói với cậu Vàng nhưng lại như nói với chính con mình. Mỗi lần lão ốm nhưng không dám động đến tiền dành dụm vì lão sợ ăn đụng vào tiền của con trai mình. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. hành động lão gửi ông giáo mảnh vườn thể hiện mọi suy nghĩ đều hướng đến con trai, thậm chí cái chết của lão cũng vì con. Tình yêu lão dành cho con thật đặc biệt. không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động lời nói mà chỉ lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng. tình yêu thương của lão con khiến chúng thật vô cùng cảm động.

    Lão Hạc còn mang tấm lòng tự trọng cao quý. Lòng tự trọng với mọi người xung quanh, với con trai lão, với chính cậu Vàng, và cả chính bản thân lão. Lão nhớ ánh mắt đầy uất hận của cậu Vàng khi bị bắt trói. Lão đã rơi lệ và khổ tâm, “mếu máo như một đứa trẻ”, dằn vặt vì dám lừa một con chó vốn rất tin tưởng lão. Còn với con trai lão còn khổ tâm hơn. Đến cả trận ốm kéo dài đằng đẵng, lão cũng không dám đụng đến số tiền dành dụm, không dám bán đi mảnh vườn mà vợ chồng lão cố công kiếm để dành cho cậu con trai. Và cuối cùng, chỉ vì đói kém, ốm đau, vì sự mạt hạng của cái xã hội thối nát đã đẩy lão đến con đường tìm đến cái chết. Thế nhưng đến chết lão cũng chết đầy đau khổ, phải tự ăn bả chó, chết như một con chó không ai hay không ai rõ. Thế nhưng cái chết đó lại là minh chứng rõ nhất cho tấm lòng tự trọng cao quý của tâm hồn đó. Lão chấp nhận chọn cái chết để khỏi phải để cái đói ăn mòn lương tâm, chọn cái chết để bắt đầu một kiếp mới, chọn cái chết để bảo tròn cho tâm hồn trong sáng không vấy bẩn của lão. Thật đáng khâm phục.

    Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí, tự sự tác giả Nam Cao đã rất thành công khi xây dựng nên một nhân vật Lão Hạc điển hình cho người nông dân. Đó chính là người có tấm lòng tự trọng, có lối sống trong sạch tinh khiết, tấm lòng yêu thương con tha thiết dù cuộc sống khốn khổ, bị đày đọa khổ ải.

    Từ đó khái quát lên hình tượng chung cho hình tượng người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám tiêu biểu. Hơn hết ta còn thấy ở đó một tấm lòng yêu thương tài năng nghệ thuật của Nam Cao.


 

29 tháng 11 2019

1. MẸ TÔI:
1. nghệ thuật
+sáng tạo ra hoàn cảnh xảy ra câu chuyện là En-ri-cô mắc lỗi với mẹ
+lồng trong câu chuyện 1 bức thư khắc họa người mẹ tận tụy giàu hi sinh
+lựa chịn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện nghiêm khắc của người cha đối với con
2. nội dung
+người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình
+tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với con người
2. CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
1. Nội dung:
Như những dòng nhật kí tâm tình, sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng sâu nặng của mẹ dành cho con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống con người.
2. Nghệ thuật:
- Dùng hình thức tự bạch để nói lên tâm tư tình cảm của mình.
- Ngôn từ biểu cảm.

3. CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ:
1. Nghệ thuật:
+xây dựng được tình huống tâm lí
+lựa chịn ngôi kể thứ nhất, nhân vật "tôi" trong truyện kể câu chuyện của chính mình nên những day dứt nhớ thương được thể hiện 1 cách chân thật
+khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ qua đó gợi suy nghĩ về sự lựa chọn ứng xử của người làm cha mẹ
+lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc
2. Nội dung:
+là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha làm mẹ phải suy nghĩ . Trẻ em cần phải được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người phải biết gìn giữ gia đình hạnh phúc.

Chúc bạn học tốt!

29 tháng 11 2019

Nếu có ai hỏi em, ai là người quan trọng nhất cuộc đời mình thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng, đó là mẹ em. Mẹ của em, không chỉ đơn thuần là người có công sinh thành dưỡng dục mà với em, mẹ còn là một người bạn quan trọng nhất cuộc đời.

Tình mẫu tử thiêng liêng không bao giờ có thể bị cắt đứt. Mẹ mang nặng đẻ đau con suốt chín tháng mười ngày. Mẹ trải qua những cơn ốm nghén, bên con, chăm sóc con đến khi con trưởng thành. Với mẹ, mỗi đứa con là tài sản quý giá nhất mà mẹ có, mọi suy nghĩ nơi mẹ đều xuất phát từ những niềm vui, nỗi buồn của con. Tâm trí mẹ dành hết nơi con, yêu thương con với tấm lòng vô bờ bến. Và cũng bởi vậy, với em, mẹ là người quan trọng nhất cuộc đời.

Mẹ em năm nay đã gần 40 tuổi, theo thời gian, mẹ đã có dấu hiệu của tuổi tác, điều đó khiến em rất lo lắng và muốn quan tâm đến mẹ nhiều hơn, tóc mẹ đã điểm vài sợi bạc nhưng đôi mắt vẫn còn tinh nhanh, đôi mắt rất hiền và luôn nhìn em bằng ánh mắt trìu mến, thân thương vô cùng. Mẹ có nụ cười rất ấm áp. Vóc người mẹ nhỏ nhắn, đôi bàn tay gầy nổi gân xanh vì mẹ phải lo nhiều công chuyện, em thương mẹ rất nhiều. Mẹ còn là người cực kì vui tính, hòa đồng với hàng xóm láng giềng. Còn trong gia đình, mẹ xứng danh đảm đang với tài bếp núc rất giỏi, những món ăn mẹ nấu cho gia đình luôn được mẹ ưu tiên về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng.

Với em dòng kí ức và dòng thời gian về mẹ luôn chất chứa những điều tuyệt vời nhất. Cũng vì ngày nhỏ tôi còi cọc, yếu người bởi vậy mẹ lúc nào cũng phải chăm bẵm kĩ, thuốc thang liên miên. Em nghe bà nội kể lại, em quấy khóc nhiều khiến mẹ vất vả vô cùng, nhưng mẹ vẫn luôn nhẫn lại với em. Lúc nào cũng vỗ về âu yếm em, mẹ chỉ mong cho em khỏe mạnh, mong cho em có những điều tốt đẹp nhất. Mẹ em lúc nào cũng tất bật, hết công việc gia đình, lo trong lo ngoài, lo cho chồng con từng bữa ăn giấc ngủ, việc học hành, quần áo lành lặn, ấm áp lại đến việc đồng áng, hết vụ lúa lại đến vụ màu, rồi trồng hoa đem bán. Điều đó khiến tôi cảm thấy biết ơn mẹ vô cùng vì sự hy sinh của mẹ cho gia đình.

Công việc bận rộn là thế nhưng với mẹ, gia đình luôn luôn là điều tuyệt vời nhất, quan trọng nhất. Mẹ dành hết cả tình yêu thương cho gia đình. Mẹ chẳng bao giờ để ý đến ngoại hình của bản thân, chỉ lo mua quần áo cho chồng. Có đồ ăn thức uống ngon mà cũng dành bòng chồng con. Mẹ luôn luôn tạo cho các con có sự thoải mái tối ưu nhất.

Em còn nhớ một kỉ niệm mà nhờ nó em thấy yêu thương mẹ mình hơn rất nhiều. Đó là hồi em lên 8, vẫn còn trẻ con nông nổi và không hiểu chuyện, lại rất ham chơi, có hôm suốt trưa không nghe lời mẹ ngủ trưa mà lại đi dãi nắng. Em vốn sẵn yếu người nên đêm hôm đó không may bị cảm. Mẹ đã lo lắng rất nhiều, suốt đêm mẹ không ngủ, chỉ trực chờ bên giường em để cho em ăn cháo, uống thuốc và thay khăn

Em cảm thấy bản thân có lỗi rất nhiều, cảm thấy thật hối hận và trách cứ bản thân. Em hứa với lòng sẽ không bao giờ cãi lời mẹ như vậy nữa. Kỉ niệm ấy luôn theo em đến tận bây giờ và gây trong em một nỗi niềm sâu sắc về mẹ của mình. Về đức hy sinh cao thượng của mẹ

Mẹ là người mà tôi luôn quý trọng và yêu thương nhất cuộc đời. Không gì có thể thay thế cho mẹ. Cuộc sống của em sẽ vô vị và thiếu hơi ấm tình thương biết bao nếu thiếu vắng hình bóng của mẹ. Em hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn để trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng mẹ và sẽ cố gắng phấn đấu trở thành đứa con mà mẹ có thể tự hào. Em yêu mẹ em rất nhiều, em mong những điều tốt đạp nhất sẽ đến với mẹ của em.

29 tháng 11 2019

Vì Chúa không thể lúc nào cũng ở bên cạnh ta, nên người đã tạo ra người mẹ. Vì vậy mà mẹ đã đến bên ta, yêu thương và lo lắng cho ta, từ ngày chúng ta còn tấm bé và cho đến sau này. Tôi cũng là người con như bao nhiêu người con khác trên đời, rất yêu thương vị chúa thứ hai, vị chúa không có đôi cánh này, đó chính là mẹ.

Mẹ tôi năm nay đã hơn 40 tuổi, mặc dù ở cái tuổi không quá già nhưng làn da mẹ đã hằn những vết chân chim của thời gian. Có phải những đêm thức trắng bên giường bệnh của ông bà hay nỗi lo cho cả gia đình khiến mẹ già hơn tuổi. Tôi yêu cả nước da rám nắng vì dãi dầu mưa gió và đôi bàn tay chai sần, thô ráp. Ấy vậy mà mẹ lúc nào cũng tươi cười.Nụ cười của mẹ, ngay từ ngày tôi nhận thức được thì nó đã là nụ cười đẹp nhất thế giới, đẹp hơn tất cả các loài hoa. Mẹ tôi rất vui vẻ và hoạt bát, mẹ luôn là người giúp cho tất cả mọi người trong gia đình lấy lại niềm tin, lấy lại năng lượng sau một ngày căng thẳng mệt mỏi. Tôi đã từng nhìn thật sâu vào đôi mắt mẹ, đôi mắt như ẩn chứa cả thế giới cổ tích mơ mộng và nỗi cay đắng cuộc đời mẹ trải qua. Đôi mắt khiến tôi bao lần bận tâm suy nghĩ và cũng khiến tôi hạnh phúc.

Có thể nói rằng ngày bé, nếu như không có mẹ quan tâm tôi đã trở thành một cô gái nhút nhát hay lo sợ và tự tin về bản thân. Vì cha tôi thường rất ít nói, nên người mà tôi thường chia sẻ bao nhiêu tình cảm cảm xúc chính là mẹ. Dù vui hay buồn, khó chịu hay bực tức, tôi đều luôn nói cho mẹ nghe, và mẹ luôn lắng nghe rất chăm chú, luôn khuyên răn tôi mọi chuyện. Tôi lo sợ một ngày không có mẹ bên tôi, tôi sẽ ra sao với những lo lắng, suy tư không người thấu hiểu.

Có những ngày mẹ vắng nhà vì công tác xa, tôi nhớ mẹ da diết, mặc dù tôi đã không còn ngủ với mẹ từ rất lâu rồi, nhưng không thấy bóng dáng của mẹ lòng tôi thấy trống vắng vô cùng, như thiếu đi một cái gì đó to lớn lắm, không thể nào diễn tả được bằng lời. Tối đến cứ ôm gối đi ra đi vào phòng, trông ngóng mẹ về. Chỉ cần thấy bóng mẹ ngoài cổng, lòng đã vui mừng đến muốn khóc, vậy mà chưa bao giờ dám chạy ra ôm lấy mẹ, hỏi mẹ có mệt không, đi có vui không…mà chỉ ôm gối đi vào phòng và vui vẻ yên giấc đến sáng.

Mỗi khi không kìm được cảm xúc của bản thân, đôi khi thấy mình không lễ phép với mẹ, tôi đã cảm thấy vô cùng có lỗi. Đến khi biết mình đã sai, tôi bẽn lẽn đến và ngại ngùng xin lỗi mẹ vì mình đã lỡ vô phép với mẹ, mẹ nghiêm nghị nhìn tôi và răn dạy rằng: “Mẹ tha lỗi cho con, vì mẹ thấy được ở nơi con sự hồi lỗi và ăn ăn, con cũng tự chủ động đến xin lỗi mẹ. Nhưng mẹ muốn con nhờ rằng, chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, thì đừng dùng nó chỉ để xin lỗi người khác vì sai phạm của mình biết không? Lỗi thì phải phạt, chiều nay con phải rửa chén giúp mẹ, biết không?”. Mẹ luôn là vậy, mẹ luôn thưởng phạt phân minh.

Đã một lần trong đời, tôi chưa bao giờ sợ mình mất đi người mẹ thân yêu đến như vậy, chính là một khoảng thời gian mẹ đã ốm rất nặng, đến hai tuần liền mới khỏi. những hoạt động hằng ngày trong gia đình tôi đã bị xáo trộn hết lên, chúng tôi phải vừa tự lo cho bản thân, vừa lo lắng và chăm sóc cho mẹ. Chính vì vậy mà mới hiểu ra mẹ rất quan trọng trong gia đình và mẹ là một nữ siêu nhân. Mẹ vừa có thể chăm sóc chu toàn cho tất cả mọi người trong gia đình và vừa làm tốt công việc của mình ở công ty. Sau khi mẹ khỏi bệnh, tất cả mọi người trong gia đình, không ai bảo ai, đều san sẻ với mẹ tất cả những gì mình có thể làm được, chị em tôi giúp mẹ rửa chén, thái rau, cha tôi giúp mẹ giặt quần áo…mẹ đã cười rất tươi và nói rằng mình bệnh như vậy mà xem ra sướng phải biết.

Tôi rất yêu mẹ, tình yêu ấy không có ai có thể thay đổi được nó, đúng hơn là tình yêu dành cho gia đình tôi mà mẹ đã chiếm một vị trí vô cùng to lớn và quan trọng. Tôi biết rằng mẹ tôi ngày một bị thời gian làm tàn phai tuổi thanh xuân tươi đẹp. Nhưng trong trái tim tôi mẹ luôn là người phụ nữ xinh đẹp nhất, vì vậy ngay từ bây giờ tôi phải sống thật tốt để mẹ luôn luôn vui vẻ và tự hào vì người con như tôi.

“Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi

Và mẹ em chỉ có một trên đời”

29 tháng 11 2019

ca dao còn là tiếng hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng của người Việt Nam, đặc biệt là của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã chà đạp lên quyền sống của họ, đàn ông được coi trọng, được quyền “năm thê bảy thiếp”, được nắm quyền hành trong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Họ phải làm lụng, vất vả cung phụng chồng con, một nắng hai sương mà cuộc đời thì tăm tối. Họ phải cất lên tiếng nói của lòng mình.

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Tiếng nói đầy mặc cảm, cay đắng. Người phụ nữ ví mình như một tấm lụa được người ta bày bán giữa chợ. Thân phận họ cũng chỉ là vật giữa chợ đời bao người mua. Thân phận họ bé nhỏ và đáng thương quá đỗi. Hai từ “thân em” cất lên sao xót xa, tội nghiệp. Xã hội lúc bấy giờ đâu cho họ được tự do lựa chọn, ngay từ lúc sinh ra, được là người họ đã bị xã hội định đoạt, bị cha mẹ gả bán, họ không có sự lựa chọn nào khác:

“Thân em như con cá rô thia

Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu"

Không một lối thoát nào mở ra trước mắt, họ cảm thấy cuộc đời chỉ là kiếp nô lệ, bốn phía lưới giăng. Hình ảnh “Tấm lụa đào”, hay “con cá rô thia” trong hai câu ca dao trên là hình ảnh so sánh nghệ thuật. Hình ảnh này cho ta liên tưởng tới sự tầm thường, bé nhỏ của thân phận người phụ nữ: tấm lụa thì đem ra đổi bán, con cá rô thia thì được vùng vẫy đây nhưng chỉ trong chiếc ao tù. Hình ảnh con cá rô thia cho ta nghĩ đến người phụ nữ trong sự bủa vây của truyền thống, tập tạc, quan niệm phong kiến bao đời hà khắc, đến hạnh phúc của mình cũng không được quyền quyết định:

“Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy

Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa

Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa

Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời,

Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,

Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan”...

Bao khát khao bị kìm hãm, hạnh phúc lứa đôi bị rào cản phong tục đè nén, họ ngẫm mình và cất lên tiếng than cay đắng.

“Thân em như miếng cau khô

Người thanh chuộng mỏng, người khô tham dày”

Câu ca dao nào cũng đầy ai oán, số phận nào cũng được ví bằng những thứ bé nhỏ, tầm thường, đó là sự ý thức, sự phản kháng của những con người triền miên bất hạnh. Họ có quyền được sống, được tự do yêu đương, nhưng xã hội đã chà đạp lên quyền của họ, chỉ cho họ một cuộc đời lầm lũi, chua cay.

“Năm nay em đi làm dâu

Thân khác gì trâu mang theo ách

Năm nay em đi làm vợ

Thân mang cày, dây khiến không biết ai?

Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm.”

Người con gái trong bài ca dao H’mông này đang than thân trách phận mình khi “xuất giá tòng phu’’. Họ lấy chồng, không phải vì hạnh phúc mà để làm một con vật lao động trong nhà chồng, một con vật suốt đời “theo ách” như trâu mang. Cuộc sống như khép lại trước mắt họ, chỉ thấy một sự trói buộc đến phũ phàng:

“Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra”

Có khi họ bị chồng đánh đập:

“Cái cò là cái cò quăm

Mày hay đánh vợ mày nằm với ai"

Có khi bị chồng phụ bạc:

“Nhớ xưa anh bủng anh beo

Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chanh

Bây giờ anh mạnh anh lành

Anh tham duyên mới anh đành phụ tôi."

Ở lĩnh vực nào người phụ nữ xưa cũng không được quyền hạnh phúc. Cuộc sống không có tự do, tình yêu không được công nhận, hôn nhân không được định đoạt, quan hệ vợ chồng không được tôn trọng... Ở mặt nào họ cũng bị vùi dập xô đẩy, cũng không được quyền lên tiếng lựa chọn. Đến cả sự tỏ bày tình yêu cũng vô cùng tội nghiệp.

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

Không tin bóc vỏ mà xem

Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi’’

Ở câu than thân nào họ cũng ví mình thật tội nghiệp, nào là tấm lụa, nào là hạt mưa, nào là miếng cau khô, rồi củ ấu gai... thứ nào cũng nhỏ nhoi, tội nghiệp. Hạt mưa thì chẳng biết rơi vào đâu, miếng cau thì tùy người chọn, còn củ ấu thì có vẻ đẹp bên trong mà không ai biết. Bài ca dao này là một sự giãi bày của người phụ nữ. Người phụ nữ muốn xã hội công nhận giá trị của mình, nhưng vẫn đầy tự ti: “Không tin bóc vỏ mà xem, ăn rồi mới biết là em ngọt bùi”. Một sự mời mọc ngập ngừng

29 tháng 11 2019

- Về nội dung, cả ba bài là sự than thân và là sự đồng cảm với nỗi niềm, cuộc đời đau khổ, đắng cay của người nông dân, người phụ nữ. Ngoài ra, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.

Chúc bạn học tốt!